Thiên Nga Đen
Giới thiệu sách Thiên Nga Đen – Tác giả Nassim Nicholas Taleb
Thiên Nga Đen
Trước khi khám phá ra thiên nga đen tồn tại trên đời (ở Úc), người ta vẫn tin rằng tất cả chim thiên nga trên đời đều có màu trắng. Phát hiện bất ngờ này đã thay đổi toàn bộ thế giới quan của nhân loại (về thiên nga).
Chúng ta không biết rất nhiều thứ nhưng lại hành động như thể mình có khả năng dự đoán được mọi điều. Và trong cuốn sách này, tác giả Nassim Nicholas Taleb đã đi sâu vào khai thác những sai lầm của tư tưởng cố hữu ấy. Theo ông, “thiên nga đen” là một biến cố tưởng chừng như không thể xảy ra với ba đặc điểm chính: không thể dự đoán, có tác động nặng nề và sau khi nó xảy ra, người ta lại dựng lên một lời giải thích để khiến nó trở nên ít ngẫu nhiên hơn, dễ dự đoán hơn so với bản chất thật của nó. Thành công đáng kinh ngạc của Facebook có thể được coi là một “thiên nga đen”, việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu cũng là một “thiên nga đen”. Thiên nga đen luôn ẩn hiện trong mọi mặt của cuộc sống với những tác động khó lường, theo cả hướng tiêu cực và tích cực.
Tinh tế, táo bạo nhưng không kém phần thú vị, Thiên Nga Đen chắc chắn là cuốn sách không thể bỏ qua cho những ai đam mê hiểu biết. Và cuốn sách này, bản thân nó cũng chính là một thiên nga đen…
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Thiên Nga Đen
- Công ty phát hành: Alphabooks
- Tác giả: Nassim Nicholas Taleb
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới
- Dịch Giả: Cam Thảo, Hoàng Trung
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 472
2. Đánh giá Sách Thiên Nga Đen
Mới đầu thì quyển sách khá dầy và ngại đọc, khi mới bắt đầu đọc chưa bắt kịp được tư duy của tác giả đọc rất khó hiểu và phải xem kĩ lại khái niệm Thiên Nga Đen, cảm tưởng giống như đang đọc triết hay Mác gì đó…Nhưng khi đọc đủ lâu thì cảm giác như đầu óc như được thông ra một khoang nào đấy mà trước nay vẫn thấy họ kín, nói chung là thoải mái. Một số ý được rút ra từ Thiên Nga Đen như mọi chuyện mình gặp trong cuộc sống luôn bất ngờ và không kiểm soát được, khi mình nghĩ lại và cảm giác những chuyện đó là do luật nhân quả. Ví dụ như học bài chăm chỉ thì sẽ được điểm cao nhưng thực tế thì bạn chỉ đang tìm những chi tiết để hợp thức hóa các nguyên nhân để cho hợp lý hóa kết quả. Thứ hai đừng suy đoán kết quả dựa vào những thứ trong quá khứ. Ví dụ như anh yêu em từ trước đến nay nhưng không có nghĩa ngày mai vẫn thế. Cuối cùng không nên dự đoán bất cứ thứ gì vì không thể dựa vào 1 phần kiến thức ít mà mình biết để dự đoán 1 hiện tượng có vô số biến bất ngờ mà chúng ta không biết trong tương lai.
Review sách Thiên Nga Đen
Trước khi phát hiện ra châu Úc, người ta vẫn luôn tin rằng tất cả thiên nga trên đời đều có bộ lông màu trắng. Sự kiện bất ngờ đó đã thay đổi toàn bộ thế giới quan (về thiên nga) của nhân loại.
Chuyên gia hàng đầu về chống khủng hoảng kinh tế – Nassim Nicholas Taleb đã dựa vào sự kiện trên để đặt đưa ra khái niệm “thiên nga đen”, nhằm nói về những biến cố tưởng chừng không thể xảy ra nhưng lại có thể xảy ra.
Theo Taleb, một biến cố “thiên nga đen” có ba đặc điểm chính: không thể dự đoán; có tác động nặng nề; và sau khi nó xảy ra, người ta mới dựng lên một lời giải thích để khiến nó ít ngẫu nhiên hơn, dễ dự đoán hơn so với bản chất thật của nó.
1. Học được gì từ Thiên Nga Đen?
Bài học thứ nhất: các biến cố “thiên nga đen” thay đổi đáng kể thực tại của những người không biết rằng chúng sắp xảy đến.
Nassim Taleb gọi một sự kiện là “thiên nga đen” khi nó không thể đoán trước, không phải vì sự ngẫu nhiên, mà vì tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta về những điều có thể xảy ra.
Hậu quả là, những người có ít nhận thức nhất về “thiên nga đen”, sẽ là người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những hậu quả thảm khốc của nó.
Ví như cuộc tấn công ngày 11/9 vào tòa tháp đôi tại Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 hoặc hay sóng thần Sumatra ở Indonesia khiến 230.000 người chết vào năm 2004. Nếu biết trước những sự kiện này sẽ xảy đến, bạn sẽ không bị sốc hay ngạc nhiên. Tuy nhiên trong một số trường hợp, “thiên nga đen” chỉ là nỗi bi kịch của một cá nhân.
Bài học thứ 2: Đừng dùng quá khứ để giải thích tương lai.
Một trong những hành vi sai lầm nhất của con người là xu hướng dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai bằng cách lấy quá khứ làm lời giải thích. Dựa trên những điều chúng ta có thể chắc chắn – những gì đã xảy ra trong cuộc sống từ quá khứ – chúng ta thêu dệt một câu chuyện có ý nghĩa và mong đợi rằng tương lai sẽ đi theo chiều hướng tương tự.
Những nạn nhân trong cuộc khủng hoảng tài chính cũng mắc sai lầm như vậy – họ tin rằng thị trường sẽ tăng mãi, vì nó vẫn tăng trưởng trong nhiều năm trước đó. Và khi thị trường đột ngột lao dốc, thì ai nấy đều ngạc nhiên tột độ.
Bài học 3: Cố gắng đánh giá rủi ro trong thế giới thực giống như khi chơi trò chơi có thể đưa bạn đến những lựa chọn sai lầm.
Trong cuốn Thiên Nga Đen, Taleb còn mô tả về “ludic fallacy”, hay việc “áp dụng sai lý thuyết trò chơi vào tình huống trong đời thực”.
Khi phải đối mặt với nhiệm vụ đánh giá rủi ro trong thế giới thực, chúng ta thường cố gắng tưởng tượng rủi ro như một trò chơi, nơi có những quy tắc và xác suất mà chúng ta có thể xác định trước, rồi dựa vào đó để thể đưa ra quyết định đúng.
Ngoài ra, Thiên Nga Đen là cuốn sách bao quát nhiều chủ đề: từ hiện tượng kẻ thắng lấy hết, tác động của sự tình cờ, sự bất lực của đường cong hình chuông Gauss đối với hầu hết mọi điều, các khái niệm về tính thang bậc, vô số những bất định xảy ra trên thế giới, đặc biệt là thế giới hiện đại nơi thông tin di chuyển với tốc độ chóng mặt, cho đến những ý tưởng sai lầm về khả năng dự đoán tương lai của con người. Và quan trọng hơn hết, tất cả những ý tưởng này đã được tác giả khéo léo xâu chuỗi thành một lý thuyết chung, giúp ta nhận ra được vốn kiến thức ít ỏi của mình.
Khái niệm “thiên nga đen” đã ăn sâu vào ý thức con người, đặc biệt là giới đầu tư và thống trị thị trường tài chính suốt hơn một thập kỷ qua khi quyển sách Thiên Nga Đen của Nassim Taleb xuất bản năm 2007. Trong cuốn sách này, Taleb chỉ ra rằng nhà đầu tư thường bỏ qua nguy cơ thị trường biến động mạnh, đặc biệt trong suốt thời gian dài kinh tế phát triển ổn định. Chính bởi vậy, ngay khi một cuộc khủng hoảng tài chính vô cùng lớn diễn ra vào năm 2007, cuốn sách Thiên Nga Đen đã nhận được nhiều sự chú ý bởi những tiên đoán đã được tác giả nêu lên trong đó.
2. “Thiên nga đen” là những sự kiện được cho là không thể xảy ra, nhưng bằng cách tài tình nào đó lại xảy ra.
Con người có khả năng đặc biệt trong việc kết hợp và chuyển tất cả các thông tin rời rạc nhận được từ môi trường sống thành các thông tin có ý nghĩa và liên quan tới nhau. Tài năng này cho phép chúng ta tạo ra các phương pháp khoa học, triết lý về bản chất của sự sống, và phát minh ra các mô hình toán học phức tạp.
Nhưng việc chúng ta có khả năng phản ánh và sắp xếp thế giới xung quanh không đồng nghĩa với việc chúng ta giỏi làm việc đó.
Bởi một điều, chúng ta có những niềm tin hạn hẹp, quá đóng về thế giới. Một khi chúng ta có ý tưởng nào đấy về cách thế giới vận hành, chúng ta thường bấu víu vào nó mà không chịu tiếp nhận những tri thức mới.
Nhưng vì những hiểu biết của con người ngày càng phát triển và tiến bộ, lối tiếp cận bảo thủ này sẽ không còn có ý nghĩa. Ví dụ, cách đây khoảng 200 năm, các bác sĩ và các nhà khoa học đã vô cùng tự tin vào kiến thức của họ về y học, nhưng ngày nay sự tự tin của họ có vẻ lố bịch: chỉ cần tưởng tượng rằng bạn đến gặp bác sĩ và mô tả các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường, và bạn được đưa một toa thuốc dùng rắn và đỉa để chữa bệnh.
Quá cố chấp với niềm tin của mình khiến ta không còn tỉnh táo nhận thức được bản chất đúng sai của các thông tin đi trái với những gì mà xưa này ta vẫn biết. Ví dụ, làm sao để hiểu được các loại thuốc chữa bệnh nếu bạn không biết được sự tồn tại của loài vi trùng gây bệnh? Bạn có thể đưa ra một lời giải thích hợp lý về căn bệnh, nhưng chắc chắn nó sẽ sai do thiếu sót thông tin quan trọng.
Tính võ đoán này có thể dẫn đến những bất ngờ lớn. Chúng ta đôi khi ngạc nhiên bởi các sự kiện diễn ra, không phải vì chúng ngẫu nhiên, mà bởi vì tầm nhìn của chúng ta quá hạn hẹp. Những bất ngờ như vậy được gọi là “những Thiên nga đen”, và chúng nhắc nhở ta phải xem xét lại toàn bộ thế giới quan của mình:
Trước khi ai đó nhìn thấy thiên nga đen, mọi người cho rằng mọi con thiên nga đều có màu trắng. Chính vì điều này, tất cả những mô tả và trí tưởng tượng của họ về loài thiên nga đều là thiên nga trắng. Vì vậy, khi họ phát hiện ra thiên nga đen, những hiểu biết cơ bản của họ về loài con thiên nga bị biến đổi.
Như bạn sẽ thấy, những hiện tượng Thiên Nga Đen đôi lúc lại chẳng hại ai, nhưng đôi lúc lại tác động thay đổi cuộc đời ví dụ như khi bạn bị mất tất cả chỉ vì một cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán.
3. Hiện tượng Thiên nga đen có thể có những hậu quả động trời đối với những ai không nhận thức được chúng.
Ảnh hưởng của Thiên nga đen hoàn toàn khác nhau đối với mỗi người. Một số người sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hiện tượng này, nhiều người lại hầu như không bị tác động gì. Sức ảnh hưởng của nó tới đâu được xác định chủ yếu bằng lượng thông tin liên quan bạn tiếp cận được: bạn càng có nhiều thông tin, xác suất bạn gặp Thiên nga đen càng ít; và nếu bạn càng thiếu hiểu biết, bạn sẽ càng có rủi ro cao.
Điều đó có thể thấy ở các viễn cảnh sau:
Hãy tưởng tượng bạn đặt cược vào chú ngựa yêu thích của bạn, Rocket. Với thể chất của Rocket, các kỹ năng của người cầm cương, và những đối thủ yếu kém, bạn tin rằng Rocket là đặt cược an toàn nhất và liều đặt mọi thứ bạn có vào chú Rocket.
Bây giờ tưởng tượng bạn sẽ ngạc nhiên thế nào, khi tiếng súng bắt đầu cuộc thi vang lên và Rocket không chỉ không chịu rời khỏi cửa chuồng mà còn nằm gục xuống trên đường đua.
Đây chính là hiện tượng “Thiên nga đen”. Những thông tin bạn thu thập được cho bạn niềm tin rằng, Rocket là lựa chọn hoàn hảo cho chức vô địch, tuy nhiên bạn đã mất mọi thứ khi cuộc đua vừa bắt đầu.
Nhưng hiện tượng này không phải là một bi kịch đối với tất cả mọi người. Ví dụ, chủ sở hữu Rocket lại thu về một khoản tài sản lớn bằng cách đặt cược vào con ngựa đối thủ, hay cá cược rằng ngựa của mình sẽ thua. Không giống bạn, ông ta có nhiều thông tin hơn, ông ta biết rằng Rocket sẽ đình công để phản đối ngược đãi thú vật. Chỉ một thông tin nhỏ đã cứu anh ta thoát khỏi hiện tượng “Thiên nga đen”.
Thiên nga đen có ảnh hưởng rất khác nhau đến mỗi đối tượng. Thay vì chỉ ảnh hưởng đến một vài cá nhân, đôi khi, hiện tượng này ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội. Khi điều này xảy ra tức là, những Thiên nga đen sẽ thay đổi cách thế giới vận hành và tác động lên nhiều lĩnh vực của xã hội, như triết học, thần học và vật lý.
Ví dụ, khi Copernicus phát hiện ra rằng Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ, hệ quả để lại rất to lớn. Khám phá của ông là thách thức đối với uy quyền của Công giáo đang thống trị và cả tính chính xác của bản thân Kinh Thánh.
Tóm lại, chính Thiên nga đen này đã giúp xã hội châu Âu bước sang một trang sách mới.
4. Chúng ta đang rất dễ dàng bị lừa dối thậm chí bởi những lí luận logic cơ bản nhất.
Mặc dù con người là loài động vật thông minh nhất trên hành tinh, vẫn còn một chặng đường dài phải đi trước khi chúng ta phát triển vượt bậc và loại bỏ hết tất cả những thói quen xấu.
Thói quen thường được tạo dựng dựa trên những hành động diễn ra trong quá khứ. Trong khi chúng ta thường tin rằng quá khứ là nền tảng cho tương lai, thì điều này hoàn toàn là một sự sai lầm. Nó khiến ta dễ mắc phải sai lầm, chỉ đơn giản vì có quá nhiều yếu tố chưa được tiết lộ trong quá khứ, nhưng những yếu tố đó sẽ quyết định mạnh mẽ trong tương lai.
Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn là một con gà tây đang sống ở nông trại. Hàng ngày, những người nông dân cho bạn ăn, cho phép bạn tự do dạo chơi, và xây một cái chuồng xinh đẹp cho bạn sống. Nếu sử dụng những dữ liệu quá khứ như thế, không có lý do gì để tin rằng ngày mai sẽ khác.
Than ôi, ngày mai là Lễ Tạ Ơn, và …. bạn bị xử trảm, bị nhồi đầy những loại gia vị, ném vào lò lửa, và bị nuốt chửng bởi những người trước đó đã cho bạn ăn.
Ví dụ này cho thấy, nếu chúng ta tin rằng có thể có thể dự đoán về tương lai dựa trên những hiểu biết trong quá khứ, thì đó là một sai lầm với hậu quả thảm khốc.
Một sai lầm tương tự, đó là sự thiên vị niềm tin: chúng ta thường tìm kiếm các bằng chứng cho những niềm tin đã hình thành trong chúng ta, thậm chí đến mức mà chúng ta sẵn sàng bỏ qua bất cứ bằng chứng nào đi ngược lại niềm tin đó. Khi chúng ta gặp phải những thông tin trái với những gì chúng ta tin tưởng, chúng ta thường không chấp nhận chúng và thậm chí nhiều khả năng sẽ không tiếp tục tìm hiểu thêm. Nếu chúng ta tiếp tục tìm hiểu, chúng ta có thể tìm ra sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì chúng ta luôn luôn tin tưởng.
Ví dụ, nếu bạn tin rằng “biến đổi khí hậu” là một âm mưu, nhưng sau đó bạn được xem một bộ phim tài liệu có tên là “Chứng cứ không thể phủ nhận của biến đổi khí hậu”, điều này nhiều khả năng sẽ làm bạn khó chịu.
Sau đó, bạn lên mạng, tìm kiếm thông tin trên các trang web để hiểu hơn về biến đổi khí hậu,có thể bạn sẽ gõ từ khóa “trò lừa bịp biến đổi khí hậu” mà không phải là “bằng chứng ủng hộ và phản đối biến đổi khí hậu”.
Tóm lại, mặc dù cả hai lí luận logic trên đều là sự ngụy biện, nhưng chúng ta không thể làm được gì khác: nó đơn giản đã là bản chất của chính chúng ta.
5. Cách mà não bộ phân loại thông tin làm cho dự đoán của chúng ta cực kỳ khó chính xác.
Trong quá trình tiến hóa, bộ não con người phát triển theo cách thức nhất định để phân loại thông tin. Mặc dù đây là điều tuyệt vời để sống sót trong tự nhiên, khi chúng ta cần phải học hỏi và thích nghi nhanh chóng với môi trường nguy hiểm xung quanh, trái lại lại là điều khủng khiếp trong môi trường phức tạp ngày nay.
Ví dụ, một trong những cách mà chúng ta không phân loại đúng thông tin được gọi là tường thuật thông tin sai, khi chúng ta mô tả tình hình hiện tại của mình.
Điều này là do, chúng ta đang phải đối mặt với lượng lớn thông tin mỗi ngày. Để làm cho những thông tin tiếp nhận có ý nghĩa, não của chúng ta chỉ lựa chọn những thông tin quan trọng để xem xét. Ví dụ, trong khi bạn có thể nhớ được bạn đã ăn gì trong bữa ăn sáng hôm nay, nhưng chưa chắc bạn đã nhớ được màu sắc những đôi giày của những người qua đường bạn gặp trên đường tới trường hay tới nơi làm việc.
Để ý nghĩa hóa các thông tin tiếp nhận không liên quan, chúng ta biến chúng thành một câu chuyện mạch lạc. Ví dụ, khi bạn suy nghĩ về cuộc sống của riêng bạn, bạn có thể chọn các sự kiện có ý nghĩa nhất định, và bạn sắp xếp các sự kiện đó thành một câu chuyện để giải thích làm thế nào bạn trở thành con người bạn. Ví dụ, bạn yêu âm nhạc vì mẹ của bạn thường hát những bài hát của The Beatles để ru bạn ngủ mỗi đêm.
Tuy nhiên, việc tạo ra câu chuyện như vậy là cách gàn dở nhất để hiểu được ý nghĩa của thế giới. Điều này là do câu chuyện chỉ được xây dựng dựa trên các sự kiện quen thuộc và rất cũ trong quá khứ, mà không đưa thêm vào câu chuyện các lời giải thích gắn với các hiện tượng vừa xảy ra.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một con bướm vỗ đôi cánh của mình ở Ấn Độ gây ra một cơn bão một tháng sau đó tại thành phố New York.
Nếu chúng ta tạo danh mục riêng cho nguyên nhân và kết quả khi chúng xảy ra, thì chúng ta có thể nhìn thấy một mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa các sự kiện. Nhưng khi chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả – trong trường hợp này, cơn bão – thì điều duy nhất mà chúng ta có thể làm chỉ là ngồi đoán xem trong hàng loạt sự kiện xảy ra cùng lúc thì nguyên nhân thực sự dẫn đến kết quả đó là gì.
6. Chúng ta không thể dễ dàng phân biệt được thông tin mở rộng và không mở rộng (thông tin nguyên bản).
Con người chúng ta đã phát triển nhiều phương pháp và mô hình để phân loại thông tin một cách có ý nghĩa. Tuy nhiên, thật không may, chúng ta chưa làm tốt ở việc phân biệt các loại thông tin khác nhau – thông tin “mở rộng” và “không mở rộng” (hay thông tin nguyen bản).
Thông tin nguyên bản – chẳng hạn như trọng lượng cơ thể và chiều cao – được xác định rõ ràng, có giới hạn trên và giới hạn dưới.
Trọng lượng cơ thể là thông tin không có khả năng mở rộng bởi vì có những hạn chế về mức trọng lượng của mỗi người: trọng lượng của một người có thể đạt tới 1000 lbs, nhưng không thể chạm mức 10,000 lbs. Thông tin không khả năng mở rộng luôn được giới hạn rõ ràng.
Mặt khác, những thứ phi vật chất hay trừu tượng, như việc phân phối của cải hay album bán hàng đều có khả năng mở rộng. Ví dụ, nếu bạn bán hàng trực tuyến, không có giới hạn về số bán hàng bạn có thể bán bởi vì sự phân phối không bị giới hạn bởi số lượng hàng hóa có thể sản xuất.
Phân biệt sự khác nhau giữa các thông tin mở rộng và thông tin không thể mở rộng thường rất quan trọng nếu bạn muốn khắc họa một bức tranh chính xác về thế giới. Việc cố gắng áp dụng những quy tắc có hiệu quả với các thông tin không thể mở rộng với dữ liệu có thể mở rộng sẽ dẫn đến những sai lầm nhất định.
Ví dụ, nói rằng bạn muốn đo sự giàu có của người dân nước Anh. Cách đơn giản nhất để làm điều này là chia bình quân thu nhập đầu người, bằng cách cộng tổng thu nhập của toàn bộ người dân và chia trung bình cho số công dân của họ.
Tuy nhiên, sự giàu có thực chất là thông tin có khả năng mở rộng: có thể một tỷ lệ nhỏ người dân sẽ sở hữu một tỷ lệ vô cùng lớn của cải.
Bằng cách thu thập dữ liệu về thu nhập bình quân đầu người, bạn kết thúc cuộc điều tra với đại diện là sự phân phối thu nhập, mà điều đó có lẽ không thể phản ánh chính xác thực tế sự thịnh vượng của các công dân của nước Anh.
7. Chúng ta quá tự tin vào những gì chúng ta tin là chúng ta biết.
Chúng ta đều muốn giữ cho mình an toàn và tránh khỏi những sự nguy hiểm. Một trong những cách mà chúng ta thực hiện điều đó, chính là việc đánh giá và quản lý khả năng xảy ra rủi ro. Đây là lý do tại sao chúng ta mua những thứ như bảo hiểm tai nạn, và chúng ta cố gắng không “đặt toàn bộ trứng vào một giỏ”.
Đa số chúng ta đều cố gắng đo đạc rủi ro một cách chính xác nhất có thể để đảm bảo rằng chúng ta không bỏ lỡ cơ hội, nhưng đồng thời cũng đảm bảo rằng chúng ta không làm điều gì để có thể phải hối tiếc.
Để đạt được điều này, chúng ta phải đánh giá bất cứ rủi ro nào có thể xảy ra và đo lường xác suất mà những rủi ro này có thể trở thành hiện thực.
Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang tìm mua bảo hiểm. Bạn muốn mua loại bảo hiểm có chính sách bảo vệ bạn tránh khỏi những trường hợp xấu nhất, nhưng đương nhiên phải cân nhắc kĩ để không lãng phí tiền bạc. Trong trường hợp này, bạn phải đo lường sự đe dọa của bệnh tật hoặc tai nạn với hậu quả có thể diễn ra, và sau đó đưa ra quyết định.
Thật không may, chúng ta đang quá tự tin rằng chúng ta biết tất cả những rủi ro có thể xảy đến và chúng ta cần phải chống lại những rủi ro đó. Đây được gọi là sai lầm khôi hài, và theo đó, chúng ta có xu hướng giải quyết rủi ro như thể chúng ta đang chơi trò chơi, với một bộ quy tắc và xác suất mà chúng ta đặt ra trước khi chơi.
Tuy nhiên, xử lý rủi ro như một trò chơi chính nó là rủi ro kinh doanh. Ví dụ, sòng bạc muốn tạo ra càng nhiều tiền càng tốt, đó là lý do tại sao họ có hệ thống an ninh phức tạp và lệnh cấm những người chơi giành chiến thắng quá nhiều, quá thường xuyên.
Nhưng cách tiếp cận của họ lại dựa trên sai lầm khôi hài. Các mối đe dọa lớn đối với các sòng bạc có thể không phải là những con bạc may mắn hay những tên trộm. Nhưng có thể đó là kẻ bắt cóc khi hắn ta bắt cóc con của chủ sòng bạc làm con tin, hoặc một nhân viên không nộp các khoản thu nhập của sòng bạc với IRS. Mối đe dọa lớn nhất của sòng bạc hoàn toàn có thể không được lường trước.
Điều này cho thấy dù chúng ta cố gắng thế nào, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tính toán chính xác mọi rủi ro.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu việc: nhận thức được sự thiếu hiểu biết của chúng ta có thể tốt hơn nhiều lần so với việc chúng ta không nhận thức được về nó.
8. Tiến hành điều tra về những gì bạn không biết sẽ giúp bạn đánh giá rủi ro tốt hơn.
Tất cả chúng ta đã từng nghe đến cụm từ “tri thức là sức mạnh.” Tuy nhiên, đôi khi chúng ta đang bị hạn chế bởi những gì chúng ta biết, và những lúc như thế, việc công nhận những gì bạn không biết sẽ có lợi hơn với bạn. Thật vậy, nếu chỉ tập trung vào những gì bạn biết, bạn giới hạn nhận thức của bạn về những kết quả có thể xảy đến, và tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện của hiện tượng Thiên nga đen.
Ví dụ, nếu bạn muốn mua cổ phiếu của một công ty, nhưng kiến thức của bạn về chứng khoán chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 1920-1928 – một năm trước sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Trong trường hợp đó, bạn sẽ theo dõi một vài sự giảm giá và mức giá cao nhất, nhưng nói chung bạn sẽ nhận thấy rằng xu hướng đang theo chiều hướng tốt dần lên. Vì vậy, bạn nghĩ xu hướng này sẽ tiếp tục, bạn tiêu khoản tiết kiệm của bạn vào cổ phiếu. Tuy nhiên, ngày hôm sau, thị trường đổ vỡ và bạn mất tất cả mọi thứ bạn có.
Nếu bạn nghiên cứu thị trường kĩ hơn, bạn đã có thể thấy được nhiều sự bùng nổ và đổ vỡ trong suốt lịch sử. Bằng viêc chỉ tập trung vào những gì chúng ta biết, chúng ta đã mở cửa để bản thân tiếp cận với những rủi ro lớn và nguy hiểm.
Mặt khác, nếu bạn thừa nhận gì mà bạn không biết, bạn đã có thể làm giảm đáng kể nguy cơ gặp phải rủi ro. Một người chơi poker tốt luôn hiểu rõ nguyên tắc này, vì nó rất quan trọng cho sự thành công của họ trong các trò chơi.
Khi họ biết quy tắc của trò chơi, và xác suất mà các đối thủ có quân bài tốt hơn họ, họ còn nhận thức được rằng có một số thông tin liên quan mà họ không biết – như chiến lược của đối thủ, và đối thủ của họ sẵn sàng mất khoản tiền bao nhiều. Những ẩn số đó cũng góp phần vào chiến lược của họ, chứ không chỉ là các quân cờ mà họ hay đối thủ đang nắm. Những điều đó cho phép họ thực hiện đánh giá chính xác hơn về rủi ro có thể xảy ra.
9. Có sự hiểu biết tốt về những hạn chế của con người có thể giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn tốt hơn.
Có lẽ cách tốt nhất để chống lại việc rơi vào cái bẫy nhận thức chúng ta vừa thấy ở trên, chính là trang bị sự hiểu biết tốt về các công cụ mà chúng ta sử dụng để đưa ra dự đoán, và những hạn chế của chúng.
Mặc dù biết những hạn chế riêng của bản thân chắc chắn sẽ không cứu chúng ta khỏi mọi sai lầm mà chúng ta có thể gây ra, ít nhất nó cũng có thể giúp chúng ta giảm bớt việc đưa ra những quyết định tồi.
Ví dụ, nếu bạn biết rằng bạn thường quá tự tin vào cảm giác của mình, như mọi người khác, bạn sẽ dễ nhận ra rằng, bạn chỉ tìm kiếm những thông tin hay những gì bạn đã tin là đúng.
Tương tự như thế, nếu bạn biết rằng con người chúng ta muốn sắp xếp mọi thứ gọn gàng, giống như câu chuyện nhân quả, cách tiếp cận này giúp đơn giản hóa sự phức tạp của thế giới. Bạn sẽ có nhiều khả năng để tìm kiếm thêm thông tin để có được cái nhìn tốt hơn về toàn bộ bức tranh, hay có được cái nhìn toàn cảnh.
Chỉ cần thực hiện những phân tích phản biện này, bạn đã có được một lợi thế cạnh tranh so với những người khác trong lĩnh vực của bạn.
Nếu bạn nhận thức được những thiếu sót của mình chắc chắn đó sẽ là điều tốt. Ví dụ, nếu bạn biết rằng sẽ luôn có những rủi ro không lường trước được trong việc theo đuổi bất kỳ cơ hội nào, cho dù cơ hội đó thật hấp dẫn, có thể bạn sẽ không có khuynh hướng đầu tư mạnh vào nó.
Trong khi chúng ta không thể chiến thắng sự ngẫu nhiên hay sử dụng năng lực hạn chế của bản thân để tìm hiểu sự phức tạp rộng lớn của thế giới, ít nhất chúng ta có thể giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi sự thiếu hiểu biết của chúng ta.
10. Tổng kết
Thông điệp chính trong cuốn sách này:
Mặc dù chúng ta liên tục đưa ra những dự đoán về tương lai, chúng ta thực sự đang làm những điều khủng khiếp. Chúng ta đặt quá nhiều niềm tin vào kiến thức của mình và đánh giá thấp sự ngu ngốc của bản thân. Chúng ta quá phụ thuộc vào phương pháp mà chúng ta cho là có ý nghĩa, chúng ta không có khả năng để hiểu và xác định sự ngẫu nhiên, tất cả góp phần vào việc ra những quyết định sai lầm, và đôi khi dẫn đến hiện tượng “Thiên nga đen” – hiện tượng mà chúng ta cho là không thể xảy ra, nhưng cuối cùng lại diễn ra và dẫn đến việc chúng ta phải xác định lại hiểu biết của chúng ta về thế giới.
Nghi ngờ “vì”.
Mặc dù tuân theo bản năng là điều hoàn toàn tự nhiên của con người, các mối quan hệ nhân quả được sắp xếp để trở nên có ý nghĩa trong thế giới phức tạp. Nhưng thực tế là chúng ta thực đáng thương khi đồng thời phải đưa ra dự đoán về tương lai và phải thiết lập nguyên nhân cho hiện tại. Thay vì chiều theo mong muốn của chúng ta để xem xét sự kiện trong mối quan hệ nhân quả, rõ ràng điều tốt hơn phải là việc xem xét một xác suất của việc kết nối các sự kiện riêng biệt hay để chúng như nguyên bản.
Biết những gì bạn không biết.
Nếu bạn muốn đưa ra những dự đoán có ý nghĩa về tương lai – trong đó, nếu bạn đang có ý định mua bảo hiểm, đầu tư, học đại học, thay đổi công việc, tiến hành nghiên cứu, hoặc đơn giản là sống như một con người, bạn quyết định tìm hiểu bản thân – bạn không thể đưa tất cả các yếu tố bạn biết vào để xem xét. Bạn chỉ có thể đưa một phần sự hiểu biết của bạn vào để đánh giá các rủi ro trong dự đoá. Bạn cũng nên có ý thức về những gì bạn không biết, do đó bạn không phải giới hạn các thông tin mà bạn đang tiếp nhận và xử lí.
Hiện nay, cuốn sách Thiên Nga Đen đã bán được 1,5 triệu bản, được dịch ra 27 thứ tiếng, nằm trong top sách bán chạy của tạp chí New York Times trong 16 tuần liên tiếp. Ngoài ra, cuốn sách còn được tạp chí The Times bình chọn là một trong những cuốn sách gây ảnh hưởng nhất trong vòng 60 năm qua.
Tinh tế, choáng ngợp và mang tính khái quát cao, Thiên Nga Đen sẽ thay đổi cách nhìn của bạn về thế giới.
Về tác giả:
Giáo sư Nassim Taleb, chuyên gia dự báo khủng hoảng kinh tế – cha đẻ của lý thuyết “thiên nga đen”
Nassim Nicholas Taleb sinh năm 1960 tại Liban, là một nhà viết tiểu luận, học giả, nhà thống kê. Ông còn là một trong những nhà kinh tế học, nhà tư tưởng hiện đại với rất nhiều công trình được đánh giá cao, như cuốn “Fooled by Randomness” (tạm dịch: Bị ngẫu nhiên đánh lừa) hay “Antifragile” (Khả năng cải thiện nghịch cảnh). Nhiều bài viết khác của ông đã được đăng trong các tạp chí và tập san nổi tiếng. Taleb là giáo sư ưu tú chuyên về quản trị rủi ro tại Viện Kỹ thuật Bách Khoa, Đại học New York.
Mua sách Thiên Nga Đen ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Thiên Nga Đen” khoảng 162.000đ đến 188.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Thiên Nga Đen Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Thiên Nga Đen Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Thiên Nga Đen Fahasa” tại đây
Đọc sách Thiên Nga Đen ebook pdf
Để download “sách Thiên Nga Đen pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm