Vì Tôi Ghét Hàn Quốc

Giới thiệu sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc – Tác giả Chang Kang, M Young

Vì Tôi Ghét Hàn Quốc

“Em chẳng quan tâm chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc xếp hạng mấy trên thế giới. Em chỉ muốn em hạnh phúc hơn thôi. Mà ở đây thì em không thể hạnh phúc được.”

Quyết tâm lựa chọn hạnh phúc lạ lẫm nơi đất khách thay vì bất hạnh quen thuộc chốn quê nhà, Kye Na rời bỏ Hàn Quốc và từ bỏ mọi thứ mình có ở Hàn Quốc – gia đình, tình yêu, công việc – để sang Úc sống một cuộc sống mới, mà theo cô là, hạnh phúc hơn.

Nhưng di dân có phải là câu trả lời cho những bất hạnh tại cố quốc? Hành trình Úc tiến của Kye Na, rốt cuộc, là một cuộc chạy trốn hay kiếm tìm hạnh phúc đích thực cho bản thân? Mỗi bước, mỗi va vấp của Kye Na trên hành trình ấy sẽ vừa là một lời đáp cũng vừa là một câu hỏi tiếp nối, không ngừng đẩy cô tiến gần hơn tới cái kết mình khao khát.

Vì Tôi Ghét Hàn Quốc
Vì Tôi Ghét Hàn Quốc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Vì Tôi Ghét Hàn Quốc
  • Mã hàng 8935235218000
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Chang Kang, M Young
  • Người Dịch: Hà Linh
  • NXB: NXB Hà Nội
  • Trọng lượng: (gr) 220
  • Kích Thước Bao Bì: 14 x 20.5
  • Số trang: 202
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc

Đánh giá Sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc
Đánh giá Sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc

1 Chắc hẳn nghe tiêu đề thì ai ai cũng thấy tò mò phải không? Hàn Quốc trước giờ luôn xuất hiện và tồn tại trong mắt chúng ta những nam thanh nữ tú, những chuyện tình lãng mạn trên phim ảnh, những bài hát viral mức độ quốc tế… Như a "Tân Một Cú" có nói trong một chiếc video trên youtube của mình rằng: vẻ đẹp mà truyền thông Hàn Quốc tạo ra vô tình rất gần gũi và phù hợp với người Việt, đến mức chúng ta thường nói với nhau kiểu: con bé xinh kiểu Hàn Quốc, cảnh đẹp như Hàn Quốc bla bla. Quả thật không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Hàn Quốc lên nhận thức của giới trẻ Việt Nam. Tuy nhiên đã bao giờ, các bạn nghĩ đến những con người bình thường ở Hàn Quốc – những người không phải idol, không phải diễn viên, thậm chí học không giỏi, không có nhiều tiền – những người rất rất bình thường trong một xã hội khá là phát triển. Có khi bạn có đặt ra câu hỏi, liệu những người ấy cảm thấy thế nào khi sống trong đất nước mà nhiều người như chúng ta coi đó là "Wonderland"? Nếu có, hoặc bây giờ đã xuất hiện, các bạn có thể check qua cuốn sách này nhé.Đây là câu chuyện về một cô gái vô cùng bình thường, sống trong một gia đình nghèo, ở căn nhà lụp xụp với bố mẹ và em gái . Cô có người yêu nhưng đáng tiếc lại “không cùng đẳng cấp”, lí tưởng cũng khác nhau nên dường như việc đến với nhau là không thể. Từ lâu, cô gái này đã vô cùng “chán ghét” xã hội Hàn Quốc. Vì vậy, cô tự mình lên kế hoạch, kiếm tiền, làm hồ sơ, học tập với mong muốn được chuyển đến sống tại Úc. Trên hành trình đó, cô gặp nhiều người như mình, với những lí do khác nhau, họ đều mong muốn được sống ở một miền đất hứa. Dĩ nhiên, cuộc sống không phải màu hồng như bất cứ ai có suy nghĩ đó. Cô gái Hàn Quốc gặp nhiều chuyện, từ nhà ở, bạn trai, vấn đề công việc,… ở nơi đất khách quê người. Có những hướng đi khác mở ra, hay những con đường để trở về Hàn, trở về nơi “may ra” có thể yên ổn. Vậy, sau những biến cố cuộc đời, điều cô nhận ra sẽ là gì đây? Hàn Quốc – cuối cùng vẫn không phải nơi phù hợp với cô hay quê hương là nơi để trở về?

2 Lúc đầu mình tìm đọc “Vì tôi ghét Hàn Quốc” là vì muốn biết thêm các trải nghiệm của du học sinh, lại cả giọng văn thẳng thắn đến độ hơi phũ phàng của tác giả làm mình càng mong đợi được thấy những điều mà người khác ngại nói đến. Thế mà đọc đến cuối, ấn tượng mạnh nhất với mình lại là cách cuộc đời các nhân vật trong đây diễn tiến, dù người đó đi du học hay chọn ở lại đầu hàng trước cơm áo gạo tiền, những mối lo toan tức bực nói nhỏ không nhỏ, nói to không to, mà cứ đảo lại ngày này qua tháng nọ, không biết bao giờ mới tới hồi kết. Chưa bao giờ mình cảm thấy Hàn Quốc thân quen đến vậy, vì xã hội nơi đây qua góc nhìn của tác giả trùng hợp tới đáng ngạc nhiên với xã hội Việt Nam. Cũng có lẽ, dù ở nơi đâu đi chăng nữa, vẫn có những con người đó, vẫn có những vấn đề đó mà thôi.

3 Chắc hẳn nghe tiêu đề thì ai ai cũng thấy tò mò phải không? Hàn Quốc trước giờ luôn xuất hiện và tồn tại trong mắt chúng ta những nam thanh nữ tú, những chuyện tình lãng mạn trên phim ảnh, những bài hát viral mức độ quốc tế… Như a "Tân Một Cú" có nói trong một chiếc video trên youtube của mình rằng: vẻ đẹp mà truyền thông Hàn Quốc tạo ra vô tình rất gần gũi và phù hợp với người Việt, đến mức chúng ta thường nói với nhau kiểu: con bé xinh kiểu Hàn Quốc, cảnh đẹp như Hàn Quốc bla bla. Quả thật không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của Hàn Quốc lên nhận thức của giới trẻ Việt Nam.Tuy nhiên đã bao giờ, các bạn nghĩ đến những con người bình thường ở Hàn Quốc – những người không phải idol, không phải diễn viên, thậm chí học không giỏi, không có nhiều tiền – những người rất rất bình thường trong một xã hội khá là phát triển. Có khi bạn có đặt ra câu hỏi, liệu những người ấy cảm thấy thế nào khi sống trong đất nước mà nhiều người như chúng ta coi đó là "Wonderland"? Nếu có, hoặc bây giờ đã xuất hiện, các bạn có thể check qua cuốn sách này nhé.

4 Cả cuốn chỉ có 200 trang nhưng đọc cuốn hút từ đầu đến cuối,mỗi chương đều đi thẳng vào vấn đề,ngắn gọn,rõ ràng,không lan man.Cô gái Kye Na,tuy là người Hàn nhưng cô lại không thể chịu nổi cách sống,xã hội Hàn quốc hiện tại,điều lạ nhất là cô không thể chịu nổi cái lạnh,thế là cô ấy quyết định du học sang Úc.Kye Na không biết rõ phải làm gì để trở nên hạnh phúc nhưng trực giác đã mách bảo cô ở Úc cô sẽ hạnh phúc hơn.Tác giả cũng nói về mặt tối của xã hội Hàn khi mọi người không biết nắm giữ lấy hạnh phúc hiện tại mà chỉ biết lấy bất hạnh của người khác ra để làm nguồn động lực sống,để hành hạ người khác trong khi ai cũng là con người như nhau.

5 Quyển này tiết tấu văn phong nhanh, bất ngờ và tươi mới không giống mấy quyển của các tác giả Hàn Quốc khác. Cá nhân mình thấy các tình tiết ‘hạ thấp’ người DNA như 1 vài bạn đánh giá là không đúng lắm. Thực tế người VN sang HQ lao động, cố gắng đổi visa cư trú là thật và việc người HQ cố gắng sang các nước như Canada, Mỹ, Úc lao động và cố gắng đổi visa cũng là sự thật, đây chỉ là tương quan so sánh mà thôi. Thậm chí còn có fact là phụ nữ HQ nổi tiếng với nghề bán d*m ở Úc.

Review sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc

Review sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc
Review sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc

Bạn có bao giờ cảm thấy rằng bản thân vốn không thuộc về nơi mình sinh ra và lớn lên, có những suy nghĩ thật khác so với tiêu chuẩn xã hội, tính cách chưa hoàn toàn phù hợp với quy tắc đạo đức? Bạn có bao giờ nổi lên mong muốn chạy trốn thật xa, khao khát cùng cực tìm ra một nơi thuộc về mình? Thấu hiểu được tâm tình ấy, tác giả Chang Kang Myong đã viết nên quyển sách Vì tôi ghét Hàn Quốc.

I. Chang Kang Myong và tác phẩm Vì tôi ghét Hàn Quốc:

Về tác giả:

Chang Kang Myong sinh năm 1975 tại Seoul. Ông từng đỗ và theo học tại Đại học Yonsei, một trong ba ngôi trường Đại học danh giá nhất Hàn Quốc (Seoul, Yonsei và Korea), nhưng đã bỏ ngang để dành trọn tâm huyết theo đuổi nghề báo. Việc sẵn sàng theo đuổi ước mơ bất chấp định kiến xã hội lúc bấy giờ phần nào nói lên được sự ngay thẳng, dám nghĩ dám làm của Kang Myong.

Ông công tác 11 năm tại Nhật báo DongA với tư cách phóng viên chính trị – xã hội. Đặc điểm nghề nghiệp giúp Kang Myong có thêm cái nhìn toàn cảnh rõ ràng và đầy chân thực về đất nước Hàn Quốc của mình. Sau đó, ông chính thức bắt đầu sự nghiệp viết văn năm 2011. Tài năng của Kang Myong được chứng minh khi tiểu thuyết đầu tay Tẩy trắng đạt giải thưởng Hankyoreh. Thế mạnh của nhà văn nằm ở tiểu thuyết và truyện ngắn, song ông cũng thử sức sáng tác nhiều thể loại khác như tiểu luận, phóng sự, tản văn.

Những tác phẩm chính của Chang Kang Myong có thể kể đến Vì tôi ghét Hàn Quốc, Ngày cuối tháng hay cách con người ghi nhớ thế giới, Biệt đội anh hùng bàn phím (2015), Kết hôn 5 năm mới đi nghỉ trăng mật (2016), Ước muốn của chúng tôi là chiến tranh (2016), Đắc cử – đỗ đạt – giai cấp (2018).

Về tác phẩm:

Vì tôi ghét Hàn Quốc ra đời vào năm 2015. Ngay từ khi xuất bản, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn tại Hàn Quốc, thu hút sự nhiệt tình đón nhận của các độc giả, đặc biệt là giới trẻ xứ sở kim chi. Không chỉ ăn nên làm ra trên thị trường, quyển sách còn rất nổi tiếng trên các văn đàn chuyên ngành bởi nội dung mang tính thời sự và lối kể chuyện mới mẻ.

Theo Chang Kang Myong từng chia sẻ, ông viết Vì tôi ghét Hàn Quốc dựa trên rất nhiều chất liệu hiện thực. Để đảm bảo tính chính xác, ông đã phỏng vấn học sinh du học Úc và người được nhập quốc tịch Úc, tham khảo từ quyển sách Hoàn toàn chinh phục Working Holiday ở Úc – Hỏi đáp và Phê Phán cũng như blog cá nhân của tác giả Kang Tae Ho.

Nội dung chính của Vì tôi ghét Hàn Quốc kể về chuyến di dân đầy quyết liệt của Kye Na từ Hàn Quốc sang Úc để bắt đầu một cuộc sống mới hạnh phúc, tươi đẹp hơn. Vì theo đuổi lý tưởng ấy, cô sẵn sàng bỏ lại sau lưng gia đình hòa thuận, mối tình nhiều năm bền chặt và công việc đàng hoàng. Thế nhưng, “nằm trong chăn mới biết chăn có rận”, hành trình Úc tiến không êm đềm như cô từng tưởng tượng. Mỗi bước đi, mỗi va vấp đều ẩn chứa câu chuyện, chứa đựng lời giải đáp cũng như bí mật mở ra cánh cổng tiếp theo, dần khiến Kye Na thay đổi bản thân, ngày càng đến gần hơn cái kết cô hằng khao khát.

Một tác phẩm không có plot twist (tình tiết gây ngạc nhiên) xong lại có đủ sức công phá hàng rào phòng ngự của bất kỳ trái tim nào, khiến tâm tình người đọc lên xuống theo cảm xúc nhân vật. Chang Kang Myong đã làm điều đó như thế nào?

II. Vì tôi ghét Hàn Quốc – Hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc:

Kye Na – Nhân vật nữ chính tạo dựng được nhiều đồng cảm:

Đối với nữ chính Kye Na, Chang Kang Myong đã khéo léo xây dựng tâm lý nhân vật sao cho độc giả khi đọc đều có thể đồng cảm, dẫu cho cô có bướng bỉnh, ương ngạnh và chứa nhiều mâu thuẫn trong suy nghĩ như thế nào.

Không biết do lớn lên trong gia đình khó khăn hay bẩm sinh vốn thế, Kye Na hiện lên trong mắt người đọc là một cô gái cực kỳ mạnh mẽ, kiên cường, đầy bình tĩnh trước khó khăn, nghịch cảnh. Người xưa từng nói, phải trải qua gian nan vất vả mới có thể trưởng thành. Nhưng riêng với Kye Na thì không hẳn. Cuộc sống của cô rất đỗi êm đềm, thậm chí nói thẳng ra là mờ nhạt.

Bạn còn nhớ khi đi học, dường như lớp nào cũng phải có vài đến chục học sinh im hơi lặng tiếng, ít lúc nào giơ tay góp ý vào hoạt động của lớp, thành tích làng nhàng không quá kém cũng chẳng đến nỗi tệ, lặng im đi đi về về chứ? Kye Na đã rơi vào trường hợp như thế: Gia đình khó khăn nhưng chưa đến mức túng quẫn, học hành chăm chỉ vừa đủ đỗ vào trường tầm trung, cuộc sống bằng phẳng và buồn tẻ, tưởng chừng bị bao phủ lên bởi gam màu trung tính tầm thường, dần mài giũa tính cách con người trở nên lặng lẽ, an phận.

Nhưng Kye Na đã phản ứng khác. Tận sâu thẳm tâm hồn, cô luôn khao khát cháy bỏng sự tự do, được làm những điều mình muốn. Trải qua nhiều năm, ước mơ của Kye Na vẫn luôn vẹn nguyên không đổi. Cô muốn sống thật thảnh thơi, tránh xa khỏi guồng xoay bon chen đầy mệt mỏi của xã hội, tận hưởng trong khoảng thời gian nhất định, sau đó tự tử. Phải, bạn không đọc nhầm đâu, tự tử đấy. Khác với những người trẻ hừng hực sức sống sẵn sàng phung phí sức khỏe và thời gian, Kye Na lại lặng lẽ tiết kiệm từng li từng tí, để dành tất cả cho độ tuổi đỉnh cao, cuối cùng dự định sẽ chết đi để lưu lại hình dáng đẹp nhất.

Tôi sẽ lấy tiền mình dành dụm được bấy lâu để mua một căn hộ rẻ tiền. Nếu ra đảo Jeju sống, hằng ngày tôi sẽ thức dậy và đi ngủ vào một giờ cố định, thật quy củ. Tôi sẽ nấu ăn ở nhà. Tôi chỉ ăn đạm bạc dăm ba món thôi nên sẽ tự nấu. Lúc nào muốn ăn gà thì tôi nấu gà. Tôi cũng đâu định sống như thầy tu. Thường ngày sau khi ngủ dậy, tôi sẽ tự nấu ăn sáng, uống một tách cà phê, đọc vài trang sách rồi ra bờ biển chạy bộ.

Mỗi năm tôi sẽ lên Seoul một lần. Một năm trời mới về thủ đô nên cả tuần tôi sẽ ngủ xả láng luôn. Rồi thì tôi sẽ sum vầy gia đình này, sắm sửa những đồ cần thiết này, có thể đi xem hòa nhạc với tụ tập bạn bè nữa này. Cứ sống như thế đến sáu mươi tuổi chết là vừa.

Suy nghĩ ấy nghe qua có vẻ tiêu cực song thực ra nó rất quen thuộc trong xã hội hiện đại ngày nay. Những người trẻ chật vật cải thiện nguồn tài chính, hoang mang tìm kiếm giá trị bản thân hoặc đơn giản chẳng thiết tha gì nhiều với cuộc sống này, ít nhiều đều từng có lần suy nghĩ như thế. Họ không bất hiếu, cũng chẳng lạnh lùng, chỉ thiếu đi ước mơ, niềm hạnh phúc lẫn tấm lòng nhiệt huyết nên mới vẽ ra một bến đỗ giả định, vờ như đó là mục tiêu phấn đấu cả đời.

Kye Na không còn trẻ. Bạn cùng trang lứa người lấy chồng sinh con, kẻ thăng tiến trong sự nghiệp đã chứng minh rằng cô đã bước qua giai đoạn thanh xuân của đời người. Có phải vì thế mà cách Kye Na tiếp nhận và thuật lại câu chuyện trong Vì tôi ghét Hàn Quốc rất đỗi bình thản và bàn quan, như thể cô đang ở ngoài cuộc nhìn vào sự việc diễn biến bên trong?

Cuối cùng, đúng như tựa đề quyển sách, Kye Na ghét đất nước cô. Cụm từ “ghét” ở đây không mang sắc thái đả kích xã hội, phản động chống đối nền chính trị hay hành động bất cần thiếu suy nghĩ. Cô chỉ không thích hoàn cảnh sống xung quanh, muốn thoát ly khỏi đất nước nơi chỉ đem đến cho cô toàn những khổ sở và mệt mỏi.

Tại sao tôi lại bỏ Hàn Quốc mà đi ấy à. Tóm tắt năm chữ là “Vì tôi ghét Hàn Quốc”. Ngắn gọn mười chữ thì là “Vì tôi không thể nào sống ở đây thêm nữa.” Đừng mù quáng chửi rủa tôi. Tôi có thể ghét đất nước mình sinh ra lắm chứ. Có gì sai trái nào? Tôi đâu nổi dậy xúi giục “Giết hết người Hàn đê. Đốt đại sức quán đê.” Tôi cũng không bày trò tẩy chay, thậm chí còn chẳng đốt lấy một lá quốc kỳ. Trước những người Mỹ nói ghét nước Mỹ hay người Nhật xấu hổ vì mình là người Nhật, lại chẳng khối người Hàn sẽ gật gù “cũng biết nghĩ đấy” còn gì?

Tôi nghĩ mình không thể sống ở đất nước này thêm nữa bởi… thực sự, ở Hàn Quốc tôi là một cá thể hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh. Kiểu một loài một động vật nhất định sẽ tuyệt chủng ấy. Tôi chịu lạnh cực kém, không thể quyết liệt sẵn sàng bỏ mạng vì bất cứ điều chi, tài sản thừa kế cũng chẳng có cái khỉ khô gì. Đã thế còn không biết thân biết phận, tôi khó tính kinh khủng khiếp. Tôi muốn nơi làm việc phải gần nhà, muốn quanh khu vực mình ở phải có nhiều công trình văn hóa, muốn công việc phải giúp mình phát huy năng lực, tóm lại tôi xét nét đủ điều.

Đến đây, chúng ta giật mình tự hỏi, vì sao Kye Na lại ghét Hàn Quốc đến thế? Không phải xứ sở kim chi trong phim ảnh, báo đài đều đẹp đẽ, nên thơ hay sao?

Một Hàn Quốc thật khác:

Trong Vì tôi ghét Hàn Quốc, Chang Kang Myong đã khắc họa một Nam Hàn thật khác.

Thứ nhất, quy hoạch đô thị không tốt và dân số quá đỗi đông đúc. Chúng ta vẫn thường biết đến Seoul với danh nghĩa là thủ đô Hàn Quốc, mũi nhọn kinh tế và trung tâm thương mại, giải trí, nơi khởi nguồn làn sóng Hallyu lan rộng khắp toàn thế giới. Thế nhưng, dưới đôi mắt Kye Na hoàn toàn không có ánh đèn rực rỡ hoa lệ hay những khu phố đi bộ đông đúc tấp nập. Cô nhân viên văn phòng chỉ thấy sự mệt mỏi, tù túng. Mỗi sáng đi làm phải chen chúc chật ních trên tàu điện ngầm, không gian chật hẹp lấp đầy người, xóa sạch chút xíu không khí tự nhiên ít ỏi, khiến Kye Na luôn bất mãn với cụm từ “tỷ lệ sinh thấp” vẫn được chính phủ công bố hằng năm. Đường xá xung quanh nhà cũng chẳng đẹp đẽ gì. Trong ngõ nhỏ chằng chịt toàn những quán rượu liền kề nhau, biển quảng cáo lụp xụp trưng bày mất trật tự, ô tô xông vào ngõ là mạnh ai nấy áp sát vào tường nhường đường, xui xẻo trúng hôm trời mưa thì khả năng bị bắn nước lên người là rất cao.

Bon chen không nổi với dân tình, từ ga Shindorim đến ga Sadang xương cốt tôi đã ê ẩm hết cả. Mỗi lần lên tàu tuyến số 2 tôi lại đâm nghĩ ngợi. Rằng kiếp trước mình đã gây nên tội nợ gì. Lẽ nào tôi đã phản quốc bán nước? Hay đi bán bảo hiểm lừa tiền? Nhìn đám đông xung quanh tôi cũng lại ngẫm nghĩ. Còn các người, các người đã mắc tội gì thế hả?

Mấy người cứ thích ra rả đàn bà phải đẻ nhiều con vào, cái đám ấy phải thử lên tàu điện ngầm tuyến số 2 vào đúng giờ đi làm thì mới trắng mắt ra. Dám cá chỉ cần đi từ Shindorim đến Sadang vài bận là chúng tự khắc nuốt tọt cái mớ “tỷ lệ sinh thấp” khốn kiếp xuống cổ họng. Cơ mà, hẳn bè lũ chúng nó chẳng phải đi tàu điện ngầm bao giờ.

Làm tôi không khỏi nhớ tới những con ngõ mặt sau phố khu Ahyeon. Ở đấy nhan nhản những quán rượu nhỏ như lỗ mũi treo biển nào Lửa nến, nào Gặp gỡ, nào Tổ kiến. Và cả những quầy bói toán, hết Tiên nữ Long Hoa lại Trinh nữ Bồ Tát. Chỉ cần một ô tô xông vào ngõ là ta phải mau mau dính sát lưng vào bức tường bẩn thỉu nhường đường cho nó qua…

Thứ hai, môi trường làm việc thiếu lành mạnh. Kye Na làm tại công ty chứng khoán W. Trái với sự ngưỡng mộ các bạn nói, cô chỉ thấy chán chường cực độ và dần mất kiên nhẫn với công việc theo thời gian trôi đi (tính bằng giờ chứ thậm chí không tính nổi bằng ngày!). Công ty chứng khoán W sử dụng lỗ hổng hợp đồng, thậm chí đưa ra điều khoản không thực tế đánh đổi lấy niềm tin khách hàng, thường xuyên bị gọi điện phàn nàn và phản đối. Nhân viên buộc phải hành động trái lương tâm, đối mặt với sự phẫn nộ của khách hàng mà kiên trì giải thích. Đội trưởng của Kye Na còn là ông chú trung niên, thiếu tế nhị và hay nói những ngôn từ bẩn thỉu (có thể được xem như gián tiếp quấy rối nhân viên chốn công sở).

Thế mà giữa buổi nhậu hôm đó ông Đội trưởng cứ lải nhải rặt những chuyện rõ là bẩn thỉu. Chắc ông ta muốn giành lại điểm trong mắt nhân viên đấy mà. Sự là mấy tiếng trước trong giờ bồi dưỡng tâm hồn, giảng viên ngoài công ty có bắt mọi người vẽ biểu đồ thể hiện lòng tin với đồng nghiệp, ông Đội trưởng bọn tôi bị dính ngay quả “hoàn toàn không tin tưởng cấp dưới”. Chắc vì thế nên ông ta đâm ngượng.

Trước khi về phòng tôi làm, Đội trưởng vốn là chân quản lý mấy bà cô bộ phận kinh doanh thẻ. Chẳng hiểu học lỏm đâu mà hễ mở mồm vài câu là ông ta lại “chịch” nọ “chịch” kia. Không lẽ các cô bán thẻ thích mấy chuyện bẩn bựa kiểu đó? Đám chúng tôi thì phân viên liệu có nên nhắc Đội trưởng một tiếng rằng, ăn nói như vậy với chúng tôi chính là một kiểu quấy rối đấy.

Thứ ba, sự phân biệt giai cấp nặng nề. Chúng ta hẳn đã biết đến bộ phim điện ảnh nổi tiếng đoạt tượng vàng Oscar danh giá tháng 2/2020 vừa qua – “Parasite”. Phim thành công chủ yếu nhờ vào nội dung khai thác thành công sự khác nhau quá lớn giữa gia đình giàu có và nghèo khó. Ở đây, Chang Kang Myong thông qua Vì tôi ghét Hàn Quốc đã khắc họa lại một bức tranh tương tự. Gia đình Kye Na có đến tận 5 miệng ăn, người bố làm bảo vệ, chị cả làm thêm ở quán cà phê còn em út thì lông bông ăn chơi, một gia đình hoàn toàn không thể coi là khấm khá. Thế nên, trong buổi gặp mặt nhà bạn trai cũ Ji Myung, Kye Na đã phải chịu sự ghẻ lạnh tuyệt đối. Bố mẹ, chị gái Ji Myung không hề mở lời nói câu nào với cô, thái độ coi thường, khinh rẻ luôn thường trực trên khuôn mặt họ.

Chính xác hơn là họ chẳng hỏi tôi một câu nào. Tôi cứ như nhân viên tiếp thị thình lình chen vào chiếm một chỗ trong bữa tiệc sớm mừng con trai xuất ngũ của gia đình họ vậy. Ban đầu tôi nghĩ thà như thế còn hơn bị thẩm vấn, nhưng ngồi được một lúc tôi bắt đầu thấy khó chịu. Trừ Ji Myung, không một ai thèm đoái hoài tới tôi.

Nghe vậy chị ta liền thu lại nụ cười vừa mới nở ra với cậu em trai, đáp “Đâu có? Chị có bao giờ thích cái phim đó đâu.” Vừa nói thế chị ta vừa ném về phía tôi ánh nhìn tỏ ý “Còn có cả thời gian xem phim truyền hình cơ à, thật bó tay”.

Nhìn vẻ mặt đó của chị ta tôi mới chợt nghĩ, không hiểu mình đang làm cái trò gì ở đây. Những người này sao lại như thế nhỉ?

Thứ tư, hoàn cảnh gia đình. Chang Kang Myong đã khiến độc giả thế giới nhận ra rằng, à, hóa ra tại Hàn Quốc, bên cạnh những chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, nhà lầu xe hơi còn có các khu trọ nhỏ hẹp chen chúc, xiêu vẹo. Mùa đông, nhà Kye Na không có đủ điều kiện mua máy sưởi nhiều trong khi cô cực kỳ sợ lạnh. Dần dà, cái rét buốt trở thành nỗi ám ảnh in đậm vào tâm trí Kye Na, giống như căn bệnh trầm kha kéo dài mãi không dứt.

Hễ trời trở lạnh là ở các ngón tay ngón chân tôi nổi những cục nhỏ cưng cứng. Chúng hết gai gai lại ngứa ngứa rồi phồng rộp cả lên. Sau thì những chỗ rộp lan ra khắp cánh tay. Hồi nhỏ, cứ đến mùa đông tôi lại mong cái giai đoạn rộp kia đến mau cho nhanh. Mãi sau này lớn, phát hiện ra đó là dấu hiệu thời kỳ đầu của chứng phát cước tôi mới rùng mình phát hoảng.

Dù có ở nhà suốt tháng Một tôi cũng không tránh khỏi các triệu chứng phồng rộp kia. Ngôi nhà chúng tôi ở vốn đã cũ nên khá lá xập xệ, từ tường bao đến khung cửa sổ từ lâu đều bong tróc lỏng lẻo không kể đâu cho hết. Đến tháng Mười, bố tôi lấy túi ni lông thường dùng để bọc kim chi đem che chắn cửa sổ. Dù thế, suốt mùa đông dài không khí lạnh vẫn hun hút tràn vào. Túi ni lông đón gió căng phồng theo hướng vào trong nhà. Những ngày như thế dẫu có bật sưởi cũng chỉ ấm được những chỗ người chạm sàn. Còn đâu thì vẫn rét run. Và dù có nằm sát sàn tôi cũng vẫn buốt hết cả chóp mũi.

3. Cách nhìn nhận làm nên thế giới:

Chang Kang Myong đã mở đầu quyển sách bằng một Hàn Quốc rất đỗi u tối. Thế nhưng, theo mạch diễn biết câu chuyện, chúng ta mới nhận ra một điều rằng, một Hàn Quốc như thế chỉ xuất hiện khi Kye Na ở trong trạng thái chán chường. Vì thực ra nước Úc cô hằng mong đợi nào có đẹp đến thế đâu?

Bên cạnh mùa đông giá rét, Hàn Quốc vẫn có đủ bốn mùa xuân hạ thu đông, những ngày đẹp trời vẫn luôn tồn tại và không thiếu người tốt đi lại trên đường. Thế nhưng, Kye Na đã lựa chọn không nhìn thấy. Theo bước chân rời đi, sự nhẹ nhõm trong tâm trí đã khiến cách cô nhìn thế giới thay đổi. Nước Úc rộng rãi, con người thân thiện và nắng chói chang quanh năm hiện ra trước mắt Kye Na thuở ban đầu như một vùng đất đầy hứa hẹn giúp cô thỏa chí tung hoành.

Đứng ở ngã tư, tôi xoay đầu nhìn quanh tứ phía…Trên bốn ngả đường tiệt không thấy một bóng người. Tôi vừa có chút hoảng lại cũng vừa thấy tự do, nói thế nào nhỉ, xao xuyến, cô độc, man mác – những cảm giác kiểu đó cứ xáo trộn dâng trào trong lòng tôi. Phía cuối bốn ngả đường, cảnh nhìn tựa tranh vẽ. Mặt đường chạm tới cả trời xanh. Và chỗ đất trời giao nhau bừng lên lấp lánh.

Và ánh nắng kia! Chói đến nỗi tôi không thể ngẩng cao đầu. Phải đến khi đó tôi mới ngộ ra dân ở đây đi đường luôn kè kè cặp kính râm không phải để tạo dáng sành điệu.

Tôi hạnh phúc lắm chứ.

Để rồi sau này, Kye Na mới nhận ra những mặt xấu tại đất nước chuột túi, giống như một người đột nhiên choàng tỉnh giấc khỏi cơn mơ.

Tôi chỉ ngẫm, là người ngoại quốc thật tủi, và cam chịu nhận ra rằng, ở đất Úc này cả đời tôi cũng chỉ là một kẻ ngoại quốc mà thôi.

Tôi cũng biết. Úc chẳng phải một đất nước toàn thiên thần quần tụ sinh sống. Lần nọ, trên tàu điện có một gã ma cà bông đã đến quát tôi “Mày cút về nước mày đi.” Thậm chí, trước đây không có mà giờ cũng đã nảy nòi ra một kỳ thi, gọi là Thi nhập tịch. Đề thi hơi bị khó luôn.

Lúc đọc đến đây, người viết đã liên tưởng đến câu thơ nổi tiếng trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Quả thật, tâm trạng và suy nghĩ ảnh hưởng rất nhiều đến cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Sự thay đổi chóng mặt của Kye Na lúc ở Hàn Quốc với thời điểm mới sang Úc đã khiến người viết suy nghĩ rất nhiều.

Hằng ngày, chúng ta lướt Facebook thi thoảng vẫn thấy được những bài viết cập nhật tin tức, một vài trong số đó thực sự rất đỗi tiêu cực. Bạn có thể từ chối ngoài miệng rằng những bài viết đó chẳng thể nào ảnh hưởng đến bản thân. Thế nhưng, trong vô thức, góc nhìn thế giới của bạn đã chậm rãi, từ từ tối đen đi bớt đôi chút. Để rồi dần dần, ta tự tổn thương chính mình, dần mất đi khả năng suy nghĩ tích cực hơn. Kye Na là một trường hợp như thế đấy. Quả thực môi trường sống của cô tại Hàn Quốc không tốt như bao người khác nhưng sau khi chứng kiến hàng loạt việc Kye Na trải qua, người viết không khỏi tự hỏi rằng, nếu nhận thức được và nhìn nhận thế giới này tươi sáng hơn chứ đừng mãi than thân trách phận, cuộc sống tại Hàn Quốc của cô phải chăng sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều?

4. Niềm tin tiếp bước dành cho những người còn đang băn khoăn:

Vì tôi ghét Hàn Quốc nói về hành trình của một cô gái rời bỏ đất nước mình hằng quen thuộc tìm kiếm một chân trời mới, hy vọng nó chứa đựng niềm hạnh phúc. Thế nên, tạm bỏ qua những dòng suy nghĩ kể trên, hãy cùng tập trung vào thông điệp rõ ràng nhất tác giả muốn truyền tải: Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn!

Đặt giả thiết Kye Na là một người cần tác động của môi trường xung quanh để “làm mới” tâm trạng, việc cô di cư sẽ trở nên hợp lý hơn rất nhiều. Cô nhân viên văn phòng giống như chú chim nhỏ bị giam cầm nhiều năm, chờ đợi khoảnh khắc được tháo cũi sổ lồng là vọt về với vòng trời cao rộng. Dù phải trải qua mưa gió bão táp, sau cùng, Kye Na vẫn tìm được nơi chốn hạnh phúc cô thuộc về.

Kye Na đã trở thành một minh chứng mạnh mẽ hơn bao giờ hết cho việc dám đánh đổi để tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. Vượt qua rào cản độ tuổi, giới tính, quốc tịch, bỏ qua tình yêu, gia đình, công việc, Kye Na thực sự đã “chơi liều”, dốc hết vốn liếng vào một ván cờ cuộc sống chưa biết rõ thắng thua. Ai cũng cảm thấy làm như thế chẳng an toàn chút nào. Đúng vậy! Nhưng không đánh đổi thì sao biết được kết quả kia chứ? Người viết tin rằng, vào trang cuối cùng của quyển sách khi Kye Na nói rằng “Từ giờ tôi thực sự sẽ trở nên hạnh phúc”, rất nhiều người đã rơi nước mắt. Và có lẽ, một vài người đã hạ quyết tâm đi tìm hạnh phúc.

III. Những suy nghĩ, trăn trở phù hợp với thời đại:

1. Bạn có phải là người xuất sắc không?

Chang Kang Myong đã xây dựng nhân vật Kye Na tài tình, đánh trúng vào tâm lý áp lực do thành tích tại Hàn Quốc. Nếu bạn đã từng xem “SKY Castle”, hẳn sẽ phần nào hiểu được đối với người dân xứ sở kim chi, việc đậu vào trường chuyên lớp chọn, tốt nghiệp đại học danh tiếng, có công ăn việc làm danh giá là chuyện rất quan trọng, ảnh hưởng đến danh dự con người, gia đình, thậm chí dòng tộc. Nhưng Kye Na chỉ là một người rất đỗi bình thường, học lực trung bình, gia cảnh tầm tầm, không có ước mơ nào cụ thể ngoài việc sống thật vui vẻ.

Thế thì việc đấy có làm giá trị con người cô giảm đi không nhỉ? Rõ ràng không hề. Ngược lại, Kye Na tại Úc được thầy bói phán là có số đào hoa nở rộ, có nhiều người yêu thích và cũng quen nhiều bạn trai. Cô không hề băn khoăn trăn trở về trình độ học vấn của mình, chỉ trằn trọc về việc tìm kiếm niềm vui mỗi ngày.

Bạn thực ra cũng có thể sống thoải mái như thế đấy. Đôi lúc, chúng ta có thể tạm rời bỏ cuộc chạy đua tranh thứ hạng đầu của lớp, giành giật học bổng, tìm kiếm việc làm lương cao… Đôi lúc, trở nên xuất sắc không đồng nghĩa với việc bạn có thể hạnh phúc. Đương nhiên, bạn vui vẻ khi có được chúng thì không nói rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cảm thấy mệt mỏi và chán chường như Kye Na tại Hàn Quốc, vậy cũng chẳng sao cả.

Chúng ta cũng chỉ là con người mà thôi, biết đau, biết mệt, biết tổn thương. Thế nên, nhiều hơn cả những nhãn mác bóng bẩy bề ngoài, hãy học cách yêu thương chính mình trước. Chang Kang Myong nói lên nỗi đau đớn của giới trẻ Hàn Quốc nói riêng, vô tình đã nói luôn tâm tình của thế hệ thanh niên hiện đại nói chung.

2. Mặt tốt và mặt xấu luôn song hành:

“Mặt tốt và mặt xấu luôn song hành”, triết lý hai mặt của cuộc sống luôn xuất hiện xuyên suốt Vì tôi ghét Hàn Quốc, đóng vai trò như một sợi chỉ đỏ nối liền mạch câu chuyện lại với nhau. Kye Na từ việc nhìn Hàn Quốc như một đất nước toàn những bất hạnh – bất công đã nhận thấy hóa ra người dân yêu thích Hàn Quốc thực sự hạnh phúc (dù hạnh phúc của họ được định nghĩa theo một cách khác bình thường) chứ không hề sống giả tạo; từ việc xem Úc như nơi chốn trong mơ toàn điều tốt đẹp đã nhận thấy những tệ nạn, góc khuất tại đất nước chuột túi.

Tác giả không hề để nhân vật đề cập đến từ “trưởng thành” và có lẽ tuổi của Kye Na cũng đã qua khoảng thời gian phù hợp cho hai chữ ấy. Thế nhưng, ông đã giúp cho người đọc có thể chứng kiến quá trình “trưởng thành” trong tâm tưởng của cô. Ban đầu, Kye Na đối với thế giới là trạng thái buông xuôi chứ thực chất chẳng hề bình tĩnh như nhiều người lầm tưởng. Cô vẫn dễ dàng nổi điên vì bị gia đình Ji Myung phân biệt đối xử, cãi vã với Jae In bởi vài chuyện lặt vặt không đâu. Và rồi trải qua thăng trầm, khoảnh khắc Kye Na đeo kính râm lên nhìn ánh mặt trời rực rỡ, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận thấy sự tự tin, kiêu hãnh và điềm đạm đã tập hợp về trên người cô, giúp Kye Na tỏa sáng hơn bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời.

IV. Lời kết – “Từ giờ tôi thực sẽ trở nên hạnh phúc”:

Vì tôi ghét Hàn Quốc là một quyển sách phù hợp cho tất cả lứa tuổi. Là nam nhưng Chang Kang Myong đã viết ra một nhân vật nữ vừa mạnh mẽ vừa yểu điệu, chứng tỏ ông có sự am hiểu tâm lý con người nhất định. Quyển sách chứa đựng nhiều bài học đáng giá không ngờ tới, giá trị vượt xa hơn suy nghĩ ban đầu của người viết khi nhìn thấy tựa sách.

Quan trọng nhất, Vì tôi ghét Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của hạnh phúc. Người viết cho rằng, đây là suy nghĩ rất cần thiết cho người trẻ trong xã hội hiện nay, đặc biệt trước các tác động tiêu cực ập đến hằng ngày. Nếu bạn đang tìm kiếm một quyển sách nhẹ nhàng vừa đủ nhưng vẫn có chiều sâu, hãy thử đọc Vì tôi ghét Hàn Quốc và học cách yêu thương lấy chính mình qua đó nhé!

Mua sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Vì Tôi Ghét Hàn Quốc” khoảng 55.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Vì Tôi Ghét Hàn Quốc Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Vì Tôi Ghét Hàn Quốc Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Vì Tôi Ghét Hàn Quốc Fahasa” tại đây

Đọc sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc ebook pdf

Để download “sách Vì Tôi Ghét Hàn Quốc pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *