Đôi Mắt – Nam Cao
Giới thiệu sách Đôi Mắt – Nam Cao – Tác giả Nam Cao
Đôi Mắt – Nam Cao
Trích trong các truyện ngắn:
Nửa đêm
Cái cơ nghiệp một con người giàu ở nhà quê có bao nhiêu! Một mình thằng con nuôi phá đã đi đứt ngay một nửa. Các bạn bè hắn phá một phần của cái nửa kia. Còn phần trót thì những kẻ thù của hắn phá nốt khi hắn chết. Bà quản Thích mới kịp nghĩ ra rằng: có một đứa con hung ác là một cái họa; nhưng mất một đứa con hung ác lại là một cái họa lớn hơn. Cũng may, khi mất hết của cải rồi thì bà được yên thân; ở chốn thôn quê đầy bất công và nhũng nhiễu, một người đàn bà góa chỉ yên thân khi đã thật già và thật nghèo.
Bà quản Thích rất cực lòng: con người nhân đức ấy đã oán đời. Có lúc bà tiếc rằng bố thằng bé vô tội ấy không còn sống để bắt những người khác phải nhận rằng thằng bé kia vô tội. Thì ra những người rất hiền lành cũng có thể là những người rất ác. Có điều họ không có cách để làm ác. Nếu ai cũng có thể thực hiện được những ước muốn của mình thì có lẽ nhân loại bị tiêu diệt từ lâu rồi.
Nó không hay khóc, mà có khóc thì cũng chỉ khóc vài tiếng lại thôi; hình như trẻ con khóc chỉ để cho người lớn phải xem đến nó; nó có khóc chán, cũng chẳng ai xem đến, khóc mà làm chi!
Bà nó thì đã già lắm rồi. Cái lưng còng xuống người còm cõi, trông như một con mèo đi bằng hai chân. Tiếng bà cũng khàn khàn ra như là tiếng mèo. Cái mặt thì nhăn dúm như cái đèn xếp của một cậu học trò vụng làm thủ công. Bà đi thất thểu tựa ma trơi. Tuy vậy, bà chưa chống gậy. Bà vẫn còn đi lại làm lụng được, cũng như còn ăn được. Cái dạ dày nhà nghèo thường hay rỗi việc nên giữ được bền. Tiêu hóa tốt thì tay cũng còn phải tốt. Nếu không thế, lấy gì mà tiêu hóa?
Bà giận thiên hạ lắm. Cái thiên hạ rỗi mồm, và cứ hay húc đầu vào những việc chẳng liên can tới họ. Bà nghĩ đến ngày con nuôi bà còn sống. Hàng xóm cứ là len lét, hơi hé mồm nói lôi thôi là gãy răng. Nó xấu xí như ma, xấu xí đủ mọi nết, thế mà hai lần lấy hai con vợ cứ gọi là như hoa. Chẳng đứa nào ngoác mồm ra mà chê đi. Bà muốn cháu bà cũng hung ác được như bố nó, rồi mà xem: dù đứa nào có đẹp đến như tiên, hỏi đến mà không lấy thì cứ là mượn cổ. Ở đời này, không tranh cướp thì nhiều khi đành tay không, giật lấy thì lắm người chịu đấy chứ sè tay xin mấy người thí cho?
Bà nghèo đi, trông trước trông sau không còn chỗ nào nương tựa, bà đành lại thắt lưng buộc bụng, để dành dăm bảy đồng mua một cái áo quan về đợi ngày chui vào. Bà nghĩ đến cái chết của bà: cô quạnh giữa một khu vườn hoang, không có lấy một người lại gần mà vuốt mắt. Có lẽ cũng chẳng ai biết để mời cha xứ về cho bà được ăn mày các phép trước khi từ giã chốn khách đày.Cái chết của bà sẽ là một cái chết cheo leo. Ai sẽ đọc cho bà dăm ba kinh để cầu nguyện cho linh hồn bà phải giam nơi huyện ngục? Buồn thay cho đời tàn…
Quái dị
Mùa ấy, ông cũng đi gặt ở mạn Đông, với mấy anh em nữa, toàn người làng cả. Họ gặt cho một nhà cũng khá giàu, mà có vẻ quí người. Trưa đến, quẩy lúa về, chủ nhà mời quan viên thợ gặt ngồi lên cái giường giữa trước bàn thờ để nghỉ ngơi cho nó mát rồi xơi cơm. Quan viên khấp khởi mừng thầm. Ngồi như vậy, thế nào ăn chẳng khá. Họ đã nghĩ đến riêu mè, thịt lợn kho, hay ít ra thì cũng được bát canh bí xào nấu với cua để húp cho mát ruột. Nhưng quan viên nhầm cả. Mâm cơm bưng lên toàn một thứ cà, cái thứ cà to bằng một bát con, thâm sịt và mặn như “cô” muối vào. Anh nào muốn sắt ruột lại thì cứ ăn! Ấy thế mà quan viên ăn rất nhiều. Chính cô dâu nhà chủ, có lẽ đã quen ăn mặn lắm, mà cũng phải chịu bọn thợ gặt này là ăn mặn. Một bữa ăn, cô phải lấy thêm cà năm, sáu lượt. Cứ vừa đem một đĩa lên, đã lại thấy họ gào đem đĩa nữa. Sau cùng, thấy đĩa thì không xuể, cô xúc luôn cho họ một bát tàu to thật đầy. Chỉ có bốn người ăn mà vại cà vơi đi…
Chiều hôm ấy, thấy cô con dâu ra đồng đội lúa, ông nhiêu Tiêm hỏi: “Cô ơi cô! Tôi hỏi thế này khí không phải. Cô đã lấy nước cho các cụ chưa?”. Người con dâu ngơ ngác. Cô không hiểu vì ý gì mà người ta hỏi thế. Hỏi họ thì họ chỉ cười khúc khích. Cô ngờ ngợ. Về nhà cô đem chuyện ấy khoe với chồng. Chồng cô không hiểu nốt. Y khoe với bố. Ông bố có học được ít chữ nho thì phải. Người có chữ nho thâm thúy. Ông nghĩ ngợi. Ông vào nhà, củ soát lại bàn thờ ông vải. Khi ông mở bốn cái đài, ông thấy đài nào cũng đầy lên những cà. Cho biết bọn thợ gặt này cũng thâm! Những kẻ đã vác cái đòn càn đi ăn cơm của người tứ xứ giở mặt nào cũng được, không chịu kém cạnh ai nước gì.
Cười
Hòa bình và hạnh phúc tỏa bóng mát trong cái nhà bé nhỏ của chúng. Giá tất cả trẻ con đều hiểu rằng: chúng sinh ra là để đi bộ, để mở những con mắt hau háu ra cười với người ta, để chim chim, đi chợ, làm cò bay hay những trò ngây ngô tương tự như thế chứ không phải để dụi mắt, để dỗi hờn, để khóc the thé đến làm bố điên lên được. Giá tất cả đàn bà đều hiểu rằng: người ta cưới họ về là để họ đem cho người ta những nụ cười, những cái vuốt ve, những lời nói nhẹ nhàng, khả dĩ khiến người ta quên mệt nhọc và chán nản chứ không phải chuốc lấy những lời cáu cẳn và một bộ mặt suốt ngày nhăn nhó như mặt nạ.
Nước mắt
Người không phải là thánh. Sự khổ sở dễ khiến lòng chua chát. Khi người ta lam lũ quá, lại còn lo trăm thứ, bị làm rầy vì trăm thứ, thì ai mà bình tĩnh được? Ai mà chả hay gắt gỏng? Gắt gỏng thì chính mình khổ trước. Không giữ được thì bật ra ngoài như vậy. Thật ra có ai muốn cau có làm chi?…
Ở hiền
Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường lại chẳng được ai nhịn, nhường mình; còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhịn nhường ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?…
Trẻ con không được ăn thịt chó
Rượu… thịt chó… rượu… thịt chó… Óc hắn cứ luẩn quẩn nghĩ đến hai thứ đấy. Sắc vàng bóng của một cái mông chó thui nhầy nhẫy mỡ với sắc xanh nhạt của một chai Văn-điển đầy ăm ắp cứ lần lượt hiện ra. Ờ! Mát trời thế này mà được uốngrượu thì tuyệt quá!Nhưng đào đâu ra tiền? Ấy thế là hắn lại chửi những quân hàng bưởi. Rồi nhân tiện, hắn chửi luôn vợ hắn: Cái “con mèo mù” đà đẫn mãi, bưởi chín đã gần muốn rụng mà vẫn chưa chịu rước người vào mua. Chửi chán, hắn tặc lưỡi một cái để bảo hắn rằng: không chửi nữa. Hắn quăng mạnh hai chân xuống đất để đứng lên và ra đi. Hắn đi cúi mặt, bước những bước mải mốt và cả quyết. Người ta tưởng hắn như đã định sẵn một nơi nào để đến. Nhưng không phải. Đến đầu ngõ, hắn tần ngần đứng lại. Bởi đến đầu ngõ, hắn gặp một con đường hai ngả. Biết đi ngả dưới hay ngả trên? Đi ngả dưới tức là đến nhà con mẹ Vụ để gạ bán non cho nó mươi gốc chuối. Nhưng con mẹ Vụ sẽ nhớ ra rằng: đã có lần hắn bán cho thị mười gốc chuối khác lấy hai đồng bạc đi xóc đĩa rồi lại bán lại lần nữa cho người khác lấy ngót hai đồng bạc. Giá mỗi cây chuối cố sinh ra lấy hai buồng, thì hắn không đến nỗi là con người lật lọng đâu. Nhưng cái giống chuối, từ cổ chí kim, mỗi cây chỉ sinh được một buồng. Vậy thì hắn đích thực là một con người hay lật lọng.
Dì Hảo
Dì Hảo ơi! Tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng. Đó là một buổi chiều có sương bay. Người ta đã đến đón dì vào lúc tờ mờ tối. Cũng chẳng lấy gì làm đông lắm, bên nhà trai đâu lẻ tẻ mươi người. Về đằng nhà gái, bà tôi chỉ có dăm ba người chị em đưa đi, chính tôi cũng chẳng được đi. Mẹ tôi bảo: “Không có cỗ đâu: nhà người ta có trở, chỉ biện cơi trầu, bát nước”. Nhưng nào tôi có đòi đi để được ăn cỗ! Tôi chỉ theo dì Hảo của tôi: từ trước đến nay, có bao giờ dì đi đâu mà để tôi ở nhà? Người ta giữ tôi lại. Tôi tức, khóc òa lên, tôi tức bà tôi, tôi tức thầy mẹ tôi, tôi tức cả dì Hảo nữa! Tôi tự hỏi sao dì cứ phải đi lấy chồng? Và ngay bây giờ nữa, dì Hảo hỡi! Có lúc tôi vẫn ân hận vì dì đã đi lấy chồng. Nếu dì cứ ở nhà, nếu dì cứ là một người dì của tôi mãi mãi, thì có lẽ khỏi khổ, ít ra, dì cũng đỡ khổ hơn bây giờ.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Đôi Mắt – Nam Cao
- Mã hàng 8936067597189
- Tên Nhà Cung Cấp Minh Long
- Tác giả: Nam Cao
- NXB: NXB Văn Học
- Trọng lượng: (gr) 280
- Kích thước: 13 x 18
- Số trang: 264
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Đôi Mắt – Nam Cao
1 Tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công hai nhân vật đó là Hoàng và Độ- hai nhân vật tiêu biểu hiện hữu để thể hiện rõ được những cách nhìn nhận về cuộc sống của mọi người trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc. Với hai nhân vật này, nhà văn Nam Cao đã xây dựng và có cách nhìn nhận cuộc sống bằng hai ánh mắt khác nhau, thêm vào đó là bài học nhân đạo, dạy cho mọi người có được những cách nhìn cuộc sống chân thực phù hợp với thời cuộc. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người. Sống như những người nông dân, sống như nhà văn Độ dẫu có nghèo nàn lạc hậu, dẫu có khó khăn gian khổ nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng luôn được đề cao còn sống như Hoàng thì thật đáng xấu hổ. vì anh ta chỉ biết nghĩ cho bản thân mình và nhìn vào những mặt xấu của người khác mà thôi. Nhà văn Nam Cao đã để lại cho chúng ta một tác phẩm thật giàu ý nghĩa, chỉ với hai con mắt nhìn chúng ta thấy được những nhược điểm và ưu điểm của nhân dân ta trong cuộc sống cũng như kháng chiến Cuốn sách nhỏ gọn được biên tập kĩ lưỡng. Điều làm mình hài lòng nhất đó chính là chất lượng giấy.
2 Cuốn sách là bảy tập truyện ngắn khác nhau của Nam Cao, mà truyện nào cũng cho thấy rõ Nam Cao là bậc thầy trong trường phái hiện thực phê phán. Ngòi bút của ông vẽ nên một bức tranh toàn diện về cuộc sống của thời đại cũ, về những điều tầm thường nhỏ nhặt đầy đớn đau luôn xảy ra thời trước. Khi không hiểu rõ về bối cảnh ra đời tác phẩm thì không thể chém bừa. Có lẽ tôi vẫn chưa cảm nhận được hết tất cả những cái hay, cái đẹp, cái tinh túy trong tác phẩm này nói riêng và các tác phẩm khác của Nam Cao nói chung. Nhưng tôi vẫn thấy các câu chuyện của ông đều thấm đẫm tình yêu thương và sự nhân văn tha thiết. Ở ông có một cái gì đó rất đẹp, mà tôi nghĩ có thể là do cách đôi mắt ông nhìn đời.
3 Văn phong của tác giả Nam Cao chân thật, khắc họa rõ bối cảnh để người đọc cảm nhận. Nên mua nếu muốn tìm hiểu về văn chương thời kì trước.
4 Sách được bọc giấy bóng,xinh lắm nha. Lần trước mình có mua 1 quyển mà bị bẩn trước ấy nên buồn lắm cơ. Lần này yêu lắm luôn.
5 Sách thì không có gì để bàn, chỉ có anh shipper giao hàng nhầm cho mình.
Review sách Đôi Mắt – Nam Cao
1. Đôi Mắt – Phiến diện và đa chiều
Sau Cách mạng Tháng Tám, Nam Cao tích cực tham gia công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với tư cách là một nhà văn chiến đấu cũng là một chiến sĩ cách mạng. Truyện ngắn “Đôi mắt” ra đời dưới ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư của một trí thức giác ngộ lý tưởng. Tác phẩm phục vụ cách mạng kịp thời, vạch ra vấn đề khó khăn lúc bấy giờ là làm sao thay đổi quan niệm nhận thức nhận đường của giới văn nghệ sĩ, đồng thời giá trị tác phẩm tồn tại cùng thời gian với ý nghĩa của góc nhìn đa chiều trong cuộc sống.
Cách mạng Tháng Tám là sự kiện lịch sử vĩ đại của nhân dân Việt Nam, phong trào Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương, buộc Bảo Đại thoái vị.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã khẳng định quyền thiêng liêng của dân tộc:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập.” – Trích “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc trong ngày trời thu lịch sử 02/09/1945.
Cách mạng Tháng Tám đã đến như một phép tái sinh nhiệm màu, chiếu sáng và mở đường, dẫn lối nhiều nhà văn từ những khuynh hướng nghệ thuật khác nhau hội tụ dưới lá cờ đỏ sao vàng, nhiệt thành theo cách mạng kháng chiến.
Nam Cao là một trong số đó. Từ một nhà văn hiện thực phê phán nhìn cuộc sống bằng đôi mắt đầy đớn đau bế tắc, Nam Cao đã thấy được ánh sáng nhờ Cách mạng.
2. Tiên sư anh Tào Tháo
“Tiên sư anh Tào Tháo” được viết vào mùa xuân năm 1948 tại Việt Bắc, vài tháng sau khi Nam Cao được kết nạp vào Đảng, về sau đăng trên Tạp chí Văn nghệ số 3 – 1948 với tên mới là “Đôi mắt”.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất của văn sĩ Độ.
Độ và Hoàng là bạn văn từ trước năm 1945. Sau Tổng khởi nghĩa, Độ trở thành chiến sĩ cách mạng, tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Pháp, còn Hoàng trở về sống ở nông thôn theo lệnh tản cư.
Độ muốn vận động Hoàng tham gia vào văn hoá cứu quốc, nên nhân cơ hội đi công tác anh ghé thăm vợ chồng Hoàng. Giữa những lệ lụy của nạn đói năm Ất Dậu còn dai dẳng, gia đình Hoàng vẫn sống hết sức sung túc, Độ được đón tiếp rất chu đáo. Họ trò chuyện với nhau, vợ chồng Hoàng ca ngợi cụ Hồ nhưng họ không tin vào khả năng lãnh đạo cách mạng của tầng lớp nông dân, thậm chí là khinh thường nhân dân lao động ra mặt.
Không tiếp thu ý kiến của Độ, Hoàng chỉ chú trọng vào những trang Tam Quốc, tự đặt bản thân ra ngoài dòng chảy của thời cuộc.
Truyện xây dựng song song hình tượng hai nhà văn Hoàng và Độ, với hai lối sống, hai sự nhìn nhận về người nông dân và về kháng chiến trái ngược nhau, qua đó đặt ra vấn đề về nhận thức đường lối cách mạng của giới văn nghệ sĩ.
3. Tuyên ngôn về lập trường cách mạng.
Truyện ngắn “Đôi mắt” căn cứ vào mâu thuẫn lập trường cách mạng của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.
Độ xem bản thân là một phần của kháng chiến và tích cực tham gia kháng chiến. Hoàng xem bản thân là người ngoài cuộc, y cho rằng mình không có trách nhiệm trong công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc, y từ chối mọi hoạt động dù chỉ là công tác Bình dân học vụ trong làng.
Độ vui sướng trước cuộc đổi đời của nhân dân, anh nhìn cuộc sống mới, tư thế mới mà cách mạng đem đến cho nhân dân lao động là những điều hết sức tốt đẹp. Hoàng chỉ thấy thế là lố bịch, là hài hước, lập trường của y không hẳn là không yêu nước, nhưng lại chưa tán thành với cách mạng và kháng chiến, bởi vì y còn nhìn người nông dân với cái nhìn của người trí thức – nghĩa là đôi mắt y còn phân chia giai cấp, còn chú trọng thứ bậc, còn ý thức thượng đẳng… Mà chưa đặt mình vào công cuộc kháng chiến chung của toàn dân tộc.
Giới phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học xem “Đôi mắt” là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao sau Cách mạng. Nhưng trước hết đây là bản tuyên ngôn về lập trường cách mạng, lập trường kháng chiến của chính tác giả nói riêng và lớp văn nghệ sĩ giác ngộ cách mạng nói chung, cụ thể hóa trong tác phẩm là hình tượng văn sĩ Độ. Họ là những người quyết tâm từ bỏ những quyền lợi ích kỷ cá nhân, từ bỏ những nếp tư duy cũ, từ bỏ những cái nhìn xanh xám mỏi mòn… để can đảm đổi mới, để thay đổi cách nhìn cuộc sống và thay đổi quan niệm sáng tác. Dẫu bước đầu còn nhiều khó khăn, nhưng kháng chiến là trường kỳ.
Nam Cao đã sẵn sàng, nói như nhà văn Độ là làm một anh tuyên truyền nhãi nhép nhưng có ích cho nhân dân, cho công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.
4. Cái nhìn phiến diện và đa chiều.
Nói khách quan thì những nhận xét của Hoàng về người nông dân không sai nhưng không đủ, bởi vì nó phiến diện. Y chỉ nhìn một phía với đôi mắt thiếu độ lượng và thiếu thiện chí.
“Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn”, nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.”
Cái nhìn của Hoàng về người nông dân là cái nhìn từ bên ngoài từ thân phận trí thức, thân phận văn nghệ sĩ. Y đứng ngoài xã hội nông thôn, dựa trên những chuẩn mực xa lạ với văn hóa nông thôn để đánh giá xã hội nông thôn. Cũng vậy, y đứng ngoài kháng chiến nên không hiểu kháng chiến.
Trong thời đại mà lịch sử đang chuyển mình với nhiều biến động dữ dội, “Đôi mắt” ra đời không những là một tuyên ngôn về lập trường cách mạng, mà còn vạch ra vấn đề của một bộ phận văn nghệ sĩ chưa có cái nhìn toàn diện, chưa nhận thức đúng đường, chưa đi theo cách mạng.
Bước vào kháng chiến, là một phần của kháng chiến, đứng về phía nhân dân và nhận thức bản thân cũng là một mắc xích trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thì mới biết yêu thương và thấu hiểu nhân dân, nhìn thấu những phần tốt đẹp phía sau vẻ bề ngoài nhiều khi là tưởng như thô kệch, cục mịch của người nông dân chân lấm tay bùn.
Không phải đến “Đôi mắt”, Nam Cao mới đặt vấn đề cái nhìn và góc nhìn. Ngay từ khi bước vào làng văn, với những lão Hạc, những Chí Phèo… Nam Cao với tấm lòng nhân đạo luôn đặt góc nhìn toàn diện và đa chiều, tìm được sự bao dung và vị tha cho những số phận khốn cùng dưới đáy xã hội.
Điểm khác nhau giữa trước và sau Cách mạng, là nhờ giác ngộ lý tưởng của Đảng, nhờ tham gia cách mạng, sát cánh đồng hành cùng nhân dân trong công cuộc kháng chiến, lòng nhân đạo từ góc nhìn đa chiều của Nam Cao tìm được hướng giải thoát chứ không còn bế tắc, Nam Cao đã có được đôi mắt mới để thấy quần chúng không chỉ là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh mà còn là những con người cải tạo hoàn cảnh.
Cái nhìn phiến diện và đa chiều trong “Đôi mắt” của Nam Cao đặt vấn đề nhận đường một cách tự giác, trực tiếp, kịp thời phục vụ cách mạng, đã giúp không ít văn nghệ sĩ “thức tỉnh”, nhận ra con đường đúng đắn cho hành trình sáng tác tiếp theo của mình.
Mở rộng khái niệm và góc nhìn, phiến diện và đa chiều là vấn đề không bao giờ cũ mòn, ý nghĩa và giá trị của cách nhìn cuộc sống toàn diện là nhất quán và tồn tại cùng thời gian, là vấn đề tự vấn mà mỗi người luôn suy nghĩ và chiêm nghiệm.
Là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán trước năm 1945, Nam Cao tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên phong năm 1945, làm báo Cứu quốc ở Việt Bắc từ năm 1947, hy sinh tại Hoàng Đan (Ninh Bình) năm 1951.
Nhà văn liệt sĩ Nam Cao đã mãi mãi ra đi ở giữa những năm tuổi băm, khi ngòi bút vẫn đang ở đỉnh cao phong độ, Người đem máu xương mình tô thắm cho ngọn cờ Tổ quốc, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thời gian đá nát vàng phai, nhưng thời gian lại là thứ chất thử diệu kỳ – sàng lọc, giữ gìn và tôn vinh những giá trị tốt đẹp nhất – tác phẩm, tư tưởng, nhân cách và lối sống của nhà văn, chiến sĩ, liệt sĩ Nam Cao sẽ mãi ở vị trí trang trọng trong lòng hậu thế.
Mua sách Đôi Mắt – Nam Cao ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Đôi Mắt – Nam Cao” khoảng 32.000đ đến 35.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đôi Mắt – Nam Cao Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đôi Mắt – Nam Cao Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đôi Mắt – Nam Cao Fahasa” tại đây
Đọc sách Đôi Mắt – Nam Cao ebook pdf
Để download “sách Đôi Mắt – Nam Cao pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 26/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Dạy Con Đối Mặt Với Ván Cờ Cuộc Đời
- Vạch Mặt Thiên Tài Nói Dối
- Cuộc Đời Của Pi
- Nói Cho Trắng Mắt Sắt Đá Cũng Mềm
- Mang San Hà Đổi Lấy Duy Nhất Một Người Thương
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free