Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?

Giới thiệu sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc? – Tác giả Phi Tuyết

Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?

Cuốn sách nêu các quan điểm của tác giả Phí Tuyết, một cô gái 9X cực kì cá tính, về sự thật của cuộc đời để lý giải cho câu hỏi: Tại sao chúng ta không hạnh phúc? Sách gồm 6 chương với 43 bài viết. Cuốn sách là tổng quát những kiến thức mang tính khoa học về cuộc sống cùng những suy ngẫm, quan điểm khác lạ. Thông điệp của tác giả qua cuốn sách:

Biết được tại sao mình không hạnh phúc là bước đầu tiên để sống khác đi: Sống hạnh phúc hơn.Ta sẽ bắt gặp đâu đó câu chuyện của chính mình trong cuốn sách này, ví dụ như:

Nếu ví cuộc đời như một cuộc thi thì nó sẽ là thi tự luận chứ không phải trắc nghiệm. Không có đáp án đúng hay sai cho bài toán cuộc đời. Khi chúng ta có nhiều vật chất hơn thì chúng ta lại phải làm việc cực khổ hơn để mua sắm những vật chất ấy. Đồng nghĩa với việc chúng ta có ít thời gian hơn cho những thứ thật sự làm ta hạnh phúc.

Chúng ta có thể chia sẻ với nhau mọi thứ, đôi khi chỉ là những thứ nhỏ bé nhưng tuyệt đẹp như một ý tưởng, một nụ cười, niềm tin hay sự can đảm trong cuộc sống. Những thứ này khi bạn chia sẻ có thể không mang lại cho bạn lợi nhuận về vật chất nhưng lợi nhuận về tinh thần thì luôn luôn được đảm bảo.

Ta tìm mọi cách để đạt được thành công nhưng chính bản thân ta lại không hề biết thành công là gì. Chúng ta chỉ được biết thành công là gì qua lời người khác: Thành công là kiếm được nhiều tiền, làm chức vụ cao, có nhiều quyền lực, gia đình êm ấm, con cái thành đạt…

Cuộc đời lãng phí là một cuộc đời mà bạn chỉ sống theo ý người khác, chứ không phải ý mình.

Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?
Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?
  • Công ty phát hành: Alphabooks
  • Tác giả: Phi Tuyết
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 328
  • SKU: 1479321274206
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

2. Đánh giá Sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?

Đánh giá Sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?
Đánh giá Sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?

1. Hài Lòng!

Thật ra đọc cuốn sách này mình không biết đâu là lời văn của chị hay là hầu như chị trích dẫn từ người khác hết. Đấy không phải là 1 lời chê! Chị Tuyết lồng vào rất nhiều vấn đề từ chiêm tinh học, lịch sử loài người, nông nghiệp, giáo dục, tâm lí đám đông, chủ nghĩa tiêu dùng…

Cái hay đó là đọc cuốn sách này bạn lại có thể tìm được nhưng cuốn sách khác để đọc nữa, chị ý đã nhắc đến và khuyến khích ng đọc nên đọc nhưng cuôn sách gì, nội dung nào. Đối với nhưng ng thích đọc sách như mình quả là rất hữu ích.

2. Hài Lòng

Nội dung khai thác nhiều vấn đề cũ của cuộc sống, nhưng dưới góc độ mới. Thay đổi cách nhìn nhận giúp bản thân không bị bó buộc vào “tâm lý đám đông” nữa – nguyên nhân làm cho đa phần chúng ta bị chìm vào tâm trạng tồi tệ và những góc khuất của cuộc sống.

3. Cực Kì Hài Lòng!

Tác phẩm rất ý nghĩa và cảm xúc, mang lại nhiều suy nghĩ cho người đọc về cuộc sống về khái niệm hạnh phúc.

Review sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?

“Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc”: Cẩm Nang Vàng Cho Tuổi Trẻ 

Review sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?
Review sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí. Đây là định nghĩa về hạnh phúc, nghe thì thật đơn giản nhưng để đạt được cảm xúc thăng hoa ấy chúng ta mỗi người đều phải cố gắng rất nhiều.Tại sao ai luôn áp lực và cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống này? Tất cả sẽ được giải đáp trong cuốn sách “Tại sao chúng ta không hạnh phúc” của nhà văn Phi Tuyết.

Phi Tuyết tự nhận mình là một Song Tử điển hình với những tính cách tương phản nhau chan chát ngay trong cùng một bản thể. Là một người đang cố gắng để sống thật nhiều cuộc đời chỉ trong kiếp này. Đây là những lời tự giới thiệu của tác giả. Chính cách giới thiệu độc đáo này là lý do thu hút bạn đọc muốn tìm hiểu xem Phi Tuyết là ai và tác phẩm của con người “tính cách tương phản nhau chan chát” sẽ như thế nào?

Ngay từ những dòng đầu tiên của cuốn sách, tác giả đã cho người đọc biết đến những suy nghĩ khác biệt thông qua “Chuyện của Thỏ”. Bản thân câu chuyện “Rùa và Thỏ” thì ngay đến đứa trẻ 3 tuổi cũng có thể được biết đến. Nhưng cách tác giả viết lại câu chuyện mới là điều đáng bàn. Cô cho rằng, trong câu chuyện Thỏ và Rùa là bạn thân của nhau do Rùa là một người luôn bi quan, ủ dột. Vì mình không được bằng bạn nên Thỏ đã tổ chức cuộc thi. Thỏ có chủ định rằng sẽ để bạn thắng nhằm giúp bạn của mình lấy được sự tự tin. Trong thời gian diễn ra cuộc thi, cậu chàng đi giúp đỡ muôn loài gặp khó khăn khác và kêu gọi mọi loài đến xem kết quả cuộc thi. Chính hiệu ứng đám đông sẽ tác động tích cực giúp Rùa tự tin và vui vẻ hơn vì đã thắng Thỏ. Đây quả là minh chứng rõ nét, cùng một câu chuyện nhưng cách bạn suy nghĩ khác nhau sẽ mang đến ý nghĩa và tính nhân văn khác nhau. Phản đối những quan điểm khác biệt là hành vi tự nhiên của con người nhằm bảo tồn và gìn giữ những giá trị mà chúng ta cho là đúng. Nếu vẫn suy nghĩ theo lối mòn cũ thì không thể sinh ra những giá trị mới được, nếu câu chuyện cứ lặp đi lặp lại theo lời kể “ từ những người đi trước” thì bài học từ nó đơn thuần là giáo dục con người về tính kiên trì. Tuy nhiên nếu được suy nghĩ rộng rãi hơn thì câu chuyện sẽ mang thêm những ý nghĩa nhân văn về tinh thần tương thân tương ái, lạc quan,…Vậy đó không phải là điều nên làm hay sao.

Những lối đi cũ không thể dẫn chúng ta đến vùng đất mới cũng như những tư duy và quan điểm cũ không giúp chúng ta thay đổi được thực tại. Nếu bạn muốn đến một vùng đất mới và sống một cuộc sống thì buộc lòng bạn phải thay đổi hướng đi cũ thậm chí phải thay luôn cả tấm bản đồ.

Chương một: Câu chuyện về vũ trụ học

Vũ trụ với hai bộ môn thiên văn học và chiêm tinh học. Từ lâu, thiên văn học được biết đến là một môn khoa học nghiên cứu về Trái đất và các hành tinh trong không gian. Đây là một môn có cơ sở là những kiến thức khoa học rõ ràng đòi hỏi nơi người nghiên cứu phải có trình độ văn hóa nhất định. Còn chiêm tinh học, thì không được “trọng vọng” như vậy, nhiều người coi chiêm tinh học là mê tín dị đoan. Tuy nhiên theo những nghiên cứu của mình, tác giả tin tưởng rằng:

Chiêm tinh học là khoa học thực tiễn chứ không phải một môn huyễn hoặc hay mê tín. Các tinh tú trong vũ trụ là những khí cụ trung gian biểu lộ một cách trung thực các tác động của năng lựợng vào Trái Đất kể cả đời sống con người.Mỗi người inh ra tỏng đời vào một ngày giờ cụ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các tin tú khác nhau, chúng gây ra nhiều hoạt động, kể cả việc làm mạch máu di chuyển,tế bào thay đổi, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời người đó.

Chiêm tinh chân chính khiến người ta hiểu rằng không có chuyện thần linh thưởng phạt con người. Mọi kết quả của ngày hôm nay đều do hành động từ ngày hôm qua và hành vi trong qua khứ tạo nên. Hiểu được điều này, để thay đổi hành vi của mình hướng đến cái Chân- Thiện – Mỹ ở đời.

Chương hai: Câu chuyện lịch sử loài người

Qua lịch sử tiến hóa hàng trăm triệu năm, loài người dần tự khẳng định là “chúa tể thông minh của muôn loài”. Con người, không ngừng cải tạo thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nhưng trong qua trình ấy vô tình hay cố ý, con người đã trở thành tử thần của muôn loài. Cùng với quá trình di cư, tiêu diệt để tồn tại mà con người là tác nhân chính gây ra những làn sóng tuyệt chủng cho các loài động vật. Nhiều loài động vật to lớn đã tuyệt chủng. Lần lượt các cuộc cách mạng nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ đã vô hình chung hủy hoại mẹ Trái Đất.
Cách mạng nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến một đại họa khác cho trái đất, một tai ương mà nhiều người cứ tưởng là tốt lành: sự bùng nổ dân số loài người theo cấp số nhân.

Để duy trì quyền lợi của mình con người đã phá hoại hoàn toàn cơ chế tự nhiên của hệ sinh thái. Khi tự nhiên mất cân bằng nó sẽ thực hiện cơ chế tự điều chỉnh và một trong những cơ chế đó là bệnh tật, là chết chóc,… và con người cũng là sinh vật đang sống trong hệ sinh thái đó. Vậy nên cần tôn trọng những nguyên tắc của tự nhiên, đống thời tôn trọng bản tính và tầm quan trọng của mỗi loài sinh vật. Đó chính là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ chính con người cũng như các sinh vật đang cư ngụ trên hành tin này.

Chương ba: Cách mạng nông nghiệp- công nghiệp- công nghệ

Loài người trong quá trình phát triển của mình không ngừng phát minh ra những giống cây trồng, vật nuôi. Nhưng đó không phải là điều may mắn, bởi chính điều đó đã vô hình chung đẩy các giống loài ngoài tự nhiên vào bờ vực của diệt vong. Một sự thật đáng buồn là chúng ta càng dễ lóa mắt và thần phục bởi những tuyệt vời của khoa học- kỹ thuật bao nhiêu thì ta càng mất đi khả năng nhìn nhận thần thánh diệu kì của tự nhiên bấy nhiêu.

Khi so sánh những giống cây năm 100 với số hạt giống ở phòng thí nghiệm Lưu Trữ hạt giống Quôc Gia Mỹ năm 183, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 3% hạt giống đã biến mất chỉ trong vòng 8 thập kỉ. Không chỉ giống trái cây và rau quả đang biến mất, Ngân Hàng hạt giống Thiên niên kỷ ước tính 60 đến 100 nghìn loài thực vật đang đúng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Chương bốn: Chủ nghĩa tiêu dùng

Nền kinh tế sản xuất khổng lồ đòi hỏi chúng ta phải tiêu thụ mọi thứ, nghĩa là chúng ta phải biến mua sắm và tiêu thụ thành thói quen thỏa mãn ham muốn tiêu dùng của chúng ta. Mọi thứ cần phải tiêu thụ thật nhanh, hủy bỏ thật nhanh và thay thế cái mới thật nhanh. Có thế thì nền kinh tế mới đi lên được.

Đây chính là bản chất của chủ nghĩa tiêu dùng.là tăng trưởng kinh tế đồng hành với đẩy mạnh sản xuất- tiêu dùng. Chủ nghĩa tiêu dùng cho rằng nếu bạn không mua sắm thĩ xã hội không thể phát triển được. Nếu bạn không mua sắm bạn sẽ trở thành một người lạc hậu, nhà quê. Gía trị con người trong thời kì này được đánh giá bằng những thứ họ ăn vận bên ngoài chứ không phải những đức tính tốt đẹp bên trong. Nếu bạn không chạy theo thú vui tao nhã “mua sắm” bạn sẽ trở thành một người nhà quê, không đáng được tôn trọng.

Chạy theo những vọng tưởng xa hoa về vật chất con người không biết bao nhiêu là đủ. Khi đã có được mọi thứ như hằng mơ ước, chúng ta lại ước mơ cao hơn và nhiều hơn nữa. Con người lại phải cố gắng hơn nữa nhằm đạt được kì vọng. Vì vậy, cứ mải miết theo đuổi nó mà cuộc đời trở nên bế tắc và tràn ngập nỗi buồn. Mặt khác khi đi mua sắm vào đợt sale ta luôn nghĩ rằng mình mua được món đồ tốt với giá hời nhưng thực chất không phải.Đôi khi chúng ta quyết định bỏ tiền mua một món đồ chỉ đơn giản vì nó rẻ thực chất chúng ta không có nhu cầu sử dụng đến nó. Việc mua sắm vô tổ chức đồng nghĩa với việc môi trường bị ô nhiễm hơn, bản thân chủ thể bị áp lực hơn, sau cùng chỉ còn là lợi nhuận nơi nhà sản xuất.

Có phải chăng xã hội đang quá coi trọng những giá trị bên ngoài mà không để ý đến giá trị bên trong mỗi con người. Việc mặc lại một bộ đồ cũ không làm bản thân ai mất giá trị. Mọi thứ bên ngoài chẳng có giá trị gì to tát. Nếu để dành khoản tiền đáng lẽ ra dùng cho mua sắm vào việc học kỹ năng mới, nghĩ ra công việc kinh doanh, trau dồi bản thân thì đây mới thực sự là những giá trị “không bao giờ bị lỗi mốt”.

Ngay trong thực tế, có những người dành hàng giờ, hàng ngày để suy tính xem nay mình nên mặc gì để làm, đi chơi,.. nhưng thực chất chẳng ai để tâm đến những thứ phù phiếm ấy ngoại trừ chính bạn. Hãy nhìn nhận đúng về giá trị của quần áo đem lại, đừng ảo tưởng hay phụ thuộc vào nó. Thay vì mãi hướng về thứ vật chất vô hồn, hãy tạo điều kiện để chính mình phát huy khả năng.

Việc đầu tiên là dành nhiều thời gian hơn cho những thứ mình thật sự quan tâm, bớt thời gian kiếm tiền để dành thời gian cho sứ mệnh mình thực sự tin tưởng. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều, không phải khi mọi người đều giàu có mà khi mọi người đều hạnh phúc và trân trọng những gì mình đang có.

Chương năm: Câu chuyện giáo dục

Đây là vấn đề quan trọng ở bất kì quốc gia nào. Ngay từ khi 6 tuổi trẻ đã được đến trường bước vào những tháng ngày được giáo dục dưới một hệ thống bài bản thuộc chương trình quốc gia. Tuy nhiên cũng như bao nhiêu chương khác trong cuốn sách, tác giả đã khéo léo đưa ra những điểm chưa ổn của nền giáo dục hàng trăm năm nay.

Hiện nay, giáo dục thông qua những người thầy cho học sinh hiểu một điều rằng: “ Các em đang học cho mình”. Nhưng đi sâu vào tâm lý các em thì chúng ta mới thấy các em đang học theo ý chí của bố mẹ, theo định kiến của xã hội. Để sau khi ra trường các em phần lớn chẳng còn nhớ hay chẳng thể nào ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Ngày nay, giáo dục không đem đến sự thích thú, không kích thích sự sáng tạo của trẻ. Nó chỉ tạo ra những con rô-bốt với những mục tiêu, và vì thế thường 60-70% tiềm năng tuyệt vời bên trong trẻ em sẽ bị rơi rụng và biến mất.

Vậy một nền giáo dục thực thụ phải là môi trường không áp lực, thân thiện tạo điều kiện cho trẻ tự học hỏi, khám phá, tìm tòi. Việc học nhờ đó mà sẽ diễn ra tự nhiên và hiệu quả hơn.

Khi học sinh có thời gian để vui chơi, có cơ hội để đặt mình vào những vị thế khác nhau thì các em không chỉ có kiến thức mà còn học tập về đạo làm người. Từ đó giúp các em có một nhân cách hoàn thiện hơn.

Chương sáu: Lối đi nào cho chúng ta

Trong cuộc sống ngày nay, khi ngoài kia là những xô bồ, cạm bẫy. Con người sống với nhau không phải bằng tình yêu thương mà là những ganh đua, tị nạnh lẫn nhau. Những ham muốn vật chất không có điểm dừng. Mỗi người một lí trí, một quan điểm khác nhau. Vậy lối đi nào dành cho chúng ta sau những vất vả, bon chen ấy?

Nếu bạn đang thắc mắc về câu hỏi trên thì ngay lúc này đây bạn cần tìm giải pháp bằng việc nuôi dưỡng tâm hồn. Hãy tận hưởng, hãy cảm nhận mọi thứ khi còn có thể. Dù chỉ là sự mát lành của không khí sáng sớm ban mai hay tiếng chim hót từ phía xa. Mọi việc đều đang tồn tại xung quanh ta hãy cảm nhận. Đó chính là thông điệp cốt lõi nhất của cuộc sống mà bạn thường bỏ qua. Hãy thỏa mãn những ước ao về tâm hồn hay chính là những ước ao về cảm giác. Hãy nuông chiều tâm hồn và nuôi dưỡng nó bằng những cảm giác đơn giản nhất.

Cuộc sống này là một món quà, mọi thứ trong cuộc sống đều là những món quà. Hiện tại này chính là một món quà, khoảng khắc này chính là món quà to lớn nhất.

Khép lại cuốn sách dài 6 chương trong 325 trang giấy, chúng ta nhận được thật nhiều kiến thức bổ ích. Những kiến thức khác xa với những gì chúng ta được học, được biết. Điều này giúp cho độc giả khái quát, phân tích thông tin từ nhiều chiều. Đặc biệt là các bạn trẻ, cần đọc cuốn sách để có một tư duy khác về vấn đề THÀNH CÔNG- HẠNH PHÚC. Chúng ta đã hiểu thế nào và cần thực hiện ra sao để có được sự hạnh phúc bình dị.

Mua sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc? ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?” khoảng 82.000đ đến 88.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc? Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc? Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc? Fahasa” tại đây

Đọc sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc? ebook pdf

Để download “sách Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc? pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

2 Replies to “Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc?”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *