Người Xa Lạ

Giới thiệu sách Người Xa Lạ – Tác giả Albert Camus

Người Xa Lạ

Do Thanh Thư chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp L’Étranger (Gallimard, Paris, 1942) của Albert Camus, có tham khảo bản tiếng Anh The stranger (Vintage Books, New York, 1946) của Stuart Gilbert. Cuối sách có thêm phần Phụ lục là Diễn từ nhận giải Nobel Văn học được Albert Camus đọc tại Stockholm ngày 10 tháng 12 năm 1957.

Người xa lạ của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942. Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho người già cho đến gần cái chết của chính anh ta. Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký lãnh việc gửi hàng hóa. Anh ta sống cô độc, nhận được tin mẹ mất, “Mẹ đã chết hôm nay. Hay là hôm qua nhỉ, tôi không rõ.” Anh ta đi dự đám tang, rồi lại tới sở làm, đi bơi, xem xi-nê,… đi chơi với người yêu và giết người tại bãi biển. Meursault bị lên án vì không có biểu hiện của một người con mất mẹ (không thăm mẹ thường xuyên, không đau khổ, không nhìn mặt mẹ lần cuối, uống cà phê và hút thuốc trước quan tài người chết, ngủ trong khi canh linh cữu, xem phim hài và hành động yêu đương chỉ một ngày sau khi mẹ mất…), bị công tố viên buộc tội vì “đã chôn cất bà mẹ bằng trái tim của một kẻ sát nhân.” Câu chuyện mở đầu bằng cái chết, phân tách hai phần bằng cái chết và kết thúc bằng một án tử hình.

Qua Người xa lạ, Camus đã tạo nên một nhân vật Meursault hoàn toàn xa lạ với chính mình, với thế giới, với cái chết, với tình yêu và với mọi mối quan hệ xã hội. Trong sự vô nghĩa của đời sống con người, trên con đường đến với cái chết treo lơ lửng, Meursault đã đi qua Vô thức, Tỉnh thức và cuối cùng là Nổi loạn (Phản kháng).

“Tôi kiệt quệ và quăng mình xuống giường. Tôi nghĩ mình đã ngủ, vì lúc tỉnh dậy tôi đã thấy sao trời. Âm thanh của đồng quê vang vọng tới tai tôi. Mùi hương của đêm, của đất, của muối biển làm trí óc tôi khoan khoái. Nỗi bình yên diệu kỳ của mùa hè uể oải này dâng lên hệt như một ngọn thủy triều trong tôi. Chính vào lúc đó, chính vào lúc đêm tàn, tiếng còi tàu rú vang. Đã đến lúc chia tay với thế giới mà từ nay, vĩnh viễn xa lạ với tôi. Lần đầu tiên kể từ lâu lắc, tôi mới nghĩ về mẹ. Hình như tôi đã hiểu ra vì sao đến cuối đời, mẹ lại kiếm cho mình một “bạn đời”, vì sao mẹ lại muốn khởi sự tất cả một lần nữa. Ở nơi đó, chung quanh trại tế bần đó, những kiếp sống tắt lịm đi như một sự ngưng lặng sầu muộn. Lúc cận kề cái chết, mẹ đã muốn thoát ra khỏi nó và bắt đầu lại hết thảy. Không ai, không một ai có quyền khóc thương mẹ. Tôi cũng vậy, tôi cảm thấy sẵn sàng bắt đầu một kiếp sống khác. Như thể nỗi giận dữ điên cuồng này đã xóa sạch xấu xa, vét cạn hy vọng trong tôi. Đứng trước một đêm thâu đầy sao trời và điềm báo này, lần đầu tiên tôi mở lòng mình ra với nỗi dửng dưng của thế gian. Tôi nhận ra nó quá tương đồng, quá thân thiết với mình, tôi cảm thấy đã quá hạnh phúc và vẫn còn hạnh phúc. Tôi chỉ còn mong mỏi có thật nhiều khán giả tới xem buổi hành hình và chửi rủa, để tôi không cảm thấy lẻ loi, để mọi điều trọn vẹn.”

Người Xa Lạ
Người Xa Lạ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Người Xa Lạ
  • Mã hàng 8935207001272
  • Tên Nhà Cung Cấp: Cty Sách Dân Trí
  • Tác giả: Albert Camus
  • Người Dịch: Thanh Thư
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 160
  • Kích thước: 13.5 x 20.5
  • Số trang; 150
  • Hình thức: Bìa Mềm

Đôi nét về tác giả Albert Camus

Albert Camus sinh ngày 7/11/1913 tại Algérie; là nhà văn, triết gia người Pháp. Tác phẩm đầu tiên của ông là tiểu luận L’Envers et l’Endroit (Bề trái và bề mặt) xuất bản năm 1937. Ông còn là tác giả của các tiểu thuyết nổi tiếng L’Étranger (Người xa lạ, 1942), La Peste (Dịch hạch, 1947); tiểu luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe, 1942), L’Homme révolté (Người nổi loạn, 1951)… Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh.

2. Đánh giá Sách Người Xa Lạ

Đánh giá Sách Người Xa Lạ
Đánh giá Sách Người Xa Lạ

1 Cuốn sách khiến bạn choáng váng vì bạn sẽ phải tự dằn vặt, tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân mình. Tác phẩm này miêu tả tâm thế của con người trong xã hội đô thị hiện đại, nơi mà các mối ràng buộc về gia đình và họ tộc ngày càng trở nên lỏng lẻo, một trạng thái xã hội rất gần với trạng thái xã hội ở Việt Nam hiện nay.Người xa lạ là một tác phẩm lạ thường kể về một người đàn ông còn trẻ bị tống giam vì tội giết người và rồi sẽ bị kết án tử hình. Anh ta bị vướng vào tội ác một cách hết sức phi lý mà không hề ý thức được. Trong thời gian bị giam giữ, anh ta hồi tưởng lại các kinh nghiệm và đi đến trạng thái thức tỉnh và nổi loạn, nhưng tất cả đều đã quá muộn. Người xa lạ là một trong những tác phẩm cột trụ của văn học thế giới thế kỷ 20, vì nó đặt ra những câu hỏi nhức nhối: Tôi đang sống trong một thế giới như thế nào? Tôi phải ứng xử như thế nào cho đúng? Và tôi được quyền hy vọng gì ở tương lai? Nếu bạn quan tâm tới xã hội phương Tây hiện đại cũng như sự phát triển của tất cả các ngành khoa học xã hội, văn học và nghệ thuật phương Tây, bạn không thể không đọc tác phẩm này.

2 Thật sự đọc đến trang cuối mà mình vẫn kiểu hoang mang, vẫn có nhiều điều chẳng thể lý giải nổi, tác giả viết cuốn sách này ra vì điều gì? Có lẽ mình đã có những phút lơ đễnh trượt mất điều gì chăng, chắc phải để thư thư một thời gian nữa tập trung tư tưởng đọc toàn bộ lại để hiểu thêm được. Dù có nhiều điều khó chịu, cần giải đáp nhưng vẫn không thể chối cãi được sức hấp dẫn mạnh mẽ của cuốn sách này. Mình rất thích và cứ đọc đi đọc lại mãi cảnh đưa tang người mẹ, cảnh biển chói lòa, … cảm giác như mình có ở đó và cũng bị nóng đến choáng đầu, bị chói đến hoa cả mắt, những mệt mỏi, chán ngán của nhân vật khi đi làm, những niềm vui khi được ở gần với Marie. Nửa sau tác phẩm, Meursault nói nhiều hơn, cuộc nói chuyện giữa anh vói luật sư, với viên cảnh sát, với cha xứ, mình cứ đọc lại hoài hoài những đoạn này mãi, qua những cuộc nói chuyện này, người đọc hiểu thêm được phần nào về Meursault nhưng cá nhân mình vẫn chẳng thể hiểu được vì sao Meursault lại làm như vậy trên bãi biển, hay chuyện anh ta không cố tỏ ra thương tiếc người mẹ lại bị người ta đem ra đánh giá, việc đó còn có ảnh hưởng lớn cả chính lí do vì sao anh ta bị đem ra phán xử. Mình nên dừng tại đây để tránh spoil thêm nữa, chúc các bạn đọc sách vui.

3 Cuốn sách rất là mỏng, lúc đầu cầm lên hỏi là tại sao mỏng mà đắt dữ vậy. Mở ra thì thấy giấy cũng khá đẹp. Bìa trước và sau nhìn cũng khá bắt mắt, Về nội thất và ngoại thất thì rất ổn. Còn nội dung cũng tạm được, cách viết kiểu tự sự kèm thêm một chút tâm trạng của nhân vật vào.-kiểu ngôi thứ nhất. Cũng khá bất ngờ khi nhân vật chính chết cuối truyện nhưng đúng là sách hay nên đọc cho tất cả mọi người.

Review sách Người Xa Lạ

Review sách Người Xa Lạ
Review sách Người Xa Lạ

1. Tác phẩm ngắn, dễ đọc

Tuy ít đọc nhưng tôi thích sách. Qua một số bài viết của vài người về Friedrich Nietzsche, Jean Paul Satre hay Albert Camus thì tôi khá e ngại khi đọc tác phẩm của họ, vì họ chống lại tôn giáo hoặc tâm linh, trong khi quan niệm của tôi thì ngược lại. Đọc Người Xa Lạ của Camus bởi vì khi vào hầu hết các trang bình chọn thì đều có mặt trong top 100 tác phẩm văn học vĩ đại xưa-nay, giá trị của nó là không thể nghi ngờ. Dù trái quan điểm, việc đọc để tham khảo và học hỏi là rất cần thiết.

Tác phẩm rất ngắn, tầm 130 trang, dễ đọc nhưng…không dễ hiểu và nếu có hiểu thì chưa chắc đã hiểu đúng hay hiểu hết những hàm ý bên trong. Kinh nghiệm khi đọc các tác phẩm lớn chính là tìm hiểu hàm ý ẩn dấu bên trong chứ không phải nội dung câu chuyện. Nếu sau khi bạn đọc hết một quyển sách loại này mà những điều còn giữ lại trong bạn chỉ là nội dung thì coi như lần đọc đó xem như vứt đi, điều này cũng nhắc nhở một số bạn (đa số còn trẻ) thích chạy theo số lượng.

Những bài tôi viết chủ yếu là nói lên thứ mà tôi cảm nhận được khi đọc, nó có thể đúng, có thể sai, và chắc chắn là thiếu sót, vì tầm hiểu biết của tôi rất nhỏ nhoi so với tác giả, điều này cũng nhắc nhở ta rằng không phải ta đọc xong một cuốn sách là xong. Nói nhiều vậy vì cuốn Người Xa Lạ tương đối khó gặm, là một món ăn khó tiêu.

Nhạt nhẽo! đó là thứ mà tôi đọc thấy. Các chuỗi những sự kiện thường nhật như bạn sống mỗi ngày, như cái cách bạn nghe tin dự báo thời tiết nhưng lại không có cái giọng truyền cảm của MC. Đó là lời kể của một con người “vô cảm”, có ngặc kép vì anh ta vẫn có cảm xúc, vẫn thích vài điều tuy rằng đa số đều trở nên vô vị, điều đáng nói hơn nữa là cái cảm xúc vốn đã nhạt thếch của anh cũng chẳng tăng lên tí nào khi kể về cái chết của bà mẹ hay tình cảm sâu đậm của cô tình nhân. Khi ta đối diện với một con người như vậy, ta thấy giống như mình đang bị xúc phạm một cách nghiêm trọng, thấy anh ta không xứng đáng với niềm tin của những người xung quanh.

Nếu quyển sách không ngắn, thì có lẽ tôi đã đặt nó xuống vì chán, thôi thì cố đọc cho xong, dù gì thì phải có lý do để nó trở thành một tác phẩm vĩ đại chứ nhỉ? Bước chuyển ngoặt khi anh ta giết người trong tình thế ngẫu nhiên. Nếu đời sống và cảm nhận của anh ta là sự phi lý, giống như chuyện ông hàng xóm yêu thương một con chó nhưng cứ đánh đập nó suốt ngày, hay như tên ma cô nghi ngờ bạn gái phản bội nhưng vẫn muốn ngủ với cô ta; thì sự phi lý đó trở thành lý do hợp lý của nhiều người để đưa anh ta đến án tử hình. Trong phiên tòa, anh thấy mọi người đang xét xử cái nhân cách của anh chứ không phải cái hành vi phạm tội đã xẩy ra, anh ta thấy bên công tố vẽ anh thành một kẻ lạnh lùng độc ác, bên luật sư biện hộ vẽ anh thành một anh chàng tốt bụng. Anh không hề độc ác hay tốt bụng, anh chỉ đang sống cuộc đời của anh, cảm nhận mọi thứ xung quanh theo cách của anh, anh không muốn gây hại cho ai hay làm phiền ai, nhưng sao họ lại buộc tội anh hoặc bảo vệ anh bằng cái thứ họ vẽ vời theo ý họ? Đó là sự phi lý của xã hội chúng ta.

Có rất nhiều thứ phi lý đang diễn ra quanh ta, tôi ghét bạn vì bạn không tin thượng đế, bạn ghét tôi vì nghĩ tôi ngốc khi tin thượng đế, người này ghét người kia vì không cùng dân tộc, không cùng màu da, không cùng quan điểm sống, không cùng sở thích. Một đám người ghét kẻ tách riêng mà họ gọi là lập dị, kẻ giàu ghét người nghèo, kẻ nghèo ghét người giàu. Đôi khi người ta ghét nhau, kết án nhau chỉ vì một lý do duy nhất: vì kẻ đó không giống mình.

2. Trích dẫn

Tôi làm việc chăm chỉ cả tuần. Rồi Raymond đến và bảo anh ta đã gửi thư. Tôi đi xem chiếu bóng hai lần cùng Emmanuel, người không hề hiểu điều gì đang diễn ra trên màn ảnh. Đành phải diễn giải cho anh ta. Hôm qua là thứ bảy, và Marie đến như đã hẹn. Cô ấy thật quyến rũ khi mặc chiếc áo choàng kẻ sọc trắng-đỏ và đi đôi dép da. Gương mặt rám nắng của cô ấy tươi như hoa. Ngực cô ấy trông thật chắc. Chúng tôi lên xe buýt và đi đến một nơi cách Alger mấy cây số, trên một bãi biển nằm giữa những mỏm đá và những bụi lau. Ánh nắng lúc bốn giờ chiều không quá gay gắt, nhưng nước khá ấm, với những triền sóng dài vỗ bờ uể oải. Tôi và Marie bắt đầu đùa nghịch. Khi mào sóng đến, chúng tôi hớp đầy một mồm nước, rồi nằm ngửa ra phun ngược lên trời. Một phần tia nước đầy bọt rơi như mưa xuống mặt. Được một lúc thì miệng tôi sít lại vì vị mặn của muối biển. Marie bơi lại và bám chặt lấy tôi. Môi cô ấy đặt sát môi tôi. Cô ấy liếm môi tôi, và chúng tôi cùng quay lộn trên sóng.
Khi trở lên bãi và mặc quần áo vào, Marie nhìn tôi với ánh mắt long lanh. Tôi hôn cô ấy. Từ lúc đó, chúng tôi không nói gì thêm. Rồi chúng tôi chạy đi tìm xe buýt về chỗ tôi, để cùng nhau lăn lộn trên giường. Tôi để cửa sổ mở để được cảm thấy không khí tươi mát ban đêm mơn trớn da thịt.

Sáng hôm sau Marie được nghỉ và tôi bảo cô ấy là chúng tôi sẽ cùng ăn sáng. Tôi xuống dưới nhà mua thịt. Khi trở lên, tôi nghe có giọng phụ nữ trong phòng Raymond. Một lúc sau thì thấy tiếng ông già Salamano mắng con chó, rồi tiếng chân người đi giày và tiếng chân chó gõ móng xuống cầu thang gỗ, rồi “Đồ tồi, đồ thối tha”, và họ đi ra phố. Tôi kể cho Marie nghe về ông già, và cô ấy cười rũ. Cô ấy mặc một trong những bộ pyjama của tôi và vén tay áo lên. Khi cười, cô ấy càng làm tôi thèm muốn cô ấy. Cô ấy hỏi tôi có yêu cô ấy không. Tôi bảo cái đó chẳng nói lên điều gì, nhưng hình như là không. Cô ấy có vẻ buồn. Nhưng khi chuẩn bị bữa trưa, tự nhiên cô ấy lại cười thật quyến rũ, làm tôi lại phải ôm hôn cô ấy.

Lúc đó có tiếng cãi cọ ầm ầm bên phòng Raymond. Giọng một người đàn bà tru tréo, rồi Raymond nói: “Cô hỗn láo, cô hỗn láo với tôi. Tôi sẽ dạy cho cô cách hỗn láo.” Có mấy tiếng động nhỏ, rồi người đàn bà rú lên, tiếng rú kinh khủng đến mức ngay tức khắc mọi người đã đổ đến đầy bậc thềm cầu thang. Tôi và Marie cũng ra khỏi phòng. Cô ả kia khóc liên hồi, còn Raymond thì vả liên hồi. Marie bảo “Thật kinh khủng”, và tôi không nói gì. Cô ấy bảo tôi đi gọi cảnh sát, nhưng tôi bảo tôi ghét cảnh sát. Tuy nhiên, một cảnh sát viên cũng đã tới, cùng với người ở trọ trên tầng hai, một người thợ sửa ống nước. Viên cảnh sát đập cửa, và tiếng động trong phòng Raymond im bặt. Anh ta gõ lại, mạnh hơn, thế là cô ả kia lại khóc, còn Raymond ra mở cửa. Anh ta đang ngậm thuốc lá, và vẻ mặt dịu xuống. Cô kia lao ra cửa và nói với viên cảnh sát là Raymond đánh cô ta. “Tên anh”, viên cảnh sát nói. Raymond nói tên. “Bỏ thuốc lá ra khỏi miệng khi trả lời tôi”, viên cảnh sát lại nói. Raymond lưỡng lự, ngước nhìn tôi và vẫn không lấy điếu thuốc ra khỏi miệng. Lúc đó, viên cảnh sát dang thẳng cánh giáng cho Raymond một cái tát với toàn bộ sức mạnh cơ bắp của anh ta. Điếu thuốc văng xa mấy thước. Mặt Raymond biến sắc, nhưng anh ta im lặng. Vài giây sau, anh ta hỏi với giọng nhỏ nhẹ, liệu anh ta có thể nhặt mẩu thuốc lên không. Viên cảnh sát bảo được, nhưng nói thêm: “Lần sau thì nên nhớ cảnh sát không phải là bù nhìn.”

Suốt thời gian đó, cô ả kia vẫn vừa khóc vừa kêu rên: “Nó đánh tôi. Nó là đồ ma cô.” “Thưa ngài cảnh sát”, Raymond nói, “cô ấy có quyền gọi một người đàn ông là ma cô không ạ?” Viên cảnh sát nói: “Ngậm mồm!” Raymond quay sang phía cô ả và nói: “Đợi đấy, con ạ, tao với mày còn gặp nhau.” Viên cảnh sát lại bảo anh ta ngậm mồm, bảo cô ả đi về, còn Raymond thì ở lại đó, chờ áp giải đến đồn. Anh ta bảo Raymond phải biết xấu hổ vì say đến mức đứng không vững. Raymond thanh minh: “Tôi không say, thưa ngài cảnh sát. Đấy là đứng trước ngài tôi mới run như thế, vì sợ.” Anh ta đóng cửa, và mọi người ra về. Tôi và Marie đi nấu ăn. Nhưng vì cô ấy không đói, mình tôi ăn gần hết. Đến một giờ, cô ấy ra về, còn tôi thì nằm chợp mắt một lát.

Khoảng ba giờ, có tiếng gõ cửa, và Raymond vào phòng tôi. Tôi vẫn đang nằm. Anh ta ngồi lên cạnh giường tôi. Anh ta im lặng một hồi, và tôi hỏi sự việc ra sao. Anh ta kể là anh ta đã làm như dự định, nhưng cô ả lại tát anh ta, và thế là anh ta đánh. Phần tiếp theo thì tôi đã thấy. Tôi bảo bây giờ ả đã bị trừng trị, và anh ta cần phải hài lòng. Anh ta bảo anh ta cũng nghĩ vậy, và anh ta thấy viên cảnh sát đã làm đúng, và dù sao thì cũng không thay đổi được những cú bạt tai mà cô ả đã phải nhận. Anh ta nói thêm là anh ta biết rất rõ cánh cảnh sát, và biết là cần phải xử sự với họ thế nào. Rồi anh ta hỏi tôi là tôi có nghĩ anh ta sẽ trả đũa cú tát của tay cảnh sát hay không. Tôi bảo tôi không nghĩ thế, nhưng tôi ghét cảnh sát. Raymond có vẻ rất hài lòng. Anh ta hỏi tôi có muốn ra phố với anh ta không. Tôi bò dậy và lấy lược chải đầu. Anh ta bảo tôi phải làm chứng cho anh ta. Tôi thấy sao cũng được, nhưng không biết sẽ phải nói gì. Theo Raymond thì chỉ cần nói là cô ả kia chơi đểu anh ta. Tôi đồng ý làm chứng.

Chúng tôi ra phố, và Raymond mua rượu ngon đãi tôi. Rồi anh ta gạ chơi billard và tôi thỉnh thoảng thua. Sau đó, anh ta rủ tôi đi nhà thổ, nhưng tôi bảo tôi không thích thứ đó. Thế là chúng tôi nhẩn nha đi về, và trên đường đi anh ta bảo anh ta rất hài lòng vì đã trừng trị được cô ả đó. Tôi nhận thấy anh ta rất nhã nhặn với tôi, và tôi thấy dễ chịu.

Từ xa, tôi thấy ông già Salamano đang đứng cạnh cửa với vẻ lo lắng. Khi chúng tôi đến gần thì không thấy con chó của ông ấy đâu. Ông ấy nhớn nhác nhìn quanh, rồi quay lại, vừa cố giương mắt nhìn theo hành lang tối om, vừa lẩm bẩm gì đó, xong lại lục tìm trên phố bằng cặp mắt nhỏ đỏ ngầu. Khi Raymond hỏi ông có việc gì, ông ấy không trả lời ngay. Tôi nghe ông ấy lầm rầm: “Đồ tồi, đồ tởm lợm”, và tiếp tục tìm kiếm. Tôi hỏi con chó của ông ấy đâu. Ông ấy bảo nó đi mất rồi. Rồi ông ấy nói liền một mạch: “Tôi dẫn nó ra quảng trường duyệt binh như mọi khi. Ở đó khá đông người quanh những quầy bán hàng. Tôi dừng lại để xem diễn trò “Vua vượt ngục”. Khi tôi muốn đi thì không thấy nó đâu. Từ lâu tôi đã muốn mua cho nó một cái vòng cổ nhỏ hơn một chút. Nhưng tôi không ngờ cái đồ thối tha đó có thể biến đi như thế.”

Raymond nói với ông già chắc con chó bị lạc, rồi nó sẽ về thôi. Anh ta kể ra mấy vụ chó đi lạc hàng chục cây số vẫn tìm về nhà. Mặc dù vậy, ông già vẫn có vẻ lo lắng. “Nhưng, các anh có hiểu không, nhỡ ra người ta bắt nó. Nhỡ có ai nhốt nó lại. Ô nhưng không thể thế được, nó làm mọi người phát gớm vì những mảng máu khô. Nhưng cảnh sát có thể nhốt nó.” Khi đó tôi bảo ông ấy phải đến nơi cảnh sát nhốt gia súc bị lạc để nộp tiền chuộc. Ông già hỏi tiền chuộc có nhiều không. Tôi nói tôi không biết. Thế là ông ấy lại điên lên: “Mất tiền vì cái của nợ đấy à? Thà để nó chết quách đi!” Rồi ông ấy lại chửi rủa. Raymond cười và đi vào nhà. Tôi đi theo, và chúng tôi rời khỏi thềm cầu thang. Một lúc sau, tôi nghe tiếng chân ông già và tiếng gõ cửa. Khi tôi mở cửa, ông ấy đứng ở ngưỡng cửa và nói: “Xin lỗi, xin lỗi.” Tôi mời ông ấy vào phòng, nhưng ông tỏ vẻ không muốn. Ông ấy cúi nhìn mũi giày và đôi bàn tay sần sùi run rẩy. Không nhìn tôi, ông ấy hỏi: “Họ sẽ không nhốt nó chứ, anh Meursault? Họ sẽ trả nó cho tôi chứ? Nếu không thì tôi sẽ ra sao đây?” Tôi nói là nơi nhốt gia súc lạc sẽ giữ chó ba ngày, chờ chủ đến nhận, sau đó họ sẽ làm cái việc mà họ thấy nên làm. Ông già im lặng nhìn tôi. Rồi ông ấy nói: “Chào anh.” Ông ấy khép cửa lại, rồi tôi nghe tiếng chân ông ấy đi về phòng, tiếng giường kêu cọt kẹt. Rồi tôi nghe tiếng động khe khẽ vọng qua máng ngăn. Tôi hiểu rằng ông già đang khóc. Không hiểu sao, tôi bỗng nhớ mẹ. Nhưng sáng mai tôi phải dậy sớm, và vì không thấy đói nên tôi đi ngủ mà không ăn tối.

Mua sách Người Xa Lạ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Người Xa Lạ” khoảng 48.000đ đến 65.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Người Xa Lạ Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Người Xa Lạ Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Người Xa Lạ Fahasa” tại đây

Đọc sách Người Xa Lạ ebook pdf

Để download “sách Người Xa Lạ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 30/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *