Vua Gia Long
Giới thiệu sách Vua Gia Long – Tác giả Marcel Gaultier
Cuốn sách là công trình biên khảo bằng tiếng Pháp của Marcel Gaultier được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1933.
Marcel Gaultier (1900-1960) là nhà văn đồng thời là biên tập viên cho Ban Dân sự của Đông Dương. Ông để lại cho đời hơn mười tác phẩm, trong đó có ba tiểu thuyết, còn lại là hồi ký và những nghiên cứu sử học về các vị vua triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng và Hàm Nghi. Trong số đó, Gia-Long (Vua Gia Long, 1933) là tác phẩm đầu tay về nghiên cứu sử học với đề tựa của Pierre Pasquier, Toàn quyền Đông Dương.
Đây là công trình viết về Gia Long – Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên cũng là người mở ra vương triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, cũng đồng thời là một nhân vật tạo nên nhiều tranh luận, đánh giá.
Trong tác phẩm nghiên cứu đầu tay Gia-Long, Marcel Gaultier mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc mãi cho đến năm 1802 – thời điểm Việt Nam được thống nhất sau bao nhiêu năm chia rẽ, chiến tranh, sau đó là giai đoạn xây dựng và hàn gắn đất nước trong truyền thống Á châu, khép lại với những quan hệ phương Tây vốn đã hình thành từ nhiều năm trước đó.
Tác phẩm cho chúng ta những thông tin về những sự kiện lịch sử trong nước và nhất là ngoài nước vào những thế kỷ XVII, XVIII hoặc XIX. Độc giả trong nước hiểu được cái nhìn từ bên ngoài về tình hình Việt Nam, những nỗ lực tiếp cận và những nhận định không hẳn chính xác nhưng đã góp phần làm nền tảng tư tưởng cho những cuộc can thiệp về sau của phương Tây trên nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
TRÍCH ĐOẠN HAY:
“Vào năm 1802, sau khi giành lại Huế, mở ra triều đại Gia Long, vị vua họ Nguyễn này mới có thể đo đếm đoạn đường đã qua, kể từ lúc cuộc nổi dậy của Tây Sơn khiến ông trở thành một ông hoàng đào tị lang thang đây đó sau những trận chiến trong vùng châu thổ Nam bộ. Hai mươi lăm năm thử thách đã trui rèn nên tâm hồn quả cảm. Tuổi trẻ sớm chín muồi trong bất hạnh, đã nếm qua mọi gian truân, đã từng biết mọi thứ ruồng rẫy. Giờ đây dòng họ, đã được khôi phục trên ngai vàng, được củng cố trong toàn bộ quyền hạn lịch sử, và rồi chỉ sau một trận chiến chóng vánh ở Bắc kỳ, cả ba kỳ cùng nói tiếng An Nam được thống nhất dưới cùng một pháp chế. Nhưng còn cần phải xây dựng lại. Là chiến binh, Gia Long đã từng biết chiến thắng; là hoàng đế, ông còn biết xây dựng. Nhiệm vụ thì bao la, nhưng không hề quá nặng với đôi vai mình, và ông sẽ tự chứng tỏ sự vĩ đại trong những công trình của thời bình như đã từng chứng tỏ trong thời chiến tranh.” – Lời tựa (Pierre Pasquier)
“…Gia Long, vị vua châu Á đã hành xử như một vị vua châu Á. Khi thì uyển chuyển, khi thì khiêm tốn, thoắt ẩn thoắt hiện, tuyệt vời và tàn độc, nhà vua mang dấu ấn của thời đại mình và những thử thách hoang đường của cuộc sống phi thường. Lên ngai vàng sau nhiều năm chiến đấu, thất vọng và đau đớn thể xác, nhà vua trả thù không thương xót những kẻ địch đã buộc mình phải trải qua một tuổi trẻ bi thảm trên những hòn đảo hoang. Đã sống như một chiến sĩ, ông nắm lấy vương quyền và trừng phạt bằng tư cách của một chiến sĩ. Dân chúng tin rằng ông giữ mối khinh bỉ sâu xa đối với những thủ lĩnh từng hống hách thống trị đám dân thường thụ động.
Tâm lý của nhà vua vượt qua hiểu biết của những người châu Âu chung quanh mình bởi lẽ họ tìm đến phục vụ nhà vua vì quyền lợi cá nhân hoặc tôn giáo. Tất cả bọn họ đều quy những vấn đề thời đại thành những câu hỏi về con người hay dòng họ.”
– Chương IV
“…Những người kế nghiệp vua Gia Long, trong cuộc kháng cự ngạo nghễ đối với mọi hoạt động quốc tế, tưởng rằng được an toàn trước những âm mưu của các cường quốc phương Tây nhờ vẻ ngoài hoa mỹ tráng lệ nhưng chao đảo của một tổ chức xưa cũ của họ. Họ không hiểu được rằng, sự bền vững của quyền lãnh đạo quốc gia trước hết đòi hỏi phải có sự hòa hợp của những nguyên tắc với sự vận động bất khả kháng của cuộc tiến hóa toàn cầu và chẳng bao lâu những thể thức lỗi thời trong đường lối ngoại giao của họ sẽ trở nên bất lực để giữ gìn ở An Nam bản sắc dân tộc và sự toàn vẹn bề mặt mà vì thế họ đã chiến đấu trong suốt nhiều thế kỷ qua.”
Vua Gia Long
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Vua Gia Long
- Mã hàng: 8935270702267
- Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
- Tác giả: Marcel Gaultier
- Người Dịch: Đỗ Hữu Thạnh
- NXB: NXB Thế Giới
- Trọng lượng: (gr) 350
- Kích thước: 16 x 24 cm
- Số trang: 332
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Vua Gia Long
1 Hôm nay Sài Gòn mưa tự nhiên lại nhớ Huế đến lạ. Một năm trước cũng thời gian này, tôi và các anh chị em trong 1 lớp học về phát triển cá nhân cùng đến Huế để khám phá và tìm hiểu về lịch sử của vùng đất cố đô này. Huế ngày nay vẫn còn giữ đúng nét trầm mặc, cổ kính của một thời. Chúng tôi đi rất nhiều nơi từ chợ Đông Ba, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, Kinh Thành Huế, Lăng vua Khải Định, Lăng Vua Gia Long, ngôi nhà thời thơ ấu của Bác Hồ, Trường Quốc học Huế và trường Đồng Khánh nay là Trường THPT Hai Bà Trưng… và nhiều nơi khác nữa. Mỗi điểm đến đều cho tôi và các bạn những kiến thức bổ ích. Nhưng nếu hỏi nơi nào cho tôi nhiều cảm xúc nhất thì chắc hẳn vẫn là Lăng Vua Gia Long. Mặc dù nó xa hơn so với những lăng tẩm khác, nhưng những ai thích sự giản đơn của công trình kiến trúc, sự hoang sơ của thiên nhiên, sự lãng mạn hữu tình của phong cảnh, thì chắc chắn sẽ thích chốn này. Và điều làm mình thích nhất ở đây là hình ảnh đẹp của sự hạnh phúc thủy chung mà bạn sẽ không thấy được ở các khu lăng mộ khác. Về nhà mình có tìm hiểu thêm về vua Gia Long nhưng không có nhiều nguồn tài liệu lắm. Mới gần đây thì mình biết được cuốn sách “Vua Gia Long” của nhà nghiên cứu người Pháp Marcel Gaultier. Đây có thể là nguồn tham khảo khá là khách quan đấy ạ.
2 Huế ngày nay vẫn còn giữ đúng nét trầm mặc, cổ kính của một thời. Chúng tôi đi rất nhiều nơi từ chợ Đông Ba, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, Kinh Thành Huế, Lăng vua Khải Định, Lăng Vua Gia Long, ngôi nhà thời thơ ấu của Bác Hồ, Trường Quốc học Huế và trường Đồng Khánh nay là Trường THPT Hai Bà Trưng… và nhiều nơi khác nữa. Mỗi điểm đến đều cho tôi và các bạn những kiến thức bổ ích. Nhưng nếu hỏi nơi nào cho tôi nhiều cảm xúc nhất thì chắc hẳn vẫn là Lăng Vua Gia Long. Mặc dù nó xa hơn so với những lăng tẩm khác, nhưng những ai thích sự giản đơn của công trình kiến trúc, sự hoang sơ của thiên nhiên, sự lãng mạn hữu tình của phong cảnh, thì chắc chắn sẽ thích chốn này. Và điều làm mình thích nhất ở đây là hình ảnh đẹp của sự hạnh phúc thủy chung mà bạn sẽ không thấy được ở các khu lăng mộ khác. Về nhà mình có tìm hiểu thêm về vua Gia Long nhưng không có nhiều nguồn tài liệu lắm. Mới gần đây thì mình biết được cuốn sách “Vua Gia Long” của nhà nghiên cứu người Pháp Marcel Gaultier. Đây có thể là nguồn tham khảo khá là khách quan đấy ạ..
3 Từ trước tới nay mình đều thấy triều Nguyễn là một triều đại lạ kỳ. Lạ ở chỗ nó kéo dài tận 13 đời vua, để lại vô số những chứng tích lịch sử và văn hoá, thế nhưng những thông tin về nó lại luôn lấp sau một bức màn định kiến. Vài năm trở lại đây, học giả Việt Nam tháo dần những định kiến đấy và nhìn nhận lại triều Nguyễn với cái nhìn khách quan, chân thật hơn. Cuốn sách này, với tinh thần đó, sẽ mang tới lát cắt khá mới mẻ cho nhiều người về lịch sử Việt Nam nói chung và vua Gia Long nói riêng, lát cắt mà một người Pháp đã dày công góp nhặt và nghiên cứu để giúp ta hiểu rõ hơn những năm tháng biến động của đất Việt. Tác giả lướt qua chiều dài lịch sử của Việt Nam một cách khá nhanh chóng, ngắn gọn, không quên đề cập tới mối quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với Trung Hoa, Cao Miên, Champa… – đây là một phần không mới nhưng được trình bày hợp lý. Tiếp theo, nội dung chủ đạo của cuốn sách tập trung vào gần 100 năm biến động của An Nam khi người dân nằm dưới sự cai quản của vua Lê-chúa Trịnh-chúa Nguyễn-nhà Tây Sơn. Đây là giai đoạn, mà theo quan điểm cá nhân của mình, lý thú nhất trong lịch sử phong kiến nước Việt. Vẫn với cách lựa chọn sự kiện súc tích, tác giả giúp người đọc khái quát được bối cảnh lịch sử rất rõ ràng và mạch lạc. Cũng ở phần này, quan điểm khác biệt của Gaultier được đưa ra khi khắc hoạ Nguyễn Phúc Ánh như một hậu duệ thất thế đầy bất hạnh của nhà Nguyễn phải vật lộn với nhà Tây Sơn để khôi phục lại gia tộc của mình. Đoạn này mình sẽ không bàn tới sâu hơn mà muốn dành cho các bạn tìm đọc và tự nhận xét. Một điểm nhấn nữa là tác giả đề cập khá kĩ về mối xung đột giữa Thiên chúa giáo mà các giám mục Tây phương muốn truyền dạy và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được duy trì từ bao đời nay của người Việt – đây là một trong những xung khắc lớn nhất khiến Gia Long và Minh Mạng sau này luôn e dè khi đối phó với người Pháp. Cuối cùng, sách đề cập nhanh tới các truyền thống văn hoá, các tầng lớp xã hội và mô hình lập pháp của thời Nguyễn – khá thú vị.
4 Đây là một cuốn sách biên khảo về Vua Gia Long khá đặc sắc. – Tác giả cung cấp nhiều tư liệu mà ít sách sử ở ta nhắc tới, nhiều chi tiết khá thú vị về Cố Bá Đa Lộc, quá trình bôn tẩu của Nguyễn Ánh trước khi lên ngôi, về anh em nhà Tây Sơn, về Hoàng Tử Cảnh …. về các người Pháp đã làm quân sư cho vua Gia Long đến khi chết. – những chính sách bang giao, đối nội đối ngoại của triều Nguyễn. Hay và độc đáo. Cảm ơn tác giả Marcel Gautier Người dịch Đỗ Hữu Thạnh Nhà xuất bản.
5 Là 1 tác phẩm xuất sắc của Macrel trong hơn 200 trang sách “ Vua Gia Long” không những nói về cuộc hành trình của Nguyễn Ánh mà còn là cách nhìn tổng quát ngắn gọn đầy đủ nhất về lịch sử của các vị vua, chúa của Việt Nam theo cách nhìn nhận và đánh giá của 1 người nước ngoài ( Pháp ). Ngoài ra sách còn nói lên những âm mưu của Trung Hoa hay buổi đầu Pháp đặt chân lên đất An Nam. Là 1 cuốn sách hay mà mình nghĩ chúng ta nên đọc để có 1 cách nhìn rõ hơn về 1 dân tộc về 1 ông vua đầu tiên của Việt Nam bắt tay với người Pháp để thống nhất Đất nước cũng như bộ luật mới của An Nam. Sách cực kỳ dễ đọc dễ hiểu cho những bạn ngại , chán sách lịch sử, sách được dịch mượt và hay cực.
Review sách Vua Gia Long
Cuốn Vua Gia Long của Marcel Gaultier đã không chỉ vẽ nên chân dung vị vua đầu triều Nguyễn, mà còn cho độc giả nắm được lịch sử Việt Nam từ khởi nguồn đến đầu thế kỷ 19.
Với nhãn quan của một người Pháp, cuốn sách cũng đem đến cho người đọc những góc nhìn thú vị và những chi tiết chân thực, lấy từ các tài liệu của những nhân vật người Pháp đương thời để lại.
Cuốn sách không quá dài, chỉ gói gọn trong 200 trang bằng tiếng Việt (theo bản dịch của Đỗ Hữu Thạnh, NXB Thế giới và Omega Plus vừa phát hành), được chia làm 4 chương.
Chương I để kể về các sự kiện trong lịch sử Việt Nam cho đến khi vua Quang Trung chiếm Thăng Long lần thứ ba năm 1789. Từ chương II và III mô tả về cuộc chiến của chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, thông qua câu chuyện song song của hai nhân vật Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) và chúa Nguyễn Ánh.
Chương IV nói về hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau khi vua Gia Long lên ngôi, trong đó phần cuối chương đề cập chi tiết đến tổ chức triều đình và quản lý đất nước, các luật lệ của triều đình cho đến khi ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ, tức Luật Gia Long được áp dụng từ năm 1818.
Mảng lịch sử thu gọn của đất nước Champa và Cao Miên cũng được tác giả đề cập khéo léo trong mối quan hệ của cuộc Nam tiến của nhà Nguyễn, trong chương I và IV.
Marcel Gaultier nghiên cứu sâu về các công trình hành chính của vua Gia Long, chính sách đối ngoại của ông. Với tài liệu của mình, Gaultier phản biện lại chính sử của nhà Nguyễn khi nói rằng triều đại Gia Long là một giai đoạn trật tự và ổn định. Ông dẫn chứng bằng các tài liệu được công bố thời bấy giờ của cha Léopold Cadière, chứng minh rằng vua Gia Long bị ngập lút đầu trong những sự kiện.
Thậm chí, tác giả còn nặng nề trích dẫn Chaigneau, viên tướng người Pháp của vua Gia Long rằng, dân chúng thời Gia Long sống rất lầm than, khi vua và quan lại đã làm mất lòng dân theo cách gây phẫn nộ nhất. Công lý được tính bằng tiền, người giàu có thể tấn công người nghèo mà không bị trừng phạt bởi lẽ y chắc chắn rằng, với tiền bạc, công lý sẽ đứng về phía y…
Tuy nhiên, tác giả đánh giá cao pháp luật được ban hành dưới thời Gia Long. “Công lý cai trị ở đây cũng hiệu quả hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới”, ông trích nhận xét của cha de Rhodes và cho rằng: “Bộ luật Gia Long đã thích ứng tuyệt vời với tính cách người An Nam vốn trọng lễ nghi, khách sáo, đam mê uy quyền nhưng lại hành xử với lòng tốt”.
Về chính sách đối ngoại của vua Gia Long, Gaultier kết luận: “Nhà vua đã xa lánh những người châu Âu với một thái độ nghi kị, tuy thế không từ chối những lợi ích vô vị mà nhà vua có thể có được, đó là những đường nét cốt lõi của một chính ssacsh mà vua Minh Mạng theo đuổi với thái độ kiên quyết không lay chuyển”.
Michel Gaultier (1900-1960) viết Vua Gia Long sau 10 năm làm công chức tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.
Cuốn sách chân dung vua Gia Long là tác phẩm đầu tiên của Gaultier, với mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc (ông xác định là năm 275 trước Công nguyên, khởi đầu nhà Thục) cho đến năm 1802 – thời điểm Việt Nam thống nhất sau nhiều năm chiến tranh, chia rẽ.
Trong lời giới thiệu cuốn sách, PGS. TS. Bửu Nam, thành viên hoàng tộc triều Nguyễn đã nhận xét đây là một công trình biên khảo về vua Gia Long và lịch sử Việt Nam có những thành tựu đáng kể trong thời điểm xuất bản, nhưng cũng có một số hạn chế do quan điểm, lối viết sử thuộc địa của tác giả.
“Đây là một cuốn sách khá hấp dẫn để tham khảo”, ông Bửu Hội đánh giá và cảm thấy thú vị khi đọc những ghi chép của Gaultier về những cuộc xung đột ở Việt Nam thời đó, từ xung đột chính trị, tôn giáo, cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn, cuộc nổi dậy của Tây Sơn, vì nó thể hiện rõ “cái nhìn viết sử bên ngoài”.
Vua Gia Long này được Marcel Gaultier xuất bản tại Sài Gòn năm 1933, bị lãng quên trong lớp bụi thời gian, rồi tình cờ đến tay thầy giáo Đỗ Hữu Thạnh, người tu nghiệp tại Pháp và dạy tiếng Pháp ở Pháp quốc. Hứng thú với vị vua mở đầu triều Nguyễn, thầy giáo Thạnh đã dành thời gian dịch cẩn thận, tham khảo ý kiến các chuyên gia, học giả thuộc Hoàng tộc. Bản dịch được hoàn thiện và ra mắt độc giả đúng vào năm kỷ niệm 200 năm vua Gia Long lên ngôi.
Ngoài Vua Gia Long, Gaultier còn viết cuốn Vua Minh Mạng (1936) – cuốn sách được nhận giải thưởng Therouanne của Viện Hàn lâm Pháp trao cho công trình sử học hay vào năm 1937. Sau đó, ông tiếp tục viết hai công trình biên khảo về vua Hàm Nghi mang tên Hoàng đế bị lưu đày và Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Hàm Nghi, hoàng đế An Nam, xuất bản vào các năm 1940 và 1959.
Mua sách Vua Gia Long ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Vua Gia Long” khoảng 70.000đ đến 76.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Vua Gia Long Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Vua Gia Long Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Vua Gia Long Fahasa” tại đây
Đọc sách Vua Gia Long ebook pdf
Để download “sách Vua Gia Long pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Đất Lề Quê Thói Phong Tục Việt Nam
- Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam
- Văn Hóa Vùng Và Phân Vùng Văn Hóa Việt Nam
- Văn Hóa Việt Nam Những Hướng Tiếp Cận Liên Ngành
- Việt Nam Sử Lược
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
email nhận sách dangcao410@gmail.com.
email nhận sách dangcao410@gmail.com.