Siddhartha

Giới thiệu sách Siddhartha – Tác giả Hermann Hesse

Siddhartha

Trong các tác phẩm của Hemann Hesse, có lẽ Siddhartha là tác phẩm nổi tiếng nhất. Câu chuyện lấy thời điểm đức Phật còn tại thế, nói về một chàng thanh niên rời gia đình đi tìm giác ngộ. Dù được gặp Phật, dù bạn đồng hành đã gia nhập tăng đoàn, nhưng chàng thanh niên Siddhartha nhất quyết đi theo con đường của mình. Cuối cùng, sau khi trải nghiệm hết tất cả niềm vui và nổi khổ của cuộc sống thế gian, chàng thanh niên Siddhartha đã giác ngộ được chân lý bên cạnh một dòng sông. Chàng đã lắng nghe tiếng dòng sông và tìm thấy nơi đó mọi dạng hình của đời sống. Chàng đã thấy “pháp giới” trong dòng sông và ngộ được tính nhất thể của vạn sự.

Với Siddhartha người đọc sẽ cảm nhận như đọc một cuốn kinh Đại thừa, nhưng với văn chương du dương của một nhà thơ và sự miêu tả tinh tế của một nhà văn. Đọc tác phẩm này ta thấy rằng sự minh triết có thể được hàm chứa trong nhiều cách, sự thật cao tột có thể diễn tả bằng nhiều phương tiện thiện xảo khác nhau.

Siddhartha
Siddhartha

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Siddhartha
  • Công ty phát hành Nhã Nam
  • Tác giả: Hermann Hesse
  • Kích thước: 12 x 20 cm
  • Dịch Giả: Lê Chu Cầu
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 220
  • SKU 9695622157259
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Học

2. Đánh giá Sách Siddhartha

Đánh giá Sách Siddhartha
Đánh giá Sách Siddhartha

1. Sách rất hay, tuy mình đọc phần đầu hơi nản do lối viết trừu tượng triết lí khó hiểu, có lẽ cần đọc lại vài lần mới thấm được.
Đến nửa quyển thì sách dễ hiểu hơn đối với mình, cuốn sách tuy kể về đức Phật nhưng qua đó ta như thấy 1 tấm gương soi chính bản thân mình, tuy ngài là Phật, nhiều điểm hơn người, nhưng ngài cũng từng đi qua những vấp ngã sa đoạ, cũng từng suy đồi về nhân cách đạo đức. Qua cách kể của tác giả, cách miêu tả nội tâm đức Phật, có 1 giọng nói, lời khuyên nhủ như vẳng lên từ trong tâm can tôi.

2. Mình sẽ đọc một lần nữa vào một ngày khác, cảm youtuber Vuilen đã giới thiệu. Sách bảo quản tốt, chữ, giấy ok, nội dung thì 9/10 do mình chưa thấm hết!

3. Cuộc đời vô thường nhưng chúng ta cứ mãi tìm kiếm và tìm kiếm. Tìm trong mông lung, tìm những điều chưa thấy, tìm những ai chưa gặp và bỏ quên ở hiện tại sự hiện hữu. Vào một ngày nắng đẹp nói rằng ta đã biết, biết cái biết của thực tại biết cái biết không nên, biết cái sự hiện hữu và nghiệm ra dòng chảy của thời gian. Tác phẩm “Siddhartha”- Hermann Hesse ( Lê Chu Cầu dịch) đã mở ra hành trình kiếm tìm bản thân của Siddhartha – con trai người Bà La Môn với đầy ẩn ý quan niệm về thời gian gắn liền hình ảnh dòng sông cùng với bao câu chuyện đan xen, tác giả dường như đã gợi lên thông điệp về sự sống về tâm hồn và đặc biệt hơn cả là trí tuệ.

4. Tác phẩm là hành trình tìm kiếm “sự thật” của Siddhartha từ khi còn là một chàng thanh niên đầy nhiệt huyết tuổi trẻ đến lúc tuổi già, từ một chàng trai sùng đạo, tu hành khổ hạnh đến lúc trở thành một người đàn ông đắm chìm trong dục lạc. Hành trình của Siddhartha gắn liền với hình ảnh dòng sông tượng trưng cho đời người. Một dòng chảy không ngừng, và không bao giờ quay trở lại sau khi đã trôi qua. Đây chính là tính vô thường, giả tạm của đời sống. Hành trình của chàng là hành trình học cách yêu thương chân thực. Đến khi tuổi xế chiều rốt cuộc chàng đã học được cách yêu thương thực sự, yêu một tình yêu bất lực, vô điều kiện thông qua nỗi niềm đau khổ nơi đứa con trai.

5. Lần đầu đọc tôi đồng cảm với trái tim khát khao hiểu biết của chàng Siddhartha trẻ tuổi, rời nhà đi tìm chân lý được trải nghiệm bởi chính mình. Lúc đó tôi còn chưa hiểu những đau khổ của chàng sau bao năm dài đắm chìm trong dục lạc. Sau này trưởng thành hơn đọc lại truyện, chính bản thân cũng trải qua những thăng trầm được – mất, sự thừa thãi – thiếu thốn, tôi hiểu sâu sắc hơn cảm nhận của nhân vật, dù vẫn chưa hẳn là hiểu toàn bộ cuộc đời như một dòng sông ấy, nên sẽ còn đọc lại nhiều lần, chắc chắn. Nói theo một cách nào đó, cuốn sách này như kiểu Kinh Thánh đối với tôi, mỗi khi mở ra lại choáng ngợp bởi sự thật huyền diệu mà nó đem lại, đầy tính kỳ ảo đồng thời vô cùng chân thực, rất khó để giải thích nhận định tưởng chừng mâu thuẫn này, có lẽ những ai đã đọc sách rồi sẽ hiểu.

Review sách Siddhartha

Review sách Siddhartha
Review sách Siddhartha

Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha)

Văn hào, thi hào lỗi lạc người Đức Hermann Hesse sinh ngày 2/7/1877 ở Đức và mất ngày 9/8/1962 ở Thuỵ Sĩ, nơi ông định cư từ năm 1923.

Cha mẹ ông đều là những nhà truyền giáo từng làm nhiệm vụ ở Ấn Độ, còn ông ngoại là nhà nghiên cứu nổi tiếng về Ấn Độ, bởi vậy tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo.
Trước khi có thể sống như một nhà văn tự do, ông từng gắn bó với nghề bán sách.

Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng thơ ca: năm 1898, ông xuất bản tập thơ nhỏ đầu tiên, Romantische Lieder (Các bài hát lãng mạn), nhưng lại trở nên nổi tiếng hơn cả qua các tiểu thuyết như Steppenwolf (Sói đồng hoang), Siddhartha, và Das Glasperlenspiel (Trò chơi với chuỗi hạt cườm).

Năm 1946, ông được tặng Giải Nobel Văn học. Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định:

Tác phẩm của Hesse kết hợp quá nhiều ảnh hưởng từ Phật Thích ca và thánh Francis tới Nietzsche và Dostoevsky đến nỗi người ta có thể ngờ rằng về cơ bản ông là một nhà thử nghiệm chiết trung với nhiều tư tưởng triết học khác nhau. Nhưng ý kiến này rất sai lầm. Sự chân thành và nghiêm túc là nền tảng trong công việc của ông và luôn luôn được điều phối, ngay cả khi ông xử lí những chủ đề ngông cuồng nhất.

Hermann Hesse là tác gia Đức được đọc và dịch nhiều nhất – hơn 100 triệu bản sách của ông đã được bán trên khắp thế giới.

Nội Dung Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha)

Câu chuyện lấy thời điểm Đức Phật còn tại thế, kể về hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của chàng tín đồ Bà la môn trẻ tuổi Siddhartha.

Rời bỏ gia đình, thoạt đầu Siddhartha nhập vào nhóm những nhà sư lang thang, tu tập lối sống khổ hạnh. Nhưng Siddhartha sớm nhận thấy, rốt cuộc anh chỉ học được kỹ xảo tự lừa mị, tự mê mụ trong chốc lát trước nỗi đau đớn và vô nghĩa của cuộc đời – sự đào thoát tạm bợ mà một phu kéo xe cũng có thể đạt tới sau vài chén rượu đế.
Sau đó, anh gặp Đức Phật, và mặc dù không mảy may nghi ngờ giáo lý của Ngài, anh vẫn quyết định tiếp tục lên đường, không phải để tìm một giáo lý hay hơn mà để được chứng nghiệm sự giác ngộ và giải thoát, những điều mà anh tin rằng không thể đạt tới chỉ qua việc nghe thuyết giảng.

Anh đã nhập lại vào cuộc sống thế tục, học nghệ thuật yêu đương từ kỹ nữ lừng danh Kamala, học kiếm tiền và tiêu tiền khi trở thành người phụ tá cho nhà buôn Kamaswami… Cuối cùng, sau khi trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của niềm vui và nỗi khổ, Siddhartha đã giác ngộ chân lý bên cạnh một dòng sông: con người cần tham đắm trong dục lạc, chạy theo của cải, danh vọng và cần tuyệt vọng, nhục nhã để học xả bỏ sự miễn cưỡng, học yêu thương thế giới như nó là chính nó, để thôi không so sánh nó với với thế giới của tưởng tượng hay ước mơ.

Review Sách Câu Chuyện Dòng Sông

Đọc Siddhartha tác phầm nổi tiếng của Hermann Hesse để nghĩ về chặng đường truy tìm chân lý.
Toàn bộ câu truyện là một trải nghiệm triết học siêu hình. Siddhartha không quan tâm tới những vấn đề thế tục, chàng không có nhu cầu cứu khổ, cũng không có nhu cầu tu tập để có quyền năng cao. Chàng đi tìm kiếm chân lý, đi tìm kiếm cái bản thể của chàng.

Ta là ai?

Đó là câu hỏi chàng dành suốt cả tuổi thơ và tuổi trẻ để đi tìm kiếm lời giải đáp. Hãy đọc “Siddhartha” với một tâm trí không phán xét, hãy quên hết những gì bạn biết về Phật giáo. Chỉ cần bạn dành ra một ngày tĩnh lặng, thoải mái và theo dõi hành trình Siddhartha, thả lỏng tâm trí cho những suy tư, bạn sẽ cảm thấy một con đường mới mở ra trước mắt.

Tác giả cho ta thấy muốn thấu hiểu bản chất của đời sống, con người cần phải trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của nó, vũ trụ cũng chỉ vì nó cần trải nghiệm hết chính bản thân mình. “Sự sống” đó là “dòng sông” của Siddhartha mà chàng đã biết lắng nghe. Cuối cùng Siddhartha đã ngộ ra rằng “sự thật nào cũng có đối nghịch của nó và điều đối nghịch này cũng thật không kém”. Khi đã trải nghiệm và biết lắng nghe mọi hình thái của sự sống, chàng đã siêu việt chính mình, vượt lên thiện ác, tốt xấu. Đó chính là tư tưởng Bát nhã, nói theo cách của tác giả.
trích dẫn siddhartha

Với Siddhartha người đọc sẽ cảm nhận như đọc một cuốn kinh Đại thừa nhưng với văn chương của một nhà thơ và sự miêu tả tinh tế của một nhà văn. Đọc tác phẩm này thấy rằng sự minh triết có thể được hàm chứa trong nhiều cách, Sự thật cao tột có thể diễn tả bằng nhiều phường tiện thiện xảo khác nhau.

Trích Đoạn Hay Trong Sách Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha)

“Đời sống của chàng thật lạ lùng, chàng nghĩ. Chàng đã lang thang qua nhiều con đường lạ. Khi còn là một cậu bé, tôi ham mê thần linh và các cuộc tế, trở thành thanh niên ham mê thiền quán và khổ hạnh. Tôi đã tìm Đại ngã và kính phục cái trường cửu nơi linh hồn. Là thanh niên tôi đã tu khổ hạnh. Tôi đã sống trong rừng, chịu nóng lạnh. Tôi học nhịn đói, học chế ngự bản thân. Rồi tôi khám phá những giáo lý của đức Phật. Tôi cảm thấy tri thức và sự nhất thể của thế giới lưu thông trong tôi như chính máu của tôi, nhưng tôi cũng thấy cần rời xa đức Phật và sự hiểu biết. Tôi đi vào học những lạc thú của ái tình nơi Kiều Lan và việc kinh doanh nơi Vạn Mỹ. Tôi tích lũy tiền của và tiêu hoang nó, ăn những thức ăn ngon, và học kích thích những giác quan. Tôi phải tiêu phí nhiều năm như thế để đánh mất sự thông minh, khả năng suy tư của tôi, để quên mất cái nhất tính của sự vật. Chẳng phải tôi đã dần dần đổi thay từ một người đàn ông thành một đứa trẻ, từ một người tư duy đến một người thông thường, qua nhiều khúc quanh hay sao? Và con đường này có lợi và con chim trong lòng tôi đã không biết. Nhưng chao ôi là con đường! Tôi đã phải trải qua quá nhiều ngu dại, qua nhiều tính xấu, quá nhiều lầm lạc, nôn mửa, vỡ mộng và buồn rầu, mà chỉ để lại trở thành đứa trẻ. Nhưng đúng là phải như vậy. Đôi mắt và trái tim tôi đòi hỏi điều đó. Tôi phải chứng nghiệm sự tuyệt vọng, tôi phải đi vào chiều sâu thăm thẳm nhất của tâm hồn, và những ý tưởng tự sát, để chứng nghiệm thánh ân, để nghe tiếng “Om” trở lại, để ngủ say sưa lại thức dậy cải lão hoàn đồng. Tôi phải lại trở thành một người ngu để tìm tự ngã của tôi. Tôi phải phạm tội để sống lại. Con đường tôi sẽ còn dẫn tôi đi đâu? Con đường này ngu ngốc, nó đi xoắn ốc, có lẽ xoay vòng tròn, nhưng dù nó đi đâu tôi cũng theo nó…”

Mua sách Siddhartha ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Siddhartha” khoảng 39.000đ đến 43.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Siddhartha Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Siddhartha Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Siddhartha Fahasa” tại đây

Đọc sách Siddhartha ebook pdf

Để download “sách Siddhartha pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *