Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng

Giới thiệu sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng

Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng giống như một tiệm mì mà nơi đó nhà văn chính là đầu bếp, cũng là chủ tiệm còn 35 tạp văn là 35 món trong thực đơn của quán. Nói như thế để hiểu Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng gần gũi, đa dạng tựa như một góc nhỏ của xã hội. Nơi ấy có đóa hoa đào trong tranh, chuyện siêu thị, chuyện sách, chuyện người trẻ… muôn mặt của cuộc sống hiện ra trên những trang sách của Nguyễn Nhật Ánh.

Vẫn thân thiện, hóm hỉnh, nhẹ nhàng, Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng tựa như cuộc chuyện trò sau bữa ăn. Một chút quá khứ, một chút hiện tại và một chút tương lai giao hòa như tô mì Quảng thêm chút gia vị này kia cho hợp với khẩu vị người ăn.

Và, cũng giống tô mì Quảng, Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng trở thành khúc biến tấu sinh động, hợp cảnh giữa ngổn ngang hàng quán, khói bụi của cuộc sống thường nhật.

Trong khi chờ cuốn truyện mới của chú Ánh, các bạn có thể nhâm nhi tập tạp văn NGƯỜI QUẢNG ĐI ĂN MÌ QUẢNG của chú để hiểu thêm một khía cạnh khác của nhà văn mình yêu mến, và để để hiểu cách nhìn đời của chú Ánh đối với sự việc chung quanh.

Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng
Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng
  • Mã hàng 8934974144526
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
  • NXB: NXB Trẻ
  • Trọng lượng: (gr) 300
  • Kích thước: 13 x 20
  • Số trang: 208
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng

Đánh giá Sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng
Đánh giá Sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng

1 Mình rất thích các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng vô cùng nhẹ nhàng và mang theo một sức hấp dẫn lạ thường. Bằng lời văn hóm hỉnh và vui tươi, tác giả đã đưa người đọc trở lại tuổi thơ trên từng trang giấy nhỏ. Khi đọc, ta cảm thấy buồn, vui. Những cảm xúc đó ào ạt như một cơn mưa của kỷ niệm, của những ngày trẻ con. Sách lúc nào cũng rất trong trẻo và gần gũi như thế nên truyện của ông luôn được mọi người đón nhận là thế. Truyện có khi nói về những chuyện tình thời thơ ấu. Đọc cảm thấy rất chân thật, dễ thương làm sao. Tưởng chừng như thanh xuân đang nằm trong từng trang sách hồng. Đọc xong một cuốn, ta muốn đọc cuốn nữa. Cứ như vậy thì ta đọc hết truyện của Nguyễn Nhật Ánh lúc nào chẳng hay. Một trải nghiệm thú vị. Thật tuyệt vời..

2 Điều tôi thích nhất quả tác phẩm này đó chính là tôi học được một số câu của người Quảng Nam. mỗi trang văn, mỗi câu chuyện lại gởi gắm nhiều trăn trở và suy tư, đọc xong một câu chuyện của bác Nguyễn Nhật Ánh ta lại thêm một lần thở dài và suy ngẫm, về người, về đời. Từ chuyện đọc sách, chuyện ăn mì Quảng của người Quảng, chuyện cái quạt đến cả những chuyện đá bóng, quyền cước trong phim Hồng Kông,… ta tưởng chừng như những chuyện đơn giản lại hoá ra phải suy nghĩ nhiều đến thế… Những bài viết trong cuốn sách này đều gần gũi với đời sống và rất giản dị, thân thuộc. giúp ta suy ngẫm và chiêm nghiệm được rất nhiều điều. Quyển sách tạp văn này của bác Ánh quả là hay.

3 Truyện của Nguyễn Nhật Ánh bao giờ cũng vô cùng nhẹ nhàng và mang theo một sức hấp dẫn lạ thường. Bằng lời văn hóm hỉnh và vui tươi, tác giả đã đưa người đọc trở lại tuổi thơ trên từng trang giấy nhỏ. Chỉ là bát mì mà đựng đầy tình yêu của con người xa quê. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều mang trong mình bóng hình của mảnh đất Quảng Nam. Đó là cái quán ăn Đo Đo trong ” quán gò đi lên”, những khu rừng thơ mộng ở Bình Quế trong ” Mắt Biếc ” ; Bình Tú trong ” Đi qua hoa cúc ” ; Bình Trung trong Hạ Đỏ,… Tạp văn này là cái nhìn của ông về đủ thứ tạp nham trên đời. Từ chuyện tình cảm, chợ búa đến phim võ thuật, world cup,… Giản dị, gần gũi, đầy khám phá bất ngờ, và lối viết hóm hỉnh, cuốn sách trở nên đầy thú vị và hấp dẫn.

4 Đây có thể coi là cuốn sách khác nhất mình từng đọc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. ” Người Quảng đi ăn mì Quảng” không phải là 1 tập truyện dài mà là một cuốn tạp văn. Tựa sách chỉ là 1 truyện ngắn trong cuốn sách này thôi. Gọi đây là quyển sách đa chiều, bởi lẽ Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống và thể hiện nó một cách khá sinh động vào quyển sách. Sách mang lại cảm giác thư giãn cho người đọc và văn phong khá hài hước tạo sự vui vẻ thoải mái khi đọc. Nội dung sách phù hợp với mọi lứa tuổi, quyển sách như là một cuộc hành trình tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc của người Việt, có những mẩu chuyện mang đậm chất dân dã, giúp người đọc có thêm cái nhìn mới mẻ về các vùng miền, đặc biệt là xứ Quảng.

5 “Người Quảng đi ăn mì Quảng” không phải là 1 tập truyện dài mà là một cuốn tạp văn. Tựa sách chỉ là 1 truyện ngắn trong cuốn sách này thôi. Gọi đây là quyển sách đa chiều, bởi lẽ Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống và thể hiện nó một cách khá sinh động vào quyển sách. Sách mang lại cảm giác thư giãn cho người đọc và văn phong khá hài hước tạo sự vui vẻ thoải mái khi đọc. Nội dung sách phù hợp với mọi lứa tuổi, quyển sách như là một cuộc hành trình tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc của người Việt, có những mẩu chuyện mang đậm chất dân dã, giúp người đọc có thêm cái nhìn mới mẻ về các vùng miền, đặc biệt là xứ Quảng…

Review sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng

Review sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng
Review sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng

Mục lục

I.

Lớn và nhỏ

Đằng sau những cái nốt ruồi

Một năm sống với lịch

Ngổn ngang phố xá

Đồ giả

Hoa đào trong tranh

Người Quảng đi ăn mì Quảng

II.

Buồn gì đâu!

“Bà đi siêu thị…”

Quanh chuyện đọc sách

Khi mãnh long quá giang

Cuộc náo loạn Hollywood

Ngọa hổ tàng long: khi mũi kiếm nở hoa

Ấm áp trong mưa

Sách của một thời

Chia tay buổi chiều

Một chuyện nhỏ trong nhà

Bóng đá và cuộc đời

Chuyện miền Tây

Lại chuyện miền Tây

Nghe cải lương bên sông Tiền

Từ quạt Cophaco đến… quạt Ba Tiêu

Những mùa World Cup

Cái thú đọc quảng cáo

Cảm ơn sân khấu

Cô bé Xỉu Quầy

Ngôn ngữ của Chat

Thư pháp – nghề chơi cũng lắm công phu

Khi nhà không có đàn ông

III.

Các bạn cũng có những cơ hội…

Viết truyện dài cho Mực Tím, sướng hay khổ?

Từ ngôi trường xứ mình đến… Hoa hồng xứ khác

Kính vạn hoa vẫn trên đường đến nhà in…

Khi quán ăn đi vào văn chương

Bắt đầu từ những con chữ

Trích: KHI NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN ÔNG

Mấy hôm nay gió se se lạnh khiến chị tôi đâm nhớ quê nhà. Nỗi lòng hoài hương dâng lên từng ngày. Rồi đến một hôm, như không chịu nổi nữa, chị tôi quyết định về quê. Về hẳn. Đã năm mươi tuổi rồi. Tóc đã muối tiêu, da bắt đầu trổ đồi mồi. Chị tôi nói “Lá rụng về cội”, rồi âm thầm thu dọn đồ đạc. Đồ đạc cũng chẳng nhiều nhặn gì. Mớ quần áo. Mấy hòm sách. Vài thứ vật dụng. Mười lăm năm qua, từ hồi vào thành phố lập nghiệp, cun cút chỉ có hai chị em. Chị tôi chưa lập gia đình, không bận bịu chồng con nên cũng chẳng mấy sắm sửa.

Gia sản lớn nhất của chị là căn nhà, mua từ hồi đặt chân vào thành phố. Căn nhà chẳng rộng rãi gì lắm, khoảng hai chục mét vuông, đủ cho hai chị em ngủ nghê, ăn uống, làm việc và bày mấy chậu cây xanh cho mát mắt. Căn nhà đó, tôi xui chị bán, lận mớ tiền về quê làm vốn sinh nhai. Nhưng chị tôi rất thương tôi. Tôi là con gái út trong nhà, đường tình duyên lận đận chẳng khác gì chị. Chị không muốn tôi ở nhà thuê. Chị nói mà dân dấn nước mắt “Hai chị em sống đùm bọc nhau mấy chục năm trời, nay trước khi chia tay, lẽ nào chị không để lại được cho em một chỗ ở đàng hoàng”.

Sáng hôm nay chị lôi tôi ra công chứng làm thủ tục sang tên căn nhà. Tôi đi theo chị, cảm động và khấp khởi. Có nhà riêng, tôi vẽ trong đầu, tôi sẽ mở một tiệm cà phê, kêu mấy đứa cháu phụ bán. Rồi tôi cũng phải tính đến chuyện chồng con. Gần ba mươi tuổi, chẳng lẽ học theo chị tôi, sống suốt đời một mình một bóng.

Quá phấn khởi, tôi không biết bao thách thức đang chờ tôi trước mặt. Ở phòng công chứng, người ta không chịu sang tên căn nhà, lý do nhà cửa đất đai muốn sang nhượng mua bán phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. “Nhưng tôi trước nay vẫn sống một mình” – Chị tôi ngượng ngập đáp. “Thế chồng chị đâu?”, người đối thoại nhìn chăm chăm vào mặt chị tôi, hỏi với cái giọng của nhân viên an ninh đang điều tra nơi ẩn nấp của tội phạm. Trông ánh mắt ông ta, cứ như thể chị tôi đang giấu chồng mình ở đâu đó và trong nhà chị tôi chắc chắn có một căn hầm. Chị tôi thẹn quá hóa bực “Đã gọi là sống một mình thì làm gì có chồng!”. Người đàn ông vẻ như không tin một người phụ nữ ở tuổi chị tôi lại chưa từng có chồng “Thế trước đây chị cũng chưa có… à?”. Chị tôi nghiến răng ken két, giọng đã muốn khóc “Trước đây, bây giờ và mãi mãi sau này cũng vậy!”.

Thái độ của chị tôi khiến người đàn ông tặc tặc lưỡi. Ông nhún vai đẩy xấp giấy về phía chị tôi “Chị phải bổ sung hồ sơ. Về phường xin họ tấm giấy xác nhận chị độc thân rồi quay lại đây”.

“Thôi đi, chị”, trên đường về, tôi nói “Cứ để thế, khỏi sang tên cho em làm gì cho rắc rối”. Chị tôi chép miệng “Em đừng thối chí. Chỉ về phường xin tấm giấy cỏn con thôi mà!”.

Nhưng tấm giấy cỏn con đó, ở phường người ta cũng chẳng chịu cấp. “Ai biết được chị có chồng hay không?”. Chị tôi giận tím mặt, nếu không giỏi kềm chế chắc chị tôi đã đá tung cái bàn trong trụ sở ủy ban “Anh nói gì thế? Tôi ở trong cái phường này mười lăm năm nay mà anh không biết tôi có chồng hay không à? Các anh quản lý hộ khẩu cái kiểu gì lạ vậy?” – “Bà chị bớt giận” Người đối thoại nói giọng xuê xoa “Tất nhiên là tôi biết bà chị vẫn sống một mình trước nay. Hừm… hừm… tất nhiên là không có người đàn ông nào. Nhưng đấy là nói từ khi bà chị đến cư trú ở cái phường này thôi. Còn trước đó bà chị ở tận đẩu tận đâu và đã có anh chồng nào chưa, làm sao tôi biết được!”. Ông ta kết luận “Cho nên tôi không thể xác nhận trường hợp này” – “Thế bây giờ…” Chị tôi hỏi, như đã hết hơi. Người đối thoại ân cần chỉ vẽ “Từ 18 tuổi đến giờ, chị sinh sống những đâu, bây giờ chị phải quay về từng nơi đã sống, nhờ chính quyền ở đó xác nhận là trong thời gian cư trú ở địa phương, chị… chưa có chồng”. Ông ta cẩn thận nhắc “Mà thời gian xác nhận phải liên tục à nghe!”.

Lùng bùng lỗ tai, hai chị em tôi thất thểu ra về. Tôi đau khổ hiểu rằng mọi chuyện thế là xong. Trước khi định cư hẳn ở thành phố này, chị tôi từng sống nhiều nơi. Bây giờ, với tuổi tác của mình, chị không thể đơn thân độc mã lặn lội quay về từng nơi đã sống. Tốn công, tốn sức, tốn của. Lại chỉ để nhờ thiên hạ chứng minh là mình… chưa hề có chồng. Chỉ riêng với sự tự trọng của con người nói chung và sự e lệ, ý tứ của người phụ nữ nói riêng, chẳng ai làm như thế, thậm chí dù gươm kề cổ. Mà tôi cũng chẳng hiểu tại làm sao, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm không cử cán bộ đi xác minh. Dân bầu cán bộ vào cái ghế đó, đóng thuế trả lương cho cán bộ chỉ để cán bộ lo việc dân, thế mà đến khi dân có việc, cán bộ lại bảo dân phải tự lo lấy. Thế là làm sao?

Tôi lẩn thẩn nghĩ: Hay tại vì cái lý do oái oăm này mà chị tôi đến giờ này vẫn một mình một bóng? Muốn có một ông chồng cụ thể bằng xương bằng thịt để thiên hạ khỏi nghi ngờ mình “gian lận” thì chị tôi phải lập gia đình. Nhưng muốn lập gia đình thì chị tôi phải tự chứng minh được sự “trong sạch” của mình, nghĩa là trước ông chồng này chưa có một ông chồng nào. Nghĩ đến cái vòng luẩn quẩn đó mà tôi muốn thối chí. Không có nhà cũng không sao, phen này chắc đến lượt tôi không có chồng mất, trời đất cha mẹ ơi!

Review

Người Quảng đi ăn mì Quảng là quyển sách thuộc thể loại tạp văn đầu tiên mà mình từng đọc, cũng là quyển tạp văn đầu tiên của bác NNA mà mình đọc vì bác đa số toàn viết truyện: truyện dài, truyện ngắn, truyện cho thiếu nhi, pla pla…Tuy đề tựa là Người Quảng đi ăn mì Quảng, nhưng quyển tạp văn này bàn luận đủ thứ truyện trên đời dưới biển, Tây Ta Tàu có đủ, chứ không riêng gì chuyện của người Quảng hay về đất Quảng.

Quyển tạp văn có 35 bài cả thảy, chia làm 3 phần, mình ưng nhất khoảng 5,7 bài. Đọc tạp văn mới hiểu thêm về tác giả Việt Nam yêu thích này của mình.

Bác lúc nào cũng có giọng văn dí dỏm, hài hước, nhẹ nhàng, dù là khi đang tỏ lòng cảm thán, lo ngại, hay thậm chí phê bình, chê trách một vấn nạn nào đó trong cuộc sống. Chả bao giờ thấy serious khi đọc các bài phân tích của bác, vậy mà lại có thể khiến đọc giả suy ngẫm, thậm chí đôi khi giật mình. Chẳng hạn vụ bàn luận chuyện số phận của các khu chợ trong bài Bà đi siêu thị…

Tạp văn của bác còn có lối dẫn dắt rất chuyên nghiệp vì rất tự nhiên. Bác có thể dẫn người đọc từ chuyện A qua B rồi mới tới trọng tâm C, nhưng mọi thứ đều liền mạch, đan xen mượt mà và liên kết hợp lí với nhau hết. Chẳng hạn như bài Ngổn ngang phố xá, hay Hoa đào trong tranh. Đọc bài Hoa đào trong tranh mà bác bàn về tầm quan trọng của chuyện giáo dục văn chương trong học đường (là một cái chủ đề thường không mấy ai care), tưởng như không liên quan mà bác dẫn một hồi từ việc cảm nhận một thứ vật chất đơn giản như món phở lại có thể ra tới những thứ cảm nhận tinh thần cao siêu hơn hẳn như văn chương, âm nhạc, hội họa. Thích nhất bài Hoa đào trong tranh của bác luôn!

Bác có vẻ thích bàn chuyện phim ảnh, nhất là phim quyền cước Trung Hoa. Đọc loạt bài Tản mạn về những ‘con rồng’ Trung Hoa xong chỉ muốn moi hết film của Thành Long ra coi sạch, thậm chí Ngọa Hổ Tàng Long bị bác ‘chê’ cũng muốn coi cho ra nhẽ lol. Hay bài Từ quạt Cophaco đến quạt Ba Tiêu cũng có bàn về khá nhiều văn học Trung Hoa. Một cái hay của tạp văn NNA là bác cung cấp nhiều thông tin rất hay, từ cổ chí kim, từ đông sang tây, gần như mọi khía cạnh của nghệ thuật và nhất là cuộc sống đều được bác khai thác. Thành ra thấy mình tri thức quá nghèo nàn, mong muốn mau chóng cải thiện =.= Mà hình như không chỉ tri thức, cả cách cảm nhận & nâng niu cuộc sống cũng cần cải thiện nữa. Từ hồi đọc bài Sách của một thời, mình cũng hay viết lên mấy cái bookmark những suy nghĩ hoặc kỷ niệm mình có rồi stick đầy sách.

Cuối cùng là thích quyển tạp văn này vì nó gợi nhớ kỷ niệm 2 tháng mình sống và làm việc ở Hội An, Quảng Nam. Hồi trước vì biết đi field sales ở Hội An, mình mới order quyển này trên tiki. Mãi đến khi đi rồi tiki mới giao hàng. Cứ nghĩ về nhà rồi mới đọc thì còn ích lợi gì, ấy vậy mà đọc sau như vậy mới thấy thấm thía. Lúc đọc bài Người Quảng đi ăn mì Quảng mới nhớ mì Quảng chính gốc làm sao, mới hiểu tâm trạng người Quảng đi ăn mì Quảng ở Sài Gòn. Bài Từ ngôi trường xứ mới…đến hoa hồng xứ khác thì nhắc đến rất nhiều địa danh ở Quảng Nam mà thề là không phải người Quảng hay từng đi xứ Quảng thì sẽ không biết, như thị xã Đại Lộc, thành phố Tam Kỳ, v.v. Tự nhiên thấy quen thuộc lạ thường, làm như mình quê gốc Quảng không bằng.

Túm lại là Người Quảng đi ăn mì Quảng là một quyển sách bổ ích, khai phóng đầu óc và tâm hồn.

Mua sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng” khoảng 52.000đ đến 61.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng Fahasa” tại đây

Đọc sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng ebook pdf

Để download “sách Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *