Cô Gái Không Là Gì
Giới thiệu sách Cô Gái Không Là Gì – Tác giả Tomek Tryzna
Cô Gái Không Là Gì
Nhân vật chính là Marysia, cô bé mười lăm tuổi, con của một gia đình công nhân nghèo, đông con. Cô gái quê ngây thơ, thật thà đã dần dần đánh mất chính mình ở chốn thị thành trong ngôi trường mới, để mang cái tên “Không Là Gì” trong mắt mọi người. “Tôi nhìn mình, tôi nhìn, và tôi vẫn không thể nào nhận ra mình. Tôi mà gặp một cô gái như thế này ngoài phố thì chắc tôi phải hổ thẹn khi gọi cô ta. Mà đó là tôi chứ ai. Tôi hé môi, cô gái trong gương cũng hé môi, vì đó chính là tôi”. “Marysia, rõ ràng là Marysia. Bao nhiêu năm tôi muốn nhớ lại cái tên này, nhưng nó đội lốt những cái tên khác khi tôi muốn nhớ… nhớ lại”.
Tuổi mới lớn thường không phải là giai đoạn dễ dàng trong đời người. Trong thời kỳ này, tuổi trẻ mộng mơ và nông nổi gặp muôn vàn cạm bẫy có thể hủy hoại cuộc đời mình trước khi nó thực sự bắt đầu. Có khi kịp sửa chữa những sai lầm mắc phải, nhưng, thật đáng tiếc, lắm khi không. Chính vì thế, cần lắm bàn tay dìu dắt của những người lớn để các cô bé ấy đừng đánh mất chính mình.
Tiểu thuyết “Cô gái Không Là Gì” của nhà văn Ba Lan Tomek Tryzna được đưa vào danh sách best seller đã được dịch qua nhiều tiếng khác nhau trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Úc, Braxin … và đã được dựng thành phim dài 98 phút do đạo diễn nổi tiếng Ba Lan (và thế giới) – Andrzej Wajda, thực hiện.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Cô Gái Không Là Gì
- Mã hàng 8932000117797
- Tác giả: Tomek Tryzna
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Trọng lượng: (gr) 450
- Kích thước: 21 x 13
- Số trang: 458
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Cô Gái Không Là Gì
1 Suốt cả cuốn sách, mình cảm nhận được sự u ám trong cách viết của tác giả. Về nội dung, không thể bàn cãi đây là một tác phẩm kinh điển. Tuổi mười lăm dễ lầm lạc, vấp ngã. Bài học “chọn bạn mà chơi” được thể hiện rõ qua cả hai phần truyện. Do đọc lời người dịch trước nên mình đã biết trước “bộ mặt thật” của Kasia và Ewa, nhưng khi đọc vẫn thấy rõ cả hai đều đối xử với Marysia có chút tốt, chút nguy hiểm, chút lợi dụng, chút giúp đỡ. Nói thật thì mình chỉ mới đọc một lần nên có lẽ vẫn chưa nắm hết 100% nội dung truyện. Về hình thức, ban đầu, mình thấy có vẻ như bìa không được đẹp, nhưng khi cầm sách trên tay mới cảm nhận rõ được độ sắc lạnh trong đôi mắt cô gái. Đặc biệt nhất, dịch thuật không tế nhị lắm khi hoạch toẹt cả ra khá nhiều chữ có từ thay thế thích hợp hơn. Mình hi vong ở những tác phẩm khác của Lê Bá Thự.
2 Tác phẩm đáng sợ, cô gái Marysia bạn đã làm gì với chính mình, đã biến mình thành cái gì thế kia? Tớ đã thấy sốc, căm ghét, ghê tởm hành động của bạn với một người có công với đất nước Ba Lan đẹp tươi của bạn. Cớ sao thế chứ? Cô bạn Marysia tội nghiệp ơi bạn đã bị lợi dụng, bạn coi họ là bạn nhưng họ coi bạn là cái gì cơ chứ? Không là gì cả đúng chứ? Họ tốt với bạn lúc đầu nhưng rồi về sau thì sao? Bạn đã mất hết rồi nhưng bạn có thể làm lại cơ mà tại sao lại làm vậy? Rất nhiều câu hỏi tớ muốn hỏi bạn đấy. Tác phẩm đáng sợ về tuổi ô mai.
3 “Cô gái không là gì”, một tiêu đề lạ lùng, và cũng là một câu chuyện lạ lùng viết về một đề tài quen thuộc, tuổi mới lớn. Ngay từ đầu, mình đã bị cuốn hút vào những dòng tự sự đầy chân thực của nhân vật chính, cô bé Marysia. Câu chuyện của cô, là một hành trình đầy biến động từ một cô bé quê mùa thành một người con gái sành điệu và phù phiếm, và là một cái nhìn lạnh người về thực trạng của một xã hội hiện đại đầy cạm bẫy. Marysia hẳn vẫn là một cô bé trong sáng, đáng yêu nếu như không bị những người bạn xấu và cả thôi thúc sống trong giàu sang dần nhấn chìm cô vào bùn lầy. Những tình tiết cứ tiếp diễn mà chẳng cần những ngôn từ đao to búa lớn, vì chỉ cần bằng giọng văn đời thực, tác giả đã lột tả mọi cung bậc cảm xúc mà Marysia trải qua. Nỗi đau đớn của nhân vật chính là khi, ngay trong lúc tưởng chừng hạnh phúc nhất, cô lại nhận ra sự ê chề, nhục nhã bởi những ước mơ xa hoa gây ra cho mình. Một cuốn sách đầy sức mạnh, diễn tả sự xáo trộn và nỗi đau của tuổi trẻ bồng bột, của một cuộc sống với biết bao gam màu sáng tối lẫn lộn nhau.
4 không đơn thuần là một cuốn sách kể về tuổi mới lớn hay những biến đổi xung quanh nó. Marysia không chỉ là nhân vật được tạo ra để trở thành trung tâm câu chuyện hay gián tiếp truyền tải thông điệp tới độc giả, mà còn chính là lăng kính phản ánh nên cái gọi là “tự do”. Mình thấy đây là cuốn sách hơi khó đọc. Mọi suy nghĩ, mọi lời tự sự hay những hành động phản ánh tầm nhận thức của Marysia qua từng phần của truyện dường như đều ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.
Review sách Cô Gái Không Là Gì
Trích dẫn
Tôi mở mắt. Một cô gái xinh xắn, mặc áo tắm màu trắng đang ngồi bên tôi. Tôi biết cô ta rồi. Đó là cô bạn cùng lớp của tôi, Ewa Bogdaj. Tôi đang làm gì ở đây ư? Tôi cầm gì trong tay ư?
Ô, chăn chiên.
Ewa mỉm cười với tôi.
– Majka, – cô bạn nói dịu dàng. Đã muộn lắm rồi, mười hai giờ rồi.
– Ôi, thế hả… – Tôi đứng dậy, ngồi ghế đi văng. – Mình phải đi thôi, – tôi nói.
– Cậu sao vậy, – Ewa nói. – Cậu sẽ ngủ với tớ, giường gấp đã sửa soạn.
– Tớ không thể, tớ phải về thôi. Nếu không thì mẹ tớ sẽ giết tớ mất.
– Thế thì cậu gọi điện cho mẹ và bảo rằng cậu ở lại ngủ với tớ.
– Nhà tớ không có điện thoại. Tôi đứng dậy. Người loạng choạng, tôi vẫn bị thiếu ngủ.
– Tớ yêu cầu cậu ở lại. Tớ đã chuẩn bị nước tắm cho cậu rồi.
– Nói thật là tớ không thể.
Tôi đưa mắt tìm đôi giày của tôi. Có ở đây rồi. Tôi xỏ giày và buộc quai giày.
– Thật đáng tiếc, – Ewa nói, vẻ mặt tiếc nuối. – Tớ đã mừng đến như vậy…
– Cặp sách của tớ đâu?
– Ở đâu đó, – Ewa nói, miệng méo xệch. – Có thực là cậu nhất thiết phải về hay không hả?
– Thực.
– Tớ không thể chở cậu được, vì tớ vừa mới tắm. Tớ sẽ gọi taxi cho cậu.
– Không, không, trong người tớ không có tiền, – tôi nói. – Tớ sẽ đi xe buýt.
– Giờ này không còn xe buýt nữa rồi. Tớ sẽ trả tiền taxi cho cậu. Cậu ngồi xuống đi, tớ điện thoại gọi taxi.
Tôi ngồi xuống. Ewa cầm lấy điện thoại trên chiếc bàn nhỏ, bước lại chỗ tôi, đi văng. Tôi nhìn, đó không phải là máy điện thoại, chỉ mỗi ống nghe.
Ewa ấn nút bấm. Tín hiệu nổi lên. Và tín hiệu tiếp theo. Chúng tôi đợi chừng một phút.
– Không được, – Ewa nói, – không ai nhấc ống nghe cả. Cậu phải ở lại thôi.
– Không, tớ không thể, – tôi nói. – Tớ đi bộ vậy.
– Nếu thế thì cậu hãy đợi, mình quay lại ngay, – Ewa nói. Cô bạn đặt điện thoại xuống, ra khỏi phòng. Tôi cầm lấy ống nghe là cả máy điện thoại. Tôi ấn nút.
Pip…piiip…piiiiiip…pip…pip…
Tôi đặt ngay điện thoại xuống, như người bị bỏng. Tôi đã làm gì vậy? Tôi đã gọi đúng số của cô bạn Kasia, số khác tôi không biết.
Ở đây đẹp thật. Thảm màu ngọc lam mịn màng, nom giống như bãi cỏ, nhưng giống biển nhiều hơn. Những chiếc ghế bành trong suốt này hình như được bơm không khí. Nếu châm kim vào đó thì sẽ thế nào?… Rồi những chiếc tủ con màu trắng cực đẹp với gỗ ghép nghiêng. Những bức tranh treo trên tường. Trong tranh những cô gái xinh đẹp, mắt to, y phục rực rỡ sắc màu.
Chiếc giường thấp lùn, hơi tròn và rất rộng. Đủ chỗ cho tôi và cả nhà tôi cùng nằm. Và chăn, ga trải giường tuyệt vời như vậy, vậy mà đã đến lúc phải rời nơi này.
Cánh cửa ra ban công hé mở. Tôi đứng dậy và bước lại đó. Tôi thò đầu ra ngoài. Đó không phải là ban công mà là sân trời. Thấy cây cối ngoài vườn. Hương hoa thơm lựng.
Tôi quay người lại. Ewa đang bước vào phòng, bước theo sau cô bạn là một người con trai dáng cao, tóc đen.
– Hai người làm quen với nhau đi, – Ewa nói. – Đây là anh tớ, Michal. Còn đây là Majka của em.
– Chào anh, – tôi nói.
– Chào em, – Michal nói. Nhìn rất giống Ewa, nhưng già hơn và hơi khác một chút, tại đây là con trai.
– Anh Michal sẽ chở cậu về nhà, – Ewa nói.
– Không, các cậu đừng làm khó dễ cho nhau. Tớ đi bộ thôi. Đêm nay trời đẹp như thế…
– Thôi, có lẽ dịp khác vậy, – Michal nói, – vì hôm nay anh sẽ đưa em về.
Ba đứa chúng tôi bước ra ngoài. Chiếc cặp của tôi để ngoài tiền sảnh. Tôi cầm lấy cặp và đi theo Michal. Ewa hôn vào trán tôi.
– Mai gặp, – cô bạn nói. Trời ấm áp, thơm lừng.
– Mai gặp.
Chúng tôi đứng ở cửa. Chúng tôi nhìn, Michal đang lái chiếc xe ô tô to, màu trắng. Anh ta vẫy tay gọi tôi. Tôi chạy tới. Tôi đã ngồi trong xe. Rất tiện nghi.
– Chúng ta đi đâu bây giờ đây? – Michal hỏi.
– Đến Piaskowa Gora.
Ô tô nổ máy. Chúng tôi từ từ đi ra ngoài. Ewa trong bộ áo khoác ngủ trắng đứng ở cửa, vẫy tay chào tôi. Tôi cũng vẫy tay chào tạm biệt cô bạn.
Chúng tôi đi. Phố xá vắng tanh. Âm vang tiếng nhạc, vì Michal mở đài. Anh chàng chẳng nói gì với tôi, tôi cũng chẳng nói gì với anh ta. Đàng xa thấy một người đàn bà đang đi với một người đàn ông. Hình như họ say, vì họ đi liêu xiêu. Đèn nê-ông chiếu sáng trưng, trời ấm áp. Gió bên ngoài lọt qua khe hở bên trên kính cửa lọt vào trong xe. Tôi cảm thấy khó xử với mái tóc tôi. Gió thổi nhẹ nhàng như thể vuốt ve tôi.
– Chỗ này, – bất thình lình tôi nói. – Rẽ trái!
Chúng tôi rẽ.
– Phố Rabiegi, – tôi nói. – Ô, có lẽ chỗ kia…
Michal đã đi khuất. Tôi đứng một mình trên đường phố vắng tanh, nhìn lên trên. Đèn trong bếp nhà tôi vẫn sáng. Cả nhà vẫn chưa ngủ, làm sao đây? Trên cao, bên trên ngôi chung cư của chúng tôi, trời đầy sao.
Tôi không bước vào cổng. Tôi ngồi trên ghế đá trước tòa nhà, ngắm sao. Sao trời nhấp nháy gọi tôi. Tôi mường tượng, cô bạn Ewa da rám nắng trong bộ áo khoác ngủ trắng tinh. Tôi nhìn thấy đôi mắt cô bạn… Nếu mọi chuyện đúng là sự thật, nếu đó không phải chỉ là chiêm bao thì Ewa đã cứu tôi. Một người bạn tốt. Người ta nghĩ về thiên hạ đủ chuyện xấu xa, vì không hiểu biết họ, hóa ra họ là những người tốt.
Thì ra Ewa quý tôi. Tôi cũng quý cô bạn. Tôi không biết tại sao tôi biết, nhưng tôi biết.
Ewa bênh vực tôi. Không sợ bất kỳ kẻ nào.
Chỉ có điều tôi không được tự tiết lộ với cô bạn thực chất tôi là ai… rằng, tôi là một con ngốc tầm thường. Tôi sẽ phải luôn luôn nghĩ ra cái lạ. Cái gì đó để cho cô bạn thích.
Nhưng mà là cái gì nào?
Kasia thì có thể biết… Nhưng Ewa không thích Kasia. Mà lại thích tôi. Ewa thơm lựng nước hoa. Vừa xinh, vừa dịu dàng như búp bê.
Có khi ngày mai cô bạn sẽ thôi, không bắt chuyện với tôi nữa thì sao?
Rất tiếc là bữa đó tôi đã chuyển đến ngồi cùng bàn với Kasia. Nếu không thì bây giờ chắc tôi vẫn ngồi đàng sau Ewa và bốn chúng tôi tha hồ nói chuyện riêng, tha hồ đùa nghịch với nhau. Chỉ có điều lúc đó làm sao tôi biết được Ewa tốt như thế…
Biết làm sao, đành phải đi lên nhà thôi, vì đèn trong nhà bếp không chịu tắt.
Tôi xoay chìa khóa, tôi bước vào nhà. Mẹ tôi đang ngồi trong bếp.
– Con chào mẹ, – tôi nói lí nhí trong họng. Tôi đứng trong góc nhà. Mẹ không trả lời, mặt mẹ càng lúc càng đỏ hơn. Ôi, chỉ mong mẹ đừng vỡ tim vì tức giận. Mẹ thở to và thở nhanh…
Trong nhà vệ sinh có tiếng xả nước. Bố tôi bước ra ngoài trong bộ đông xuân cà khổ, tóc rối bời. Bố liếc nhìn tôi đoạn đi vào phòng.
– Con xin lỗi, – tôi nói với mẹ. Mẹ vẫy ngón tay gọi tôi. Tôi chậm rãi bước lại bên mẹ. Mẹ sắp thổi còi tôi rồi đây. Tôi đứng trước mặt mẹ, mắt nháy liên tục, và chủ động khom người chút xíu để cho tay mẹ với được tới má tôi. Nhưng mẹ không tát tôi…
Bố bước vào bếp. Tay cầm chiếc thắt lưng da quấn một nửa.
– Con không thể về sớm được, – tôi nói vội vàng. – Con vô cùng xin lỗi, chuyện này sẽ không bao giờ lặp lại nữa!
– Đi ra cửa sổ, – bố ra lệnh. Tôi đi, vì bếp nhỏ, bên cửa sổ có chỗ rộng hơn cho trận đòn.
– Kéo váy lên, – bố thét.
– Bố ơi, đừng… Con van bố, sẽ không bao giờ con dám làm như vậy nữa đâu. Đúng là con không thể nào về sớm được, vì Kasia ốm rất nặng và con phải ngồi túc trực bên bạn ấy.
– Mày nói dối trắng trợn như thế hả, – mẹ tôi nói. – Từ trên ban công nhà này tao đã nhìn thấy mày đi xe ôtô với một thằng con trai.
– Đó không phải con trai đâu, mà đó là Ewa. Chỉ có điều là bạn con mặc quần Jean và tóc ngắn. Con xin thề…
– Kéo váy lên ngay, tao bảo, – bố ra lệnh, tay kéo căng dây thắt lưng đang cầm trong tay. Tôi từ từ kéo váy lên, hai tay giữ gấu váy. Tôi cắn răng. Bố nói:
– Xoay người đi một chút.
Tôi đứng quay một bên hông về phía bố. Váy bị tụt xuống, vì hai tay tôi run bần bật. Bố tôi mất kiên nhẫn, không cần đợi cho tôi kéo váy lên, quất dây thắt lưng vào hai đùi tôi. Bốp, chát.
– Kéo váy lên! – bố tôi quát.
– Nhỏ mồm thôi, – mẹ tôi nói, – kẻo thằng Zenus thức dậy.
– Tao nhắc lại. Kéo váy lên và giơ mông ra, không tao đập vỡ mõm bây giờ, – bố tôi quát, có phần nhỏ hơn.
Tôi cúi xuống. Hai chân tôi run bắn, nóng như thể có người hơ bàn là vào. Bố tôi vung tay, lấy đà, va vào chậu rửa bát, làm chiếc cốc thủy tinh để ở đó rơi xuống. Cốc thủy tinh kêu xoảng, còn bố bốp! Tôi nhảy phắt lên, chộp lấy dây thắt lưng da.
Tôi giằng co với bố và giật phắt dây thắt lưng.
Bố tôi hất hàm, bước lại chỗ tôi, mặt hầm hầm. Còn tôi, bỗng nhiên toàn bộ cái nóng ở chân kéo hết lên đầu. Tôi bắt đầu la hét.
– Mày có câm mõm ngay đi không, đồ khốn nạn! – bố tôi quát. Nhảy phốc lên, đấm mạnh vào đầu tôi. Tôi dùng hết sức bình sinh đẩy bố ra. Bố tôi chống cự, ngửa người về đàng sau và ngã xuống đất. Bố tôi đứng dậy ngay, sấn lại chỗ tôi.
– Bố mà đụng vào người con, – tôi tru tréo, – đêm nay con sẽ tháo ga và đầu độc cả nhà! Con thề có Đức Chúa Trời, con sẽ xả ga rồi châm lửa đốt! Con sẽ làm nổ tung ngôi nhà này.
Bố tôi, mặt hoảng hốt, liếc nhìn mẹ tôi. Bây giờ cả hai nhìn tôi.
– Mày là một con ngốc, – bố tôi nói. Tôi có cảm giác mặt tôi méo xệch.
– Bố mẹ cứ đụng thử coi, – tôi thách thức. – Con sẽ xả ga, con thề đó.
Bố tôi lắc đầu.
– Không được, – bố nói với mẹ. – Tôi không chịu được nữa, tôi sẽ giết chết con khốn nạn này.
– Bố đi lấy rìu và giết đi, – tôi thách. – Ngày mai bố mẹ sẽ có thịt làm bữa trưa! Còn ngon hơn thịt thỏ!
Bố lao vào tôi. Mẹ túm lấy chun quần đông xuân của bố.
– Buông nó ra, – mẹ tôi nói, – nó là con ngốc.
– Tôi sẽ nhét trí khôn trở lại đầu nó. Bà buông ra!
Bố tôi tìm cách gỡ tay mẹ tôi đang túm bộ đông xuân ra, nhưng mẹ tôi nắm chặt, không chịu buông.
– Thôi đi, Jan, – mẹ tôi nói. – Đừng đụng vào cục cứt, ông ngã bây giờ. Tốt nhất là ông nhìn thẳng vào mặt nó. Nó có phải là con gái của chúng ta đâu nào.
Bố tôi nhìn chằm chằm vào mặt tôi. Còn mẹ tôi:
– Ông xem kìa, một con ranh hoàn toàn xa lạ, một con điên ở bệnh viện tâm thần. Marysia của chúng ta làm gì có mái tóc dài như vậy. Mũi khác, tẹt hơn. Người thấp hơn cơ.
– Đúng, – bố tôi khẳng định. – Vậy nó làm gì trong bếp nhà ta?
– Làm sao tôi biết được hả? – mẹ tôi trả lời. – Nó đã đến… Thôi, ông đi ngủ đi là hay hơn cả. Nhưng ông nhớ vặn chặt ống ga vào.
Mẹ tôi đứng dậy, kéo áo bố tôi.
– Bà buông tôi ra, – bố tôi cáu. – Tôi tự đi.
Hai người đi ra ngoài. Tôi nghe thấy tiếng bố tôi hỏi, chiếc cờ lê vạn năng để ở đâu. Sau đó tôi nghe thấy tiếng động do kéo chiếc bàn nhỏ ngoài phòng phụ và tiếng cờ lê chạm vào ống dẫn ga.
Tôi quay mặt về phía cửa sổ, về phía chiếc gương soi ban đêm của tôi.
Không thấy có hình ảnh tôi trong đó.
Có một người đang đứng ngoài cửa sổ. Tôi bước lại gần hơn, cô gái ngoài kia cũng làm y như vậy, cũng muốn nhìn tôi. Ai vậy nhỉ?
Kasia, cậu phải không?
Cô gái chẳng nói chẳng rằng, mở to hai mắt nhìn chằm chằm vào tôi. Không, đó có phải là Kasia đâu. Hơi giống Kasia, nhưng hoàn toàn khác.
Ô, hình như cô gái đang nói gì đó với tôi, vì hai môi mấp máy. Đúng rồi, cô gái áp mặt vào kính cửa, nhìn thẳng vào mắt tôi, và nói. Tôi không nghe thấy gì cả, vì kính cửa ngăn cách chúng tôi…
Mua sách Cô Gái Không Là Gì ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Cô Gái Không Là Gì” khoảng 84.000đ đến 120.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cô Gái Không Là Gì Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cô Gái Không Là Gì Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Cô Gái Không Là Gì Fahasa” tại đây
Đọc sách Cô Gái Không Là Gì ebook pdf
Để download “sách Cô Gái Không Là Gì pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Yêu Một Cô Gái Việt
- Phía Sau Một Cô Gái
- Này Cô Gái, Thức Tỉnh Đi
- Cô Gái Cãi Lời Thượng Đế
- Cô Gái Viết Nỗi Cô Đơn
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free