Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

Giới thiệu sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ – Tác giả Đặng Hoàng Giang

Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

Khi ngợi khen một người trẻ độc lập mạnh mẽ, có thể chúng ta không biết họ lớn lên trong môi trường phải làm bố mẹ của bố mẹ mình ra sao, cô đơn khắc khoải thế nào. Khi ngưỡng một một người trẻ học giỏi, có thể chúng ta không biết họ đã bị ngạt thở bởi kỳ vọng của cha mẹ. Khi phán xét một người trẻ hời hợt thiếu động lực sống, có thể chúng ta không biết từ bé đến lớn họ đã được “đút sẵn” đến nỗi không còn biết mình là ai. Khi kêu ca một người trẻ thiếu nghị lực muốn kết thúc cuộc sống, có thể chúng ta không biết họ đã oằn mình mang gánh nặng mà gia đình ấn xuống quá lâu, khiến cánh giải thoát duy nhất là cái chết…

Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ của Đặng Hoàng Giang dẫn người đọc vào thế giới của người trẻ trên dưới hai mươi tuổi, lứa tuổi không còn trẻ con, nhưng cũng chưa thực sự là người lớn. Trong thế giới đó có những run rẩy của va chạm thân thể lần đầu, có lấp lánh của tình yêu, có những đêm dài, những chuyến đi xa, những hoang mang và băn khoăn hiện sinh. Nhưng bao trùm lên tất cả, như một tấm màn lớn, là nỗi đau. Nỗi đau từ sự cô đơn của đứa con vẫn được xã hội khen là “trưởng thành” và “ngoan,” từ sự trống rỗng nội tâm của đứa trẻ lớn lên trong một gia đình lạnh lẽo, từ sự tuyệt vọng của người trẻ bị giam cầm trong nhà tù mang tên tình yêu cha mẹ.

Vang lên như những bài hát khi buồn đau khi dữ dội, những chân dung trong cuốn sách cùng các phân tích tâm lý học của tác giả sẽ khiến cha mẹ, thầy cô và tất cả những ai có người trẻ trong cuộc sống của mình phải thức tỉnh, phải ngồi xuống lắng nghe con em mình và suy ngẫm về bản thân, để học cách chữa lành và yêu thương đích thực.

Tác giả Đặng Hoàng Giang

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia và thúc đẩy tiếng nói của người dân. Anh nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, phá bỏ định kiến và kỳ thị, xây dựng một xã hội khoan dung và trắc ẩn.

Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức, và có bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Hiện sống và làm việc tại Việt Nam.

Cùng tác giả:

  • Bức xúc không làm ta vô can (Nhã Nam, 2015)
  • Thiện, Ác và Smartphone (Nhã Nam, 2017)
  • Điểm đến của cuộc đời (Nhã Nam, 2018)
Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ
Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ
  • Công ty phát hành: Nhã Nam
  • Tác giả: Đặng Hoàng Giang
  • Kích thước: 14 x 20.5 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 404
  • SKU: 2298428568228
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

2. Đánh giá Sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

Đánh giá Sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ
Đánh giá Sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

1 Thông qua từng câu chuyện như câu chuyện của chị Hà và đứa con trai Nam 9 tuổi làm mình thật sự ấn tượng, Nam mắc bệnh ung thư xương từ lúc nhỏ và phải từ giã cõi đời khi còn rất trẻ và nhỏ, cậu đã trải qua những lần xạ trị đau đớn, trải nghiệm được sự vô thường của cuộc sống, cơ thể ngày càng yếu đi tuy nhiên chúng ta học được tính kiên cường và vô tư của cậu khi đứng trước cái chết. Tuy cậu bé vô cùng lo lắng nhưng cậu không sợ hãi, không kêu ca, khi ấy cậu chưa nhận thức được cái chết là như thế nào, nhưng cậu cảm nhận là nó đang đến trong những ngày cuối cùng nằm ở bệnh viện. Khi trải qua những tình huống trớ trêu và hết sức đau khổ như vậy, chắc hẳn bà mẹ hoặc người cha nào cũng đau đớn và tuyêt vọng khi nhìn thấy đứa con ruột mình sinh ra đang dần dần chết đi trong khi mình thì chẳng thể làm gì được, chỉ biết cầu nguyện và chăm sóc chúng cho tử tế vào những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Review sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ – Nhận ra những địa hạt u xám của người trẻ 

Review sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ
Review sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ

Đây là cuốn sách thứ tư của tác giả được viết theo thể loại kể chuyện/tường thuật phi hư cấu (narrative non-fiction).

Nếu như tác phẩm trước – Điểm đến của cuộc đời, Đặng Hoàng Giang trải bày những suy tưởng của bệnh nhân ung thư và người thân của họ về cái chết; thì ở tác phẩm mới, tác giả bước vào thế giới của người trẻ – nơi sự sống tưởng như ngập tràn.

Tình yêu ở đâu dưới mái nhà?

Gần hai năm với hàng trăm giờ đồng hành cùng nhiều người trẻ, tác giả đã đi sâu vào nội tâm của họ, vào những địa hạt u xám mà bản thân mỗi người đã phải ẩn giấu bao năm.

Mười sáu chân dung trong cuốn sách là 16 câu chuyện về tuổi đôi mươi chơi vơi, đầy thương tích. Bên dưới lớp vỏ ngoan – hư, giỏi – dốt mà người lớn nhìn vào để phán xét là sự cô đơn tột cùng, là những hoang mang, bế tắc và lạc lối.

Để lại tuổi thơ sau lưng, những người trẻ bước vào đời sống trưởng thành với hành trang mang theo là những vết thương sâu hoắm và niềm tin cạn kiệt. Họ chật vật đi tìm căn tính, tìm yêu thương và cả chạy trốn. Họ mặc chiếc áo giáp to xụ phòng thủ với người lạ, cả người thân. Lạnh lùng và đổ vỡ, họ khước từ tình yêu, chống chọi với cô đơn và gánh nặng trách nhiệm.

Bởi tình yêu ngục tù của người lớn

Tuổi thơ và thực tại của những người trẻ trong cuốn sách là một “thế giới vắng bóng người lớn”, “như cái cây không người chăm bón”, như người vô hình trong gia đình.

Lịch sử cuộc đời họ cho tới năm đôi mươi có khi chỉ là đòn roi định kiến cùng tiếng chửi mắng, là “cảm giác mình không phải là người mà chỉ là bóng ma phản chiếu kỳ vọng của bố mẹ”. Và cả tình yêu ngục tù của người lớn. Không một cây roi gõ xuống, không một cái tát được vung ra, không một lời nhục mạ phẩm giá nhưng tình yêu đó đã bóp chết nhiều bản thể.

Có những nỗi đau phần nào được hóa giải, vài nhân vật trong sách cuối cùng đã làm hòa với bản thân, tìm được sự trắc ẩn và bắt đầu hành trình chữa lành. Nhưng may mắn ấy chỉ ở số ít. Phần lớn các nhân vật vẫn đang phải vật lộn “tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ”.

Không dừng lại ở tường thuật câu chuyện, Đặng Hoàng Giang đã tìm cách lý giải thái độ, phản ứng của các nhân vật dưới góc nhìn tâm lý học. Tác giả đã phân tích và gọi tên những nguyên nhân – hiện tượng: là những đứa trẻ bị “phụ huynh hóa”, là những trường hợp bố mẹ – con cái bị “rối loạn vai”, là “sự tự lập cưỡng chế”, là mẫu hình “cha mẹ xe ủi”… Qua đó, người đọc xác định rõ hơn căn nguyên của vấn đề.

Những vấn đề tồn tại liên thế hệ

Chọn cách để nhân vật xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất kể lại chuyện đời mình, Đặng Hoàng Giang đã dẫn người đọc đi vào những tầng nấc nội tâm sâu xa của người trẻ.

Thế giới của họ được tái hiện trong cuốn sách bằng điểm nhìn, câu chữ của người viết nhưng đó không phải là một trần thuật phiến diện bị chi phối thô bạo bởi cảm xúc phán xét. Đó là kết quả của một quá trình thực hành lắng nghe đầy nhẫn nại, thấu hiểu và cả sự tinh tế trong quan sát, khách quan trong phân tích của tác giả.

Từ những tự sự cá nhân, Đặng Hoàng Giang đã mang đến cho người đọc một phần bức tranh thế giới người trẻ. Trên những báo cáo nghiên cứu, những người trẻ ấy đang tồn tại với cái tên thế hệ Y, thế hệ Z, kèm những con số ngày càng lớn về bệnh trầm cảm, tỉ lệ bỏ học, nạo phá thai.

Tác phẩm của Đặng Hoàng Giang như lời nhắc nhở người đọc rằng, bên dưới những con số, hiện tượng ấy có thể là những cuộc đời bị bỏ quên, là những vấn đề tồn tại liên thế hệ trong xã hội Việt Nam đương đại.

Phụ huynh, những người bạo lực tinh thần và thể xác với con cái rất có thể cũng là nạn nhân của những sĩ diện, định kiến, lớn lên trong thiếu thốn tình thương nhưng thừa áp chế, đòn roi từ cha mẹ.

Trích đoạn trong cuốn sách:

“Những đứa trẻ sống trong một nhà tù do cha mẹ chúng dựng lên, trá hình là sự quan tâm và yêu thương. Trong tâm lí học, những cha mẹ này hay được gọi là narcissistic – ái kỷ, yêu bản thân thái quá. Vì cả hai chữ tiếng Việt này khá trừu tượng, xa lạ và không truyền tải được những nét cơ bản của nhân cách này, nên tôi dùng chữ “sĩ diện”. Hiểu một cách đơn giản nhất, người sĩ diện luôn lo sợ bị coi thường, chê bai, nhưng còn nhiều điều khác để nói về chân dung của họ.

Điểm chung lớn nhất của những người này là họ coi đứa trẻ như một sự nối dài của bản thân (extension of the self), họ sở hữu nó như một cái tay hay đôi mắt, chứ không coi nó như cá nhân có cảm xúc và nhu cầu riêng. Không những họ không nhìn vào mong muốn và nhu cầu của con hay cháu mình, họ coi nó chủ yếu như một phương tiện để thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của mình.”

“Lớn lên trong một gia đình sĩ diện mang lại những chấn thương tâm lí to lớn.

Để nhận được tình cảm của cha mẹ, nhiều đứa trẻ cố gắng chạy theo yêu cầu của họ đến kiệt sức. Chúng trở thành một bản thể rỗng, một cái gương phản chiếu mong muốn của người lớn. Không được khám phá bản thân, phát triển cảm xúc, được phạm sai lầm, không biết đến cảm giác được yêu thương mà không đi kèm điều kiện, chúng gặp khó khăn để phát triển cảm giác cuộc sống này là đáng sống, và bấu víu vào những thành tích của mình để tìm chút ý nghĩa. Chúng lớn lên mà cảm thấy xa lạ với chính mình – chúng đã luôn được dạy rằng cảm xúc, mong muốn, nhu cầu của bản thân là dị dạng, ích kỷ, sai trái, hay độc ác. Nhiều người trẻ gặp khó khăn để xây dựng những quan hệ lành mạnh, nơi họ tự tin nêu lên nhu cầu của mình và lắng nghe nhu cầu người khác, thực hành cho và nhận một cách hài hòa. Không ngạc nhiên, dù có ưu tú về trí tuệ, người trẻ trong những câu chuyện ở phần này luôn thấy cô đọc, lạc lõng và chật vật để bước vào tình yêu.”

“Nếu người ái kỷ là người chỉ nghĩ tới nhu cầu của bản thân, bóc lột người khác để phục vụ mình, thì ngược lại, người hy sinh cưỡng chế là người quên mình, bóc lột bản thân để phục vụ người khác. Để bản thân cảm thấy có giá trị, được chú ý, được cần tới, những người này trao cho mình trách nhiệm giải quyết vấn đề của người khác, đặt mục đích sống của mình vào người khác. Khi Li đi du học, chị Thủy “như ngồi trên đống lửa, tim mình thoi thóp từng ngày từng giờ”. Ngược lại, mỗi khi thấy mẹ tằn tiện, Li “bức bối nổi khùng như mình là một kẻ thất bại”. Vì người hy sinh cưỡng chế coi giá trị bản thân ở chỗ “đem lại sự tốt đẹp” cho người khác, họ có xu hướng kiểm soát người kia.

“Tôi bắt má hưởng thụ, má cưỡng lại. Chúng tôi cãi nhau.” Ranh giới bản thể gần như bị xóa nhòa, hai người bị phụ thuộc như hai cái cây không đứng được độc lập, người này phải tựa vào người kia. Cả hai đều thiếu sự thương yêu và chăm sóc cho chính bản thân mình.”

“Tình yêu, nếu không đi kèm hiểu biết, như tiền sư Thích Nhất Hạnh nhấn mạnh, có thể tra tấn và gây ra sự ngạt thở…. Yêu thương không bao giờ được trở thành gánh nặng cho người yêu thương lẫn người được yêu thương.”

Mua sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ” khoảng 84.000đ đến 128.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ Fahasa” tại đây

Đọc sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ ebook pdf

Để download “sách Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

14 Replies to “Tìm Mình Trong Thế Giới Hậu Tuổi Thơ”

  1. Em đã đọc và nghe các bạn của mình review về sách, em đang sống ở nước ngoài nên rất mong muốn nhận được bản pdf sách từ trang ạ. Em cảm ơn ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *