Chuyện người tùy nữ

Giới thiệu sách Chuyện người tùy nữ – Tác giả Margaret Atwood

Chuyện người tùy nữ

Tôi có chồng và con gái. Có mèo. Có mẹ, có bạn gái thân thiết. Có việc làm và một cái tên.

Tôi tỉnh dậy sau một cơn chính biến, một cuộc đào thoát bất thành và một cơn mê để thấy mình đã mất cho đến tận cái tên, chỉ còn là Tùy nữ – một trong những “cỗ tử cung có chân” của chính quyền Gilead.

Giữa Nước Cộng hòa Gilead – nhà nước thần quyền cực đoan dựng lên trên nền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xưa, nơi các Martha cặm cụi việc nhà, các Dì rao giảng đạo đức chính thống, các Phu nhân khóc ròng mỗi đêm Lễ tháng, các Tùy nữ tuyệt vọng tìm cách sinh con để khỏi phải ra quét chất thải phóng xạ trên đảo hoang, và không ai biết lúc nào tới lượt mình được “cứu chuộc” trên dây treo cổ – có một người đàn bà vừa tìm cách bám lấy sự sống nhờ mưu mẹo sắc bén và những hồi ức vỗ về từ “thời trước”, vừa cố gắng khám phá để kể lại chuyện mình cho các thế hệ về sau.

Cuốn tiểu thuyết phản-địa đàng (dystopia) này là một câu chuyện cảnh tỉnh để trả lời làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo bảo thủ ở nước Mỹ những năm 1980, nhưng trên hết là một cuốn sách viết sắc sảo và lôi cuốn đã được ấn hành ở gần 30 quốc gia. Đây là một trong năm tiểu thuyết đề cử Booker của nữ tiểu thuyết gia Canada danh tiếng Margaret Atwood và là cuốn sách đầu tiên của bà được giới thiệu ở Việt Nam.

“Danh tiếng của tác phẩm suy cho cùng là nhờ đã thành công trong việc cân bằng giữa tuyên ngôn chính trị mạnh mẽ với nghệ thuật văn chương tinh vi.” – Jeffrey Canton

“Sức mạnh của tác phẩm rốt cuộc ít nằm ở những triết lý hơn là ở tính chân thực đầy thuyết phục: nó không chỉ khám phá những cơ cấu làm nên sự áp bức tuyệt đối với đàn bà trong Cộng hòa Gilead, mà sống động hơn và tỉ mỉ hơn nữa, là cảnh áp bức ấy đè trĩu lên các giác quan đến thế nào.” – Washington Monthly

Chuyện người tùy nữ
Chuyện người tùy nữ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Chuyện người tùy nữ
  • Công ty phát hành: Nhã Nam
  • Tác giả: Margaret Atwood
  • Kích thước: 14 x 20.5 cm
  • Dịch Giả: An Lý
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 414
  • SKU 6768332869606

2. Đánh giá Sách Chuyện người tùy nữ

Đánh giá Sách Chuyện người tùy nữ
Đánh giá Sách Chuyện người tùy nữ

1. Một cuốn sách đọc lên hơi rợn người nhưng được miêu tả một cách rất thật về số phận tùy nữ, những người được tác giả miêu tả là những “cổ tử cung có chân”, không khác gì cái “máy đẻ”, chỉ để phục vụ cho tầng lớp cao hơn. Do mình đã xem phim trước khi đọc nên khá bất ngờ với cách sắp xếp trong sách, chính điều này làm nên sự khác biệt cho cuốn sách.

2. Cuốn này quá sức hay, mình mất nguyên một tuần mới đọc xong được, đọc rồi thả xuống để thở, không thể nào đọc đến cuối vì nó quá ám ảnh. Những đoạn mô tả tâm lý hay cảnh vật thực sự rất đẹp, một cái đẹp theo kiểu thông thái, chắc đến tháng sau mới cầm nổi cuốn khác đọc luôn quá

3. Ảnh bìa tuy k bắt mắt bằng ấn phẩm đầu tiên nhưng cũng rất đẹp và chạy theo đúng tinh thần poster của phim nên dễ “lay động lòng người” hơn mà cũng k quá trừu tượng như khi nhìn bìa sách nguyên bản. Nội dung thì khỏi phải bàn rồi. Chỉ mong Tiki mua bản quyền phần tiếp theo của truyện để dịch, bán nữa thôi.

4. Mình không thích bìa sách mới này của Nhã Nam cho lắm, cảm giác thiết kế không được tinh tế và đẹp, nhưng mà “dont judge a book by its cover” nên chỉ là nhận xét vu vơ thôi hén. Cái chính là nội dung cuốn sách, cuốn này đặc tả cuộc sống chung của những người tùy nữ, bị xã hội đày đọa, xếp vào tầng lớp thấp kém và bị khinh thường, đặc tả nhiều nhất là về cuộc sống nội tâm của nữ chính. Cô ấy có một cái nhìn đa chiều & sâu sắc, đôi mắt quan sát cùng nội tâm rất tinh tế, cuốn này được dịch giả chuyển ngữ xuất sắc, từ vựng cực kỳ phong phú và được chọn lọc kỹ càng, khi đọc phải gấp sách lại chục lần để điều hòa lại nhịp thở, vì từ ngữ và cách hành văn của dịch giả ngồn ngộn và nhiều ngữ nghĩa, muốn tiêu hóa hết một lần thì cảm thấy như mắc nghẹn luôn, và cũng sợ “ăn” nhanh quá sẽ bỏ sót những chi tiết quan trọng nhưng lại nhỏ nhé. Cố truyện hay, tư tưởng của tác giả rất hiện đại. Điểm 10 cho chất lượng nhé.

5. Cái không khí trong “Truyện người Tuỳ nữ” phảng phất sự bí bách và ghê sợ ở 1984 của George Orwell, nơi lúc nào cũng có “anh Cả” (Big Brother) và Cảnh sát Tư tưởng theo dõi (ở đây là Con Mắt). Tôi chắc hẳn Atwood đã lấy nguồn cảm hứng từ sự chuyển đổi chóng vánh thể chế chính trị của Iran hồi cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, ngay sau Cách mạng 1979 (hay còn gọi là Cách mạng Hồi Giáo), biến Iran thành một đất nước với luật lệ Hồi giáo hà khắc, đặc biệt với phụ nữ. Đã có hàng chục ngàn người bị hành quyết bởi chính phủ Hồi giáo mới sau cuộc cách mạng 1979. Atwood là người ủng hộ nữ quyền, và với các phong trào đấu tranh đòi bình đẳng cho nữ giới diễn ra mạnh mẽ khắp châu âu và châu Mỹ trong thập niên 70-80, sự ra đời của “Truyện người Tuỳ nữ” là có lý do. Giọng văn của Atwood khá dị, và chắc chắn rất khó dịch. Đôi đoạn dịch hơi khó hiểu, nhưng về cơ bản, là một cuốn sách rất hay về đề tài dystopia, mà fan của thể loại này không nên bỏ qua.

Review sách Chuyện người tùy nữ

Review sách Chuyện người tùy nữ
Review sách Chuyện người tùy nữ

Một trong những cuốn tiểu thuyết đen tối nhất là “1984” của tác giả George Orwell, xuất bản năm 1949, và “Chuyện người tùy nữ”, được xem là “1984 dưới điểm nhìn nữ giới”.
Chuyện người tùy nữ là tác phẩm nổi tiếng của Margaret Atwood, xuất bản lần đầu tiên tại Canada đã ngay lập tức tạo được tiếng vang và trở thành tác phẩm kinh điển. Năm 2019, bản sách Chuyện người tùy nữ do dịch giả An Lý chuyển ngữ tiếng Việt đã được tái bản tại Việt Nam.

Chuyện người tùy nữ là cuốn tiểu thuyết “dystopia”, có nghĩa là thể hiện một điều đen tối không tưởng. Trong tiếng Việt thường gọi dòng tiểu thuyết này là “phản địa đàng”. Một tác phẩm phản địa đàng là một tác phẩm hư cấu tái dựng xã hội phát triển theo hướng đen tối khủng khiếp, nơi đó mọi thứ đều trở nên trần trụi, ngột ngạt. Con người sống nhưng bị tước đoạt tất thảy mọi quyền lợi sống. Một trong những cuốn tiểu thuyết đen tối nhất là 1984 của tác giả George Orwell, xuất bản năm 1949, và Chuyện người tùy nữ, được xem là “1984 dưới điểm nhìn nữ giới”.

Chuyện người tùy nữ được kể bởi Offred, một hầu gái ở Cộng hòa Gilead mới. Offred là một phần của lớp phụ nữ được gọi là tùy nữ, được hình thành với mục đích duy nhất trong xã hội là thụ thai và sinh con trong các gia đình Quân Trưởng, trong khi nạn vô sinh đang hoành hành trong xã hội. Nếu không sinh được con họ sẽ trở thành phế nữ, bị gửi đến các trại tập trung, tỵ nạn, trở thành gái mại dâm, hoặc bị giết chết. Họ thường xuyên mặc trang phục màu đỏ, mũ trắng che kín mặt.

Nước Cộng hòa Gilead được thành lập sau cuộc tấn công vào chính phủ Hoa Kỳ, tổng thống bị giết chết, quốc hội bị xóa bỏ. Chính trong bóng tối này, chế độ độc tài quân sự mới bị che giấu dưới hình thức tôn giáo đã lên nắm quyền kiểm soát toàn bộ.

Dưới chính phủ mới, phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền và nghĩa vụ dân sự. Những quyền như bình đẳng, sinh sản hữu tính, và quyền con người đều thuộc về đàn ông.

Hình ảnh những người tùy nữ được chuyển thể trên bộ phim truyền hình Chuyện người tùy nữ của Mỹ.
Làn sóng mới của sự cuồng tín tôn giáo đã đưa những người đàn ông đến phục vụ Cộng hòa Gilead. Đàn ông được chia thành các Thiên thần, là những người bảo vệ trong xã hội.

Offred đã hồi tưởng lại cuộc sống mà cô từng sống trước khi chính quyền lật đổ. Cô nhớ đã kết hôn với một người đàn ông tên Luke. Trước Cộng hòa Gilead, Luke đã lừa dối vợ mình để ở bên Offred và họ đã có một cô con gái riêng.

Vì Cộng hòa Gilead coi tất cả các vụ ly dị là tội ác chống lại Thiên Chúa, cuộc hôn nhân của họ đã bị vô hiệu hóa. Luke bị sát hại trong rừng, con gái của họ bị bắt và Offred bị biến thành một tùy nữ để trừng phạt cho “tội ác” của cô.

Offred sống giữa những ngày tháng “vô tri” của chính phủ mới, đồng thời hồi tưởng chất chồng về quá khứ. Dưới ngòi bút sắc bén của Margaret Atwood Offred hiện lên không phải là nữ anh hùng nữ quyền, như nhiều người đọc từng nghĩ thế; cô ấy là một người phụ nữ bình thường không có sự thúc đẩy ý thức hệ. Cô ấy không muốn gì hơn là một gia đình và một công việc dễ chịu.

Đối với vấn đề đó, bản thân Chuyện người tùy nữ không phải là tuyên ngôn về nữ quyền. Điều này được thể hiện rõ trong đoạn kết mở của tiểu thuyết. Khi được giải đi bởi chiếc xe thùng đóng sầm cửa, biểu tượng cho cái chết, số phận của Offred sẽ ra sao? Rốt cuộc, số phận ấy chỉ như bị cuốn vào hố đen của vũ trụ, không một hồi đáp. Cái kết tuyệt vọng và tuyệt đẹp trong văn chương.

Margaret Atwood xây dựng Chuyện người tùy nữ, thông qua cuộc đời của Offred, để trải bày cái đen tối của đời sống, giải thiêng những điều từng được coi là đẹp đẽ trong đời sống. Khắc nghiệt, đen tối và sầu thảm của những người phụ nữ.

Tác giả Margaret Atwood.
Tác giả Margaret Atwood.

Margaret Atwood đã tái dựng những hình ảnh đen tối, với những xác người bị treo lên bức tường vào mỗi sớm mai để răn đen kẻ còn sống, hay những đoạn tình dục được trình chiếu như hai công cụ va vào nhau, không xúc cảm… đều biến xã hội Cộng hòa Gilead như một trại tập trung đã từng được Đức Quốc Xã xây dựng để giết người Do Thái.

Không có chút gì tươi sáng trong tác phẩm, chỉ có những điều đau khổ, ít đau khổ, hoặc nhiều đau khổ hơn. Mỗi hình ảnh trong tiểu thuyết đều có sức ám ảnh ghê rợn đối với người đọc. Trong đó, cảnh trong buổi Cứu chuộc chính là một cảnh tuyệt cùng. Ở buổi Cứu chuộc ấy, chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh trừng phạt con người, như một xác chết đang bị bầy kền kền bủa vây, rỉa rói. Cảnh tượng kinh hoàng đó, có lẽ người đọc chỉ có thể liên tưởng đến cảnh “đấu tố” vô nhân tính trong 1984.

Người đọc hôm nay có lẽ vẫn không đủ sức để chịu đựng một tác phẩm đen tối như Chuyện người tùy nữ, nhưng có lẽ khám phá cuốn tiểu thuyết cũng là điều cần thiết để nhìn thẳng vào hố đen của đời sống hiện đại, khi những vấn đề rối ren về tình dục, cưỡng đoạt liên tục xuất hiện. Chuyện người tùy nữ đã bán được hơn tám triệu bản tiếng Anh và đến nay vẫn tiếp tục tạo được làn sóng trong dư luận.

Margaret Atwood sinh năm 1939 ở Ottawa, lớn lên ở những vùng hoang dã miền Bắc Ontario, Quebec và Toronto, lấy bằng cử nhân Đại học Toronto và bằng Thạc sĩ Havard. Bà chinh phục công chúng văn học Anh ngữ trước hết bằng thơ ca, và sau này bằng những tiểu thuyết dày dặn và độc đáo. Danh mục tác phẩm của Atwood đã lên tới hơn 60 cuốn sách – tiểu thuyết, thơ, tuyển truyện ngắn, tuyển phê bình, sách văn học thiếu nhi.

Mua sách Chuyện người tùy nữ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chuyện người tùy nữ” khoảng 92.000đ đến 98.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chuyện người tùy nữ Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chuyện người tùy nữ Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chuyện người tùy nữ Fahasa” tại đây

Đọc sách Chuyện người tùy nữ ebook pdf

Để download “sách Chuyện người tùy nữ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *