Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX

Giới thiệu sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX – Tác giả Lê Thành Khôi

Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX

Tác phẩm Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX này là sự kết hợp của hai chuyên khảo mang tính kinh điển về lịch sử và văn hóa Việt Nam của Giáo sư Lê Thành Khôi, người thuộc về số ít các sử gia Việt đương đại quan trọng nhất. Đó là cuốn Le Viêt-Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, Lịch sử và Văn minh, Nxb Minuit, Paris, 1955) và Histoire du Viêt Nam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858, Nxb Sud-Est Asie, Paris, 1982).

Công trình từ lâu đã được các nhà Việt Nam coi như sách tham khảo căn bản khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tác phẩm được coi như kiệt tác sử học này được xuất bản bằng tiếng Việt.

Nhận định của chuyên gia

“Cũng như nhiều người nghiên cứu Việt Nam, tôi đã sử dụng, trong gần ba mươi năm, quyển Le Việt Nam, Histoire et civilisation của Lê Thành Khôi do Editionds de Minuit xuất bản năm 1955. Nhưng sau đó tôi gần như hoàn toàn lệ thuộc vào kiệt tác của anh mà nhiều người đã ca ngợi: L’Histoire du Việt-Nam des origines à 1858, do Sud-Est Asie xuất bản năm 1982.”

(Georges Condominas, nhà dân tộc học Pháp)

“Giáo sư Lê Thành Khôi là một nhà sử học, một học giả uyên bác trên nhiều lĩnh vực, một nhà văn hoá lớn của đất nước.”

(Giáo sư Phan Huy Lê) 

Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX
Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX
  • Mã hàng: 8935235217447
  • Tên Nhà Cung Cấp: Nhã Nam
  • Tác giả: Lê Thành Khôi
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 650
  • Kích thước: 17 x 25
  • Số trang: 621
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX

Đánh giá Sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX
Đánh giá Sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX

1 Thỉnh thoảng hay nghĩ về mình, nghĩ về những lựa chọn của mình, của cha mẹ mình, của ông bà mình đã dẫn tới thực tại của mình, thấy đã thật thú vị. Tuy nhiên, đọc xong cuốn sách này, lại còn nhận ra bản thân mình, cách suy nghĩ, kiến thức mình tiếp thu, sự giáo dục mình được thừa hưởng, tính cách, quan điểm về các vấn đề của cuộc sống… nó đều là hệ quả của một tiến trình lịch sử rất dài. Không chỉ có vậy, có thể bạn sẽ thấy não bị thổi bay khi nhận ra phong tục tập quán, tính tình của dân tộc, sự khác biệt giữa địa lý và con người các vùng miền… có thể được quyết định bởi một nhóm người rất nhỏ từ ngày xưa. Đây là điều cá nhân mình cảm nhận được sau khi đọc xong cuốn sách của ông Lê Thành Khôi. Sách ông đọc dễ hiểu, lại đầy đủ hơn thứ lịch sử mình đã học và đọc nên mình rất ấn tượng. Lịch sử trong sách của ông không đơn điệu chỉ có vua này đánh giặc này giặc kia, mà có nói về tình hình của khu vực lúc bấy giờ có ảnh hưởng tới trong nước như thế nào; tại thời điểm này văn hóa, giáo dục, đời sống nước ta đã như thế nào; vua chúa xây dựng chùa chiền không chỉ vì mộ đạo mà còn vì mục đích gì… Phần nói về thời phong kiến thì hay, đến thời cận đại, các nước phương tây đô hộ thì mình không chú ý lắm vì đang đọc một cuốn khác về thời gian này. Tóm lại là sách rất đáng đọc, tuy dày nhưng rất cuốn hút, nếu bạn còn thấy tò mò về lịch sử Việt Nam.

2 Công trình từ lâu đã được các nhà Việt Nam coi như sách tham khảo căn bản khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Cái gì cũng có cái giá của nó! Đây là lần đầu tiên tác phẩm được coi như kiệt tác sử học này được xuất bản bằng tiếng Việt. Cái gì cũng có cái giá của nó!. Cái gì cũng có cái giá của nó! Đây là quyển sách về lịch sử đầu tiên mà mình đọc, trước đó mình có quan tâm đến lịch sử và cũng đọc nhiều ở các page khác nhau, nhưng đây là quyển sách chính thống đầu tiên. Và rất may mắn khi quyển sách đã giúp mình xây dựng lại nền tảng về lịch sử và văn hoá Việt Nam. Quả thật lịch sử không hề khô khan, mỗi biến cố, mỗi xu hướng đều bị quyết định bởi văn hoá, tập quán, và nhiều yếu tố xung quanh. Đây không phải là một quyển chính sử vì nó được viết dựa trên quan điểm của một vị giáo sư dàn dạy kinh nghiệm đã sống và làm việc nhiều năm ở nước ngoài. Các quy điển, tư liêu tham khao để ông viết nên quyển sách này rất ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Thật may vì lẽ đó. Một lần nữa, nếu bạn là người có đam mê về lịch sử nước nhà, muốn biết về những hào hùng của ông cha, và hiểu rõ hơn về dân tộc thì quyển sách này là một lựa chọn đáng cân nhắc. Tác phẩm Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX này là sự kết hợp của hai chuyên khảo mang tính kinh điển về lịch sử và văn hóa Việt Nam của Giáo sư Lê Thành Khôi, người thuộc về số ít các sử gia Việt đương đại quan trọng nhất. Không muốn nghĩ tới chuyện đó. Đó là cuốn Le Viêt-Nam, Histoire et Civilisation (Việt Nam, Lịch sử và Văn minh, Nxb Minuit, Paris, 1955) và Histoire du Viêt Nam, des origines à 1858 (Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến năm 1858, Nxb Sud-Est Asie, Paris, 1982). Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra, hãy tập quen dành với mọi thứ.. Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra, hãy tập quen dành với mọi thứ.Đọc tiếp Nhận sách rất thích vì cả nội dung và trình bày. Sách viết cô đọng, lối viết cũng rất hấp dẫn lôi cuốn mặc dù chủ đề là lịch sử. Rãnh rỗi hay bận bịu đều dành thời gian ngâm cứu quyển sách này. Rất bổ ích và thích thú. Một cuốn sách mà đúng như mọi người nhận xét, muốn biết về sử ta thì nên đọc cuốn này, sách giới thiệu tương đối đầy đủ về lịch sử VIệt Nam từ thời xưa đến nay. Không những thế sách không khô khan như những cuốn lịch sử Việt Nam ta đã từng được học mà còn giới thiệu về văn hóa của mỗi thời nữa, tuy nhiên theo mình nghĩ thì qua từng thời sách không miêu tả về chiều sâu nhiều. Thực ra sách cũng không quá dày nên điều này không có gì la khó hiểu. Về hình thức sách nhìn rất bắt mắt, chữ in và giấy tương đối tốt, màu sách cũng phù hợp nữa nên bạn nào có nhu cầu thi mua nhanh nhé.

3 Nghe nhiều người đánh giá cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” của giáo sư Lê Thành Khôi đọc nặng, khó đọc, cùng với độ dày sách thể hiện dung lượng lớn, đồ sộ, dày đặc thông tin khiến mình có cảm giác sợ đọc, ngại đọc, cho nên phải đến hơn một năm sau khi mua mình mới lật giở trang đầu tiên. Và trái với suy nghĩ ban đầu, cuốn sách Sử này cuốn hút mình vô cùng, tuyệt vời vô cùng! Giống như lời đề tựa cuốn sách có nói, rằng chép sử không chỉ nhắc lịch sử chính trị, các triều đại và các trận chiến mà còn đi sâu vào lịch sử con người, xã hội. Trong phần mở đầu tác giả đã mô tả tổng quát về đất nước Việt Nam, dòng giống người Việt, hình thái đất đai, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu,… Và sau đó qua mỗi thời kỳ, G.S Lê Thành Khôi lại trình bày một cách sâu sắc về sự phát triển của nền văn minh, đời sống người dân, văn hóa, xã hội, tôn giáo cùng rất nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, thương mại, kiến trúc, nghệ thuật,v.v… Quả là một sự tổng hợp dày công, đầy uyên thâm về lịch sử nước ta từ thời dựng nước cho đến sau Cách mạng tháng 8, giúp người đọc nhận thức rõ hơn và cảm nhận sâu hơn qua mỗi bước thăng trầm của Tổ quốc. Cũng không ngoa khi ví “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” như một cuốn bách khoa thư về nước Việt, đọc thực sự rất bổ ích và nhiều cảm xúc, theo mình cùng với “Việt Nam sử lược” có thể làm bộ đôi sách lịch sử thay thế sách giáo khoa. Mặc dù còn đôi đoạn dịch chưa được tốt nhưng đây vẫn là cuốn sách hay nhất mình đọc trong năm 2017, chắc chắn là như vậy.

4 “Dân ta phải biết sử ta” nhưng ngày nay có rất nhiều bạn và rất nhiều người không biết đến lịch sử của ta. Trong khi lịch sử Việt Nam thực sự rất hay và có nhiều giai thoại tuyệt vời về con người, dân tộc. Lịch sử Việt Nam là một cuốn sách rất hay bổ ích cho tất cả mọi người. Nếu chưa biết nhiều về sử thì đây là cuốn sách sẽ bổ trợ và mang đến rất nhiều kiến thức cho bạn từ trước công nguyên đến những cuộc chiến giành độc lập, thời cận đại, hiện đại. Còn với những người đã biết thì cuốn sách này sẽ khiến hiểu thêm nhiều điều, vì đối với sử sách, mỗi cuốn lại có những điểm mới do nghiên cứu lịch sử là công việc nghiên cứu đòi hỏi sự bao quát đến cụ thể. Tóm lại đây là cuốn sách hay.

5 Về hình thức, mình cảm thấy rất hài lòng. Giấy in chất lượng, không nhám, màu tối không gây mỏi mắt, nếu cần chú thích bằng bút highlight hoặc bút bi thì đều rất rõ ràng. Về nội dung, đây là một cuốn sách sử rất rất hay. Cách viết sử của giáo sư Lê Thành Khôi luôn rất hấp dẫn, không cần dùng đến cách kể chuyện hài hước, dí dỏm, giáo sư chỉ đơn giản là viết sử, thế nhưng lại không hề khô khan chút nào, thậm chí đọc rồi cứ muốn đọc tiếp không muốn dừng lại. Sử ở đây không phải là một chuỗi các sự kiện mà bao quát cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng như chính sách đối nội, đối ngoại xuyên suốt các thời kỳ. Khối lượng kiến thức rất rộng nhưng lại không hề nặng nề, cách diễn đạt rõ ràng, rành mạch, dễ tổng hợp, trong đó còn có sự đối sánh với các tài liệu lịch sử khác. Đương nhiên mỗi người viết sử thì đều có quan điểm riêng, cuốn sách này cũng vậy, mặc dù được viết một cách khách quan, khoa học nhưng cũng không thiếu những quan điểm của riêng tác giả. Mình cảm thấy đây là một cuốn sách đáng đọc, nên đọc, không chỉ dành riêng cho những người nghiên cứu lịch sử mà còn vô cùng bổ ích cho những người yêu sử và muốn tìm hiểu về sử Việt.

Review sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX

Review sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX
Review sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX

Về bản dịch cuốn ‘Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX’

Cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của GS Lê Thành Khôi được Georges Condominas – nhà Dân tộc học người Pháp, đánh giá là “kiệt tác”. Tuy nhiên, bản dịch cuốn sách này sang tiếng Việt có nhiều trang, nhiều nội dung đã biến kiệt tác có nguy cơ thành phế tác.

Ấn phẩm này là sự kết hợp của 2 công trình bằng tiếng Pháp của GS Lê Thành Khôi: Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1858” và 2 chương VIII – IX trong cuốn “Việt Nam, Lịch sử và Văn minh” để thành một bộ Lịch sử Việt Nam trọng vẹn như tên gọi: Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX. Người dịch: Nguyễn Nghị; hiệu đính: Nguyễn Thừa Hỷ.

Nguyễn Nghị là dịch giả đã chuyển tải nhiều tác phẩm kinh điển sang Việt ngữ và được nhận Giải thưởng Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (2015) về dịch thuật; còn Nguyễn Thừa Hỷ là nhà nghiên cứu được giải thưởng Nhà nước về Khoa học & Công nghệ (2012) với công trình nghiên cứu lịch sử mang tên “Thăng Long – Hà Nội thế kỉ XVII – XVIII – XIX”. Song, đáng tiếc là trong bản dịch tiếng Việt cuốn Lịch sử Việt Nam của GS Lê Thành Khôi đã để quá nhiều lỗi căn bản nhất của người nghiên cứu.

Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX” do NXB Thế giới – Cty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam liên kết phát hành có hai ấn bản, một ấn bản năm 2014 và một ấn bản năm 2016. Vì không thấy đề tái bản hay nối bản nên tôi chọn bản in mới nhất năm 2016 để làm dẫn chứng.

Hiện đại hóa thuật ngữ

Các thuật ngữ đã được người dịch hiện đại hóa khiến cho bạn đọc sẽ hiểu sai kiến thức. Ví dụ, trang 175, miêu tả các cung điện ở Hoàng thành Thăng Long thế kỷ 12 “được sơn véc-ni đỏ”. Sơn véc-ni đỏ là mãi đến cuối thế kỷ 19 khi người Pháp sang xâm lược Việt Nam mới có, làm sao dịch loại sơn này cho cung điện đời Lý được.

Trang 188, có câu dịch: “Năm 1084, một ủy ban hỗn hợp tiến hành phân định ranh giới chính thức và hai quốc gia (nhà Lý và nhà Tống – PV) tái lập các quan hệ bình thường”. Ủy ban hỗn hợp chỉ có trong thuật ngữ quân sự sau Hội nghị Genève (1954) khi phân chia giới tuyến hai miền Nam – Bắc ở vĩ tuyến 17. Đem dịch cho việc đàm phán ngoại giao thời Lý là áp đặt.

Trang 200, chú thích đánh số 2, “Vạn Kiếp là thái ấp của Trần Hưng Đạo nơi ông lui về nghỉ hưu”. Nghỉ hưu là từ hiện đại, đem dùng cho Trần Hưng Đạo là gượng ép. Hay trang 162 viết sự kiện Ngô Quyền lên ngôi tại thành Cổ Loa như sau: “Bỏ Tống Bình (Đại La), thành phố do người Trung Quốc thiết lập…”.

Làm sao dịch được Tống Bình là thành phố? Hoặc trang 170, dịch “dân ngụ cư nam”, dịch các “hoàng nam”, nghĩa là những người nam từ 18 đến 60 tuổi, nghe thật ngờ nghệch. Bởi vì, nếu dịch là nam giới, là con trai, hoặc đàn ông thì có phải hay hơn và đúng nghĩa tiếng Việt không. Những lỗi hiện đại hóa này còn rất nhiều, chúng tôi chỉ xin dẫn điểm như trên.

Dịch thuật khù khờ

Phải nói rằng, bản dịch cuốn sách này đưa đến cho tôi cảm giác dịch thuật khù khờ. Người dịch và cả người hiệu đính còn không làm rõ nhân thân các nhân vật lịch sử, khiến cho những đoạn dịch đọc rất tù mù, khó hiểu.

Ví dụ, trang 163 viết về Đinh Bộ Lĩnh: “Lớn lên, ông (Đinh Bộ Lĩnh – PV) tới phục vụ cho sứ quân ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Thấy ông là người thông minh và dũng cảm, vị sứ quân này giao ông nắm giữ binh quyền. Sau khi sứ quân mất, Đinh Bộ Lĩnh đóng binh vững chắc ở Hoa Lư và lần lượt bắt các sứ quân khác phải hàng phục”.

Vị sứ quân này hãy dịch rõ và chú thích rõ là Trần Lãm, người xưng là Trần Minh Công trong thời loạn 12 sứ quân thì người đọc hẳn thấy rõ ràng hơn không.

Trang 173 dịch: “Khoa thi văn đầu tiên được mở năm 1075”. Dịch như vậy là sai hoàn toàn. Trong “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú viết, năm 1075, vua Lý Nhân Tông hạ chiếu những người giỏi kinh, học rộng và thi Nho học ba trường (còn gọi là thi Tam trường), lấy Lê Văn Thịnh đỗ đầu.

Đó là thi Tam giáo, gồm cả Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo, chứ không phải thi văn học. Đào Duy Anh đã đánh giá: “Ở đời Lý và đời Trần triều đình lại đặt khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Lão), xem thế đủ biết không những Nho học và Phật học thịnh hành, mà Lão học cũng không bị bài xích. Ở hai đời ấy, người ta đương chịu ảnh hưởng của Tam giáo đồng nguyên”.

Chỉ riêng trang 490 đã dịch sai hoàn toàn các thuật ngữ và sự kiện lịch sử. Bản dịch viết Lương Ngọc Quyến “xuất thân từ Hàn lâm viện Quân sự Tokyo”, bị bắt ở Hồng Kông, đưa về giam tại Thái Nguyên, sau đó “lôi kéo đám dân quân tự vệ”.

Vào đêm 31/8/1917, dưới sự chỉ huy của Trịnh Văn Cấn, cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên diễn ra, binh lính đã chiếm thành phố và kéo cờ của Quang phục hội. Nhưng Hà Nội đã gửi quân tiếp viện. Lương Ngọc Quyến bị liệt, đã tự tử, Trịnh Văn Cấn vào bưng ở Yên Thế, lãnh thổ của Đề Thám xưa, cầm cự trong nhiều tháng trước khi ngã gục.

Các khái niệm “Hàn lâm viện Quân sự”, “đám dân quân tự vệ” cho thấy người dịch không biết thuật ngữ tương đương là trường Chấn Vũ học hiệu ở Tokyo và đội “lính khố xanh” do Trịnh Văn Cấn chỉ huy, nên còn được gọi là Đội Cấn. Thất bại sau khởi nghĩa Thái Nguyên, dù phải rút chạy nhưng Đội Cấn chưa bao giờ vào căn cứ địa của Đề Thám (mà người dịch thành “bưng” – đúng kiểu bưng biền kháng chiến Nam Bộ).

Bất ngờ hiệu đính

Phần hiệu đính cũng gây ra những bất ngờ về trình độ của người đứng tên, có thể thấy rất rõ ở các chú thích chân trang.

Ví dụ, đền Đồng Cổ, trang 170 viết: “Hiện nay ở làng Yên Thái, ngoại ô Hà Nội”. Đó là chú thích của thời điểm cuốn sách ra đời bằng nguyên bản tiếng Pháp, chứ còn khi bản dịch tiếng Việt được in thì đền Đồng Cổ đã thuộc quận Tây Hồ, nằm trong nội thị hàng chục năm rồi. Hoặc, tên của các dịch giả Hán Nôm cũ như Phạm Trọng Điềm, như Ưng Quả, đều không luận ra được. Rồi viết sai tên các tạp chí của Pháp. Một thuật ngữ rất đơn giản như sắc phong thì lại được dịch thành “bằng sắc vua ban”…

Mua sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX” khoảng 157.000đ đến 160.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX Fahasa” tại đây

Đọc sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX ebook pdf

Để download “sách Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX”

  1. Hi Sach86

    Hiện tại tôi đang đọc sách giấy quyển “Lịch Sử Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỷ XX”. Do tôi vừa mua máy đọc sách nên tôi muốn down bản ebook này về đọc tiếp. Có thể cho tôi xin bản ebook được không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *