Không Ai Qua Sông
Giới thiệu sách Không Ai Qua Sông – Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Không Ai Qua Sông
Không ai qua sông – Tập truyện ngắn mới nhất của Nguyễn Ngọc Tư gợi bạn đọc nhớ đến đến truyện dài Cánh đồng bất tận đã từng gây xôn xao trên văn đàn một thời gian dài. Cũng lấy cảm hứng từ cuộc sống của người dân nông thôn miền Tây, nhưng giờ đây nhân vật của NNT có cái trăn trở của một vùng đất đã dần bị đô thị hóa, con người phải thích ứng với những thứ nhân danh cuộc sống hiện đại nhưng có thể phá nát những rường mối gia đình.
Đặc biệt, truyện vừa Đất dữ dội và khốc liệt, ngồn ngộn hiện thực cuộc sống, có mất mát, có phản bội, có đắng cay…
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Không Ai Qua Sông
- Mã hàng: 8934974139690
- Tên Nhà Cung Cấp: NXB Trẻ
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
- NXB: NXB Trẻ
- Trọng lượng: (gr) 250
- Kích thước: 13 x 20
- Số trang: 160
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Không Ai Qua Sông
1 Ngoài kia thôi, mỗi cá nhân đều có một hoàn cảnh đáng được cảm thông theo cách nào đó. Câu chuyện mở đầu gây nhiều ấn tượng, một lý do ly hôn lãng xẹt mà cứ như thấy ở đâu rồi trong cuộc sống này – vì một bà già qua đêm lại nhà. Cách viết dễ hiểu, dễ cuốn ta vào dòng cảm xúc, tình huống truyện và những cái tên đầy ám ảnh. Những truyện sau cần ăn nhập với lối viết của tác giả mới thấy được tấm lòng của cô – đoàn người tuần hành tuyên truyền chống bạo lực gia đình, mối hận của cô gái bị hãm hại, mong ước có thai giữ chồng lại đất của người vợ,… Câu chuyện cuối cùng – “Đất” khá dài, có lẽ phải nghỉ hơi để thấm dần. Như cái tên của nó, truyện viết về mảnh đất của gia đình trong thời buổi người trong làng đã bán tất đổi lấy tiền. Đặt trong mạch của tập truyện, tôi nghĩ đó là vấn đề truyền thống, không chỉ về vật chất mà còn là tâm hồn, lối nghĩ.
2 Những câu chuyện không bắt đầu không kết thúc, cái cách chị kể chuyện thật đời thường, dung dị nhưng chính cuộc sống này nó như vậy. Với một cái buồn man mác, buồn từ câu chữ từ những nhân vật, từ cả cái khung cảnh xuất hiện, cái buồn chất thực mà không nó hình dáng. Chẳng có cái kết rõ ràng nào ở đây cả, như cách câu chuyện xuất hiện và kết thúc cứ tự nhiên như vậy, như thể sau đấy vẫn còn đầy dãy những điều chưa kể ra hết vậy. Người phụ nữ này viết những câu truyện rất đời,rất người. Văn phongg của chị thì gần gũi,mộc mạc đậm chất miền Tây sông nước. Có những câu chuyện,tôi đọc đi đọc lại từng câu chữ để nó thấm dần trong tâm khảm của mình. Cảm giác thấy mình đâu đó,có lúc bi lúc hài,có lúc tự xấu hổ vì cách cư xử của mình trong quá khứ thông qua những mảnh đời chị viết.
3 Đầu tiên mình phải thực sự nhấn mạnh văn phong chị đã, vì văn phong chị đặc trưng Nam bộ, mà Nam theo dạng miền Tây Tây Tây cực kì, thậm chí nhiều từ dân Sài Gòn như mình cũng phải… đoán mò. Cách chị dựng câu văn, xây dựng cấu trúc ngôn từ và đối thoại, nhất là khoản từ vựng chị dùng đều rất… miệt vườn, rất sông nước Nam bộ, đúng là không có quyển từ điển nào có thể liệt kê và làm rõ hết được. Mình nghĩ tài năng của chị phần rất nhiều vì chị là đứa con miền Tây chính gốc, với cách sinh sống, tư duy và ăn nói đã thành thói quen. Các truyện ngắn của chị thực sự là những lát cắt, phải nói là đau nhói, vào những mảnh đời Nam bộ dân dã. Chị đặt những nỗi đau, mà phần nhiều không nói nên lời của họ, bên cạnh sự vô tư hồn nhiên của sông nước miền Tây để càng làm bật nó hơn lên, chị trau chuốt nỗi đau ấy bằng sự kì diệu của ngôn ngữ nói và những thước văn lạnh lùng. Văn phong chị cố tình làm ra vẻ hơi… báo chí, để lột tả thật sự trần trụi cái đau và những phận đời. Trên hết, qua những câu chuyện mình thấy điều chị muốn truyền tải, rằng ở đâu con người cũng như nhau, tuy có những số phận khác và những mảnh đời khác nhưng luôn chứa đựng những tâm hồn, khát khao và nỗi đau như nhau. Trên cả hơn hết nữa là tình thương vô bờ bến của chị ẩn đằng sau những con chữ lạnh lùng: đây đó người ta vẫn có tình thương dành cho nhau.
4 Mình chưa đọc văn chị Tư nhiều, chỉ đọc qua vài tập truyện ngắn thôi nhưng chị để lại trong lòng mình một dấu ấn cực kỳ khó quên. Đầu tiên mình phải thực sự nhấn mạnh văn phong chị đã, vì văn phong chị đặc trưng Nam bộ, mà Nam theo dạng miền Tây Tây Tây cực kì, thậm chí nhiều từ dân Sài Gòn như mình cũng phải… đoán mò. Cách chị dựng câu văn, xây dựng cấu trúc ngôn từ và đối thoại, nhất là khoảng từ vựng chỉ dùng đều rất… miệt vườn, rất sông nước Nam bộ, đúng là không có quyển từ điển nào có thể liệt kê và làm rõ hết được. Mình nghĩ tài năng của chị phần rất nhiều vì chị là đứa con miền Tây chính gốc, với cách sinh sống, tư duy và ăn nói đã thành thói quen. Các truyện ngắn của chị thực sự là những lát cắt, phải nói là đau nhói, vào những mảnh đời Nam bộ dân dã. Chị đặt những nỗi đau, mà phần nhiều không nói nên lời của họ, bên cạnh sự vô tư hồn nhiên của sông nước miền Tây để càng làm bật nó hơn lên, chị trau chuốt nỗi đau ấy bằng sự kì diệu của ngôn ngữ nói và những thước văn lạnh lùng. Văn phong chị cố tình làm ra vẻ hơi… báo chí, để lột tả thật sự trần trụi cái đau và những phận đời. Trên hết, qua những câu chuyện mình thấy điều chị muốn truyền tải, rằng ở đâu con người cũng như nhau, tuy có những số phận khác và những mảnh đời khác nhưng luôn chứa đựng những tâm hồn, khát khao và nỗi đau như nhau. Trên cả hơn hết nữa là tình thương vô bờ bến của chị ẩn đằng sau những con chữ lạnh lùng: đây đó người ta vẫn có tình thương dành cho nhau.
5 Mình đặc biệt ấn tượng với câu chữ, kiểu bắt đầu câu truyện không đầu không đuôi, lúc đầu mới đọc văn của chị còn chưa hiểu, mà dần dần lại thấy hay từ lúc nào. Văn chị dành cho dân miền Nam đặc quánh, có lẽ đó cũng chính là đặc trưng riêng của chị. Chị Tư viết truyện vừa có khiếu, vừa có kỹ thuật. Kỹ thuật cao không luôn đồng nghĩa có truyện hay. Tiêu biểu cho lối viết văn đầy kỹ thuật của chị là truyện Đất, truyện dài nhất ở cuối tập. Ở câu chuyện trải qua 4 thế hệ, dữ dội không kém Cánh đồng bất tận này, không thể không phục tác giả tài gói ghém chi tiết, dàn dựng nút thắt nút mở. Tập truyện này vẫn với cảm giác buồn buồn khắc khoải trong mạch truyện và lơ lửng một cách hững hờ khi kết thúc, nhưng tập truyện ngắn này không để lại cho mình cảm giác bứt rứt quá lâu. Tập truyện này với người khác có thể kể là một thành tựu, nhưng với Tư thì chưa vượt lên chính mình bởi chị có nhiều tác phẩm còn xuất sắc hơn. Nếu ai yêu thích giọng văn của chị Tư thì cũng đừng bỏ qua tập truyện ngắn này.
Review sách Không Ai Qua Sông
Biết mở lời làm sao khi mà chỉ qua một đêm, mọi vun vén cho một cuộc tình viên mãn bỗng dưng đứt phựt – như con diều gập cánh ngang trời. Khi gã trai quê “gần như trườn sát đất dưới từng thằng người khẳng mùi bia, mùi nước tiểu, mùi tinh trùng một nắng” dưới cái nhìn “tê dại” của bạn gái. Biết trả lời như nào trước mấy chục phóng viên đang hồ hởi hỏi về tấm huy chương vàng maraton thế giới. Chả nhẽ lại thật thà thừa nhận: “Tôi chạy giỏi như vầy là nhờ mẹ lấy đòn gánh rượt đánh tôi hoài”. Những lời thiệt tâm đáng lẽ phải được nói ra cho bằng hết đã bị ẩn nhẫn nuốt gọn vào trong. Chúng rơi vào khoảng không thinh lặng, chúng lẩn khuất sau cánh cửa nội tâm đầy sóng gió, cho đến một ngày, khi cánh cửa kia không còn đủ sức níu giữ, mọi thứ sẽ vỡ tuôn. Để rồi những “lời có chữ” thốt ra lúc ấy còn bén ngót hơn cả lưỡi dao:
“Mắc cười, bộ biểu tình thì không bị đánh nữa sao?”
“Tôi mà đi theo anh rồi thì thằng vô lương sẽ thảnh thơi đã đời, vậy đâu được.”
“Nuôi con c*! Đầu gối trơn lùi thì biết gì chuyện mùa màng của bọn này.”
“Tổ cha mày, Nhí. Tao say quá nên lỡ tay thôi. Tao xin lỗi mày Nhí ơi, mụ nội mày.”
Muôn vàn những kiểu lời câm khác nhau lần lượt xuất hiện trong tập truyện ngắn này. Lời của hận thù mài nhẵn trên cái nút áo giựt được từ kẻ hãm hiếp. Lời của tự vấn“miết thành rãnh trong đầu” mỗi khi ngang qua nhà người yêu cũ. Lời của ẩn số không thể giải mã vì người ta đã gói ghém mang theo trước lúc gieo mình từ lầu cao. Lời lạnh tanh mùi máu của bánh xe xích nghiền nát đất ruộng Nhơn Thành. Lời bải hoải giữa mùa chán chết sắp tàn cuộc nhậu mắm lòng khế chua. Thi thoảng, mới lẫn vào đấy một vài lời câm êm dịu ấm tình, như ánh nhìn “tem tẻm” của Mười ngồi nhìn Cao Bồi ăn từ bữa này qua bữa khác (truyện “Nhổ quán”).
“Mình có hay không, ma hay người?”
Tư trăn trở vì người ta dần “nghiện” giữ lại những lời câm cho riêng mình. Họ không dám nhìn thẳng vào mắt nhau mà hỏi về sự thật, họ đánh mất phản xạ quăng lấy câu chửi thề để xả tuôn bực dọc; họ thừa thời gian để hoài nghi nhưng lại thiếu kiên nhẫn để trải lòng về mối ngờ vực. Và khi bấm chốt cánh cửa chôn vùi lời câm, họ không thể ngờ rằng, sự thinh lặng ấy có sức tàn phá khủng khiếp. Nó có thể biến một người lành như đất thành kẻ sát nhân (truyện “Giữa mùa chán chết) và biến một kẻ tội nhân trở thành “bất tử” (truyện “Nút áo”).
Nếu độc giả thường đọc tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư sẽ nhận ra Tư luôn khắc khoải về cách mà con người kết nối với nhau. Còn lại gì ở phía bên kia những lời không còn chữ nếu không là những thương tổn không thể chữa lành, những gãy đổ không thể hàn gắn? Tư day dắn nỗi bất an ấy thành niềm trăn trở trên từng trang viết về mảnh đất Nhơn Thành. Nhơn Thành cũng giống như một xã hội thu nhỏ mà ở đó, trên cái nền xáo trộn của nhịp sống đầy biến động, con người dường như quên mất mình đang nói cùng một thứ ngôn ngữ. Thành thử người không chạm được đến người, và người thường khát cầu nghe tiếng của nhau.
“Lúc đó Tây mười bốn tuổi, cảm thấy không ổn chút nào những lần vô thức hỏi mẹ ơi đồng phục con đâu, mà không tiếng ai vọng lại.” (“Chỉ gió trả lời câu hỏi”)
“Người cha bỏ đũa cười, nói “ờ phải, con đào hát thì học cũng chẳng tới đâu”. Lời không dễ nghe nhưng thằng nhỏ mừng húm cha in bóng nó vô mắt, dù là khoảnh khắc.” (“Đất”)
Không ai qua sông mở đầu bằng “Vực không đáy”, một truyện ngắn khá “hiền” bởi không cài cắm tình tiết éo le, không đưa đẩy xung đột cao trào; sự dữ dội của tập truyện cứ thế tăng dần rồi khép lại bằng một nút thắt nghẹt thở mang tên “Đất”. Một cái kết day dứt với dấu chấm hỏi trôi lửng lơ trên trang sách cuối cùng
“Mình có hay không, ma hay người?”
Mình có hay không, nghe thấy tiếng của nhau?
Mua sách Không Ai Qua Sông ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Không Ai Qua Sông” khoảng 30.000đ đến 57.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Không Ai Qua Sông Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Không Ai Qua Sông Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Không Ai Qua Sông Fahasa” tại đây
Đọc sách Không Ai Qua Sông ebook pdf
Để download “sách Không Ai Qua Sông pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free