Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”

Giới thiệu sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” – Tác giả Ngô Đức Hùng

Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”

Hắn tuổi GÀ, người bé như con CHUỘT.

Suốt ngày hùng hục như TRÂU.

Chạy loăng quăng khắp nơi như con NGỰA.

Thế mà vẫn bị mắng mỏ như một con CHÓ.

Cái loại tưng tửng sống không uốn éo được như RẮN, lủi thủi làm việc.

Đồng nghiệp bảo đồ MÈO đội lốt HỔ, tinh tướng nói như RỒNG leo rồi làm culi bán sức.

Thế nên mặt hắn lúc nào cũng nhăn như con KHỈ.

Tối đi làm về mệt phờ nằm lăn ra ngủ như LỢN.

Có mơ giấc mơ hồng, sáng mai dậy nụ cười DÊ thế?

Để Yên Cho Bác Sĩ "Hiền"
Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”
  • Công ty phát hành: Nhã Nam
  • Tác giả: BS. Ngô Đức Hùng
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 244
  • SKU 7453759819301
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

2. Đánh giá Sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”

Đánh giá Sách Để Yên Cho Bác Sĩ "Hiền"
Đánh giá Sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”

1. Sách rất hay. Nội dung thì tất cả mọi người đã nói rồi- hay miễn bàn. Nhân viên giao hàng tận tụy. Bookcare khá tốt. Mình chỉ mới lớp 10 và đã mong ước được đi y từ nhỏ. Cuốn sách đã cho mình thấy được những góc khuất của ngành, cũng như hiểu thêm được những việc phải làm nếu chọn y trong tương lai. Đây cũng là nguồn động lực để mình cố gắng hơn – dẫu ngành y bạc.

2. “Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”” được viết với giọng văn hài hước, trào phúng nhưng không kém phần sâu cay. Tác phẩm kể về những nhọc nhằn, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua để trở thành bác sĩ: những đêm trực ngủ gục trên bàn, làm việc kiệt sức rồi lại phải lao về nhà thức đêm học để ngày mai thi. Rồi đến khi trở thành bác sĩ, tác giả mải hi sinh thời gian, sức khỏe đi cứu các bệnh nhân nơi phòng cấp cứu, mà đôi khi quên đi bố mẹ, quên đi bản thân mình. Thế nhưng, đáp trả lại bác sĩ đôi khi là những người nhà bệnh nhân hạch sách, đòi mắng chửi, thậm chí hành hung bác sĩ. Điều ấy đã khiến không ít bác sĩ viện công chán nản, muốn bỏ nghề, hoặc chuyển sang viện tư. Và như thế, những người dân nghèo lại thiếu đi một bác sĩ để giúp họ chống lại những căn bệnh hàng ngày. Đọc tác phẩm, tôi bỗng cảm thông với các bác sĩ nơi viện công hơn, những áp lực họ chịu khi phải khám hàng trăm bệnh nhân, mổ hàng chục ca mỗi ngày, và tôi cũng thầm hiểu tại sao hôm nay những chị y tá ít cười. Tôi nghĩ, thông điệp chính của tác phẩm chính là “Sự cảm thông”, vì đã bao giờ ta tự hỏi “gánh nặng nào ẩn sau đôi tay đang xoa dịu nỗi đâu” kia.

3. Nội dung cuốn hút, kể lại chân thực những khó khăn mà những người trong ngành phải gặp để tồn tại. Bên cạnh những khó khăn ấy, còn có những góc nhìn thú vị từ những người làm nghề y đối với những điều bình thường xung quanh mình. Đây cũng là một cuốn sách hay giúp cho những ai đang có ý định chọn nghề Y, để nhìn thấy hết những góc khuất, tâm tư tình cảm của một người làm bác sĩ cứu người.

4. Đã biết bác sĩ từ trước , biết cách nói chuyện vui nhộn, “xéo xắt” và khá duyên của bác sĩ. Nhưng thực sự khi đọc vẫn rất cuốn hút theo mạch truyện. Đọc để hiểu đâu đó vẫn còn nhiều bác sĩ tốt và hết mình vì sự nghiệp “lương y”, vì những điều tưởng chừng ngành Y đã quá “bệ rạc”

5. Cuốn sách thật sự bất ngờ với lối viết rất gần gũi và dễ thương, hài hước của “Bác” Hùng, thật sự rất hâm mộ sự thẳng thắn, chính trực và sự yêu nghề của Bác. Trước đây mình rất ác cảm với giới BS vì từng có thời gian tiếp xúc nhiều trong quá trình làm startup, cảm ơn Bác giúp mình hiểu hơn về những cái cực, cái khổ và cả cái tâm của những con người y đức như Bác, chúc Bác thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cứu người ạ.

6. Một cuốn sách rất đời và rất thật. Được viết với giọng kể dí dỏm, hơi tưng tửng, giống như tính cách của tác giả. Tự nhận là mình đanh đá, chua ngoa và hơi bị ngu trước cuộc sống. Nhưng đó lại là một con người sống rất có tâm. Tức là kiểu người nhận ra được cả mặt tốt và mặt không tốt của cuộc sống và chọn cách tỏ ra ngu ngơ, bất cần. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện ngắn nói về thời gian đi học trường Y, những trường hợp gặp phải khi làm bác sĩ, về hoàn cảnh gia đình và sự chiêm nghiệm về cuộc sống. Đều là những mẩu chuyện dễ đọc, thể hiện một cái nhìn rất nhẹ nhàng trước những vấn đề của cuộc sống của một người không hề để tâm đến vật chất, địa vị, có thể làm những việc để giúp đỡ người khác mà bất chấp có thể liên lụy đến bản thân.

Review sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”

Review sách Để Yên Cho Bác Sĩ "Hiền"
Review sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”

Với lời văn hóm hỉnh và gần gũi, cuốn sách là những mẩu truyện ngắn chắp ghép lại thành một bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống của những bác sĩ Việt Nam tại bệnh viện. Những dòng suy tư trăn trở về ngành, về nghiệp chứa đựng tâm tư tình cảm của một người nhiều hoài bão cho Y tế .

CHƯƠNG I: NGHIỆP

Sinh ra tại một làng quê nghèo, tác giả có bố cũng là một bác sĩ. Từ nhỏ, anh có định hướng theo một ngành nào đó về nghệ thuật. Tuy nhiên, gia đình lại mong mỏi anh tiếp tục nối nghiệp cha. Nói mãi cuối cùng cũng nghe, anh rẽ hướng ôn thi đại học sang khối B. Kỳ vọng và áp lực đè nặng lên đôi vai của người sĩ tử. Những tháng ngày học tập miệt mài cuối cùng rồi cũng có kết quả. Năm ấy, anh đậu cả hai trường Y Hà Nội và Hải Phòng.

Năm đầu tiên học xa nhà, nhiều khó khăn và bỡ ngỡ cộng thêm tính chất đặc thù của riêng ngành Y đã khác biệt rất nhiều so với những ngành khác. Trượt hầu như tất cả các môn, điểm trung bình thì đội sổ cả lớp. Đó là gáo nước lạnh đầu tiên tạt thẳng vào mặt. Nó đem lại sự mặc cảm cho anh rất nhiều. Lên năm 2, may mắn được xếp nhóm thực tập chung với hai người bạn học hành chăm chỉ và thông minh. Anh được truyền cảm hứng và bắt đầu lao vào guồng quay học tập như bất kỳ sinh viên trường Y nào khác. Mỗi ngày mười mấy tiếng dành cho trọn cho việc học. Anh đã bắt đầu nhận thấy những sự chuyển biến tích cực. Đến khi dành được học bổng một học kỳ, niềm vui khấp khởi của người con đạp xe về khoe với gia đình. Khi ấy cũng là lúc mẹ được chẩn đoán căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ngày mẹ mất, thằng con trai học bác sĩ cũng không làm gì được cho mẹ. Đó là điều ám ảnh và day dứt mãi.

Theo thống kê, môi trường học tập tại trường Y có tỷ lệ tự tử và trầm cảm rất cao. Một phần nhiều là do áp lực học tập và thi cử của ngành.

Năm đầu tiên đi học xác, những cái xác ngâm fomol xám ngoét đầy mùi hăng nồng của hóa chất được vớt lên khỏi bể cho sinh viên học. Học xong lại thả xuống đấy cho khỏi hỏng. Lũ sinh viên học hành say sưa, lắm lúc quên không dùng panh gắp mà lấy bút khều khều, xong rồi cho ngay lên mồm cắn mà cũng chẳng sợ. Có đứa khóa sau mình loay hoay đứng thế nào ngã ùm vào bể ngâm xác ướt như chuột, về nhà cả bọn kể lể nhau như có gì vui lắm.

Ngoài giờ học chính khóa, sinh viên Y còn phải đi trực. Bệnh viện vừa đông vừa chật nên đi ban đêm sẽ có thêm nhiều thời gian để hỏi han và bắt mạch thử cho bệnh nhân nhiều hơn.

Đến mùa thi cử là mùa hành xác, lượng kiến thức nhồi nhét quá nhiều. Đề không bị bỏ lại, đòi hỏi mỗi sinh viên phải có tinh thần tự giác học rất cao. Học từ trường về nhà. Từ nhà lên các giảng đường.

7 năm nhiều khó khăn, có cả mồ hôi và nước mắt cuối cùng rồi cũng qua. Cầm trên tay tấm bằng là chứng nhận đã đi qua được hết những năm tháng nhiều khổ ải. Anh về quê vài tháng và tiếp tục ôn thi lên nội trú. Tuy không đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc đậu hay trượt, nhưng cuối cùng thì số phận cũng mỉm cười với anh.

3 năm học nội trú nhiều căng thẳng và áp lực. Công việc đòi hỏi kiến thức và tay nghề cũng không kém gì cao học. Stress liên miên bình thường như chuyện ở huyện. Đôi khi ngẫm lại thì cũng hơi thấy chạnh lòng một chút vì những đứa bạn cùng tuổi học 4 năm xong đã ra trường rồi đi làm. Giờ đã có nhà cửa và công việc ổn định. Còn mình thì bao nhiêu năm đi học là chừng ấy năm gia đình phải còng lưng ra nuôi.

Kết thúc nội trú. Nhà trường ưu ái nhận anh về lại khoa. Giảng dạy và tiếp tục công việc. Nhưng anh lại lựa chọn về quê để làm việc. Vì cái tình cái nghĩa. Vì anh thích cái cảm giác bình yên mà Hà Nội bộn bề sẽ không bao giờ có được. Bao nhiêu lời khuyên nhủ, tiếc nuối chân thành của bạn bè, đồng nghiệp cũng để lại. Khi mình biết trái tim mình muốn gì thì không cần lời khuyên của ai cả.

Những ngày đầu mới về nhà, anh nghỉ ngơi và xem ti vi cho thỏa thích. Sau đó thì xin vào làm ở bệnh viện tỉnh. Mọi thứ đều êm đẹp và được mọi người nhiệt liệt chào đón.

Ra ngoài tiếp xúc với nghề mới thấy trường đời cũng có trăm thứ cũng cần phải học. Biển học mênh mông. Chúng ta không biết những thứ chúng ta không biết. Kiến thức sẽ giúp cho chúng ta có một công việc, còn trụ lại được hay không một phần là do kỹ năng mềm quyết định. Cách chúng ta giao tiếp, ứng xử khéo léo với đồng nghiệp và bệnh nhân. Cách mình giải quyết vấn đề khi gặp những tình huống bất ngờ, ngoài dự đoán. Những thứ ấy trong tiếng anh gọi là skills street, hiểu nôm na là ứng xử đường phố. Đây là những điều trường học sẽ không bao giờ dạy bạn. Cách duy nhất để tiếp thu là phải ra ngoài “trải” và “nghiệm”.

Những năm tháng làm việc tại bệnh viện tỉnh có những trải nghiệm quý báu mà không phải ai cũng có được. Ở đây nghèo nàn và thiếu thốn vật chất đủ bề. Nhiều khi chẩn đoán cho bệnh nhân mà thiếu những xét nghiệm cụ thể thì cũng phải chấp nhận. Vì hoàn cảnh hiện tại nó bắt buộc mình phải vậy.

Lúc này ranh giới của y đức cực kỳ mong manh, đôi khi không thể phân định nổi. Cuối cùng bệnh nhân cũng dựa vào niềm tin mà sống. Ai là người được hưởng lợi? Chẳng ai cả. Báo chí và xã hội càng a dua theo bọn tin tức lá cải thì người thiệt thòi đầu tiên vẫn là bệnh nhân chứ chẳng ai khác.

Ở lâu, có nhiều cái trước đây thấy ngộ ngộ giờ cũng không còn xa lạ nữa từ “cái dây điện tim buộc chằng chịt dây chun xanh đỏ” đến cả “dây máy thở dán đầy băng dính”. Cuộc sống mới dần dần được vào nếp. Về nhà là những ngày bình yên, được quây quần và đoàn tụ cùng gia đình. Anh cảm thấy an phận và thích thú với nhịp sống hiện tại. Cho đến một ngày, gặp một ca cấp cứu khiến cuộc đời của anh lại rẽ ngang sang một hướng khác…

Đó là một buổi chiều nhẹ, bệnh viện nhận một ca bị suy hô hấp nặng do ngạt nước. Đôi mắt của thằng nhỏ buồn và mênh mang. Nó bị câm điếc từ nhỏ. Bố mất sớm. Nó ở chung với Mẹ. Hai mẹ con sống dựa vào nhau, rau cháo qua ngày. Nó đi làm ở một xưởng mộc gần nhà để học việc. Trong một phút bốc đồng, nó nhảy xuống hồ vì nghe theo những lời thách thức của những người bạn. Đôi mắt sâu thẳm ấy cứ xoáy sâu vào trong tim của bác sĩ. Nó khiến người ta thổn thức và ám ảnh. Ca này nặng và khó chữa lắm. Bệnh viện tỉnh cũng chưa bao giờ giữ lại ca tổn thương phổi ngạt nước bao giờ. Một là cho về. Hai là chuyển viện. Về nhà ăn cơm mà thằng nhỏ cứ ám ảnh mãi. Cuối cùng cũng quyết định sẽ cứu, vì chuyển viện thì chắc nó cũng chết trên đường. Chút ánh sáng le lói cuối đường hầm ấy đã tiếp thêm niềm hy vọng cho người Mẹ. Hai mươi ngày gian khổ, bác sĩ dốc hết lòng để dành lại sự sống từ tay thần Chết. Cuối cùng thì thằng nhỏ cũng hồi phục lại. Mẹ đã khóc hết cả một xô nước mắt.

“Mình viết vào tờ giấy đưa nó đọc, bảo: “Mày phải sống trả nợ mẹ mày hết số nước mắt ấy được không?” Nó gật đầu.”

Những ngày sau đó ngập tràn lời tung hô và khen tặng của đồng nghiệp. Mọi thứ dù có được trả bằng rất nhiều tiền cũng không vui bằng cảm giác hạnh phúc khi cứu sống được một mạng người. Lời chia sẻ của một người bạn đồng nghiệp đã khiến anh phải suy nghĩ rất nhiều. Về con đường trước mắt và những lựa chọn.

Mày sống quá lương thiện, đi đi em! Đi đi để thấy mình không đơn độc. Con cá chép phải đi ngược dòng thác, cố gắng vượt vũ môn. Dù mày có thành công hay không điều đó không quan trọng, quan trọng hơn cả là anh em thấy mày vùng vẫy được. Mày sẽ thanh thản vì đã cống hiến hết mình. Số phận mày phải thế có nhiều bệnh nhân đang đợi mày đâu đó. Đừng chôn mình trong ao làng để làm vật cảnh để người đời ngưỡng mộ trầm trồ. Tao đã quá già để thay đổi, đừng chết mòn như anh.

Những lời chia sẻ chân thành đã khiến anh suy nghĩ rất nhiều. Rồi một ngày đẹp trời nào đó. Anh quẩy ba lô lên vai và tiếp tục đi. Đi để thấy trời cao và biển rộng, để thấy mình còn nhỏ bé nhiều lắm. Đi để tiếp tục lan tỏa những giá trị yêu thương đến nhiều người hơn nữa. Vì đấy là cái “nghiệp” mình đã chọn.

CHƯƠNG II: NGHỀ

Nghề bác sĩ có 1001 chuyện dở khóc dở cười. Kể từ tháng này sang tháng nọ, năm này sang năm nọ cũng không bao giờ hết. Có những chuyện mệt mỏi, tào lao và bực mình. Có những chuyện cứ day dứt mãi trong lòng bác sĩ. Cuộc sống là vậy. Phải có lúc lên thì sẽ có lúc xuống. Có nỗi buồn thì mới biết yêu quý và tận hưởng những ngày nhiều niềm vui.

Cậu bé 9 tuổi đi xe đạp một mình thì gặp tai nạn. Chiếc xe chở tôn lợp đã quẹt phải và để lại vết cứa sâu vào cổ thằng bé. Bác sĩ tìm mọi cách để cầm máu cho cậu bé. Ca cấp cứu nhầy nhụa máu của bệnh nhân. Người nhà bị cấm vào khu vực này để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của bác sĩ. Cuộc đua với thần chết cuối cùng cũng ngã ngũ. Vậy là từ nay ba mẹ sẽ không bao giờ thấy lại nụ cười của con nữa. Giọt nước mắt lăn dài trên má cô điều dưỡng. Thương cho thằng bé.

Đó là câu chuyện khi lòng tin của người bệnh dành cho y học hiện đại bị đánh mất. Họ tin vào những phương thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng hơn là những chỉ dẫn của bác sĩ. Để rồi khi cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu rệu rã, họ đến bệnh viện với mong muốn được cứu chữa khỏi những bệnh tật.

Người ta thường nói nghề bác sĩ BẠC. Công việc nhiều áp lực. Hàng ngày phải tiếp xúc và chữa trị hơn hàng trăm ca bệnh. Chưa kể gặp nhiều trường hợp rủi ro cao, có nguy cơ sẽ lây trực tiếp cho bác sĩ như Ebola, SARS, HIV…Lều báo thì suốt ngày đi theo để canh chừng và viết những bài với tít giật gân đánh vào y đức của ngành. Bác sĩ còn khổ hơn cả dâu trăm họ.

Tuy nhiên, hạnh phúc hay không cuối cùng vẫn phụ thuộc vào cách mình nhìn nhận vấn đề. Nếu mình nhìn thấy cốc nước vơi thì nó sẽ vơi, cốc nước đầy thì nó sẽ đầy. Nếu mình thấy xã hội đâu đâu cũng nhiều bất công và nhiễu loạn thì cuộc đời chắc chắn sẽ không còn gì tốt đẹp. Nhưng nếu mình nhìn mọi thứ ở góc nhìn khác, thì chắc chắn mọi chuyện sẽ khác.

Bác sĩ vẫn là một nghề cao quý và được mọi người rất tôn trọng. Công việc dù có áp lực hay mệt mỏi đến đâu nhưng nếu ta tìm thấy được ý nghĩa trong từng thứ mà mình làm thì khó khăn đến đâu cũng không sao cả. Cái cảm giác được nhìn thấy bệnh nhân do mình cứu chữa khỏe lên từng ngày. Chắc hẳn sẽ hạnh phúc lắm. Cảm giác mỗi ngày được đi làm, được trò chuyện với đồng nghiệp, được sống và biết mình đang làm những công việc có ích. Đơn giản thôi nhưng cũng đủ để sưởi ấm trái tim người bác sĩ.

CHƯƠNG III: ĐỜI

Đây là chương sách viết về những tâm tư, chia sẻ của tác giả xung quanh cuộc sống thường ngày của mình. Bước ra khỏi bệnh viện, bác sĩ thì cũng là một con người bình thường mà thôi. Bác sĩ thì cũng có lúc bệnh tật, ốm đau như tất cả mọi người. Bác sĩ thì cũng có lúc cũng cảm thấy buồn, cô đơn và tuyệt vọng.

Mạch chuyện lúc vui lúc trầm đưa độc giả đến nhiều tầng cảm xúc. Vừa mang tính chất châm biếm sâu cay lại chứa đựng nhiều triết lý sâu xa của con người từng trải, có nhiều trải nghiệm sâu sắc.

Không biết bà cụ già đã bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng từ ngày còn học đại học anh đã thấy cụ ngồi đấy với cái mẹt bán đồ lặt vặt. Lâu lâu anh vẫn tạt ngang qua mua cho cụ một vài thứ, mặc dù cũng chưa bao giờ dùng tới. Nhưng đó là một cách để anh sẻ chia, để giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Bẵng đi một thời gian, anh không còn gặp cụ ngồi ở góc đường ấy nữa. Lâu lâu chạy ngang cũng có chút bâng khuâng, thấy thiếu thiếu. Một chiều nọ vô tình thấy lại cái mẹt quen thuộc, anh tấp vào và mua cho cụ một hộp tăm bông. Vẫn là cái câu cửa miệng ấy: “Bà già cảm ơn chú nhá!”. Người với người trao cho nhau những yêu thương. Để thấy cuộc đời này thật đáng sống.

Những ngày tập huấn ở miền Nam, tối tối anh đi học thêm anh văn để thời gian trôi không bị vô ích. 22 giờ đêm rời khỏi lớp học. Anh lang thang đi bộ nhìn ngắm phố phường. Định bụng sẽ kiếm gì ăn thì gặp một xe hột vịt lộn, hột vịt dữa. Anh tóc dài vàng hoe cũng không biết phải gọi sao cho đúng. Hai quả trứng chưa kịp gói cho khách thì nghe đồn “công an” tới. Mọi người bỏ chạy í ới bỏ lại tác giả đứng ngẩn tò te cầm mớ tiền lẻ chưa kịp đưa. Lát sau thì chiếc xe cũng quay lại, bán tiếp hàng cho khách.

Tí sau, chị tóc vàng lại lóc cóc đẩy xe đến, ôm ngực thở: ‘Chồ chồ, làm người ta hết hồn hà! Có công an đâu mà sợ’. Rồi chị đưa túi trứng: ‘Của cưng này!’ Mồ hôi chị mễ mại cả ra. Mình liếc chỗ ngực độn bông của chị mà thấy nóng ngạt thở. Trả tiền xong, cám ơn xong, mình nói nhỏ: ‘Ngực chị bị tụt một cái xuống rồi kìa!’ Chị liếc xuống, vội lấy tay đẩy lên bảo: ‘Rồ ôi, chả để ý. Quỷ sứ hà!’ Mình cười he he, tiếp tục tong tẩy cầm hai quả trứng lủng lẳng đi về trên con đường vẽ gạch vàng cong queo và những cái vỉa hè lồi lõm.

Những mẩu chuyện nho nhỏ, bình dị và đời thường nhưng cũng đủ làm người ta cười rồi khóc. Đủ để người ta cảm nhận được cái tình trong từng trang sách.

CHƯƠNG IV: TÔI

Đây là chương cuối khép lại cuốn sách. Chia sẻ những tâm tư và tình cảm của tác giác chân thật nhất. Những sở thích, những món ăn thời thơ ấu của anh được viết lại một cách thật gần gũi và bình dị. Đó là dòng suy tư, ký ức về những ngày còn Mẹ. Tết rồi cũng sẽ tươm tất, nhưng sẽ thiếu đi cái hồn khi vắng bóng Mẹ.

Kết

Để yên cho bác sĩ “hiền” là những ghi chép chân thật nhất của tác giả Ngô Đức Hùng về chuyện đời cũng như chuyện nghề. Bác sĩ thì phải có cái đầu lạnh và trái tim nóng. “Cái đầu lạnh” để luôn giữ được bình tĩnh trong những giờ phút căng thẳng và áp lực nhất. Phải lạnh lùng khi cần thiết với người nhà và bệnh nhân. “Trái tim nóng” để biết rung cảm trước nỗi đau, mất mát của người khác.

Mua sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền”” khoảng 55.000đ đến 75.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” Fahasa” tại đây

Đọc sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” ebook pdf

Để download “sách Để Yên Cho Bác Sĩ “Hiền” pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 10/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *