Trăm Năm Cô Đơn
Giới thiệu sách Trăm Năm Cô Đơn – Tác giả Gabriel García Márquez
Trăm Năm Cô Đơn
Cho đến nay Trăm Năm Cô Đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Márquez, nhà văn Columbia, người được giải Nobel về văn học năm 1982. Trăm Năm Cô Đơn ra đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Sau gần hai mươi năm, Trăm Năm Cô Đơn đã được nhiều thế hệ độc giả đón nhận.
Trăm Năm Cô Đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội – của mình, hãy vượt qua mọi định kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Trăm Năm Cô Đơn
- Mã hàng 8935235217416
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả: Gabriel García Márquez
- Người Dịch: Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng
- NXB: NXB Văn Học
- Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
- Trọng lượng: (gr) 500
- Kích thước: 24 x 15 cm
- Số trang: 496
- Hình thức: Bìa mềm
2. Đánh giá Sách Trăm Năm Cô Đơn
1 Cuốn sách không quá mỏng hay quá giày, nhưng nỗi ám ảnh trong mỗi câu chữ và chương sách là điều chắc chắn. Đây là một câu chuyện về một gia tộc từ khi khai hoang vùng đất mới đến khi gia tộc này suy vong trên chính mảnh đất này. Họ khi lặng lẽ, khi sôi nổi sinh sống, phát triển vùng đất của mình, khi lại có những bình dị trôi qua. Và theo dòng chảy lịch sử, mạch nguồn gia tộc vẫn chảy, suy có điều, họ vẫn luôn mang trong mình những ám ảnh của cha ông, để rồi chính những thế hệ của họ – con cháu trong gia đình lại lặp lại điều đó. Như một vòng tròn oan nghiệt, thể hiện từ ngay trong chính cái tên của các thế hệ con cháu trong gia tộc, họ không chỉ mang cái tên của ông cha mình mà còn cả quá khứ của họ.
2 Thật sự, mình rất thích thú khi lần đầu nhìn thấy cuốn sách này, tựa sách “Trăm Năm Cô Đơn” khiến mình nghĩ ngay rằng : ‘Đây là một cuốn sách về một mối tình hay gì đấy sao ?’. Nhưng mình nhầm, cuốn sách là một khoản thời gian dài kể về dòng họ Buéndia đã gánh chịu lời nguyền cô đơn. Những đứa trẻ sinh ra có điểm giống con vật, hay những cậu bé với đôi mắt và gương mặt luôn mang nỗi cô đơn trong đó. Mở đầu là một hình ảnh ấn tượng, lần mạch theo là dòng hồi tưởng xen kẽ là thực tại. Đúng như thể loại “hiện thực huyền ảo”. Mình thích nhất phân đoạn : ” Rất nhiều năm sau này, khi đứng trước đội hành hình, Aurelino ….” . Dù hơi khó để đọc nhưng các bạn không nên bỏ qua nó.
3 Quyển sách là một thứ gì đó mơ hồ nhưng lại rất chân thực. Kết hợp giữa hiện thực tàn tạ và những yếu tố kì ảo tạo nên những tình tiết ấn tượng, khung bậc cảm xúc kì lạ. Mỗi Buendia là một số phận, một tính cách đặc trưng nhưng điểm chung của họ luôn là sự cô đơn trong đáy mắt và tâm hồn. Những cái chết, sự triền miên xác thịt, tình yêu, trụy lạc, khát khao, ước mơ… tất cả đã làm nên những trải nghiệm chưa từng có cho người đọc. Đoạn đầu của truyện sẽ tương đối khó đọc nhưng khi đã quen với văn phong kì lạ này thì đó sẽ không còn là vấn đề. Một trong những trở ngại và cũng là nét thú vị là tên các nhân vật khá giống nhau và quan hệ rất phức tạp, tốt nhất nên bám sát phả hệ khi đọc để không bị nhầm lẫn.
4 Một tác phẩm theo tôi là đáng đọc nhiều lần. Tác phẩm đưa ta vào câu chuyện vừa kì lạ, vừa quen thuộc, vừa hài hước, vừa đau xót, trong không khí cô đơn tột cùng bao trọn toàn bộ tác phẩm. Những tình tiết truyện vừa khiến ta bật cười châm biếm. Một rắc rối nho nhỏ là nếu không tập trung vào tác phẩm, bạn dễ nhầm lẫn vì tên các nhân vật được đặt giống nhau. Nhưng hãy đủ kiên trì cho đoạn kết vì đó là cả một sự thăng hoa của nghệ thuật tự sự. Để chọn một nhân vật tôi yêu thích nhất : Aureliano! Nhân vật hội tụ hết mọi tinh thần của tác phẩm. Thiết nghĩ tác giả đã giành hết tâm huyết và thời gian để sáng tác ra tác phẩm tuyệt vời này thì người đọc cũng cần có thời gian để suy nghĩ và cảm thụ tác phẩm này. Đặc biệt, tôi cực kỳ thích bản dịch này, vì nó khá gần gũi dù vẫn có chỗ nhầm lẫn nhưng không ảnh hưởng đến nội dung tác phẩm.
5 Một tác phẩm sâu sắc, phức tạp cùng những thế hệ với những cái tên khó nhớ. Cách suy nghĩ, thể hiện mình cùng lối sống của các nhân vật quá khác lạ. Họ đam mê, họ theo đuổi, họ lặn ngụp và chết chìm trong cái đam mê đó với sự cô đơn tận cùng. Một lời nguyền kỳ bí cho cả một dòng họ! Tại sao Aramanta và Rebecca đều tranh giành anh chàng người Ý để rồi cuối cùng anh ta phải tự tử trong sự vô vọng của tình yêu? Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và bi kịch hình như đều bắt nguồn từ cách giải đáp sai lầm của các nhân vật. Mỗi tình tiết trong câu chuyện đều nhằm gửi gắm một ngụ ý sâu xa, khó hiểu mà phải đọc ít ra nhiều lần nữa mới năm hết được ý của tác giả.
Review sách Trăm Năm Cô Đơn
Mình đã bị thu hút ngay lập tức khi nghe tới cái tên “Trăm năm cô đơn”. Đây là tác phẩm siêu kinh điển của nhà văn Colombia Gabriel Garcia Marque, người đã đạt giải Nobel Văn Học năm 1982.
So với những ý nghĩ “khó nuốt” và “không thể thẩm thấu” của mình về các tác phẩm kinh điển thế giới trước đây, thì “Trăm năm cô đơn” lại dễ đọc và dễ hiểu hơn cả. Cuốn sách dày cộp hơn 500 trang giấy kể về dòng họ nhà Buendía với thế hệ đầu tiên là José Arcadio Buendía và Úrsula. Hai người này tuy là họ hàng nhưng vì tình yêu mà đến với nhau bất chấp sự phản đối của gia đình và khả năng sẽ đẻ ra những đứa con có đuôi lợn. Để trốn chạy khỏi sự giày vò đó, hai người cùng một số bạn bè khác đã “dứt áo ra đi” tìm kiếm một vùng đất khác để lập ra ngôi làng mang tên Macondo. Ở đây họ có 2 đứa con trai lần lượt là José Acardio, Aureliano Buendía và 1 đứa con gái Amaranta (thuộc thế hệ thứ 2). Bi kịch bắt đầu khi mà cả José Acardio và Aureliano Buendía “chung đụng” và có con cùng với một người đàn bà, Amaranta sau này lại có tình cảm với chính đứa cháu trai của mình. Và hàng loạt các mối quan hệ cùng huyết thống khác vẫn tiếp diễn vào các thế hệ sau của dòng họ Buendía. Ngoài cái tội “loạn luân”, Buendía còn là dòng họ của những con người cô đơn. Họ cô đơn ở trong chính ngôi nhà rộng rãi đầy ắp thành viên đó, họ cô đơn bên cạnh cả những người vợ/người chồng hay nhân tình, thậm chí trong giấc mơ, họ vẫn chìm sâu vào nỗi cô đơn. Cái sự cô đơn kéo dài cả trăm năm với 7 thế hệ nhà Buendía rồi sau đó là sự kết thúc của cả dòng họ. Người đầu tiên bị trói dưới gốc cây còn người cuối cùng bị kiến cắn chết.
Ở “Trăm năm cô đơn”, tác giả đã khéo léo lồng ghép hiện thực xã hội thời bấy giờ của Colombia cũng như các vấn đề mang tầm cỡ vĩ mô của nhân loại. Đi từ thời còn “ăn lông ở lỗ” chính là việc José Arcadio Buendía lập làng Macondo và dạy dân làng trồng lúa, bẫy chim,…Sau đó là tiếp cận và sáng chế ra các loại máy móc, thiết bị mới như việc người digan đến và mang các sáng chế mới nhất của khoa học-kỹ thuật. Khi làng Macondo đến thời kỳ thịnh vượng thì bắt đầu có quan chức về cai quản và chiến tranh xảy ra giữa hai đảng Tự Do và Bảo Hoàng. Rồi sau khi công ty chuối xuất hiện và đàn áp phong trào nổi dậy đòi quyền lợi của công nhân, làng Macondo trở nên tiều tụy, xơ xác và bị cuốn sạch bởi trận cuồng phong.
Khi đọc “Trăm năm cô đơn”, bạn sẽ có cảm giác hư hư thực thực y như chính dân làng Macondo. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh người con gái bay lên trời rồi biến mất, cơn mưa hoa trong một đám tang, chàng trai với đàn bướm vàng xung quanh,…Những tình tiết hư cấu được Gabriel miêu tả rất tự nhiên, trơn tru, mạch lạc khiến người đọc như đang trôi bồng bềnh trong thế giới tưởng tượng của riêng ông vậy. Đây chính là thủ pháp “hiện thực huyền ảo” được ông vận dụng trong cuốn sách, đan xen giữa thực tế và hư cấu. Nhưng không vì thế mà làm mất đi cái hay và ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, ngược lại càng làm nổi bật ẩn ý của tác giả. Rằng bản chất con người quá ích kỷ, vì sự ích kỷ cá nhân mà gây tổn hại đến những người khác. Như dòng họ Buendía có những con người đứng lên đấu tranh giành quyền lợi cho dân chúng để rồi khi có chức quyền, lại lạm dụng chính những chức trách ấy để bắt bớ người dân. Một số khác chỉ biết ăn chơi, nhảy múa, tiệc tùng suốt ngày đêm tới mức “tán gia bại sản” và “điên rồ” nhất là, các thế hệ của dòng họ này đều nhầm tưởng mối quan hệ cận huyết chính là tình yêu mãnh liệt. Vậy mà sau bao thế hệ, bất cứ ai thuộc dòng họ vẫn gánh chịu những nỗi cô đơn, vẫn quanh quẩn trong ngôi làng Macondo ấy và lặp lại cái vòng tuần hoàn của những bi kịch. Họ đều cảm nhận được những nỗi bất hạnh đó nhưng lại không sao tìm cách thoát ra được, thậm chí còn không nhận ra rằng mình đang bất hạnh, đang cô đơn, đang bị lãng quên.
Thực sự thì mình chưa từng đọc một tác phẩm nào vừa “kỳ quái”, vừa hư cấu cũng vừa rất thực lại mang ý nghĩa sâu xa tầm cỡ nhân loại như “Trăm năm cô đơn”. Đọc xong cảm thấy bản thân tầm thường quá khi mà người ta viết ra những tác phẩm kinh điển như này còn đầu óc mình lúc nào cũng chỉ có mấy thứ linh tinh, nhỏ nhặt T_T
Ngoài việc sử dụng bút pháp nghệ thuật độc đáo, Gabriel còn xây dựng một cốt truyện tinh tế, hệ thống nhân vật đồ sộ, lối viết gần gũi, dễ hiểu. Tuy miêu tả tới cả 7 thế hệ và có khá nhiều tuyến nhân vật nhưng Gabriel đã sắp xếp các chi tiết về cuộc đời của các nhân vật một cách rất thông minh và rõ ràng giúp người đọc vẫn nắm được mạch câu chuyện cho dù có rất nhiều tình tiết và tình huống xảy ra đồng thời. Tất nhiên là khi đọc thì nhiều lúc mình cũng cảm thấy rối rắm vì tác giả đặt tên nhân vật khá giống nhau. Con cái, cháu chắt, chút chít hầu như lấy tên của các cụ và đổi mỗi họ, quẩn quanh chỉ có vài ba cái tên lặp đi lặp lại. Thành ra mỗi lần xuất hiện nhân vật mới, mình cứ phải kè kè cái sơ đồ phả hệ để xem xem rốt cục là con của ai với ai :v.
Chung quy lại, dù có rắc rối tới mấy thì “Trăm năm cô đơn” cũng là tác phẩm quá xuất sắc. Có tính nghệ thuật, nội dung có chiều sâu, cốt truyện độc đáo, phản ánh được nhiều khía cạnh xã hội, chính trị. Sau khi đọc xong cuốn sách này và thẩm thấu được ít nhiều, mình đã tự tin vào việc nghiên cứu những cuốn đạt giải nobel văn học trong thời gian tới.
Phần bìa sách của Huy Hoàng Book được minh họa với hình vẽ đen trắng của người đầu tiên trong dòng họ – José Arcadio Buendía – bị trói ở gốc cây. Font chữ sử dụng rất hài hòa với hình minh họa, nhìn tổng thể khá là đẹp.
Mua sách Trăm Năm Cô Đơn ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Trăm Năm Cô Đơn” khoảng 126.000đ đến 131.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Trăm Năm Cô Đơn Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Trăm Năm Cô Đơn Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Trăm Năm Cô Đơn Fahasa” tại đây
Đọc sách Trăm Năm Cô Đơn ebook pdf
Để download “sách Trăm Năm Cô Đơn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm
- Phía Nam Biên Giới, Phía Tây Mặt Trời
- Bổ Được Cà Chua, Mở Được Tiệm Cơm; Bật Được Nắp Chai, Mở Được Quán Nhậu
- Ame Và Yuki – Những Đứa Con Của Sói
- Chuyện Con Ốc Sên Muốn Biết Tại Sao Nó Chậm Chạp
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free