Con Ngựa Mãn Châu

Giới thiệu sách Con Ngựa Mãn Châu – Tác giả Nguyễn Quang Thân

Con Ngựa Mãn Châu

Sĩ quan thông ngôn Suragana trong những ngày cuối của cuộc Thế chiến đã chán ngấy cuộc đời không phải của mình nên đã đi theo Việt Minh. Trong một năm tham gia cách mạng và về sống tại Trại Ông Đốc, anh lính Nhật đã chứng kiến biết bao nhiêu đổi thay ở vùng đất xa lạ chỉ sau một mùa thu tháng Tám.

Thay vì tái hiện quá chi tiết cuộc đụng đầu giữa một bên là dân tộc mới độc lập và bên kia là quân cướp nước, Con ngựa Mãn Châu dựng lên bức tranh mâu thuẫn xung đột âm ỉ nhưng không kém phần gay gắt khác: Sự tương phản giữa những con người cùng trong một hàng ngũ, cùng một lí tưởng. Đó là sự đối nghịch về lập trường, quan điểm cách mạng khác xa nhau giữa những trí thức với nhau, giữa trí thức với nông dân và sự khác biệt ngay giữa những người lính xuất thân bần hàn.

Bên cạnh câu chuyện lịch sử hào hùng và khúc tình ca về từng hạng người khác nhau nhưng lại chung một giai điệu đầy nhân bản. Dù giàu sang hay thấp hèn, là trí thức hay nông dân, là lính Nhật hay Vệ Quốc quân thì cũng đều được lột tả chi tiết những phần tự nhiên, bản năng vốn có của con người. Họ khao khát yêu thương, ham muốn khoái lạc trần tục để lấp đầy đi nỗi cô đơn, trống vắng của những kiếp đời bất hạnh.

Con Ngựa Mãn Châu
Con Ngựa Mãn Châu

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Con Ngựa Mãn Châu
  • Mã hàng 9786049766466
  • Tên Nhà Cung Cấp Bách Việt
  • Tác giả: Nguyễn Quang Thân
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 520
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
  • Số trang: 516
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Con Ngựa Mãn Châu

Đánh giá Sách Con Ngựa Mãn Châu
Đánh giá Sách Con Ngựa Mãn Châu

1 Với nhiều người, “cách mạng” nghe qua hẳn là một cái gì đó to lớn lắm, vĩ đại lắm. Nhưng sau khi đọc xong tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu, ta mới thấy à hóa ra cách mạng chỉ đơn giản là đổi đời. Tác phẩm mở đầu bằng nạn đói Ất Dậu 1945. Trong cảnh thê lương ấy, hai con người ở hai thế giới khác nhau đã không hẹn mà gặp: sĩ quan Nhật Suragana và chàng thanh niên Quang. Bỏ qua mọi thù hằn, mọi lằn ranh thân phận, Suragana cùng Quang đều bỏ lên chiến khu theo Việt Minh. Cuộc tao ngộ giữa chủ nhân con ngựa Mãn Châu với cậu ấm xứ Nghệ chỉ là cái cớ để tác giả đi sâu hơn vào tấn bi kịch của từng nhân vật trong buổi đổi đời. Trước bao ngã rẽ của thời cuộc, mỗi người phải tự đi tìm câu trả lời cho lẽ sinh tồn của mình, phải tự lựa chọn quyết định. Từ anh lính Nhật Suragana bại trận đi theo Việt Minh và tìm được quê hương mới của mình bên người vợ hiền đến cậu bé Quang tinh nghịch, hiếu động, ưa mạo hiểm đã dấn thân vào cuộc cách mạng một cách hồn nhiên. Rồi đến Dư An và bác sĩ Can với tình yêu vượt qua thời gian, thấm đẫm màu sắc tôn giáo cuối cùng đã vĩnh viễn ở lại trên đồi cao lộng gió… Lịch sử hiện hữu trong mỗi con người và số phận cá nhân. Cuộc đời của mỗi nhân vật lịch sử cũng như các biến cố sự kiện dù có thật hay không cũng là điều đã qua như “cái chớp mắt của ngàn năm” nhưng thành công của nhà văn là đã lưu giữ những khoảnh khắc đó để sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật giàu sức sống. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc tái hiện những mảnh đời, số phận mà ông còn đi sâu vào tâm hồn họ để lắng nghe những âm vang lịch sử vọng ra từ chính suy tư của mỗi nhân vật.

2 Hình tượng Con ngựa Mãn Châu chỉ thấp thoáng xuất hiện ở phần đầu và phần cuối của tác phẩm. Đó là con ngựa xơ xác, bệnh tật của đội quân tàn. Vì sự chùn tay của chủ nhân khi gia ân viên đạn cuối mà con ngựa sống lay lắt cho đến khi gặp được người cần gặp, để giải thoát cho cả kiếp người và kiếp ngựa. Tôi không chắc, đó có phải là dụng ý của tác giả khi đặt tên tác phẩm hay không, khi để con ngựa Mãn Châu xuất hiện trở lại đầy sự tình cờ và mang hơi thở huyền hoặc ở những trang cuối truyện. Nếu là có, với bản thân tôi, điều đó chưa mang được đầy đủ nội dung và tinh thần của tác phẩm. Dù có thể chưa hiểu được trọn vẹn ý tưởng của tác giả, tôi vẫn đánh giá đây là một tác phẩm có chiều sâu và khiến độc giả đọng lại nhiều xúc cảm. Những chấp chới, mênh mang của một giai đoạn lịch sử vừa như xa xăm, khắc khoải, vừa gần gũi với nỗi đau của dân tộc với những lo toan, trăn trở của tầng lớp trí thức đủ để khiến người đọc hoài niệm, lắng đọng, bồi hồi.

3 Sách đẹp, giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận. Mình rất ưng ý.

4 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

Review sách Con Ngựa Mãn Châu

Review sách Con Ngựa Mãn Châu
Review sách Con Ngựa Mãn Châu

Con Ngựa Mãn Châu – Một Giai Đoạn Lịch Sử Buồn

Con ngựa Mãn Châu mở đầu bằng thời kỳ u ám, thê lương tại một miền quê xứ Nghệ với nỗi thống khổ tận cùng trong nạn đói năm 1945. Những trang viết đầy cảm xúc ấy đã dẫn dắt người đọc vào những câu chuyện cuốn hút với những số phận, tình huống trái ngang cùng sự xuất hiện của con ngựa Mãn Châu và người lính Nhật thất trận.

Người đọc dễ dàng nhận ra bối cảnh đất nước trước và sau sự kiện Tháng Tám lịch sử. Đây không phải là trang viết tô hồng cuộc sống, phản ảnh sự thay da đổi thịt thần kỳ, ngòi bút của tác giả lột tả chân thực những bối rối, chênh vênh của con người trước guồng quay của lịch sử, sự lúng túng, rối ren của chính quyền trong thời kỳ non trẻ khi tiếp nhận một đất nước đã bị vắt kiệt chút hơi tàn.

Đau đáu trong từng con chữ là sự hoài nghi, mơ hồ của những người trí thức trước thời cuộc. Những con người cách mạng như Niệm, như Đạt đầy nhiệt tình, giác ngộ song vẫn mang nặng tư tưởng tiểu nông có phần hạn hẹp: “với Niệm, một người nông dân nghèo rớt mùng tơi và thất học còn đáng quý hơn trăm thằng trí thức vì anh nông dân khi được rủ đi biểu tình chống thuế thì ăn xong củ khoai là đứng lên ngay còn một tay tiểu tư sản thì y phải suy nghĩ mất nửa thế kỷ để xem có nên vắng sở một ngày không có lý do hay không.” dù bản thân anh cũng là “thằng trí thức”. Ông ủy viên quân sự tương lai – Đạt luôn mặc bộ đồ dạ lính vào những dịp quan trọng, kể cả giữa trưa hè oi ả chỉ để nhắc nhở mọi người về chiến công của bản thân, luôn thể hiện sự ngạo nghễ và săm soi điểm yếu của người khác… Tất cả chỉ là tấm bình phong che đậy vụng về xuất thân cũng như trình độ non yếu của bản thân.

Tham Chinh có lẽ là nhân vật gây ám ảnh nhất trong tác phẩm. Ở phần đầu, tham Chinh chỉ thấp thoáng xuất hiện qua lời kể của bà Dư An – người vợ danh chính ngôn thuận của ông, được hứa gả từ năm lên 8, người mà ông thương yêu thật lòng. Tiếc thay, những trăn trở về thời cuộc đã dẫn ông đi sai hướng, dẫu ông cũng là một trí thức, một kẻ sĩ nặng lòng. Một lần nữa, ông thất bại. Hai lần bại trận đầy cay đắng, tủi cực đủ sức quăng quật, giày vò nhàu nát cuộc đời ông.

“Nó lấy mạng mình lót đường cho công danh của chú!”

Trong Con ngựa Mãn Châu, dường như tác giả không xây dựng một nhân vật trung tâm, hình mẫu mà mỗi con người, mỗi cuộc đời, mỗi số phận đều là một mảnh ghép để vẽ lên một bức tranh sinh động với những mảng màu hài hoà, thống nhất của chủ thể. Mảng màu ấy có thể là cậu Quang với tuổi xuân rực rỡ, đầy chí phiêu lưu, hăm hở tham gia cách mạng với sự năng nổ, bồng bột; hay đó là sự cùng cực của ông thông ngôn thất trận Suragana mong “muốn sống như một con người” sau khi trốn khỏi quân ngũ đi tìm một “cuộc sống khác”; anh Nuôi Tu – một người từ đáy xã hội cũng tìm được chỗ đứng thích hợp cho bản thân mình.

Sự giác ngộ của bác sĩ Can và bà tham Chinh – nàng Dư An lại quấn quýt chẳng thể tách ra riêng rẽ với mối tình sâu đậm, đầy chất thơ. Với họ, cách mạng chẳng qua là sự đổi đời. Can và Dư An bước theo Cách mạng cũng chính là sự sang trang cho cuộc đời mình, là sự tìm về với bản ngã, với tình yêu dào dạt, với lẽ sống mà bao năm qua họ dường như lạc lối, tuột khỏi tầm tay. Tư tưởng của Dư An là luồng tư tưởng thật mạnh mẽ và can đảm “Cả dân tộc khốn khổ này đã được giải phóng, tại sao lại trừ mình ra?” Mối tình của Dư An và Can thật dịu dàng và thuần khiết cho dù chạm vào tất cả các định kiến, rào cản xã hội, kể cả lúc đó và bây giờ.

“Cả dân tộc khốn khổ này đã được giải phóng, tại sao lại trừ mình ra?”
Nguyễn Quang Thân có cách viết đầy yêu thương và trân trọng với những người phụ nữ trong truyện: Một mệ Vơn khẩu xà tâm Phật, dành cả cuộc đời mình để yêu thương Trại Ông Đốc; O Lụa sức cùng lực kiệt như một bóng ma sau nạn đói rồi cũng nhận ra trái tim mình vẫn còn có thể thổn thức trong chốn bụi trần; O Sinh dịu dàng, chân chất, trung thành và đầy cảm thông. O Sinh chính là đại diện cho người phụ nữ của thế hệ mới, dám yêu, dám bày tỏ và bảo vệ cho hạnh phúc của chính mình.

Tác giả Nguyễn Quang Thân viết Con ngựa Mãn Châu khi đã bước vào tuổi “chín” của sự nghiệp và cuộc đời. Có lẽ chính vì thế mà giọng văn ông vừa sắc sảo vừa sâu lắng. Lối viết trong tác phẩm biến ảo khôn lường, khi lạnh lùng, lúc dịu dàng tình tứ, rồi lại trở lại giọng trào phúng, sâu cay. Ngay cả trong cái đói đầy ám ảnh, ngay cả trong những lúc tâm trí cuồng quay, tình yêu, số phận và sự sống qua ngòi bút Nguyễn Quang Thân vẫn sống động, dạt dào và đầy mơ mộng.

Thế nhưng, giá như Nguyễn Quang Thân tinh tế hơn chút nữa trong lúc bà tham Chinh đi tìm con. Vẫn biết tình yêu của Dư An với Can là vô cùng sâu đậm, nhưng vừa vật vã, hối hận vì nghĩ hành động bồng bột của mình đã giáng tai hoạ xuống đầu con, thì liệu có người mẹ nào còn đủ lòng dạ thể hiện yêu thương, tình tứ với người tình trong khi chưa biết con sống chết ra sao.

Hay nhân vật Trình, dường như tác giả ưu ái anh nhiều quá, anh toàn vẹn quá lại khiến người đọc cảm thấy anh khá xa lạ với bút pháp chân thực, nhân bản của tác phẩm.

“Cho đến một ngày, nó gặp con người…”

Hình tượng Con ngựa Mãn Châu chỉ thấp thoáng xuất hiện ở phần đầu và phần cuối của tác phẩm. Đó là con ngựa xơ xác, bệnh tật của đội quân tàn. Vì sự chùn tay của chủ nhân khi gia ân viên đạn cuối mà con ngựa sống lay lắt cho đến khi gặp được người cần gặp, để giải thoát cho cả kiếp người và kiếp ngựa. Tôi không chắc, đó có phải là dụng ý của tác giả khi đặt tên tác phẩm hay không, khi để con ngựa Mãn Châu xuất hiện trở lại đầy sự tình cờ và mang hơi thở huyền hoặc ở những trang cuối truyện. Nếu là có, với bản thân tôi, điều đó chưa mang được đầy đủ nội dung và tinh thần của tác phẩm.

Dù có thể chưa hiểu được trọn vẹn ý tưởng của tác giả, tôi vẫn đánh giá đây là một tác phẩm có chiều sâu và khiến độc giả đọng lại nhiều xúc cảm. Những chấp chới, mênh mang của một giai đoạn lịch sử vừa như xa xăm, khắc khoải, vừa gần gũi với nỗi đau của dân tộc với những lo toan, trăn trở của tầng lớp trí thức đủ để khiến người đọc hoài niệm, lắng đọng, bồi hồi.

Mua sách Con Ngựa Mãn Châu ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Con Ngựa Mãn Châu” khoảng 53.000đ đến 76.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Con Ngựa Mãn Châu Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Con Ngựa Mãn Châu Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Con Ngựa Mãn Châu Fahasa” tại đây

Đọc sách Con Ngựa Mãn Châu ebook pdf

Để download “sách Con Ngựa Mãn Châu pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *