Những Linh Hồn Chết

Giới thiệu sách Những Linh Hồn Chết – Tác giả Nikolai Gogol

Những Linh Hồn Chết

Ít có cuốn tiểu thuyết nào có nhân vật chính “khó ưa” như vậy nhưng lại cuốn hút đến như vậy. Những linh hồn chết là câu hỏi lớn mà Nikolai Gogol đặt ra không chỉ cho người Nga cùng thời với ông mà cho con người ở mọi nước, mọi thời: bạn sống như thế nào để cho không phải bạn sống mà cũng bằng như chết, như một thân xác sống mà bên trong đó là một linh hồn đã chết? Sự mục ruỗng về tâm hồn của Chichikov và những người như y phải chăng là căn bệnh ung thư của riêng người Nga cùng thời với Gogol, hay đúng hơn là căn bệnh ung thư chung của loài người trong thời đại chúng ta đây?

Tiểu thuyết “Những linh hồn chết” ra mắt bạn đọc tháng 5 năm 1842, sau một thời gian chịu đủ sự hoạnh họe, săm soi của Ủy ban Kiểm duyệt Moskva. Cuốn tiểu thuyết đã gây tiếng vang lớn trong dư luận. Nhiều bậc thức giả ví cuốn tiểu thuyết như “Don Quixote” của thời đại mới. Nhà phê bình văn học Belinsky thì nhận xét: “Qua Những linh hồn chết, tác giả đã tiến một bước lớn đến mức tất cả những gì ông đã viết ra cho đến nay dường như đều yếu ớt và mờ nhạt nếu so sánh với tác phẩm này”. Cũng theo Belinsky: “Tiểu thuyết Nga, truyện Nga bắt đầu từ Gogol cũng như thơ ca Nga thực sự bắt đầu từ Pushkin”.

Tác giả Nicolai Gogol

Nicolai Gogol sinh ra tại vùng Sorochintsi, tỉnh Poltava, thuộc Ukraina. Bố ông là một viên chức nghỉ hưu, từng tham gia soạn một số vở hài kịch bằng ngôn ngữ sở tại (chính điều này đã khiến nhiều người dân Ukraina dị ứng với sự nghiệp văn học của Gogol khi thấy, khác với thân phụ mình, mặc dù được nuôi dưỡng bởi nguồn mạch văn hóa Ukraina, song cả đời Gogol chỉ sáng tác bằng tiếng Nga). Mẹ Gogol là một người mộ đạo. Bà sinh Gogol khi mới 15 tuổi. Cũng vào năm Gogol 15 tuổi, bố ông qua đời.

Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã cho rằng, Gogol ảnh hưởng “geen” nghệ thuật của bố, nhưng về tính cách lại có nhiều nét giống mẹ, đặc biệt là hay bất chợt cáu bẳn, hoặc chìm trong trạng thái âu sầu, u uất.

Tài năng của Gogol chỉ thực sự được thừa nhận kể từ khi ông cho xuất bản tập truyện ngắn “Những buổi tối trong một trang trại gần Dikanka” (năm 1831).

Những Linh Hồn Chết
Những Linh Hồn Chết

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Những Linh Hồn Chết
  • Công ty phát hành: Nhã Nam
  • Tác giả: Nikolai Gogol
  • Kích thước: 15 x 24 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 540
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

2. Đánh giá Sách Những Linh Hồn Chết

Đánh giá Sách Những Linh Hồn Chết
Đánh giá Sách Những Linh Hồn Chết

1 Nhìn bìa và nhan đề cuốn sách “Những linh hồn chết” mình ban đầu nghĩ nó là thể loại trinh thám nên mới quyết định mua (vì mình chỉ nuốt trôi được sách truyện trinh thám, những thể loại khác thực sự không hợp với mình, có vài quyển khác mình thấy đọc khá hay nhưng rất ít). Vậy mà khi mình nhậ được ách , mình đã đọc quyển sách này chỉ trong vòng 1 ngày (cuốn sách khá dày đó), thực sự là mình cũng không dám tin nhưng nội dung cuốn sách thực sự rất hay. Sau đo mình có lên mạng tìm hiểu thêm thì biết đây cũng là 1 trong những cuốn sách kinh điển của nhà văn Nikolai Gogol, mình quyết định sẽ tìm đọc thêm những tác phẩm khác của ông, nhưng không chắc sẽ có cuốn nào khác có thể vượt qua được “Những linh hồn chết” của ông hay không!

2 Điều kịch tính nhất trong Những linh hồn chết là không có cái kết thích đáng cho Chichikov. Có lẽ gã vẫn nhởn nhơ đi khắp nước Nga thu mua linh hồn trong thế giới của cuốn tiểu thuyết. Mình cảm thấy trong Xứ sở diệu kì tàn bạo và nơi tận cùng thế giới của Murakami dường như có ảnh hưởng của Những linh hồn chết. Theo mình biết, Murakami cũng đọc rất nhiều văn chương Nga. Phần 2 và 3 được xuất bản trong tình trạng dang dở. Giống như Lâu đài của Kafka, Gogol đã đốt đi các trang bản thảo mà mình thấy chán ngắt và mệt mỏi vì bị kiểm duyệt chỉnh sửa nhiều. Vì thế người đọc phải tập trung và chú ý khi đọc để theo được nhịp truyện được viết dở dang.

3 Lúc đầu mình tưởng nó là một cuốn sách trinh thám hay một cuốn chuyện kinh dị. Mình muốn thử đọc những cuốn sách như vậy vì tò mò. Nhưng đọc nó thì không như vậy. Nó tả rất hay và chi tiết làm cho người đọc nhìn thấy xã hội và hoàn cảnh đất nước Nga mà Gogol muốn gửi gắm đến các độc giả.

Review sách Những Linh Hồn Chết

Đánh giá Sách Những Linh Hồn Chết
Đánh giá Sách Những Linh Hồn Chết

Biết sống như thế nào để cho không phải ta sống mà cũng bằng như chết, như một thân xác sống mà bên trong đó là một linh hồn đã chết? 

“Những linh hồn chết” sẽ gồm 3 phần: “Địa ngục”, “Lò luyện” và “Thiên đàng”.

Trong phần 1, nhân vật chính của “Những linh hồn chết”, viên công chức đã thôi việc Pavel Ivanovich Chichikov, đến một thành phố tỉnh lẻ có tên NN, làm quen, kết thân với tất cả mọi người rồi sau đó ghé thăm các điền chủ địa phương với mục đích mua của họ “những linh hồn chết”, tức những nông nô đã chết song vẫn phải trả tiền thuế thân vì chưa đến kỳ kiểm tra dân số. Những điền chủ Chichikov ghé thăm là anh chàng mơ mộng tẻ nhạt Manilov, bà góa keo kiệt đa nghi Korobochka, tay bợm rượu khoác lác hay gây sự Nozdrev, tên trọc phú thô lỗ Sobakevich, và lão hà tiện bẩn thỉu Plyushkin. Mua được khoảng bốn trăm “linh hồn”, anh ta quay trở về thành phố để hợp thức hóa những giấy tờ mua bán. Người ta lầm tưởng anh ta là nhà triệu phú, song chuyện mua bán nông nô chết đổ bể, Chichikov vội vã rời bỏ thành phố. Những dòng hồi tưởng đưa người đọc trở về quá khứ của Chichikov: hai lần bị đuổi việc vì biển thủ công quỹ và tham nhũng, anh ta nảy kế hoạch mua nông nô chết rồi đem thế chấp vay tiền nhà nước qua ngân hàng.

Trong phần 2, Chichikov tiếp tục cuộc mua bán của mình, đồng thời dính vào những vụ lừa gạt khác nữa. Anh ta bị bắt, bị bỏ tù, rồi được một người bạn cứu vớt bằng cách hướng anh ta vào con đường lương thiện, đúng đắn. Gogol định sẽ theo nhân vật của mình cho đến ngày anh ta hoàn toàn được cải tạo.

Phần 1 của tiểu thuyết, tức câu chuyện về chuyến mua nông nô chết của Chichikov, trình diện công chúng Nga vào năm 1842. Phần 2 Gogol bắt tay vào viết ngay sau khi xuất bản phần 1, bản thảo bị nhà văn đốt hai lần, và đến cuối đời ông vẫn còn để dang dở. Phần 3 thì mãi mãi chỉ được biết đến như một dự định chưa bao giờ được thực hiện của nhà văn. Như vậy, nói đến tiểu thuyết “Những linh hồn chết” chủ yếu là nói đến phần đầu trong ý đồ sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, điều đó không hề làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của tác phẩm, bởi bản thân phần 1 đã là một tiểu thuyết hoàn chỉnh, là nơi hút hết tinh lực tài năng của Gogol. Những trang tiểu sử của nhà văn cho thấy sau phần 1, Gogol không còn sáng tác được cái gì hơn thế nữa. Những chương còn lại của phần 2 “Những linh hồn chết ” cũng cho thấy sự thua kém xa so với phần 1.

Đúng như ý định của Gogol, trong những trang “Những linh hồn chết” đều hiện lên những nét khắc họa nước Nga thời đại của Nikolai I: tình trạng sa sút của tầng lớp quý tộc chủ nô (không chỉ những quý tộc nhỏ, mà cả những đại quý tộc), sự phát triển hoạt động cầm cố bất động sản của ngân hàng càng làm tăng con số nợ nần và phá sản của quý tộc, ngân phiếu tín dụng được phát hành và lưu thông rộng rãi thay cho hệ thống tiền vàng trước đó cũng làm thay đổi rất nhiều đời sống kinh tế. Cho đến năm 1833 đã có đến gần bốn triệu nông nô, một thứ tài sản của quý tộc, đã được cầm cố trong các cơ quan tín dụng, ngân hàng khác nhau trên đất Nga.

Khi đọc xong phần 1 của cuốn sách, tôi cứ chắc mẩm quả này lại kiếm được sách 5 sao rồi. Thế nhưng khi đọc tới phần 2, dù có châm trước rằng đây chỉ là bản thảo, chắp vá, còn lại của Gogol, tôi cũng đành tặc lưỡi tiếc vì sự yêu thích đã giảm đi ít nhiều.

Văn phong của Gogol rất lôi cuốn. Thú thật là tôi không nghĩ rằng mình lại say mê đọc được một cuốn sách được xếp vào dạng “kinh điển” như thế khi đang chán nản ngồi một mình trên những chuyến tàu. Nhưng thú vị thay, những chuyến tàu thi thoảng cũng lắc lư, và lắc lư trên những cánh đồng xanh mượt của vùng quê chỗ tôi đang ở. Thế là tôi thích chí liên hệ tới cỗ xe ngựa britska ba con tuấn mã của Chichikov rong ruổi trên nước Nga rộng lớn. Tôi mới ngớ ra, à, kinh điển thạt sự là thế này đây. Nó chứa đựng những giá trị to lớn và lại còn kéo ta vào trong nó một cách dễ dàng, mặc cho ta tư lự thế nào vì bản tính vốn ngại phải tiêu hóa cái đống ngữ nghĩa đến là đau đầu. Có lẽ cũng một phần do chất lượng bản dịch và sự đang thèm tiếng Việt của tôi.

Ngoài bản dịch này, sẽ rất hữu ích nếu bạn chịu khó đọc phần giới thiệu bản tiếng Anh do Barnes & Noble xuất bản. Tôi rất thích những phần giới thiệu trong bộ sách kinh điển của họ, rất gọn, bao quát. Chứ chỉ đọc mỗi tác phẩm không thôi e là khó có thể trân trọng hết. Phần giới thiệu trong cuốn sách bản Việt thì khá ngắn nhưng khen là chính, đâm ra hơi một chiều.

Đặc tả chưa tới 10 địa chủ, trong tác phẩm vĩ đại này, Gogol đã vẽ ra chế độ nông nô của Nga vào nửa đầu thế kỷ 19, có lẽ là gây nhiều chấn động vào thời ấy và ấn tượng tới cả bây giờ. Phần 1 của sách chọn lấy 5 vị, mỗi người một vẻ và đều tởm như nhau. Thêm vào đó là các chức sắc quan lại và thể chế chính trị thối nát. Người đọc ngấu nghiến từng chữ mà nhà văn cười cợt chế diễu và chửi bới những kẻ khốn nạn ấy. Cả một xã hội hiện ra thật là vui thú, sống động. Cuốn sách bị kiểm duyệt bị gây tranh cãi nhiều cũng là điều dễ hiểu. Nhà văn cũng gài vào đó vô số những cảnh tả trữ tình, cùng với đôi khi là tâm sự của riêng mình về nhân vật trong tác phẩm cũng như lồng ghép đâu đó vài quan điểm văn học. Tác phẩm cứ thế trôi tuột đi, rất êm. Ấy vậy nhưng cũng có quan điểm cho rằng bố cục có phần không ổn (Gogol có thú nhận thế trong những bức thư gửi được trích ở giữa cuốn sách tôi đọc). Thế nhưng với tôi điều ấy có hề gì.

Nhưng cũng có lẽ hơi chút đa nghi, tôi, chắc cũng như nhiều người khác, sẽ tự hỏi liệu đây có là một bức tranh chân thực về nước Nga thời ấy? Gogol khẳng định ông muốn bày ra những cái xấu xí thô kệch nhất, còn hơn là che đậy để viết những cuốn sách đầy cái “đẹp” mà vô dụng. Vậy nhưng ai mà biết được cái xấu ấy nó đúng tới đâu? Tôi cứ canh cánh vậy. Tôi nhìn vào tiểu sử của Gogol mà tặc lưỡi và càng nghi ngờ tợn. Ông dựa trên đâu để có thẩm quyền mà viết ra như thế?

Thế nhưng tôi phạm phải một sai lầm chết người. Tôi cứ quan niệm rằng văn học phải là những kinh nghiệm có thật từ những sự việc không có thật thì cũng tương tự như thế, và người viết thì phải trải qua nó mới thấm đượm được. Tên địa chủ xấu tính này hẳn phải dựa trên một nguyên tác gần giống y thế, có điều các sự kiện và lời nói được ráp lại với nhau cụ thể như vậy trong tác phẩm là nhằm cho nv hiện ra rõ ràng hơn thôi, v.v.

Nhưng đôi khi văn học đến từ chính tâm hồn người viết. Trải nghiệm là không thể không có, nhưng không cần phải đích xác vậy. Con người ta không khác nhau quá nhiều, và từ việc moi móc chính bản thân mình và những người quanh mình, miễn sao là phải thành thật nhất, thì cái văn viết ra nó vẫn rất thật, rất làm ta tin và tự thấy liên hệ. Gogol có lẽ là như vậy. Ông nói rằng tất cả những tính xấu kia trong các nhân vật là đều từ chính ông thấy trong mình mà ra. Ôi đã đào nó lên và vứt vào nhân vật, rôi xây dựng nó rồi nghiên cứu nó rồi đưa nó vào truyện. Tất cả vẫn là sự thật, bắt nguồn từ cái gốc là con người.

Một yếu tố khiến tôi chưa đủ mê Gogol là nằm trong sở thích cá nhân mà thôi. Cũng lại là quan điểm văn học. Tôi thích văn học giàu tính nhân văn, giàu tình thương người thương nhân loại. Những linh hồn chết, theo tôi, không có điều này. Khoan, không phải, đúng là có những tác phẩm tả đầy người xấu nhưng tình thương thì vẫn có, nhưng truyện này thì không. Gogol tả lại xã hội với một sự chửi rủa, chê bai, từ cao tới thấp, từ lớn tới nhỏ, quan chức thì tham lam, vô độ, học đòi còn nông nô thì ngu dốt, đần độn – đáng thấp cấp. Ông có chăng đem chút tình yêu và thương cảm với cái gọi chung chung là “nước Nga.” Cái chủ nghĩa dân tộc ấy có lẽ là tràn lan vào thế kỷ 19 chăng, thế nên cũng khó mà trách được. Trong tác phẩm tác giả bàn luận đầy tới tính cách các dân tộc khác, Anh, Pháp, Đức, Do Thái, v.v. và cứ ôm lấy và nói về một “nước Nga” của chúng ta trong trừu tượng. Cũng buồn cười, bởi Gogol gốc Ukraine, cho dù Ukraine vào thế kỷ 19 có thuộc đế quốc Nga đi chăng nữa.

(view spoiler)

Dù vậy, Những linh hồn chết vẫn là một tác phẩm rất tuyệt vời.

Mua sách Những Linh Hồn Chết ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Những Linh Hồn Chết” khoảng 119.000đ đến 148.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Những Linh Hồn Chết Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Những Linh Hồn Chết Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Những Linh Hồn Chết Fahasa” tại đây

Đọc sách Những Linh Hồn Chết ebook pdf

Để download “sách Những Linh Hồn Chết pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *