Hội Thề – Nguyễn Quang Thân
Giới thiệu sách Hội Thề – Tác giả Nguyễn Quang Thân
Hội Thề – Nguyễn Quang Thân
Sau chiến thắng lẫy lừng tại Xương Giang, vòng vây Đông Quan của nghĩa quân Lam Sơn càng được siết chặt. Quân Minh trong thành như cá nằm trên thớt. Thay vì tiếp tục nạn can qua giữa đôi bên, Lê Lợi đã chủ động cho Tổng binh Vương Thông ra hàng, mở Hội thề Đông Quan lịch sử, đất nước từ đây sạch bóng quân thù trong gần 400 năm.
Không phải là một cuốn sách kể truyện lịch sử đơn thuần, Hội thề đem đến cho độc giả góc nhìn mới, kiến giải mới về những nhân vật cách đây sáu thế kỷ: Lê Lợi anh hùng cái thế, nhà lãnh đạo xuất sắc nhưng trong thâm tâm ông mãi là một hào trưởng chân chất xứ Mường. Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân xông pha trận mạc, kiêu dũng có thừa song lại hiếu sát, mưu quyền đoạt lợi. Trần Nguyên Hãn là một mưu sĩ hết lòng vì nước tuy nhiên vẫn ngấm ngầm nhúng tay vào việc tranh ngôi Thái tử, hay Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ phải kìm nén tình yêu trong thời bão lửa dù được nhà vui ưu ái hết lòng…
Không khô khan và hào hùng như những gì ta vẫn liên tưởng về lịch sử, Hội thề đã vẽ nên những bức chân dung sinh động về tiền nhân. Họ hiện lên trước mắt chúng ta không phải những hình tượng điển phạm về cá nhân anh hùng lịch sử mà rất “người” với hỉ nộ ái ố, với tham vọng toan tính và cả những ham muốn trần trụi nhất.
Qua chân dung từng nhân vật, Hội thề khắc hoạ cuộc xung đột gay gắt về danh lợi ngay giữa lòng nghĩa quân Lam Sơn trong những ngày cuối của cuộc khởi nghĩa, nỗi dằn vặt thể xác lẫn tinh thần của người chủ soái trước khi đưa ra quyết định lịch sử, tình yêu cùng đức hy sinh vì chồng vì con của người phụ nữ, và hơn cả là số phận của người trí thức trước guồng quay của thời cuộc.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Hội Thề – Nguyễn Quang Thân
- Mã hàng 9786049766398
- Tên Nhà Cung Cấp Bách Việt
- Tác giả: Nguyễn Quang Thân
- NXB: NXB Văn Học
- Trọng lượng (gr): 320
- Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
- Số trang: 312
- Hình thức: Bìa Mềm
Thông tin thêm về tác giả
Nhà văn Nguyễn Quang Thân sinh ngày 15/04/1936 (thực sinh ngày 19 tháng Chạp, năm Ất Hợi. Quê xã Sơn Lê, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Là tác giả của 10 tập truyện ngắn, 5 tiểu thuyết và 6 truyện dài dành cho thiếu nhi.
2. Đánh giá Sách Hội Thề – Nguyễn Quang Thân
1 Đọc xong Hội thề đã lâu nhưng cuốn sách vẫn để lại cho mình dư âm rất nhiều. Nhận xét đầu tiên khi nói về cuốn sách là :hay, quá hay. Giọng văn nhẹ nhàng, khoáng đạt, sử dụng từ địa phương nhuần nhuyễn, miêu tả tâm lí sinh động,… tất cả tạo nên thành công của tác phẩm. Truyện mang cho mình hiểu biết thêm nhiều khía cạnh của những con người đánh trận, đặc biệt là Lê Lợi. Bên cạnh trận đánh ngoại xâm, thì trận chiến quyền lực ngay từ khi Lê Lợi chưa lên ngôi đã sôi sục. Đọc đến chương Ngọc Trần, bạn nhất định sẽ thổn thức về người con gái tài hoa, là vợ, là mẹ, là đứa con của gia tộc có chí hướng cao này. Mình cũng rất thích bìa sách và chất giấy in truyện, đây là một trong những lí do mình bị cuốn truyện gây chú ý từ đầu.
2 Không thể phủ nhận rằng, các tình huống trong truyện đều được tác giả Nguyễn Quang Thân xử lý, giải quyết hợp lý, thế nhưng ngay sau khi đoạt giải A giải thưởng tiểu thuyết Hội nhà văn Việt Nam (2006-2009), tác phẩm Hội Thề đã gặp phải sự phản biện mạnh mẽ. Nhiều nhà phê bình cho rằng cuốn tiểu thuyết đã đi quá xa so với lịch sử về tinh thần “tướng sĩ một lòng phụ tử” của nghĩa quân Lam Sơn và tư tưởng “Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống” trong mối quan hệ giao hảo, tri kỷ của Nguyễn Trãi và Thái Phúc. Cái chết oai dũng của Thôi Tụ, hành động nghĩa hiệp của Vương Thông được tác giả tô vẽ lộng lẫy đến đáng kinh ngạc… Cũng có người cho đây là tính sáng tạo, là sự tận dụng khoảng trắng của “sử” để dùng “văn” tô vẽ. “Điểm tới hạn” trong nghệ thuật văn chương hoàn toàn do mỗi độc giả nhìn nhận và đánh giá… Dẫu xung quanh cuốn sách vẫn còn nhiều điểm khiến người đọc băn khoăn, trăn trở, Hội thề là tiểu thuyết được Nguyễn Quang Thân xây dựng thành công với cốt truyện hấp dẫn, logic. Giọng văn trong Hội Thề giản dị, chân thành và gần gũi, cách kể chuyện tự nhiên, tạo cảm giác chân thật, dẫu bám theo góc nhìn mới lạ về một trang sử hào hùng.
3 Hội thề tập trung phác họa cái bi kịch lịch sử của người trí thức trước thời cuộc. Họ đáp lời núi sông khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn, giành được những chiến thắng vẻ vang nhưng cũng phải hi sinh nhiều mặt, kể cả những ham muốn cơ bản nhất của con người. Tuy nhiên đến cuối cùng, họ lại bị gạt ra khỏi vũ đài chính trị vì không theo kịp những mưu mô thủ đoạn của các tướng lĩnh khác. Mọi nỗ lực vẫy vùng chỉ càng trở thành tiền đề cho những thảm kịch sau ngày giang sơn sạch bóng quân thù. Con ngựa Mãn Châu khắc họa chân dung tầng lớp trí thức – dù là đại diện cho trí tuệ, tâm hồn, khát vọng của dân tộc nhưng trước guồng quay của lịch sử, để làm tròn sứ mệnh của tầng lớp mình, không ít những người đã gánh chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí rơi vào tình cảnh trớ trêu, bi kịch. Họ hiện lên là những người năng nổ với thời cuộc, sục sôi với những khát vọng mới nhưng lại rơi vào đơn độc, lạc lõng, thường xuyên mắc phải xung đột giữa những người cùng tầng lớp, giữa những người chung chí hướng. Cũng qua Con ngựa Mãn Châu, tác giả lột tả nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là nạn nhân của những quan niệm, tư tưởng lỗi thời do cha ông để lại. Để rồi khi thời vận đổi thay, người phụ nữ đã dám đứng lên, đạp đổ gông cùm trói buộc mình để tìm đến hạnh phúc dù có muộn màng: “Cả dân tộc khốn khổ này đã được giải phóng, tại sao lại trừ mình ra?”
4 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.
Review sách Hội Thề – Nguyễn Quang Thân
Ngay sau khi tiểu thuyết Hội thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn VN năm 2010, một cuộc tranh luận dữ dội đã nổ ra, làm xáo động văn đàn cả nước.
Hai cách nhìn về hình tượng Nguyễn Trãi
Đặt bối cảnh lịch sử vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân dường như không có tham vọng dựng lên một bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, mà chỉ chọn một thời điểm, thời điểm kề cận chiến thắng cuối cùng: đó là lúc đại quân của Lê Lợi kéo về trại Bồ Đề, và bên kia sông, đoàn quân viễn chinh của Tổng binh Vương Thông đang thoi thóp trong thành Đông Quan.
“Tràn vào thành, tắm máu quân xâm lược, hay là một chiến thắng nhẹ nhàng bằng cách cho chúng cơ hội cởi giáp quy hàng? Sự giằng co giữa hai lựa chọn này của nghĩa quân Lam Sơn chính là cái lõi để cốt truyện Hội thề được bung ra, và từ đó, một trong những chủ đề cơ bản của tác phẩm được đào sâu: thân phận của người trí thức trong mối quan hệ với thế lực cầm quyền”, nhà phê bình Hoài Nam nhận định. Hoài Nam cho rằng: nhân vật đại diện cho người trí thức trong Hội thề là Nguyễn Trãi, người kiên quyết chủ trương giành chiến thắng mà không gây đổ máu, giữ “sĩ diện” cho kẻ thù để tránh hậu quả về sau. Đối lập với Nguyễn Trãi là các tướng lĩnh Lam Sơn, những người đã sát cánh với Lê Lợi ngay từ buổi đầu tụ nghĩa, và là những cột trụ của tân triều sau này. Trong tác phẩm, họ được mô tả như là những kẻ võ biền, ít học, ứng xử rất cảm tính, bản năng.
Phát biểu ý kiến của mình trên một trang web, nhà thơ Từ Quốc Hoài đã tỏ ra bức xúc về việc Hội Nhà văn VN tôn vinh tiểu thuyết Hội thề khi cho rằng: “Tác giả Hội thề đã đẩy Nguyễn Trãi, một anh hùng kiệt xuất vào thế cô độc, chỉ trang trải lòng mình được với Thái Phúc, một viên bại tướng nhà Minh đã đầu hàng nghĩa quân: “Xin đại huynh nhận cho Trãi này ba vái: một vái để tạ lòng nhân của đại huynh… Còn vái này là tạ công lớn của đại huynh với nghĩa quân…, vái này nữa để ghi nhận tình tri kỷ của đại nhân với đứa em côi cút là Trãi này…”. Một Nguyễn Trãi uy nghi, tác giả bản thiên cổ hùng văn Bình Ngô Đại cáo mang hào khí của cả dân tộc thắng giặc ngoại xâm sao có thể tự nhận mình là đứa em côi cút trước viên hàng tướng Thái Phúc?”.
Trong khi đó, nhà phê bình Hoài Nam lại tỏ ra đồng cảm với tác giả Nguyễn Quang Thân khi ông miêu tả một Nguyễn Trãi cô độc giữa các tướng lĩnh của Lê Lợi: “Ông luôn là khách giữa đám quần thần tướng lĩnh của một triều đại đang bắt đầu sửa soạn ngôi thứ. Họ là người nhà, còn ông là khách, mãi mãi là khách. Với các tướng lĩnh Lam Sơn, ông không cách nào chia sẻ được cùng họ “tầm nhìn xa” của một trí thức, tầm nhìn hướng tới những vấn đề hậu chiến thắng, những vấn đề của một quốc gia phương Nam luôn phải duy trì sự tồn tại độc lập của mình bên cạnh kẻ láng giềng phương Bắc chưa bao giờ nguôi tham vọng…”.
Mua sách Hội Thề – Nguyễn Quang Thân ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Hội Thề – Nguyễn Quang Thân” khoảng 64.000đ đến 76.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Hội Thề – Nguyễn Quang Thân Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Hội Thề – Nguyễn Quang Thân Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Hội Thề – Nguyễn Quang Thân Fahasa” tại đây
Đọc sách Hội Thề – Nguyễn Quang Thân ebook pdf
Để download “sách Hội Thề – Nguyễn Quang Thân pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 29/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Những Cuộc Hội Ngộ Của Văn Chương Thế Giới
- Chỉ Thời Gian Có Thể Cất Lời
- Cơ Thể Ta Đã Hai Triệu Năm – Giải Mã Các Căn Bệnh Thời Hiện Đại
- 70 Thói Quen Tốt Trong Việc Dưỡng Con Theo Phương Pháp Shichida
- Thời Khắc Chúng Ta Không Thể Quay Trở Lại
- Những Phương Thức Phục Hồi Sức Khỏe Theo Tự Nhiên
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free