Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

Giới thiệu sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền – Tác giả Madeleine Thien

Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

Madeleine Thien dẫn dắt người đọc đi sâu vào cuộc sống đầy biến động của một gia đình Trung Hoa qua hai thế hệ tiếp nối nhau: thế hệ những người sống qua cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông giữa thế kỷ XX, rồi đến đời con cái của họ – những sinh viên tham gia biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn (1989), Hành trình của hai cô gái trẻ Marie và Ai-Ming không chỉ ráp nối lại từng mảnh ghép của câu chuyện gia đình, mà còn dần hé lộ những bi kịch của một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc, khi mỗi người nghệ sĩ phải đấu tranh với chính cái tôi của mình để sống còn, giữ vững lòng trung thành và cống hiến cho nền âm nhạc mà mình đang theo đuổi…

“Một thiên anh hùng ca tuyệt diệu về lịch sử Trung Quốc được viết lên thật đẹp đẽ và đầy chi tiết.” – The Times

“Một tác phẩm đầy cảm động và vô cùng sâu sắc, nơi âm nhạc, toán học và lịch sử gia đình đan kết lại với nhau trong một câu chuyện kể giàu chất thơ…” – Herald

“Tác phẩm là một quyển trường thiên tiểu thuyết đầy tham vọng về một Trung Hoa chuyên chế, lấy âm nhạc làm cốt lõi… Lối kể chuyện khó hiểu của Madeleine Thien dần dần bóc trần cuộc đời của ba người nhạc sĩ sống trong thời đại đó, khi nền âm nhạc thực thụ phải bí mật sống còn, như một thứ tình yêu bị cấm đoán.” – Sunday Times

Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền
Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền
  • Mã hàng 8932000130659
  • Tên Nhà Cung Cấp Cty Bán Lẻ Phương Nam
  • Tác giả: Madeleine Thien
  • Người Dịch:Trang Nguyễn
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 620
  • Kích Thước Bao Bì: 14.5 x 20.5
  • Số trang: 605
  • Hình thức: Bìa Mềm

Thông tin thêm về tác giả

Madeleine Thien sinh năm 1974 tại Vancouver, hiện đang sống ở Montréal, Canada. Cô là tác giả của tập truyện Simple Recipes (2001) và 3 quyển tiểu thuyết Certainty (2006), Dogs At The Perimeter (2011) và Do Not Say We Have Nothing (2016). Các tác phẩm của cô được xuất bản rộng rãi ở Canada, Anh, Mỹ, Úc và đã được dịch sang hơn 25 thứ tiếng.

Trang Nguyễn sinh năm 1990, là một nhà bảo tồn động vật hoang dã. Bắt đầu tham gia các hoạt động về bảo tồn động vật hoang dã từ năm 16 tuổi, Trang Nguyễn là người sáng lập và điều hành tổ chức WildAct tại Việt Nam. Hiện nay, cô đang thực hiện các dự án bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi, Campuchia và Việt Nam. Trang Nguyễn hiện là đại sứ cho quỹ United for Wildlife của Hoàng gia Anh. Năm 2018, cô được nhận giải thưởng Future for Nature cho các nhà bảo tồn động vật hoang dã quốc tế, lọt vào danh sách 30 Under 30 Forbes Vietnam và Women of the Future – South East Asia. Trong Tuần lễ nâng cao nhận thức về tê giác năm 2014, theo ý tưởng của Hoàng tử Anh William, Trang Nguyễn được dựng thành nhân vật trong trò chơi điện tử RuneScape, thu hút hơn 2 triệu lượt người chơi chỉ sau một tuần ra mắt

2. Đánh giá Sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

Đánh giá Sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền
Đánh giá Sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

1 Mở đầu bằng bi kịch của gia đình, sự ra đi của người cha đã để lại khoảng lặng đáng sợ đằng sau nó. Những bản ghi – bản di thảo của người cha như chiếc chìa khoá hé lộ toàn bộ câu chuyện dài dẫn đến bi kịch đẫm lệ của một gia đình nhỏ bên lề đại bi kịch chính trị xã hội tại Trung Quốc vào đầu thế kỉ hai mươi. Một tấn bi kịch kép được tác giả khắc hoạ đan xen giữa hiện tại và quá khứ, nỗi đau giằng xé đứa bé mười tuổi khi nó phải hiểu, phải đau và phải thấm thía sự mất mát bóng dáng người cha… Hãy lật giở từng trang để cảm nhận trọn vẹn hồi ức và cảm xúc của thể loại "văn học vết thương" thông qua tác phẩm vô cùng ý nghĩa và độc đáo này.

2 “Đừng nói chúng ta không lợi quyền” chính là cách để tác giả tìm lại những ký ức đau thương cũ, để sống trong chính những câu văn mà cô viết ra, để chứng kiến khoảnh khắc đau lòng mà cô đã băn khoăn và day dứt từ lâu. Cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc là vết thương hằn sâu trong lòng của người dân Trung Hoa. Khái niệm “Văn học vết thương” đã hình thành từ cuộc cách mạng ấy như một biểu tượng cho sự tác động sâu sắc đến văn học nghệ thuật của giai đoạn sau đó. Mượn hình ảnh của một gia đình bình thường tại Bắc Kinh ở giai đoạn Cách mạng Văn hóa đến sự kiện Thiên An Môn, tác giả Madeleine Thien.

3 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.

4 Hình thức đẹp, nội dung okeeeee.

Review sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

Review sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền
Review sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền

Đừng nói chúng ta không lợi quyền: Bức chân dung về những bản ngã bị đánh mất

“Nếu bạn đang đi ngược chiều gió, giữ cho lưng thẳng tắp thôi cũng được xem là một thành tựu.” Triết gia Wittgenstein như phóng tầm nhìn vượt thời đại khi viết ra điều này. Rằng, trong thời kì văn hóa nghèo nàn, “tiềm năng của cá nhân bị lãng phí khi phải vượt qua các lực lượng đối lập và lực cản ma sát.”

Sự tiêu hao năng lượng vô nghĩa này đã miêu tả hoàn hảo số phận của các nhạc sĩ cổ điển trong cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Âm nhạc họ cống hiến bị cấm. Nhạc cụ họ chơi bị phá hủy. Họ bị tra tấn và làm nhục, bị buộc tội phản quốc và phải đến lao động trong các trang trại và nhà máy ở làng quê. Những phẩm chất nghệ sĩ của họ, kĩ thuật điêu luyện của họ, thông qua những qui định tàn nhẫn, trở thành sâu mọt đạo đức gây nguy hại quốc gia.

Điều họ có thể làm chỉ là bảo vệ, duy trì cái bản ngã nghệ sĩ yếu ớt, vất vưởng còn sót lại trong người. Điều đó khiến nhiều người chịu không nổi và kết cục, tự tử. Sống với hai nhân dạng khác nhau là điều không thể với hàng triệu người. Trong đó có nhân vật trong tác phẩm Đừng nói chúng ta không lợi quyền, tiểu thuyết của Madeleine Thien.

Đừng nói chúng ta không lợi quyền lọt vào danh sách rút gọn của Giải Man Booker năm 2017, là cuốn tiểu thuyết thứ ba của cây viết nữ Madeleine Thien. Đó là một tác phẩm đẹp, song sầu thảm. Cuốn sách gây ấn tượng ở nhiều khía cạnh: Nó ghi dấu ấn trong ký ức bằng một dư ảnh; nó khám phá thành công những ý tưởng lớn hơn về chính trị và nghệ thuật; nó mang đậm chất sử thi của một cuốn tiểu thuyết Nga thế kỷ 19, trải qua ba thế hệ và kết hợp giữa bờ của hai lục địa.

Bạn có thể ngay lập tức bắt nhịp văn phong của tác giả từ những dòng mở đầu của quyển sách: “Trong vòng một năm, cha bỏ chúng tôi hai lần. Lần đầu tiên là khi ông kết thúc cuộc hôn nhân, và lần thứ hai, là khi ông tự kết liễu mình.”

Và thế là câu chuyện bắt đầu: Li-ling, tên tiếng Anh là Marie, là một nhà toán học người Canada gốc Hoa, kể lại cho chúng ta sự ra đi đột ngột, bí ẩn của cha cô – ông tự tử bằng cách nhảy từ cửa sổ tầng 9 khi cô mới 10 tuổi. Năm đó là năm 1989, và cái chết của ông gần như trùng khớp với vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, mặc dù ông đang ở Hong Kong vào thời điểm đó. Hai tháng sau, Marie và mẹ cô nhận được thư từ một phụ nữ ở Trung Quốc yêu cầu họ cung cấp chỗ ở cho con gái bà, Ai-ming, người đang gặp rắc rối với chính phủ vì cuộc biểu tình.

Marie và mẹ cô không phải ngẫu nhiên mà được lựa chọn. Cha của Ai-ming, Chim Sẻ là một nhà soạn nhạc. Ông là thầy của cha Marie – Kai, vào những năm 1960, khi họ cùng học tại Nhạc viện Thượng Hải. Kai chưa bao giờ nói về điều này với con gái mình. Cô biết cha mình đã chơi piano cho Mao Trạch Đông, nhưng nhà cô thậm chí không có một cây đàn piano.

Dần dần, Marie xâu chuỗi lại được lại cuộc đời của cha cô và lịch sử đất nước – thông qua những câu chuyện của Ai-ming, thông qua tìm tòi của riêng cô, và thông qua một loạt sổ ghi chép (hầu hết bị lãng quên) được tìm thấy trong các tài liệu cá nhân của Kai. Tài liệu mật này được gọi là “Những bản ghi”, một cuốn tiểu thuyết chắp vá, được sao chép, sửa đổi và cập nhật mỗi khi nó chuyển cho người sở hữu mới. Cuốn sách bị cấm, chỉ được truyền tay một cách bí mật dành cho “những người kháng chiến, gián điệp và những kẻ mộng mơ”.

Từ Những bản ghi, tác giả khéo léo bung mở những nút thắt, xâu chuỗi những cột mốc để gợi ra câu chuyện lớn hơn.

Trung tâm của quyển sách là Chim Sẻ, Kai và Zhuli, bộ ba người bạn gắn bó với nhau nhờ chia sẻ chung tình yêu với âm nhạc cổ điển. Kai là một đứa trẻ mồ côi tỉnh lẻ và là một nghệ sĩ dương cầm tài năng. Chim Sẻ, giáo viên của anh, là một nhà soạn nhạc nhút nhát. Zhuli, em họ của Chi Sẻ, một thiếu nữ kém anh 10 tuổi, là một nghệ sĩ vĩ cầm và có sức hút quyến rũ. “Khi Zhuli chơi nhạc,” tác giả viết, “như thể cô ấy thổi bay bụi trần và tạo ra thứ âm nhạc thực sự.”

Câu chuyện của Đừng nói chúng ta không lợi quyền được kể trên cái nền âm nhạc. Tác giả sở hữu phong cách hiếm có trong việc miêu tả lí trí là “con tin” của trái tim, ý nói tiếng gọi bên trong nội tâm nhân vật bao giờ cũng to lớn hơn tiếng gọi của thế giới bên ngoài, mà trong bối cảnh của cuốn sách, là tiếng gọi của Đảng và đất nước.

Dần dần, mâu thuẫn đến khi những sinh viên tại Nhạc viện Thượng Hải bắt đầu thực hiện các bài luận, họ thắc mắc “Âm nhạc này có gì hay, khi những thứ bùa mê sáo rỗng này chỉ lôi kéo giai cấp tư sản và cô lập người nghèo?”

Zhuli, Kai và Chim Sẻ mỗi người đưa ra những lựa chọn khác nhau về cách sinh tồn sau những động thái bạo lực nhắm vào vào danh tính “người nghệ sĩ” tại đất nước. Dù vậy, không ai trong số họ thực sự hạnh phúc với sự lựa chọn của mình.

Madeleine Thien ghi nhận một cách thẳng thắn, đau thương về sự suy đồi đạo đức, sự tê liệt của cuộc sống trong bối cảnh Cách mạng Văn hóa. Tại đó, mỗi cá nhân sống giả tạo ngay trong cuộc đối thoại với nhau hằng ngày, họ chỉ trao được cho nhau những lời ca tụng chiếu lệ dành cho Đảng và Chủ tịch Mao. Các mô tả của tác giả về sự tàn bạo của Lực lượng Vệ binh Đỏ rất thẳng thắn, trực quan đến mức khiến người ta khó chịu, chẳng hạn như “Cha mẹ của Zhuli, chủ sở hữu tài sản, bị trói như gà, bị đánh đập và bị đưa vào trại cải tạo.”

Cao trào của quyển sách là cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn. Đó là một đoạn văn điêu luyện, nơi tác giả miêu tả mọi xúc giác của con người, của sự sống thông qua con chữ. “Người bán mì phấn khởi đang cho đồ ăn. Một tấm nệm đang cháy bao trùm lấy một chiếc xe tải quân đội…”, “Chim Sẻ co rúm người dưới sức nặng của một công nhân bị đạn xuyên qua.”

Sau khi đọc xong, người đọc vẫn phải tự hỏi liệu lịch sử có đơn giản là định mệnh lặp lại chính nó hay không. Một phụ huynh phàn nàn với Chim Sẻ: “Những đứa trẻ này nghĩ rằng tất cả là tùy thuộc vào chúng. Họ không hiểu gì về số phận.”

Giống như quyển Những bản ghi được cất giấu và viết tiếp, quyển sách có thể chính là viễn cảnh của đất nước trong tương lai.

Hàm ý rằng Trung Quốc vẫn còn là một công trình dang dở, chưa hoàn thiện – giống như tác phẩm âm nhạc Bản giao hưởng số 3 của Chim Sẻ, một tuyệt tác âm nhạc thực sự, mà anh ta buộc phải giấu trên gác mái. Rồi anh đánh mất nó, như cách anh đánh mất chính nhân cách người nghệ sĩ trong mình. Phải đến nhiều năm sau, Chim Sẻ mới có thể sáng tác trở lại. Nhưng anh ấy không thể hoàn thành tác phẩm cụ thể đó. Những ghi chú mà anh tìm kiếm đã bị vùi sâu vào quá khứ.

Mua sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền” khoảng 207.000đ đến 210.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền Fahasa” tại đây

Đọc sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền ebook pdf

Để download “sách Đừng Nói Chúng Ta Không Lợi Quyền pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *