Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair

Giới thiệu sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair – Tác giả Hermann Hesse

Bản đặc biệt Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair gồm:
1 cuốn sách Demian: Câu ChuyệN TuổI Trẻ CủA Emil Sinclair
1 Boxset (vỏ bọc sách độc đáo)
1 Booklet Quotes Demian số lượng có hạn (10 x 15 cm)

“Chú chim non đấu tranh thoát khỏi quả trứng.

Quả trứng là thế giới.

Ai muốn được sinh ra,

Trước hết, phải phá hủy một thế giới”

Giống như chúng ta, nếu muốn trưởng thành, nếu muốn được sống thật sự thì phải dám bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của bản thân.

Câu chuyện kể về Emil Sinclair, một cậu bé được sinh ra trong một gia đình trung lưu và bước tới ngưỡng tuổi trưởng thành. Cậu có những nhận thức đầu tiên về sự tồn tại của “hai thế giới”, đang băn khoăn giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thiện và ác. Đây là câu chuyện của một người trẻ, đại diện cho biết bao người trẻ tuổi khác, bước lên hành trình đi tìm bản ngã của mình.

Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair là cuốn sách khơi gợi cảm hứng cho MV ‘Blood, Sweat & Tears’ và còn là mạch nguồn xuyên suốt album ‘WINGS’ của BTS. Trong chương trình Culture Plaza của đài KBS vào ngày 17/10/2016 các thành viên BTS đã chia sẻ suy nghĩ về tác phẩm này.

RM: “Chúng tôi cảm thấy có những nét tương đồng giữa cuốn sách và những điều mà nhóm muốn nhắn gửi nên chúng tôi đã sử dụng rất nhiều những chất liệu của tác phẩm trong jacket photos và MV”.

Và suốt từ năm 2016 đến 2018, BTS đã liên tiếp phát hành chuỗi Album “Love Yourself” – tất cả đều được lấy cảm hứng từ cuốn sách này Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair.

Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair
Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair
  • Tác giả: Hermann Hesse
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới
  • Dịch Giả: HCI
  • Loại bìa: Bìa gập

2. Đánh giá Sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair

Đánh giá Sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair
Đánh giá Sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair

Mình đã rất mong chờ tác phẩm Demian, không phải vì BTS, mà là vì Hermann Hesse (mình rất rất rất yêu thích cuốn Siddhartha của ông).

Về hình thức, sách được in trên giấy bóng ngà có thể lưu trữ nhiều năm mà không lo bị ố màu hoặc bị mốc gờ sách, cầm nặng tay, giấy ngà không quá chói mắt khi đọc lâu, chất giấy bóng không hút nước như các loại giấy xốp dù nhẹ nhưng bảo quản sẽ không được lâu năm.

Về nội dung, không có gì bàn cãi về tài năng của Hermann Hesse. Mình sẽ không spoil nội dung câu chuyện. Nhưng nó rất dễ thương, trong sáng nhưnng cũng rất sâu sắc về cái nhìn của một cậu bé về hiện thực đời sống.
Về dịch thuật, mình hơi thất vọng khi một tác phẩm được xem là kinh điển nhưng lại do một người không chuyên dịch. Nhiều đoạn lủng củng do dịch quá sát với nguyên văn, và nhất là sử dụng nhiều từ/ câu ghép rất lạ tai, đành rằng tiểu thuyết mang khá nhiều màu sắc tôn giáo nhưng nó không có quá nhiều từ chuyên môn. Vì thế, cuốn tiểu thuyết này đã không còn là một viên ngọc sáng nữa, nó thiếu trau chuốt và không toát lên sự am hiểu của tác giả.

Booklet rất xinh, các ảnh minh họa rất hay, ý nghĩa, sáng tạo.

Review sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair

Review sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair
Review sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair

Demian – Câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair – hay cái tên khác là Tuổi Trẻ Băn Khoăn là một trong những tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc của Hermann Hesse. Cuốn sách được nhận xét như một cuốn kinh của một tôn giáo mới, khi tác giả khuyên con người ta không cần theo một tôn giáo nhất định nào. Với lời tựa của nhà xuất bản: “Cuốn sách dành cho tất cả những ai đang hoang mang trước ngưỡng cửa trưởng thành”, Demian hoàn toàn khiến chúng ta trông chờ những điều thú vị từ nó.

Nhìn tổng quan bên ngoài cuốn sách, mình phải thốt lên rằng: “Đẹp quá”. Bản mới do AzBooks xuất bản được thiết kế bìa đẹp xuất sắc. Mình nghĩ cách vẽ bìa được lấy cảm hứng từ những đường nét liền giống như bìa album Love Yourself của BTS. Bìa đen, nét trắng. Lúc đầu mình nhìn ra đó là hình ảnh một con chim, nhưng nhìn kĩ tiếp lại là khuôn mặt của một người phụ nữ được lồng ghép vào. Đây cũng chính là hai hình ảnh được xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm.

Mình biết đến cuốn sách này bởi vì nó xuất hiện rất nhiều trong phim ảnh, những người nổi tiếng mình theo dõi đọc nó, đặc biệt Demian còn nổi tiếng với các bạn trẻ khi nó liên quan đến các bài hát, giả thuyết album của nhóm nhạc BTS. Tác phẩm này được dịch và xuất bản ở Việt Nam khá lâu rồi và gần đây mới được tái bản lại với một bản dịch mới. Mình cho rằng cách dịch rất quan trọng vì những tác phẩm có chiều sâu, liên quan đến tôn giáo và tâm lý như thế này nếu không dịch được đúng nghĩa, hay chuyển ngữ chuẩn xác thì người đọc sẽ khó hiểu và khó nắm bắt được nội dung truyền tải. Mình chưa bao giờ nghĩ những tác phẩm của các tác giả đoạt giải Nobel là dễ đọc. Có nhiều ý kiến cho rằng các tác phẩm đoạt giải Nobel rõ ràng là được khen rất hay, khuyến khích đọc và nó đoạt giải văn học cơ mà, tất nhiên là phải hay chứ nhưng khi đọc lại chả hiểu nội dung mà tác giả muốn truyền tải là gì. Mình nghĩ rằng sự sai lệch qua ngôn ngữ là một phần, phần còn lại là bạn phải hiểu văn hóa, bối cảnh câu chuyện của tác phẩm ấy. Demian là một ví dụ.

Mình đã đọc cuốn Siddhartha của Hermann Hesse trước cuốn này và theo nhận xét của mình thì Demian thể hiện đúng cách hành văn và phong cách của tác giả, dù nó khó đọc hơn một chút. Siddhartha rõ ý và khiến người đọc cảm thấy “dễ xuôi” hơn một chút. Đọc được một phần đầu cuốn sách, mình khá bối rối khi không biết Cain hay Abel là ai, những câu chuyện trong kinh thánh hay những nhà hiền triết châu Âu thế kỉ 19. Mặc dù có phần chú thích ở dưới nhưng vẫn khó nắm bắt được hàm ý của câu chuyện nếu ta không tìm hiểu nó. Nếu bạn chọn mua cuốn Demian chỉ vì thần tượng giới thiệu, hay vì nó nổi tiếng mà không có sự kiên nhẫn thì rất có thể bạn chẳng thể nào đọc hết và lại trưng nó lên giá cho đẹp đấy. Trong phần review này, mình sẽ cố đưa những câu chuyện, lý thuyết và biểu tượng xoay quanh tác phẩm này để các bạn có thể tìm hiểu kĩ và sâu nội dung câu chuyện hơn.

Hai nửa thế giới

Thông điệp có lẽ là rõ ràng nhất trong tác phẩm này là: “Thực sự có ranh giới nào giữa cái thiện và cái ác, giữa một nửa tươi sáng, cao quý với một nữa tội lỗi tăm tối hay không?”

Hai nửa thế giới
Hai nửa thế giới

Cậu bé Sinclair, nhân vật chính của câu chuyện được sinh ra trong một gia đình gia giáo, được sự bảo ban và chăm sóc của cha mẹ và anh chị em. Nhưng xuất phát từ một lời nói dối mà dần dần cậu rời xa ngôi nhà ấm áp ấy, tiến tới gần với một nửa thế giới đầy cạm bẫy và theo như cậu đánh giá là “dơ bẩn”. Hai thế giới áp sát nhau, tách biệt mà hòa lẫn vào nhau. Người ta có thể phân biệt rạch ròi hai thế giới ấy, nhưng ai dám đảm bảo họ thuộc hoàn toàn về một thế giới.

Dĩ nhiên tôi cũng là thành phần của thế giới sáng chói và thành thực – tôi là con của cha mẹ tôi – nhưng, mỗi khi tôi quay mắt nhìn hoặc vểnh tai nghe, thế giới kia vẫn luôn ở đó. Và, tôi cũng sống trong cả thế giới kia, dù tôi thường cảm giác mình không thuộc về nó, về vương quốc kinh hãi của nỗi sợ và tín ngưỡng. Đôi lúc tôi lại khoái thế giới cấm kia hơn, và khi quay về ánh sáng, dù ánh sáng có tốt đẹp và cần thiết đi chăng nữa, tôi cảm thấy dường như mình quay lại với một thứ kém đẹp đẽ, kém hứng khởi, hoang vắng và ảm đạm hơn.

Sinclair, có lẽ cứ sống trong tội lỗi và sợ sệt vì tên bắt nạt nắm được bí mật của cậu nếu như không có sự xuất hiện của Demian, một người mà chỉ nhìn lướt qua thôi cũng thấy tỏa ra thứ ánh sáng khác biệt. Từ khi có Demian, Sinclair từ một người cố ngăn cản mình khỏi những suy nghĩ đi ngược lại giáo lý thường ngày trở nên sáng tạo hơn, đào sâu bên trong con người mình hơn để tìm thấy đúng bản ngã của mình.

Để tìm được đúng bản chất con người mình, Sinclair phải tự vượt qua những khoảng rừng tối tăm và nhiều cạm bẫy. Cậu từng là một kẻ nói dối, rồi khi thiếu niên là thành tên bợm rượu bất trị. Nhưng có lẽ cậu may mắn khi có trong cuộc đời những người chỉ đường. Họ đưa ra những lời khuyên hay, họ khơi được cái gì đó còn khúc mắc trong tâm trí của cậu. Đặc biệt là về vị thần Abraxas. Đó là một vị thần không đại diện cho cái tốt hay cái xấu, mà là cả hai. Mình thấy trong Siddhartha tác giả cũng đã cố truyền tải thông điệp này. Chúng ta không phải là thần thánh và chẳng có con đường nào đi đến trưởng thành mà dễ dàng. Chúng ta không thể mãi trải qua những điều tốt đẹp mà không một lần nếm thử những đớn đau.

‘Nhưng tôi nghĩ chúng ta nên tôn vinh tất cả mọi thử, cả thế gian đều thiêng liêng chứ không riêng gì phân nửa chính quy nhân tạo ấy! Chúng ta không chỉ cần các buổi lễ nhà thờ mà còn cần thờ phụng cho ma quỷ! Tôi nghĩ vậy đấy. Bằng không, chúng ta cần phải tạo một Thiên Chúa bao hàm cả quỷ dữ, đôi mắt Chúa sẽ không cần chúng ta che phủ khi những điều tự nhiên nhất trên thế gian xảy ra trước mặt Người.”

Dấu ấn của Cain

Dấu ấn của Cain
Dấu ấn của Cain

Câu chuyện của Cain và Abel – hai người con trai đầu tiên của Adam và Eva. Người anh trai Cain có nhiệm vụ cai quản việc trồng trọt còn người em trai Abel thì chăn nuôi gia súc. Theo truyền thuyết, một ngày nọ Cain và Abel dâng lên cho Chúa Trời những vật phẩm mình tạo ra nhưng Chúa thích món quà của Abel hơn còn của Cain thì không. Vì buồn bực và ghen tức, Cain đã giết chết người em trai của mình. Cain trở thành kẻ sát nhân đầu tiên, kẻ tội đồ đầu tiên còn Abel là người đầu tiên lìa đời. Sau này, Cain như một biểu tượng của cái ác và Abel tượng trưng cho ánh sáng. Cain bị trừng phạt và lời nguyền của Cain liên quan đến sự đánh dấu của Chúa, thường được gọi là Dấu ấn của Cain. Dấu ấn này được dùng làm lời hứa của Chúa với Cain rằng hắn sẽ được thần linh bảo vệ khỏi sự chết yểu, mục đích chính là để ngăn chặn bất cứ ai giết hắn. Người ta không biết dấu ấn đó là gì, chỉ giả định nó là một dấu ấn hữu hình.

Sinclair, và người bạn thơ ấu đến khi trưởng thành của cậu – Demian – tự nhận mình lại người có dấu ấn của Cain. Những người mang dấu ấn của Cain bị gán cái mác là đáng sợ, cần phải tránh xa. Demian cũng tương tự vậy. Khuôn mặt anh có sức hút đặc biệt không chỉ vì anh đẹp trai mà còn có nét gì đó già giặn, bí ẩn của người hiểu biết rộng. Anh là người đầu tiên đặt những vấn đề trái ngược thường ngày dành cho Sinclair. Lần đầu nói chuyện với cậu, anh khiến cậu phải tự hỏi rằng nếu Cain là biểu tượng cho sự dũng cảm còn Abel là một tên hèn nhát thì sao, cậu nghĩ chuyện đó thật nực cười vì trái với đạo lý tồn tại bao nhiêu đời này nhưng đó chỉ là vấn đề phản biện đầu tiên cậu gặp trong đời.

Cain, người đầu tiên làm việc sai trái, cũng giống như người phá vỡ đi thế giới mà cậu từng sống. Cain là người tạo nên sự khác biệt, dù sự khác biệt đó bị lên án, bị trừng phạt và bị nguyền rủa. Nhưng ta tự hỏi rằng, nếu như Cain không giết em trai mình, thì cái ác có bao giờ xuất hiện không, có thể có nhưng cũng có thể không. Và nếu như cái ác không xuất hiện thì thế giới này có muôn màu hay sẽ tẻ nhạt. Rồi chúng ta lại đặt ra câu hỏi, có phải Chúa Trời chính là nguyên nhân gây ra cái ác của Cain, khi Người không thích món vật phẩm do Cain dâng tặng. Điều mình thích ở cuốn sách này chính là nằm ở đây. Nó khiến mình phải tự đặt câu hỏi lật lại vấn đề, khiến mình không thể phân biệt được cái nào chắc chắn đúng và chắc chắn sai, có lẽ vì trên đời chẳng có gì tuyệt đối cả, cái thiện và cái ác cũng vậy.

Phá hủy một thế giới

Quả trứng mà Sinclair phá bỏ đầu tiên có lẽ sự bao bọc và che chở của gia đình, tiếp đến là những giáo lý trong xã hội và trường học. Cậu tự vượt qua nhưng hoang mang và chênh vênh trong cuộc đời mình để trưởng thành. Tất nhiên cậu cũng có những người chỉ đường, những người có ảnh hưởng lến cuộc đời cậu. Tuy vậy, họ chỉ đưa ra lời khuyên và những gợi ý, còn lại cậu phải tự lần tìm và thông hiểu.

Phá hủy một thế giới
Phá hủy một thế giới

Ngay cả những người vô hại nhất cũng khó có thể tránh khỏi được mọi sự xung đột với những đức hạnh tốt đẹp của sự mộ đạo và lòng biết ơn, phải có một hoặc hai lần trong đời. Đến một lúc nào đấy, chúng ta phải tự tách mình ra khỏi thế giới của những người cha và các giáo viên; tất cả chúng ta sẽ cảm thấy sự tàn khốc của nỗi cô độc, ngay cả khi hầu hết mọi người đều không chịu đựng được và nhanh chóng bò trở lại vùng an toàn.

Những chi tiết thể hiện sự đấu tranh trong tư tưởng và con người của Sinclair đã làm tăng thêm sức kỳ ảo cho tác phẩm. Có thể nhiều người đọc sẽ cảm thấy khó hiểu và khó hình dung khi đọc những đoạn ấy. Điều này là dễ hiểu vì tác giả đã áp dụng những luận thuyết cơ bản của phân tâm học trong tác phẩm này. Nó thể hiện ở những đặc điểm như: Hành vi, kinh nghiệm và nhận thức của con người phần lớn được định hình bởi xung năng bẩm sinh và vô thức; những xung đột giữa ý thức về thực tại với phần vô thức; những liên tưởng tự do; những giấc mơ. Do đó, những chi tiết liên quan đến giấc mơ, giằng xé nội tâm trong mơ và tưởng tượng được thể hiện liên tục trong tác phẩm. Sinclair có những giấc mơ đầy tính nhục dục kể từ khi cậu vị thành niên. Những điều ấy bị cấm và coi là tội lỗi trong giáo lý khi đó. Cậu kiềm chế và cố gạt cái suy nghĩ đó nhưng nó vẫn xuất hiện trong giấc mơ của cậu. Cậu mơ thấy hình ảnh người phụ nữ vừa mang nét đàn ông, nghiêm trang mà quyến rũ. Cậu mơ thấy hình ảnh con chim bồ cắt thoát ra khỏi quả địa cầu, giống như biểu tượng con chim phá hủy thế giới. Giữa mơ và thực, cậu liên kết được nó và cũng từ đấy cậu đi tìm được bản ngã của chính mình.

Kết luận:

Nói về Demian, mình nghĩ là có quá nhiều thứ để bàn đến và phân tích. Những thông điệp mà tác giả đưa ra không chỉ có ở bề nổi mặt chữ và còn nhiều tầng lớp dưới đó nữa. Mình nghĩ rằng điều mà các bạn trẻ như mình dễ dàng học được ở đây, qua tác phẩm này không phải là khuyến khích chúng ta làm những điều sai trái, gạt bỏ đạo đức hay tìm kiếm con người mình ở những giấc mơ. Chúng ta đang trưởng thành, có thể nhanh hay chậm, quan trọng là chúng ta đã trải qua nó như thế nào? Bạn có sợ bóng tối không? Bạn có sợ vượt qua những đầm lầy đen kịt hay rừng rậm đầy gai không? Bạn có đang chối bỏ những xúc cảm hay tiếng nói nào đó trong con người mình không? Việc bạn cần làm là lắng nghe và vượt qua. Lắng nghe bản thân mình, hỏi nó muốn gì và vượt qua những thứ ập đến với bạn. Bạn chẳng thể ở mãi trong vòng tay bảo vệ của cha mẹ mà phải phá bỏ nó mà tự đấu tranh. Cuối cùng, nếu bạn muốn tìm một cuốn sách thực sự để đọc, ngẫm nghĩ và sống cùng nó, hãy chọn Demian.

Mua sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair” khoảng 82.000đ đến 98.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair Fahasa” tại đây

Đọc sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair ebook pdf

Để download “sách Câu Chuyện Tuổi Trẻ Của Emil Sinclair pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 5 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 24/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *