Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Giới thiệu sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa – Tác giả Phạm Công Luận

Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Tuyển tập Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa tập hợp gần năm mươi bài viết đặc sắc được tuyển chọn từ các giai phẩm xuân xuất bản tại sài Gòn từ thập niên 1950 đến giữa thập niên 1970. Tất cả được viết lại từ những câu chuyện có thực, có thể được thêm chút chi tiết ngẫu hứng tùy theo trí nhớ người kể nhưng không phải là những sáng tác mang tính hư cấu.

Đó là chuyện nhà cách mạng Tôn Văn nghe hát cô đầu tao nhã ở tiệm bà Đốc Sao nổi tiếng Hà Nội. Chuyện hai phụ nữ quý tộc Mỹ lẻn vào sân triều đình Huế để xem lễ mùng Một Tết ở điện Thái Hòa vốn chỉ chấp nhận sự hiện diện của nam giới.

Đó là những câu chuyện của giới báo chí một thời đình đám ở Sài Gòn. Câu chuyện cảm động lỉên quan đến nhà văn, nhà phóng sự yểu mệnh Vũ Trọng Phụng. Hay cảnh Tết trong tù thời chống Pháp hấp dẫn lạ lùng.

Đó còn là chuyện sân khấu thời thạnh trị với lời kể của người trong cuộc như nghệ sĩ Bảy Nhiêu, nghệ sĩ Năm Châu, soạn giả Duy Lân, nghệ sĩ Kim Cương, hoặc nghệ sĩ Phùng Há.

…Thưởng thức các bài viết trong tuyển tập, không chỉ giúp độc giả hưỏng lợi như được đọc lại gần bốn mươi tờ báo xuân trải dàỉ qua gần ba mươi cái Tết trên đất Sài Gòn xưa, mà còn có cơ hội chiêu niệm về con người, xă hội, phong tục Việt Nam thời trước.

Tùy Bút - Hồi Ký - Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa
Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa
  • Mã hàng 8932000131335
  • Tên Nhà Cung Cấp Cty Bán Lẻ Phương Nam
  • Tác giả: Phạm Công Luận
  • NXB: NXB Văn Hóa – Văn Nghệ
  • Trọng lượng (gr): 450
  • Kích Thước Bao Bì: 23.5 x 15.5 cm
  • Số trang: 320
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Đánh giá Sách Tùy Bút - Hồi Ký - Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa
Đánh giá Sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

1 Sách hay! Cảm ơn kiti trac ding đã luôn cung cấp cho e những sản phẩm có chất lượng tốt.

2 Sách đẹp. Giấy đẹp. Tuyển tập kỳ công, nghiêm túc.

3 Đơn hàng chia làm 2 do kho khác nhau nhưng k sao cả. Mình nhận đủ sách, cuốn còn nguyên bọc, mới tinh, giá siêu đã, hình như gần 50%. Thanks Shop.

4 Sách được gói rất đẹp

5 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận. Nội dung hay, ý nghĩa. Hình thức đẹp.

Review sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Review sách Tùy Bút - Hồi Ký - Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa
Review sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Những nhục vinh khi đọc cuốn sách đầu – Hồ Hữu Tường

Tôi sớm biết đọc chữ quốc ngữ, không phải nhờ ham học, mà nhờ ham ăn bánh. Ở một gia đình quê mùa, vừa đủ ăn, anh em tôi ít được dịp ăn bánh lạ. Hồi tôi lên năm anh cả tôi lớn hơn tôi chín tuổi được gởi đi học ở chợ, thỉnh thoảng về, đem nhiều thứ bánh ngon về đãi em. Trong trí tôi, đi học chỉ là đến một nơi đầy dẫy bánh ngon, ăn không hết, tha hồ đem cho em ăn nữa. Nên khi má tôi và chị ba tôi đẩy xuồng đưa anh tôi ra chợ học thì tôi khóc lóc đòi “đi học” cho được. Tại sao anh cả tôi lớn rồi không cưng nữa lại được tha hồ đi ăn bánh, còn tôi không được? Cha tôi thấy thằng nhỏ chướng như vậy bảo má tôi cho đi theo đến chợ đãi tôi một bụng bánh thì êm chớ gì!

Chợ Cái Răng lúc ấy còn leo heo, quê mùa lắm. Anh tôi ở nhà một ông thầy thuốc bắc, mà học thêm chữ nho với ông, cùng tập đọc chữ quốc ngữ với bà thầy. Hai vợ chồng không con. Khi thấy má tôi dắt anh tôi đến, lại có một thằng bé tí hon lóc cóc chạy theo, thì bà thương, hỏi chuyện, mới hay có thằng nhỏ ham “đi học” lạ như vậy. Sẵn dịp có người cắc chú gánh cà rem từ Cần Thơ vô bán, bà đãi cho tôi “học” một bữa, vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm, mà nhứt là mát miệng. Ngon hơn các món bánh tôi được ăn từ hồi nào đến bây giờ. Rồi bà hỏi:

– “Học” có ngon không? Thôi ở ngoài nầy với thiếm mà “học” nghe!

Lẽ dĩ nhiên tôi ở lại là được bà thầy cưng lắm. Nhà tôi đông mà nghèo, nên tôi ít được chiều chuộng. Có buồn ngủ, thì cứ đi ngủ, chớ tôi đã có em rồi, các chị tôi lo dỗ em tôi, cần gì đến tôi nữa. Đến ở nhà bà thầy, thì tôi đã được dỗ ngủ, mà trưa bà cũng ép nằm trên võng cho bà đưa. Từ xưa đến giờ, tôi chưa biết nhõng nhẽo, nay nhờ dịp nầy mà tỏ ra rằng mình cũng có thể làm được việc ấy. Bà thầy ngồi đâu, thì tôi nhảy ngồi trong lòng, cho bà vuốt ve, nựng nịu. Và khi bà ngồi trên bộ ván mà dạy, cũng vậy nữa.

Học trò toàn là những anh lớn, quá tuổi nên xin vào trường công không được, đến đây học riêng cho biết đọc, biết viết thôi. Ngồi trong lòng bà thầy, nghe mãi thấy mãi cũng quen tai, quen mắt. Không biết má tôi lo làm mà quên tôi, hay là sau có người giữ, thì gởi luôn thể cho khỏi lo rớt ao té vũng. Mãn vụ gặt hái má tôi mới ra rước tôi về. Mấy anh lớn đã biết đọc rồi, mà tôi cũng đọc được.

Biết đọc, đối với tôi là một việc khổ hạnh hết sức. Xóm tôi rất xa trường, trừ một vài con nhà giàu có ra, tất cả đều mù chữ quốc ngữ. Thế mà có một thằng mới vừa năm tuổi lại biết đọc thì bà con quen lớn ai cũng muốn xem. Trong nhà chỉ có một cuốn truyện La Thông Tảo Bắc, tôi không nhớ là cuốn thứ mấy.

Người nào đến cũng bảo tôi lấy ra đọc thử. Mấy trang đầu thuật chuyện La Thông đến thành, ngoài bị vây, trong bị Tô Định Phương đóng cửa để mượn tay giặc giết. Đọc không hết trang thì tôi đã khóc tức tưởi, giận ghét sao có người ác như vậy. Đó là một dịp để cho ai nấy cười vì nước mắt tôi đã chảy nhiều quá, thấy lòa chữ, miệng cà hướt mãi không trôi mà cũng phải đọc cho ai nấy cười chơi. Tôi giận và ghét những người bà con này lắm, thấy mình bị họ hành phạt khổ sở như vầy, thì chẳng khác nào La Thông bị Tô Định Phương giày vò trong truyện.

Vài tháng sau, ông thầy chết, bà thầy dọn về Sài Gòn, tôi lại lóc cóc theo anh tôi, mỗi ngày lớn lần, chạy cả ba bốn cây số mà vào Cái Muồng đi học. Anh tôi lớn, ưa cờ bạc, ngày nào cũng lo lót tôi xu ăn bánh để tôi đừng méc, nên việc đi học với tôi vẫn còn ý nghĩa như cũ và đến trường chỉ là một nghi lễ phải có mà thôi: Và tôi cũng cầu đi như vậy cho êm tấm thân, vì ở nhà, hở ra là cha tôi bắt tôi đọc lớn lên truyện thơ đủ thứ mà cha tôi bắt đầu mua rất nhiều. Truyện nào, thơ nào cũng làm cho tôi khóc sướt mướt.

Nào Lục Vân Tiên đã mù rồi, mà thiên hạ còn bu lại gạt gẫm, bóc lột, hãm hại. Nào Tiết Nhơn Quý có tài và có lòng tốt mà bị yểm, bị hại luôn luôn. Mỗi lần đọc đến chỗ hoạn nạn thì tôi khóc tấm tức, nói nghe không rõ thì cha tôi rầy mắng; bảo cho ăn học uổng quá, đến đọc truyện cũng không nên thân. Vừa đau đớn trong lòng, vừa bị rầy, vừa giận ghét những người bày đặt những chuyện chỉ làm khổ thân tôi mà thôi, bị hành hạ khổ sở xác thịt, lẫn tâm hồn, làm sao tôi yêu văn chương được?

Trường Cái Muồng có hai lớp, học xong lớp nhứt rồi, tôi phải tái lại nữa. Và thấy bài vở cũ, chán quá, tôi ở nhà đi làm ruộng. Nói cho oai vậy, chớ công việc của tôi dễ lắm. Ngày nào cha và anh tôi đi phát, đi cào, thì gần trưa, tôi đem cơm cho cha tôi ăn, vì nơi ấy cách nhà đến gần ba cây số. Tôi lại đem vài đường câu giăng, một cái giỏ và một lon mồi. Trong bữa trưa ấy, thế nào tôi cũng được một giỏ cá, để cho cả nhà ăn bữa mai. Sống với thiên nhiên, lần lần tôi nhớ những vui thú của nhà trường, và bớt ghét truyện sách. Tuy vậy, cả năm tôi không đọc cái gì, bởi cha tôi không thèm bắt tôi đọc nữa, e rằng một chặp đây, tôi cảm động, khóc òa lên mà làm mất thú hứng đi. Nên chỉ có anh tôi đọc.

Rồi đến mùa khô, tôi phải ra ruộng mà coi chòi. Bởi ở xa nhà, nên lúa đập được bao nhiêu, thì đổ đống ngoài đồng, xong rồi chuyển về một thể. Tất nhiên là mỗi người có một cái chòi bên đống lúa để coi chừng. Thật lâu mới có dịp tát đìa. Tôi mới được đi bắt hôi. Thật lâu mới có đi đuổi chim, tôi mới được theo kiếm vài con về nướng ăn chơi. Còn dài đằng đằng, ở giữa ruộng minh mông mà coi chòi, thì buồn chán không thể nói.

Chòi tôi ở khít chòi chủ đất, có bà con xa và tôi gọi bằng cậu. Con trưởng của cậu đã lớn tuổi, nên đến coi sóc công việc làm, và có đem theo truyện sách đọc để giải buồn. Lúc đầu tôi không động đến làm gì. Sau lại tò mò lấy một quyển Tam Quốc đọc thử chơi, xem mình có quên chữ chăng. Đọc luôn một hơi, tôi lấy làm lạ, là sao truyện nầy không cố tình tả những người ác nghiệt hống hách, những kẻ ngay thẳng bị hoạn nạn, làm cho tôi phải khóc như các loại sách kia. Và đọc truyện, tôi thấy tôi sống những cảnh náo nhiệt hồi đó. Nếu không có những “đây nói về”, hoặc những “người đời sau có bài thơ rằng” thỉnh thoảng nhắc chừng, thì có lẽ tôi không biết là tôi đọc truyện, mà chánh tôi là một nhơn vật nào đó của truyện. Đó là lần thứ nhứt mà một thứ sách không làm cho tôi đau khổ lại làm cho tôi sung sướng.

Lúc ấy tôi có được đọc cả bộ và liên tiếp theo thứ tự trước sau đâu. Vừa “Thất cầm Mạch Hoạch”, lại đến “Đương Dương trường bản”, rồi sang “Thiệt chiến quần nho” hay “Quan Công phò nhị tẩu”… Đọc như thế, tức quá, tôi hỏi mượn đủ bộ. Thì mới hay rằng bộ Tam Quốc nầy cậu tôi cưng lắm không cho ai rờ tới.

Hồi trước anh hai (con cậu tôi) đã đọc rồi, nay muốn đọc lại, mới lén ăn cắp của cậu, đem ra chơi, rút được cuốn nào hay cuốn nấy, và mau mau trả lại để mất dấu, thế có tức không? Từ ấy tôi lập tâm làm sao mượn cho được bộ truyện xem chơi cho thỏa.

Nhưng đây không phải là chuyện dễ. Cậu tôi là một nhà giàu có, làm chức hội đồng oai nghi lắm. Đến mợ tôi cũng sợ không dám lên nhà trên thường. Còn hạng tá điền thì không dám đến gần, con nít lại sợ hãi. Chỉ chừa đứa cháu nội, nhỏ hơn tôi một tuổi và tôi thôi.

Tôi được cái may ấy, bởi vì tôi liều đến gần, để chờ dịp mượn truyện. Thế mà tôi không dám hở môi, mặc dầu ngày ngày đều đến đón cơ hội, lại mon men lên nhà trên thường, nơi chỗ chỉ mở rộng để tiếp khách sang, trong những hồi long trọng, mà ngày thường vợ con cũng ít dám léo tới. Cậu tôi thấy cử chỉ tôi lạ lạ, hơi nghi tôi muốn ăn cắp món gì quý báu, nên giả đò làm lơ, để bắt quả tang. Nhưng tôi chẳng ăn cắp món gì, chỉ thỉnh thoảng liếc vào tủ kiếng là nơi chứa đầy truyện sách…

Một hôm, cậu lấy làm lạ, kêu hỏi ngay. Tôi thú thật. Cậu cười nói:

– Truyện sách tao, tao không cho ai mượn hết. Mầy là con nít, đọc sao hiểu nổi. Nhưng tao để cho mầy đọc hết bộ Tam Quốc, tao hỏi một câu, trả lời thông minh thì cả tủ đó, tao cho phép mầy đọc hết.

Tôi nhận ngay. Liên tiếp mấy ngày tôi đọc từ đầu đến cuối.

Xong rồi cậu hỏi:

– Trong cả bộ truyện, mầy muốn làm người nào?

Tôi đáp:

– Tôi không muốn làm người nào hết.

– Sao vậy?

– Mấy người đáng khen chỉ được có một phần mà tôi muốn thôi, chưa đủ.

Cậu tôi trố mắt nhìn, nói:

– Mày nói sao chớ? Đâu mầy cắt nghĩa tao nghe.

Tôi mới nói:

– Triệu Tử Long được trung, Trương Phi được thành, Quan Công được dõng, Lưu Bị được nghĩa, Khổng Minh được trí, Tư Mã Đức Tháo được hiền. Nhưng có ai gồm đủ cả những cái ấy đâu mà muốn?

– Thằng nầy nói phách dữ he? Đâu mầy lại đây tao đo thử coi.

Rồi bắt tôi giăng tay, chàng hảng, đo bề cao, đo ngón tay, đo bàn chân, đủ thứ… Từ đó, cậu giữ lời hứa, cho tôi tự do đọc tủ sách… Cả nhà tôi có hay nào. Lúc trước, tôi ưa đi câu, mò mương bắt cá, hay làm ống thổi chim thì nay cũng tưởng tôi như vậy nữa, trong những lúc vắng mặt. Có dè đâu từ đó tôi đã bắt đầu mê đọc sách, đến cả làng đều biết tiếng.

Rồi sau, đi học trở lại, tôi đã không có dịp đọc truyện, đọc thơ, lại mê mải khoa học, rồi triết học, chánh trị, hãm mình vào những khuôn khổ hẳn hoi. Đón năm 1945, mãn tù về, lại gặp dịp muốn nghỉ làm chánh trị, cho tư tưởng được phóng túng một hồi. Thì tôi nhớ ngay lại mối tình ban đầu, muốn tự tay dịch lại bộ Tam Quốc và bình luận lấy. Rủi gặp lúc không nhà xuất bản nào cộng tác, thành bỏ dở.

Tuy vậy, ảnh hưởng của truyện ấy vẫn còn nặng nề. Tôi rất thích lối viết truyện mà ái tình bị gạt bỏ ra ngoài, có lẽ bởi chịu ảnh hưởng của Tam Quốc. Sau nầy, viết mấy bộ tiểu thuyết, tôi đặt tình yêu giữa trai gái ra ngoài lề. Hơn nữa, trong bộ Gái nước Nam làm gì, tôi phác một mẩu truyện dài mấy chục quyển, nhơn vật hằng trăm, phần đông là đàn bà, có lẽ cũng biết yêu, nhưng chê như thế là sai sự thật, là hỏng. Nhưng mà làm sao bây giờ? Vì ấn tượng của Tam Quốc đã in sâu trong tiềm thức của tôi. Người ta có thể viết một thiên kiệt tác, mà không cần nói đến những việc khóc lóc của hai trái tim tỉ tê, hay là không cần đưa ra một việc nhu cầu của sanh lý mà thật ra, có đôi trai gái nào dám đem ra biểu diễn trước công chúng bao giờ? Nếu như thế, tại sao ta mang cái bịnh là tô điểm mãi việc mà ai ai cũng cho là “đáng thẹn”?

Xin nói lại. Quan niệm văn chương nầy có lẽ sẽ bị cho là lầm. Nhưng mà tôi làm sao bây giờ? Bởi vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi, do một áng văn có tài làm cho tôi sung sướng trước nhứt khác hẳn với những tác phẩm khác chỉ làm cho tôi khóc. Cho hay những nhục vinh hồi thuở bé tạo con người của mình mãn đời.

Mua sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa” khoảng 141.000đ đến 151.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa Fahasa” tại đây

Đọc sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa ebook pdf

Để download “sách Tùy Bút – Hồi Ký – Giai Thoại Trên Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *