Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Giới thiệu sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng – Tác giả Benjamin Loh

Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Tại Startupbootcamp, chúng tôi đã đưa các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ qua một hành trình dài ba tháng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện mô hình kinh doanh của họ. Hành trình này kết thúc bằng chương trình ngày Demo, với sự tham gia của hơn 600 nhà đầu tư mạo hiểm và thành viên hội đồng quản trị trong ngành tài chính. Các doanh nhân có 5 phút để thuyết phục các đối tác và nhà đầu tư hợp tác với mình.

Việc này không hề dễ dàng, nhưng chúng tôi có một Huấn luyện viên Gọi vốn tận tâm là Benjamin Loh. Cuốn sách này đem lại một phương pháp luận và khuôn khổ ngắn gọn, súc tích giúp các doanh nhân chuẩn bị và truyền tải thành công bài thuyết trình huy động vốn nhiều rủi ro tới những khách hàng mục tiêu của mình. Không như những cuốn sách khác vốn đầy những lí thuyết khó áp dụng vào thực tế, Inspirit – nghệ thuật truyền cảm hứng chỉ cung cấp những kiến thức có tính ứng dụng cao, thiết thực đối với các doanh nhân. Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách này, một tài liệu cần phải đọc, tới các doanh nhân khởi nghiệp, những người đang chuẩn bị cho bài diễn thuyết trước công chúng của mình.

Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng
  • Công ty phát hành Minh Long
  • Tác giả: Benjamin Loh
  • Kích thước:13.5 x 20.5 cm
  • Dịch Giả: Đức Thái
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 260
  • SKU 8713755951818
  • Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Thanh Niên

2. Đánh giá Sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Đánh giá Sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Đánh giá Sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Review sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Review sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Review sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng

Thông qua cuốn sách Nghệ thuật truyền cảm hứng, tác giả Benjamin Loh cung cấp cho độc giả những thông tin sâu sắc nhất, được đúc kết từ 12 bài học của những vị CEO hàng đầu châu Á cùng những trải nghiệm của chính tác giả về việc tạo ảnh hưởng và truyền cảm hứng tới tác giả, thúc đẩy họ hành động.

Người ta ước tính rằng, cứ mỗi ngày trên thế giới chỉ tính riêng bằng Powerpoint đã có khoảng 30 triệu bài thuyết trình được truyền tải. Thuyết trình là một hoạt động diễn ra phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thông qua hoạt động diễn thuyết, thông tin được truyền tải đi theo nhiều cách khác nhau. Các buổi họp, các tiết học trên giảng đường, các buổi đấu giá,…, đều là những nơi thường xuyên diễn ra những buổi thuyết trình. Diễn thuyết là một môn nghệ thuật. Đó là nghệ thuật nói trước đám đông. Diễn thuyết là một kĩ năng mềm không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Nó đã, đang và sẽ luôn là công cụ thiết yếu để tạo nên ảnh hưởng và thay đổi.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm định hướng trau dồi kĩ năng thuyết trình của mình thì hãy tìm đọc cuốn sách Nghệ thuật truyền cảm hứng của tác giả Benjamin Loh. Cuốn sách sẽ là một trợ thủ đắc lực cho bạn trên con đường rèn luyện kĩ năng diễn thuyết.

Làm chủ cuộc chơi

Các môn thể thao luôn đem đến cho chúng ta nhiều bài học thực tiễn và hoàn toàn có thể ứng dụng trong thuyết trình. Đơn giản là khi bạn làm chủ cuộc chơi của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để giành chiến thắng trên sân đấu. Cũng như một đội tuyển thể thao chuyên nghiệp tự động viên tinh thần của mình, tập trung toàn bộ sức lực hướng đến chiến thắng và tự đặt ra chế độ chơi ở “trạng thái đỉnh cao phong độ”, một diễn giả cần phải biết mình nên làm gì để có được “trạng thái phục vụ đỉnh cao”. Ở trạng thái đó, diễn giả biết rằng đứng trên bục diễn thuyết không phải là quyền lợi hay nghĩa vụ, mà đó là một đặc ân. Diễn giả hiểu rằng tài sản lớn nhất mà khán giả có là thời gian của họ, vậy mà họ đã lựa chọn đầu tư tài sản đó vào anh ta. Do đó, diễn giả phải thật sự nhận thức được rằng anh ta chỉ có duy nhất một mục đích tối thượng – phục vụ khán giả. Diễn giả biết nếu anh ta có thể đem đến cho khán giả một bài phát biểu hay thì giữa anh ta và họ sẽ hình thành mối liên kết sâu sắc. Trong một khoảnh khắc, anh ta có thể tác động đến suy nghĩ, cảm giác và hành động của khán giả.

Ở vào “trạng thái phục vụ đỉnh cao” không có nghĩa là bạn sẽ không bị lúng túng trong tất cả các lần diễn thuyết. Nhưng nó gần như chắc chắn có thể giúp bạn tập trung cao độ vào khán giả để truyền tải một thông điệp có thể khiến họ trở nên tốt đẹp hơn.

Trong bối cảnh của việc nói trước đám đông, hãy đặt ra câu hỏi: “Bài phát biểu hay diễn thuyết của bạn phục vụ mục đích gì?” Phần lớn mọi người coi đó là “một phần công việc” và một “việc” cần phải làm. Đây chính là nguyên nhân và vấn đề của những màn thể hiện thiếu nhiệt thành trên sân khấu. Dù bạn có tin hay không, khán giả có thể nhận ra điều đó ngay lập tức, và biết rằng diễn giả chỉ đang giết thời gian mà thôi.

Họ nhận ra qua cách bạn bước lên bục, cách bạn mở đầu bài diễn thuyết, những thông tin chi tiết được (hay không được) bạn tập trung phân tích, nguồn năng lượng bạn sử dụng để truyền tải bài diễn thuyết, sức thuyết phục (hay thiếu sức thuyết phục) trong những luận điểm chính (nếu bạn có liệt kê ra)….

Về cơ bản, điều ta đang cố gắng đạt được ở đây là khắc ghi trong tâm trí một suy nghĩ nổi bật để có thể liên tục dành trí lực của mình cho suy nghĩ đó, để tạo nên trạng thái tích cực và giàu năng lượng cho bản thân mình. Khi trong tâm trí bạn chỉ có duy nhất suy nghĩ tích cực chủ đạo được trao sức mạnh bởi “trạng thái phục vụ đỉnh cao”, nó sẽ dẫn dắt để bạn thuyết trình với sự tận tâm và tạo ra những tác động tích cực đối với khán giả.

Xây dựng nội dung và bối cảnh

Đừng mắc phải sai lầm chí tử khi mặc định rằng khán giả sẽ ngay lập tức chú ý, quan tâm và hiểu rõ chủ đề của bài diễn thuyết mà bạn đang nói. Khi có cơ hội nói trước đám đông, bạn cần đảm bảo bài thuyết trình được chuẩn bị kĩ lưỡng, cân nhắc và xác định chủ đích. Thiết lập bối cảnh phù hợp có thể làm được điều này. Khi bối cảnh đã phù hợp với khán giả, họ có thể thấu hiểu, coi trọng và áp dụng nội dung mà bạn đang muốn truyền tải thông qua bài diễn thuyết. Nếu bạn không thiết lập bối cảnh cho khán giả thì họ sẽ tự mình làm việc đó. Điều này đôi khi không có ích và đi chệch khỏi ý định của bạn.

Mấu chốt của việc thiết lập bối cảnh phù hợp với khán giả là thực sự thấu hiểu họ và những gì họ cần để phát triển trong công việc và đời sống của họ. Mọi chuyện khác chỉ để tô vẽ thêm màu sắc mà thôi.

Hãy tìm câu trả lời cho bộ những câu hỏi sau để có thể xác định và định hình nội dung cho bất kì bài diễn thuyết nào.

Câu hỏi đầu tiên là “Cái gì?”, muốn nói đến những tư tưởng, ước mơ của khán giả. Đây là những điều mà khán giả của bạn quan tâm nhất, là những “nỗi đau” lớn nhất còn chưa được giải đáp nhưng có thể khuây khỏa nhờ những hiểu biết sâu sắc trong bài thuyết trình của bạn, là những ước mơ hoang dại nhất nhưng có thể trở thành hiện thực nhờ những giải pháp được bạn chia sẻ, là điều họ mong đợi nhất từ bạn,….

Câu hỏi tiếp theo là “Ai?”, muốn nói đến việc nhận dạng. Ai là (không phải là) khán giả của bạn? Ai là người họ ngưỡng mộ? Ai là người họ muốn trở thành?….

“Tại sao?” là câu hỏi thứ ba cần trả lời. Đây là câu hỏi về động lực, cảm hứng của khán giả. Tại sao họ lại làm việc đó? Tại sao họ ở đây để lắng nghe bạn? Tại sao việc họ lắng nghe thông điệp của bạn và hành động lại là điều quan trọng?….

Bộ câu hỏi “Khi nào?” có vai trò quan trọng không kém. Khi nào là thời điểm tốt nhất để kết nối với khán giả? Khi nào là thời điểm khán giả hào hứng nhất và cởi mở nhất để thay đổi? Khi nào là thời điểm khán giả hành động theo lời bạn?….

Diễn giả cũng cần quan tâm tới những câu hỏi liên quan đến vị trí hiện tại hay hiện trạng của khán giả. Đó là những câu hỏi về vị thế hiện tại của họ trong công việc, cuộc sống và mối liên quan đến chủ đề của bài thuyết trình, về mục tiêu của họ trong 1, 3 hay 5 năm tới, là điểm khúc mắc trong cuộc đời của họ, là nơi họ thường tìm thấy nguồn cảm hứng và năng lượng để tiến tới. Các câu hỏi này thuộc bộ câu hỏi “Ở đâu?”.

Cuối cùng, câu hỏi rất quan trọng cần phải tìm lời giải đáp chính là “Làm thế nào?”. Bộ câu hỏi này muốn nói tới phương pháp, kế hoạch hành động. Làm thế nào để có được sự quan tâm của người nghe? Làm thế nào để khán giả tiếp thu thông tin và học hỏi tốt nhất? Làm sao để đảm bảo khán giả hành động ngay sau buổi chia sẻ?…. Đó đều là những vấn đề mà diễn giả cần quan tâm.

Khi đã suy nghĩ thấu đáo, nghiên cứu kĩ lưỡng về những câu trả lời cho bộ câu hỏi này, bạn có thể tìm ra cách tiếp cận tốt nhất dành cho bài diễn thuyết của mình. Bạn sẽ biết nên xây dựng bối cảnh lý tưởng ra sao, thứ khiến người nghe cởi mở và khao khát có được những kiến thức, công cụ và khái niệm được tích hợp trong bài thuyết trình của bạn.

Xây dựng tác phong chuyên nghiệp

Chúng ta có thể học được những bài học giản đơn về sự hiện diện từ những người cha người mẹ, những người vô cùng chú tâm và ở bên đứa con mới sinh của mình. Đó là một trạng thái tinh thần “nhận thức được nâng cao, khả năng phản ứng trong chớp mắt, duy trì sự cởi mở và tự phát với bất kỳ điều gì bất chợt xảy đến”. Khán giả cũng giống đứa bé của bạn vậy. Họ luôn lấy bạn làm hình mẫu cho phương hướng và sự chắc chắn. Họ cần bạn sẵn sàng dẫn dắt. Họ trân trọng việc bạn có thể dẫn dắt họ qua bài hùng biện xa lạ, tới một nơi chốn yên bình và tin cậy mà họ vẫn khao khát. Vì thế, hãy tự hỏi mình câu này khi bạn bắt đầu bài diễn thuyết của mình: “Trong giờ phút này, tại nơi này, liệu rằng khán giả có chú ý tới mình một cách toàn diện hay không?” Khi được thực sự chú ý, bạn có thể vừa chuẩn bị, vừa tự phát, hướng đến mục tiêu nhưng vẫn cởi mở với sắc thái cảm xúc, mạnh mẽ những vẫn duy trì sự đồng cảm với khán giả.

Dù là trong cuộc sống nói chung hay khi thuyết trình nói riêng, chúng ta cần khắc sâu trong tâm trí mục đích của việc mình đang làm, đồng thời không bỏ qua các yếu tố ngoại cảnh và môi trường xung quanh. Một diễn giả chuẩn bị kĩ lưỡng cũng tương tự. Anh ta cần nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc của mình, đồng thời hiểu rõ môi trường xung quanh, những phản ứng (hoặc sự thiếu vắng những phản ứng) của khán giả và tác động của mỗi thông điệp anh ta đưa ra đối với khán giả.

Khi là một diễn giả, người nghe sẽ đòi hỏi rất nhiều thứ từ bạn. Sự hiện diện của bạn là món quà tốt nhất dành cho khán giả. Điều này không bất ngờ, vì nói trước đám đông là một cơ hội lớn để tạo ảnh hưởng. Có khả năng duy trì sự hiện diện của mình khi nói trước đám đông đóng vai trò chủ đạo trong việc xác lập sự tin cậy của bạn. Bởi vì khán giả của bạn hiểu rằng khi bạn đã chuẩn bị nội dung kĩ lưỡng, bạn sẽ quan tâm và đồng cảm hơn với tình trạng hiện nay của họ. Bạn có thể kết nối nội dung đã chuẩn bị trước của mình với những gì bạn cho là khán giả cần và với “bầu không khí” hiện tại. Bạn sẽ có thể tự tìm được một sự tương đồng giúp bạn thấu hiểu khán giả nhanh chóng, hoặc thấy được sự tương quan giữa tâm tư tình cảm của khán giả với nội dung được chia sẻ.

Thế giới cần những diễn giả có thể trân trọng những tinh hoa trong chủ đề họ trình bày, trong khi vẫn chú ý đến nhu cầu và sắc thái của những khán giả đang chăm chú lắng nghe.

Đó chính là Bí mật của Hạnh phúc trên sân khấu.

Viết một bài diễn thuyết tuyệt vời

Có câu châm ngôn: “Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”.

Bước khởi đầu của một bài diễn thuyết tuyệt vời là viết nội dung của nó. Bằng cách dàn trải những tâm tư và ý tưởng, bạn ép bản thân phải rõ ràng về nội dung của bài thuyết trình và tìm ra cách để truyền tải một cách tốt nhất nội dung đó đến khán giả, khiến họ phản ứng đúng như ý muốn của bạn. Dù bạn thách thức khán giả suy nghĩ theo một cách khác biệt, cảm nhận sâu sắc về một vấn đề trước nay họ không biết đến, hay hành động theo một cách thức sẽ khích động thêm nhiều hành động khác ở họ, thì chuẩn bị một bài thuyết trình kĩ càng nghĩa là bạn đã chiến thắng một nửa trận chiến rồi.

Công đoạn chuẩn bị trước khi nói trước đám đông không hề dễ dàng nhưng là việc cần thiết. Đây là minh chứng cho sự tận tâm với nghề nghiệp, cũng như sự phát triển nghề nghiệp. Đây là sự tôn trọng bạn dành cho khán giả – những người đã bỏ thời gian của mình để nghe bạn nói. Xác định rõ ràng mục tiêu tối hậu cần đạt được và câu chuyện bạn muốn kể trước khi tiến hành giao tiếp là vô cùng quan trọng. Khi mục tiêu đã được xác định rõ ràng và chính xác, quá trình triển khai sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Đầu vào nghèo nàn và cách truyền tải hời hợt sẽ chỉ đem đến những đầu ra kém chất lượng. Viễn cảnh tồi tệ nhất đối với cương vị một lãnh đạo không phải là thất bại của bài diễn thuyết, mà là không thể giúp cho cuộc đời của khán giả trở nên tốt đẹp hơn sau khi họ đã dành thời gian nghe anh ta nói. Ngược lại, một diễn giả có quá trình chuẩn bị tốt luôn có lợi thế khi thu phục khán giả. Xét trên góc độ cá nhân, bạn sẽ liên tục trưởng thành hơn từ việc nói trước đám đông. Xét trên góc độ kinh doanh và phát triển sự nghiệp, bạn sẽ chinh phục được khách hàng và có được sự tín nhiệm hàng đầu của họ.

Quản lý những nỗi lo

Lo lắng là một phản ứng sinh học thường thấy. Ngay cả những người giỏi nhất cũng không tránh khỏi cảm giác này. Quan trọng nhất là tất cả chúng ta đều có thể học cách nhận diện triệu chứng, chủ động kiểm soát chúng và làm giảm mức độ bồn chồn.

Cho dù bạn là ai đi chăng nữa, trên bục diễn thuyết vẫn luôn có chỗ cho bạn. Không phải lúc nào cũng nên gây ấn tượng mạnh mẽ, nhưng nếu có thể truyền tải thông điệp một cách chân thành thì chắc chắn khán giả sẽ đánh giá cao điều đó.

Khi có sự cố xảy ra trong quá trình diễn thuyết, đừng quá lo lắng.

Những trục trặc kĩ thuật, một khán giả phản bác gay gắt hay thậm chí chuông báo cháy kêu giữa buổi diễn thuyết hoàn toàn không phải là lỗi của bạn.

Trong những tình huống đó, điều quan trọng bạn cần làm là chấp nhận rằng sai lầm không phải là vấn đề to tát, ứng biến dựa trên những điều đã xảy ra, và tốt nhất là rút ra được một bài học có liên quan đến chủ đề bạn đang nói đến. Điều nên làm là tương tác với khán giả trước cả khi thuyết trình, để ta có thể hiểu họ cũng như khiến họ thân thiện với ta hơn, và ta sẽ có một vài “đồng minh” trong số những khán giả ấy – những người cởi mở và sẵn sàng đón nhận ta.

Pha trộn sự hài hước khi thuyết trình

Sự hài hước là con dao hai lưỡi trong hầu hết những bối cảnh chuyên nghiệp, nhưng trong việc thuyết trình và nói trước đám đông thì có thể coi nó là một công cụ thực thụ. Hài hước không đến từ những lời nói đùa nhạt nhẽo, đặc biệt là những câu nói tràn lan trên Internet. Chúng thiếu nét cá nhân và nhiều khả năng khán giả đã bắt gặp chúng trong những bài diễn thuyết trước đó. Thay vì thế, nó yêu cầu bạn thật sự am hiểu bối cảnh văn hóa – xã hội của khán giả và có khả năng truyền tải với một mức độ am hiểu nhất định về những kĩ thuật cơ bản.

Hài hước khi thuyết trình yêu cầu sự thông thạo trong một số kĩ thuật gây hài như thiết lập bối cảnh, căn thời gian, tạm dừng, biểu cảm gương mặt, ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu. Đây là một rào cản không dễ vượt qua, bởi vậy, không phải diễn giả nào cũng có thể pha trộn sự hài hước vào bài diễn thuyết của mình.

Sự hài hước giúp xây dựng tình hữu hảo một cách hiệu quả. Khi được vận dụng đúng cách, nó cho phép khán giả liên hệ với những thất bại từ một góc nhìn tích cực và nhẹ nhàng bằng những tiếng cười, sau đó học hỏi từ chúng.

Khiến khán giả hành động

Diễn giả trên sân khấu cũng như những chuyên gia bán hàng, có trách nhiệm cao cả là thấu hiểu căn nguyên của sức ì ở khán giả và dẫn dắt họ hành động nhằm cải thiện cuộc đời mình. Để khán giả hành động, trước hết cần thấu hiểu được họ. Phải cho họ thấy rằng bạn biết những lựa chọn khác mà họ có, tại sao lựa chọn của bạn là hợp lý, là ưu việt hơn, tại sao bạn lại là đối tác tốt để hình thành thay đổi đó và trình bày tất cả những điều đó trong bài thuyết trình của bạn.

Không thể nào né tránh việc nhận thức khán giả. Càng hiểu rõ khán giả thì bạn càng có nhiều “đất” để thể hiện sự thấu cảm và mối liên kết giữa đôi bên, để bạn và khán giả có thể có chung một ý kiến. Đó là sự liên kết mà bất cứ diễn giả nào cũng đều mong muốn có thể xây dựng được với những người đang nghe anh ta nói.

Để đảm bảo rằng khán giả sẽ được truyền cảm hứng sau khi kết thúc bài diễn thuyết và bắt đầu hành động, diễn giả cần chủ động sử dụng hai đòn bẩy của sự thụ động và những thay đổi tích cực, trong khi đưa ra lời kêu gọi hành động thẳng thắn, rõ ràng.

Đòn bẩy thứ nhất là cho họ thấy được cái giá của sự thụ động. Hay nói cách khác, nếu không thực hiện việc đó, kết quả sẽ là gì?

Đòn bẩy thứ hai xuất hiện khi họ đã biết được chi phí của việc hành động, nhưng lại chưa suy xét cặn kẽ những lợi ích mà sự thay đổi mang lại. Khi ta đã cho họ thấy được những lợi ích và minh họa bằng những ví dụ hữu hình, ta sẽ khiến họ năng động và phấn khích hơn rất nhiều.

Để áp dụng chiến lược này rõ ràng hơn trong bài diễn văn của bạn, những case study và những bằng chứng từ những khách hàng của bạn thường sẽ đủ mạnh mẽ để minh họa cho hai đòn bẩy này.

Những khách hàng trong quá khứ và gần đây, những người tương đồng với khán giả hiện tại, sẽ giúp nói lên những mối quan tâm và lo ngại của khán giả khi muốn hành động, và cung cấp chứng cứ thuyết phục cho giải pháp mà bạn đã đem lại cho những khách hàng kia, vì thế chúng hoàn toàn có thể hiệu quả với khán giả. Tốt hơn, nên đan xen những bằng chứng dưới dạng video để tăng thêm phần thực tế, và một đoạn video sẽ truyền đạt cảm xúc và biểu hiện không thể diễn tả bằng chữ viết hay lời nói.

Kết

Bạn đã từng nghe câu nói này chưa?

Nhất cá nhân khả dĩ cải biến xã hội, nhất cú thoại khả dĩ cải biến mệnh vận.

Tạm dịch là: “Một cá nhân có thể thay đổi xã hội, một câu nói có thể thay đổi vận mệnh”.

Khi nghiên cứu về những nhà lãnh đạo kiệt xuất, kết luận đưa ra rằng kĩ năng diễn thuyết hiệu quả là một kĩ năng cơ bản và không thể thiếu trong bộ kĩ năng của họ. Theo dòng chảy thời gian, lời nói đã được sử dụng để kiến tạo các nền văn minh, xây dựng các đế chế và làm nên những bước đột phá trong lịch sử loài người. Trong thời đại đầy những điều mới mẻ khác thường này, chúng ta cần có tiếng nói dũng cảm, khôn ngoan và hiệu quả trên nghị trường, nơi phòng họp, trường học, và các khu vực công cộng. Những tiếng nói này sẽ nhóm lên ngọn lửa nhiệt huyết, thúc đẩy mọi người phát huy tất cả những tiềm năng của mình để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau.

Mua sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng” khoảng 57.000đ đến 60.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng Fahasa” tại đây

Đọc sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng ebook pdf

Để download “sách Nghệ Thuật Truyền Cảm Hứng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 02/04/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Chúng tôi rất vui khi nghe suy nghĩ của bạn về cuốn sách này

Leave a reply

Siêu thị sách 86