Đẹp Và Buồn – Kawabata Yasunari

Giới thiệu sách Đẹp Và Buồn – Tác giả Kawabata Yasunari

Đẹp Và Buồn

“Thời gian trôi. Nhưng thời gian của đời người có những dòng chảy khác nhau. Như dòng sông, dòng đời có chỗ nhanh chỗ chậm, có chỗ còn dừng lại như nước ao tù. Thời gian vũ trụ tất nhiên là một, nhưng thời gian trong tâm thay đổi với từng người. Dòng sông thời gian là một cho mọi người, nhưng mỗi người trôi đi trong dòng sông ấy một cách khác nhau.

Xấp xỉ bốn mươi, Otoko nghĩ Oki vẫn còn sống trong nàng, phải chăng là dòng thời gian của nàng đã không chảy. Hay hình ảnh Oki cùng nàng trôi với cùng một vận tốc, như cánh hoa trôi theo nước. Rồi nàng lại nghĩ, không biết nàng trôi theo dòng thời gian của Oki thế nào. Dù Oki vẫn không quên nàng, nhưng ông tất có một dòng thời gian khác.”

“Một hòa tấu tuyệt vời của thơ, của tình dục thường và bất thường, của tình yêu thường và bất thường, của thiên nhiên, của người của cảnh, của mộng và ác mộng…” – Dịch giả Mai Kim Ngọc

Đẹp Và Buồn
Đẹp Và Buồn

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đẹp Và Buồn
  • Mã hàng 8935235223059
  • Tên Nhà Cung Cấp: Nhã Nam
  • Tác giả: Kawabata Yasunari
  • Người Dịch: Mai Kim Ngọc
  • NXB: NXB Hà Nội
  • Trọng lượng: (gr) 300
  • Kích thước: 14 x 20.5
  • Số trang: 266
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Đẹp Và Buồn

Đánh giá Sách Đẹp Và Buồn
Đánh giá Sách Đẹp Và Buồn

1 Nobel văn chương, nói hàn lâm chắc là sâu sắc nhiều ẩn ý, còn nói bình dân đại trà là khó đọc, khó hiểu. Ấy vậy mà ngoài Kazuo Ishizuro thì Kawataba mình cũng đọc được. Hiểu ý thì chắc chỉ được bề nổi còn những ý nghĩa sâu sắc chìm dưới tảng băng thì mình chưa hiểu hết được, cứ bình thản chờ vài năm nữa, nếu mà cũng không hiểu nữa thì thôi vậy, được gì hay đó, dù sao mình cũng đã rung cảm bởi ngòi bút văn chương này. Đẹp và buồn. Một thế giới Kawabata vẽ ra cho nhân vật của mình. Tình yêu giữa một cô gái trẻ 16 tuổi với ông chú 31 tuổi, đẹp, nhưng chắn chắn sẽ buồn, vì ông chú đã có gia đình vợ con đều huề. Tình yêu của cô học trò với cô giáo của mình. Đẹp đấy, vì họ yêu nhau chân thành, nhưng buồn đấy, vì thời ấy yêu nhau đồng tình cũng đâu thể công khai. Tình yêu trong cái đẹp lúc nào cũng cuồn cuộn, nồng nhiệt, quyến luyến. Nhưng tình yêu trong nỗi buồn cũng day dứt, nhớ nhung, hy vọng. Ngòi bút văn chương của Kawataba thực xuất sắc. Lòng mình cũng dậy sóng bởi những đợt sóng tình yêu tha thiết triền miên trong Đẹp và buồn. Từng nhân vật đều chìm đắm trong tình yêu đầy si mê và cuồng vọng, từng người với từng cung bậc yêu thương khác nhau, tất cả đều làm say đắm bạn đọc. Nhưng chớ nên chìm đắm quá nhiều, bạn cũng sẽ ngộp thở với nỗi buồn, bởi nhân vật luôn tìm đến với sự giải thoát cho chính mình: cái chết.

2 Đây quả đúng là một cuốn sách viết về cái đẹp và nỗi buồn.Trước hết là Đẹp, cả Thiên nhiên và Con người đều đẹp. Con người hiện lên như những điểm nhấn. Otoko và Keigo đều đẹp. Otoko đẹp ý nhị, đằm thắm. Keigo lại có vẻ đẹp rực rỡ của tuổi trẻ. Làn da, mái tóc, vành tai hay khuôn ngực của họ được Kawabata viết nên một cách chăm chút kỹ lưỡng, như những người đẹp trong các bức tranh lụa, mượt mà ẩn sau một làn sương mỏng, Thiên nhiên hòa quyện với con người “người làm sao, cảnh chiêm bao làm vậy”. Khi nhân vật có tâm trạng, cảnh vật như cũng nhuốm màu theo. Đặc biệt những mối tình đều Đẹp và buồn. Tình yêu của Otoko và Oki đẹp và đau buồn. Mãi đến vài mươi năm sau nhớ lại Oki vẫn nhớ thương và day dứt, Otoko vẫn tôn sùng tình yêu thuở hoa niên của mình. Tình yêu của Otoko và Keigo cũng vậy. Một Otoko trầm tĩnh và một Keigo hoạt bát, nóng bỏng… mối tình của họ cũng chìm trong hối hận và dục vọng đan xen… Đây là một tác phẩm tuyệt vời. Từng câu, từng chữ trau chuốt như ngọc.

3 Cảm nhận đầu tiên là bìa sách rất đẹp, bookmark hình tròn cũng rất xinh. Về nội dung, khi mua mình đã tin tưởng rằng đây là một cuốn sách hay vì tác giả rất nổi tiếng về những cuốn có SE như cuốn này. Và may mắn thay, mình đã không cần thất vọng. Truyện viết khá chậm, cũng chính cái chậm đó đã đưa cảm xúc của người đọc hòa với câu truyện. Mạnh Hòa Bình rất tốt nhưng Nguyễn Chính Đông còn tốt hơn. Mạnh Hòa Binh yêu Vưu Giai Kỳ Mạnh Hòa Bình biết Vưu Giai Kỳ cũng từng yêu minh Nguyễn Chính Đông rất yêu Vưu Giai Kỳ Nhưng Nguyễn Chính Đông lại nghĩ rằng Vưu Giai Kỳ luôn yêu Hòa Bình và không yêu anh. Ở cuối truyện, chỉ với vài câu văn, tác giả có thể để cho người đọc nhẹ nhõm nhưng nước mắt thì không thể ngừng lại.

4 Đầu tiên, mình rất vui vì săn được quyển này trong đợt flashsale. Và chất lượng dịch vụ của FAHASA cũng rất tốt nữa. Nói về quyển sách này thì mình ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cách trình bày bìa sách rất đẹp, phải tán thưởng cho đội ngũ designers của Nhã Nam. Nội dung của quyển sách xoay quanh câu chuyện tình đẹp mà buồn của Oki và Otoko. Một cô gái trẻ 17 tuổi lỡ có mang với một người đàn ông 31 tuổi đã có gia đình. Thế nhưng cái thai không giữ lại được, cô gái đau khổ chia tay người yêu chuyển vào Kyoto. 20 năm sau họ gặp lại trong khi Oki đến Kyoto nghe chuông chùa đầu năm. Cũng bắt đầu từ đấy mà nhiều chuyện xảy ra, tuy không trực tiếp đến với 2 người mà nó xảy ra gián tiếp khiến ai cũng phải đau khổ. Một câu chuyện buồn, ẩn sau nó là những ý nghĩa nhân văn!

5 Tôi chắc chắn bất cứ ai đọc tác phẩm cũng sẽ đắm chìm trong vẻ đẹp của vẻ đẹp ngoài đời thực mà Kawabata đã vẽ bằng một cây bút tốt. Trái tim tôi cũng bị khuấy động bởi những làn sóng tình yêu bất diệt trong cuốn sách này. Mỗi nhân vật được đắm chìm trong tình yêu và đam mê nồng nàn, mỗi người có mức độ tình yêu khác nhau, tất cả các độc giả quyến rũ. Nhưng đừng chết đuối quá nhiều, bạn cũng sẽ nghẹt thở vì buồn vì nhân vật luôn tự mình giải cứu. Trong các tác phẩm của mình, anh luôn theo đuổi cái đẹp và thể hiện cái đẹp nhưng cũng mang đến nỗi buồn. Nỗi buồn chia tay. Mối quan hệ bình thường và bất thường, của tình yêu bình thường và bất thường, đã chơi một bài hát du dương, ngoan cường, du dương.

Review sách Đẹp Và Buồn

Review sách Đẹp Và Buồn
Review sách Đẹp Và Buồn

“Không đặt vấn đề đạo lý hay không đạo lý”, “một mực đề cao cái đẹp”, văn chương của Kawabata, trước giờ vẫn luôn như vậy. Cái đẹp thấm sâu vào con người, cảnh vật, vào từng con chữ; những vấn đề luân thường đạo lý, theo đó cũng trở lên đượm buồn một vẻ đẹp day dứt và khắc khoải.
Đẹp và buồn

1. Đẹp

“Truyện của ông viết là mối tình bi kịch của cô gái nhỏ với người đàn ông trẻ đã có vợ con, không đặt vấn đề đạo lý hay không đạo lý, chỉ một mực đề cao cái đẹp mà thôi.” Đây là quan điểm sáng tác của Oki, một nhà văn, cũng là nhân vật chính trong tiểu thuyết Đẹp và buồn khi nói về tác phẩm Cô gái mười sáu ông viết. Và đó cũng như chính là tuyên ngôn văn chương mà Kawabata Yasunari đã gửi gắm để nhân vật này giúp ông nói lên trên trang văn.

Để rồi, ấn tượng của mỗi độc giả khi tiếp xúc với các tác phẩm của Kawabata Yasunari, bước vào thế giới nghệ thuật do ông xây dựng lên, từ Xứ tuyết cho tới Những người đẹp say ngủ, từ Hồ cho đến Ngàn cánh hạc,… hẳn vẫn luôn là ngôn ngữ tác giả quá đỗi đẹp và tinh tế. Một vẻ đẹp, mà dẫu đã qua quá trình chuyển ngữ sang một thứ tiếng khác cũng không thể làm phai mờ. Vẻ đẹp ấy, vừa gợi lên sự tỉ mỉ, sâu sắc, chắt đọng trong từng từ ngữ; vừa gợi về âm hưởng một nước Nhật cổ kính và hiện đại vào những năm 60 của thế kỷ XX. Có thể nói chăng, tiếng Nhật và ngôn ngữ của văn học hiện đại Nhật Bản, đến Kawabata Yasunari đã trở thành một thứ “đạo”, giống như cung đạo, kiếm đạo, trà đạo,… Điều đó, cũng thể hiện thật rõ, trong tiểu thuyết Đẹp và buồn của ông.

Thật vậy, câu văn mà Kawabata viết, không cốt lấy sự trúc trắc trong cách hành văn hay kiếm tìm cách sáng tạo lên những từ ngữ mới; mà ông, dùng sự giản dị đến khôn cùng để tạo nên chất thơ, chất nhạc, chất họa cho trang viết: “Oki đứng trên đỉnh đồi say ngắm ráng chiều tím biếc. […] Sắc tím trên bầu trời phía Tây mỗi lúc một loang dần lên cao. Có lẽ sương đang giăng, nhưng màu tím đậm đến nỗi sương trông như mây mỏng. Hoàng hôn tím là cảnh rất hiếm thấy. Màu nhạt tối dần chuyển sang màu đậm, nhòe nhoẹt như ai cầm cây cọ lướt trên mặt giấy ướt.”

Mà từ những câu văn giàu chất gợi hình, gợi tả ấy, Kawabata Yasunari đã tái hiện lên ở tiểu thuyết Đẹp và buồn, một Nhật Bản đẹp trong từng khoảnh khắc văn hóa, trong từng bóng hình con người. Đúng như tuyên ngôn nghệ thuật ông viết trong chính tác phẩm “không đặt vấn đề đạo lý hay không đạo lý, chỉ một mực đề cao cái đẹp mà thôi.”

Đẹp và buồn là một tác phẩm có cốt truyện khá đơn giản. Và quả thực, trên nền cốt truyện đơn giản ấy, nếu độc giả chỉ xoáy sâu vào mối quan hệ của những cá nhân xuất hiện trong sách, từ đó soi chiếu lên các mối quan hệ đấy bằng luân thường, đạo lý, hẳn ta sẽ chỉ thấy những sai trái, xấu xa, ích kỷ, hẹp hòi nơi tâm hồn mỗi người. Một ông lão từng ngoại tình với một bé gái 16 tuổi, gần như đã phá hủy tương lai của bé gái ấy, hơn 20 năm sau, lại quay trở lại tìm gặp người tình xưa. Để vượt qua vết thương quá khứ, cô gái vào 20 năm sau, khi này đã thành danh trên lĩnh vực hội họa, đã thu nhận đồng thời nảy sinh mối quan hệ thầm kín với cô bé học trò khi ấy mới tầm 17, 18 tuổi. Người học trò nhỏ, đem lòng yêu mến và cảm thấu những đau thương cô giáo mình đã từng trài qua, chịu đựng, quyết định sẽ lên kế hoạch trả thù cho cô… Tất cả, đều là ích kỷ cá nhân, mà rồi trở thành bi kịch thế hệ kéo dài không dứt.

Tuy nhiên cái đẹp trong cách Kawabata kể, tả những tình tiết “xấu xí” đó, đã như khiến độc giả trong khoảnh khắc, quên đi “đạo lý hay không đạo lý” mà chỉ đắm chìm mãi vào thế giới văn chương, vào thế giới “đề cao cái đẹp” của ông. Ấy là vẻ đẹp cổ kính trong tiếng chuông chùa cuối năm của vùng cố đô Kyoto mà tin chắc rằng, dẫu không tới để gặp người tình xưa, Oki cũng sẽ đến, để lắng nghe tiếng chuông, và để hoài vọng. Ấy là vẻ đẹp trong ngoại hình cùng những cảm xúc tinh tế của người phụ nữ Nhật Bản những năm 60 của thế kỷ XX, nét đẹp giao thoa giữa truyền thống và hiện đại: “Thật ra màu áo hơi buồn lại làm khuôn mặt đẹp như hoa của cô gái rực rỡ hơn. Có gì rất trẻ trung trong sự hòa hợp các màu, trong hình thể những con chim, và ngay trong những bông tuyết đang nhảy múa.”

Hay rộng hơn, ấy là vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa của một nước Nhật vẫn đang gìn giữ, níu lấy những nét đẹp cổ xưa trong từng sắc cảnh tự nhiên hòa hợp với sự nguyên tắc, ý tứ của con người. Vùng núi Arashi vào những ngày mưa bụi mùa xuân, những sóng chè gợi lên cảm hứng cho các bức họa của Otoko và Keiko, các ngôi đền cổ trong quần thể di tích chùa Nisonin ở Saga… Tất cả, tạo nên một diện mạo Đẹp và buồn trong văn có họa, như sự tổng hòa của chính trang văn Oki với tranh vẽ của Otoko cùng Keiko vậy: giữa cái hiện đại có phần man dại là nét truyền thống. Không nhằm phán xát đạo lý mà hướng tới vẻ đẹp trong từng không gian, cảnh sắc; đẹp trong từng hơi thở con người; và đẹp thấm vào từng con chữ của nhà văn.

2. Buồn

Nhưng dù văn chương Kawabata Yasunari có khiến ta như lãng quên đi sự phán xét đạo lý đến đâu; thì tên cuốn tiểu thuyết tới cuối cùng vẫn là Đẹp và buồn; song hành cùng chữ đẹp là chữ buồn, chất buồn mung lung, bảng lảng, khắc khoải, day dứt tâm can nhân vật, cũng là day dứt trái tim độc giả.

Lần nữa, nếu không phán xét vấn đề đạo đức, đạo lý con người ở tiểu thuyết Đẹp và buồn, như đúng những gì Kawabata muốn và nói trên trang văn, thì nhân vật của ông, ai cũng vẫn mang một nỗi buồn khắc cốt tận tâm can. Nỗi buồn ấy, đã trở thành ẩn ức thiêu đốt tâm hồn nhân vật, qua thời gian mà đóng vảy thành những vết sẹo nhức nhối. Bi kịch quá khứ, kéo dài mãi đến hiện tại. Bi kịch tiếp nối bi kịch, mà tạo lên vòng tròn luẩn quẩn như nghiệp vay – trả mà đời người phải gánh trên vai.

Mối quan hệ sai trái giữa Oki – Otoko khiến cho người con gái 16, 17 tuổi mất đi đứa con, mất đi luôn thiên chức trở thành người mẹ. Để rồi hơn hai mươi năm sau, học trò Otoko, đã cướp đi người con của Oki như một cách thức báo thù đầy nghiệt ngã, tàn nhẫn. Yêu, hận, tình thù, cả tác phẩm, ai cũng là người đáng giận, đáng trách, ai cũng là nạn nhân trong chính bi kịch do chính họ gây ra. Và đọng lại, vẫn là nỗi buồn thế hệ vẫn mãi kéo dài. Đau thương mà Otoko từng mang, giờ Keiko gánh chịu; nhưng tận cùng sự trả thù chỉ như đào sâu thêm vết thương quá khứ đã khắc vào tim Otoko. Mà đến cuối cùng, tất cả vẫn mãi dở dang, một cái chết dang dở của Taichiro cùng bức vẽ Em bé về trời của Otoko, vẫn chỉ là phác họa thiếu sót trên trang vẽ.

Nói đến nỗi buồn, văn chương của Kawabata lần nữa lại sử dụng đến những ngôn từ trau chuốt, giàu sức nhưng vẫn hết sức dung dị, dễ hiểu với người đọc. Như những gì Otoko từng nói với Keiko trong lần đầu hai người gặp gỡ: “Chiều xuân ấy đầy sa mù… Và em như trôi bập bềnh trong làn sương mỏng xanh nhạt đang buông xuống khu vườn…” Có lẽ, Otoko đã nhìn thấy ở Keiko, bóng hình bản thân khi trước chăng? Người con gái nhỏ, bướng bỉnh giữ mãi chấp niệm để rồi trở nên cuồng dại trong ẩn ức đau thương của tình cảm: tình yêu, tình mẫu tử cùng mâu thuẫn giằng xé giữa quá khứ lẫn hiện tại. Như chính các bức tranh Otoko với Keiko đã vẽ, trừu tượng, mơ hồ quyện hòa cùng điều gì đó đầy cá nhân, man dại.

Và nỗi buồn trong tiểu thuyết Đẹp và buồn, còn là nỗi buồn xuyên suốt các tác phẩm của Kawabata Yasunari. Nỗi buồn đó xuất phát từ những con người đang dần mất đi căn cước, mất cái tôi, mất đi tiếng nói cá nhân. Như một Otoko, nhân dạng, căn cước chẳng còn vẹn nguyên khi đã được khúc xạ qua ngôn ngữ trên văn chương Oki, trên bức tranh cô vẽ mẹ mà lại đặt cái tôi, lấy nguyên mẫu là chính mình. Hay như một Keiko, sống và đã nhận trao sinh mệnh vào tay Otoko. Chính bởi mất đi căn cước, thiếu đi căn tính, khủng hoảng cái tôi, mà nội tâm nhân vật ở Đẹp và buồn, luôn chứa đựng đầy mâu thuẫn, xung đột gay gắt, khiến con người sẵn sàng trở thành ác quỷ.

Nỗi buồn được tái hiện trong nhiều hình ảnh biểu tượng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường sáng tác của Kawabata. Mà mặt hồ, chính là một hình ảnh biểu tượng như vậy. Hồ, xuất hiện trong tác phẩm cùng tên được Kawabata viết vào thời kỳ sáng tác đầu như một hình ảnh tượng trưng cho kiếp sống tù đọng không thấy ngày mai, và đã trở lại, trong Đẹp và buồn, với một địa danh cụ thể: Hồ Biwa. Mặt hồ dậy sóng, nhấn chìm một sinh mạng, nhấn chìm hận thù, chỉ để lại trên nhân thế, những tâm hồn càng thêm vụn vỡ. Giọt nước mắt Keiko nhìn Otoko, thật khó để cắt nghĩa, gọi tên. Là tiếc thương cho chàng trai xấu số, tiếc thương cho số phận hai cô gái hay là giọt nước mắt vì mãn nguyện khi trả được mối thù? Sóng nước hồ Biwa, cuốn đi giọt nước mắt muộn màng của Keiko, để dìm tất cả, xuống đáy hồ u tối.

3. Đẹp và buồn cùng những trải nghiệm văn chương Kawabata Yasunari.

Là tác giả đầu tiên của Nhật Bản giành giải Nobel – Giải Nobel văn học năm 1968; có thể nói văn chương của Kawabata Yasunari không hề dễ đọc, dễ cảm mà tiểu thuyết Đẹp và buồn chính là một minh chứng tiêu biểu. Tiếp xúc với tác phẩm, càng về sâu những chương cuối cùng, càng dễ ngợp trước những dòng văn vừa đẹp mà cũng vừa trừu tượng của Kawabata. Để rồi, gấp trang sách lại, độc giả vẫn sẽ còn day trở mãi, về giọt nước mắt của Keiko cùng nỗi đau những ai còn sống.

Và độc giả yêu văn chương, yêu cái đẹp, tiếp nhận tác phẩm của Kawabata nói chung, tiểu thuyết Đẹp và buồn nói riêng, chính như một trải nghiệm đầy màu sắc trong tính thơ, tính họa, tính nhạc của một bậc thầy ngôn ngữ – Kawabata Yasunari.

Mua sách Đẹp Và Buồn ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đẹp Và Buồn” khoảng 70.000đ đến 88.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đẹp Và Buồn Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đẹp Và Buồn Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đẹp Và Buồn Fahasa” tại đây

Đọc sách Đẹp Và Buồn ebook pdf

Để download “sách Đẹp Và Buồn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *