Xứ Đông Dương
Giới thiệu sách Xứ Đông Dương – Tác giả Paul Doumer
Xứ Đông Dương
Xứ Đông Dương (tên tiếng Pháp là L’Indo-Chine francaise: Souvenirs) là hồi ký của Joseph Athanase Paul Doumer (1857 – 1932). Tác giả là Toàn quyền Đông Dương từ 1897 tới 1902, là Tổng thống Pháp từ 1931 tới 1932.
Cuốn hồi ký ghi lại lịch sử năm năm Paul Doumer cai quản Đông Dương qua bảy chương sách. Ở chương đầu, tác giả kể hành trình nhậm chức từ Paris tới Sài Gòn bấy giờ. Các chương tiếp theo đặt theo tên những địa danh: Tổng quan về Đông Dương, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên, Ai Lao. Bằng con mắt quan sát, tác giả dẫn người đọc đến với nhiều câu chuyện về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế mỗi vùng. Ở chương cuối – Sự trỗi dậy của Đông Dương – tác giả tổng kết sứ mệnh toàn quyền Đông Dương của mình. Ông tự nhận đã tạo ra “một nền hòa bình vững chắc”, “một bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng hệ thống giao thông cơ bản”. Theo ngòi bút của Paul Doumer, độc giả được du ngoạn qua các vùng miền khác nhau với bản sắc riêng cùng những điểm yếu của Xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX.
Nhận định
“Cuốn sách truyền tải rất nhiều thông tin về xứ Đông Dương, nhất là về một giai đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt về nhận thức trong xã hội Việt Nam lúc đó. Những năm tháng này cùng những sự kiện diễn ra mang đậm dấu ấn lịch sử cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, khách quan, tránh những thành kiến và phê phán một chiều”.
(Phó Giáo sư Dương Văn Quảng – Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp)
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Xứ Đông Dương
- Mã hàng: 8935270700140
- Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
- Tác giả: Paul Doumer
- Người Dịch: Nhiều Dịch Giả
- NXB: NXB Thế Giới
- Trọng lượng: (gr) 750
- Kích thước: 16 x 24
- Số trang: 650
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Xứ Đông Dương
1 Xứ Đông dương là quyển hồi ký của nhà toàn quyền người Pháp lúc cai trị khu vực Đông dương. Nếu muốn tìm hiểu về lịch sử về vùng đất này thì đây là quyển sách tốt nhất cho chúng ta. Ông đã kể về một vùng đất trù phú và tươi đẹp với những ức ký chân thật nhất của mình. Đến với quyển hồi ký này, tôi hiểu hơn về đất nước mình và cả những đất nước láng giềng lân cận. Lúc đầu tôi hơi phân vân lững lự không biết có nên mua không vì có scandal về lỗi dịch thuật và giá quyển sách này cũng rất cao đối với tôi. Nhưng tôi vốn yêu thích lịch sử và đặc biệt muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp đô hộ nên đã quyết định mua Xứ Đông dương. Quyển sách đáng đọc và sưu tầm.
2 Xứ Đông Dương. một cách nhìn lại xã hội Việt Nam và các nước làng giềng xưa kia trong con mắt của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (sau này ông cũng đã làm đến chức Tổng Thống Pháp). Cuốn sách như một hồi kí lịch sử của Paul từ lúc ông nhậm chức, rồi sau đó là những đánh giá của ông về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế từng vùng. Khi đọc xong phần này quả thực mình thấy Paul là một người nhìn xa trông rộng và rất có mắt nhìn, những nhận định của ông thời đấy mà mình thấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến hiện giờ. Câu chuyện còn cho thấy một mặt khác của thời kì Pháp thuộc đó chính là những tàu hơi nước, đèn điện, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ nhưng có rất ít người An Nam được hưởng thụ, tất cả những điều đó vẫn phục vụ cho mục đích chính là khai thác thuộc địa đến kiệt quệ. Với mình thì đây là một cuốn sách đáng đọc để hiểu hơn về lịch sử Việt Nam.
3 Quyển sách cung cấp một lượng kiến thức tuyệt vời được viết bởi Ngài Toàn quyền có kiến thức rất rộng và rất có tâm với xứ Đông Dương, người dịch rất kĩ, chú thích rõ ràng từ địa danh, nhân vật lịch sử….Rất rất đáng để đọc nếu muốn hiểu thêm về xứ Đông Dương.
4 “Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi, người đó sẽ can đảm trước nguy hiểm và cái chết”- Paul Doumer Paul Doumer thôi làm toàn quyền Đông Dương đã một trăm năm có lẻ. Thời điểm cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” được Omega+ xuất bản tại Việt Nam, những tranh luận về vị toàn quyền Đông Dương và cuốn sách này nổ ra không ngừng. Độc giả đưa ra nhiều câu hỏi về ý nghĩa cuốn sách, về Paul cũng như góc nhìn của Paul Doumer về Đông Dương. Một tác phẩm dường như thực sự trở nên giá trị và thú vị hơn hẳn bởi những bình luận, đánh giá nó sau khi nó ra đời. Với riêng tôi, Tôi thực sự rất thích cuốn sách này, nó không khô khan như những cuốn sách lịch sử khác mà mọi người vẫn nghĩ. “Xứ Đông Dương” của Paul Doumer- cuốn hồi ký độc nhất vô nhị về vùng đất có cùng tên gọi này. Cuốn sách gợi lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động và bi thương của người dân Việt Nam và các nước láng giềng phải trải qua. Paul đã để lại một dấu ấn khá rõ rét trong lịch sử cận đại Việt Nam thời thực dân Pháp đô hộ. Ông đã thực hiện cải cách, xây dựng chính quyền Trung ương tập quyền nhằm xóa bỏ nền độc lập chủ quyền của quốc gia Đông Dương, thực hiện chính sách sưu thuế hà khắc,… Có một số ý kiến đã nhấn mạnh sự tiếc nuối của Paul Doner khi “đến nơi này quá muộn, không cứu vãn được nhiều di tích”. Công bằng mà nói ông đã làm được rất nhiều việc cho xứ Đông Dương, với con mắt hoạch định đã khiến Paul Doumer xây dựng thành phố Đà Lạt, Hà Nội chở thành thành phố có điện đầu tiên ở Châu Á, đưa cây cao su vào trồng và trở thành mặt hàng xuất khẩu, kịp để lại những hệ thống cơ sở hạ tầng còn dấu vết đến nay như cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền, cầu Bình Lợi, hệ thống đường sắt Bắc- Nam. Dù đánh giá ở góc độ nào thì chắc chắn Paul Doumer là thực dân, đến nước ta để khai thác thuộc địa. Ông đã viết lên đất Châu Á những chương lịch sử thuộc địa. Nội dung cuốn sách khá phong phú, sinh động về con người, văn hóa, phong tục của 3 nước xứ Đông dương. Hãy đọc cuốn sách theo mối quan tâm, hay tư cách riêng của từng người với một cách nhìn lịch sử.
5 Đoạn đầu khá lan man, dài dòng, nhưng các đoạn sau rất hay và cuốn hút. Số lượng ảnh mình họa nhiều, đẹp nhưng đôi lúc không phù hợp với nội dung. Thực là một sự hỗn độn! Một thạch đồ hỗn loạn trên biển thuận lợi cho các tàu phóng lôi hoạt động… Một tàu lớn vào vịnh trong thời chiến nếu không có tàu phá lôi đi kèm thì nhất định phải cẩn thận tuần sát xung quanh và phải được bao quanh bởi các tàu trang bị đại bác nhỏ bắn nhanh, như thế ở một mức độ nào mới khỏi bị bất ngờ. Đó là lý do vì sao không thể canh giữ cẩn thận vịnh Hạ Long bằng các tàu phóng lôi; thêm vào đó, không thể phòng thủ cố định bằng pháo binh. Một nhãn quan quân sự kỳ tài! Nhìn chung thì đây là quyển đáng đọc về đề tài lịch sử hồi xưa. Đọc hồi ký để mở mang thêm kiến thức cũng có rất nhiều điểm lợi cho chúng ta.
Review sách Xứ Đông Dương
“Những người bản xứ khi biết được dự án của chúng tôi, họ cho nó là điên rồ. Bắc một cây cầu qua sông Hồng ư? Thật là điên!…Họ lớn tiếng kêu lên ”Không thể được!”. Rồi họ còn nói thêm thật khẽ rằng đây hoàn toàn là một sự mất trí.
Ba năm sau khi khởi công, cây cầu đồ sộ đã hoàn tất, cây cầu Doumer (tức cầu Long Biên) đã được chính con người mà tên ông được đặt cho cây cầu biểu tượng của Hà Nội cho đến ngày nay kể lại, không thể nói là không làm tôi hết sức ngạc nhiên và thán phục. Cũng trong khoảng thời gian nắm quyền của vị Toàn quyền xứ Đông Dương kỳ lạ này, các cây cầu lớn ở khắp các miền, các tỉnh thành được xây dựng (cầu Tràng Tiền ở Huế, cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa, cầu Bình Lợi ở Sài Gòn…), cảng Hải Phòng, các tuyến đường sắt, đường bộ được hoàn thiện với tốc độ thi công nhanh chóng và chất lượng kỹ thuật tốt không kém so với công nghệ ngày nay.
Với dân trong nghề kỹ sư giao thông cầu đường chúng tôi, tôi hiểu đó là một khối lượng công việc khổng lồ và rất nhiều khó khăn ngay cả trong thời kỳ hiện đại, nếu ở vào thời kỳ đó, tôi cũng sẽ cho đó là một điều không tưởng.
Một đoạn hồi ký khi ông lần đầu đến Vịnh Hạ Long bằng tàu thủy như sau: “Tàu đi vào con lạch rộng, chạy qua các hòn đảo có tên trên bản đồ. Vào sâu bên trong vẫn thấy đảo, rồi lại đảo, toàn đảo là đảo, nối tiếp nhay rối rắm, ấy là chưa nói tới hình dạng số lượng thì nhiều vô cùng. Thực là một sự hỗn độn! Một thạch đồ hỗn loạn trên biển thuận lợi cho các tàu phóng lôi hoạt động… Một tàu lớn vào vịnh trong thời chiến nếu không có tàu phá lôi đi kèm thì nhất định phải cẩn thận tuần sát xung quanh và phải được bao quanh bởi các tàu trang bị đại bác nhỏ bắn nhanh, như thế ở một mức độ nào mới khỏi bị bất ngờ. Đó là lý do vì sao không thể canh giữ cẩn thận vịnh Hạ Long bằng các tàu phóng lôi; thêm vào đó, không thể phòng thủ cố định bằng pháo binh”.
Một nhãn quan quân sự kỳ tài! Một điều nữa mà ít ai biết rằng Paul Doumer, trong cương vị Toàn quyền Đông Dương, lại từng nhiều lần cưỡi ngựa chỉ với một vài người lính dẫn đường để đi khắp Đông Dương khảo sát, ngay khi ông vừa đặt chân tới đây.
Trong hồi ký của mình, ông đã kể lại một trong những chuyến đi đáng nhớ khi ông cưỡi ngựa khoảng 800 cây số đường đất đi từ Hà Nội tới Đà Nẵng để khảo sát những miền đất mà tuyến đường sắt sẽ đi qua. Chuyến đi đó giúp ông đưa ra giải pháp cho những vấn đề còn chưa được quyết định mà các kỹ sư đã trình lên trong đề án.
Ông viết trong chương Trung Kỳ như sau: “Vấn đề trên giấy và trên bản đồ thường được giải quyết tốt hơn khi ta thấy thực tế. Vì thế, trong những chuyến đi đó tôi không muốn tốn thời gian vì những cuộc đón tiếp cầu kỳ; cờ và nhạc bị loại bỏ, cũng như những bữa ăn và nghỉ ngơi trở nên không cần thiết. Hành lý mà tôi mang theo cũng như của những sĩ quan tùy tùng, thu gọn một túi da đeo bên hông ngựa. Tôi lên đường và thay ngựa từng chặng, theo hộ tống tôi chỉ có một hay hai người lính bản xứ, khi cần họ có thể dẫn đường. Đó là điều duy nhất mà tôi cần chính quyền cung cấp cho tôi”.
“Chúng tôi đến Đèo Ngang, băng qua dãy núi chắn lối vào Trung Trung Kỳ. Đường xuống núi là một quãng dài với bậc thang bằng đá. Chúng tôi phải đi bộ và dắt ngựa, đôi khi buộc phải xuống những sườn dốc khác, rồi đi chậm lại và vượt qua những bãi cát lún kinh khủng, tất cả không có gì là bất ngờ, cũng không có gì gây khó chịu. Câu ngạn ngữ “Gian nan rồi sẽ qua nhanh” củng cố lòng kiên nhẫn cho những lữ khách đi trên những con đường cổ của nước Pháp cũng rất đúng với chúng tôi khi đi trên con đường này”.
“Nước ở khắp nơi. Nước ở trên trời, trong không khí và mặt đất. Mưa tuôn xối xả, tầm tã, trận này chưa qua trận khác đã tới. Đất nhão ra, sũng nước, chảy ra thành từng dòng bùn trôi theo nước. Sông suối đầy tràn…”.
“Sau gần một giờ đi dưới những cơn mưa như trút liên miên này, áo mưa tráng cao su, những cái áo tốt nhất được sản xuất tại Pháp, đã bị nước ngấm. Nước bắt đầu ngấm vào vai, rồi ngấm dần xuống quần áo khoác ngoài, rồi quần áo bên trong cũng ướt, từng giọt, từng giọt lọt vào ủng, làm nó sũng nước. Trọng lượng mà con ngựa phải chịu trên lưng ngày càng tăng, trong khi đất ngày càng nhão và biến thành một vũng bùn lỏng và sâu. Nhưng chúng tôi vẫn tiến lên, tiến lên bất chấp tất cả, buộc con thú dũng cảm phải phi nước đại để không bị chết cóng trong nước lạnh đang sũng từ đầu tới chân, để lại sau lưng mảnh đất đại hồng thủy”.
“Tất cả kiên quyết ghì chặt cương ngựa, dù không nhìn rõ, nhiều khi vấp phải hòn đá to hay sụt xuống một cái hố, ngã rồi đứng dậy, cũng không lo nghĩ chút nào về những tai nạn nhỏ này. Cuộc chạy đua trong bóng tối, trong nước, khi mà không thể nhìn thấy gì, hẳn phải có điều tuyệt vời nào đó mà chúng tôi không nhận ra. Tôi không biết điều gì đang chiếm lấy tôi, lòng can đảm hay sự bất cần. Chúng tôi gần như cảm thấy chắc chắn rằng là mình sẽ tới nơi mà không vấp phải trở ngại nào, và có lẽ cũng không đáng ngạc nhiên nếu mình lao xuống một vực thẳm”.
Có nên ca ngợi Paul Doumer?
Paul Doumer nắm chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902, trùng thời kỳ Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất. PGS.TS Dương Văn Quảng nhắc lại cùng với lợi ích nước Pháp thu về, cuộc khai thác này tạo ra không ít bi kịch của những người thợ mỏ, thợ cao su, sự bóc lột người nông dân, công nhân và tác động đến tâm lý, con người Việt Nam. Trước khi Paul Doumer sang Đông Dương, nước Pháp từng tranh cãi có nên tiếp tục giữ mảnh đất thuộc địa này vì không thu lại được gì. Chỉ một năm sau khi đặt chân đến, Paul Doumer thay đổi hình thức thu thuế, khiến ngân khố tăng đột biến và không cần khoản tiền từ chính quốc rót tới nữa.
Liệu chúng ta có nên ca ngợi Paul Doumer, hay phải đánh giá ông này thế nào? Câu hỏi này không chỉ là thắc mắc riêng của một cử tọa trẻ. Thời lượng chưa đầy hai giờ đồng hồ chủ yếu xoay quanh tranh cãi về con người Paul Doumer và những điều ông làm khi nắm quyền tại Đông Dương.
Nguyễn Trương Quý nhấn mạnh sự tiếc nuối của Paul Doumer khi “đến nơi này quá muộn, không cứu vãn được nhiều di tích”. Thành cổ Hà Nội bị phá là một trong những điều tiếc nuối ấy, không riêng của người Việt. Trước thời Paul Doumer, Hà Nội rất sơ khai, khu phố tây không có gì đáng kể ngoài Tràng Tiền-Tràng Thi. Một số cuốn sách khác cũng nhắc Paul Doumer là người quyết liệt nạo vét Hồ Gươm, tạo nên diện mạo mới.
Con mắt hoạch định đã khiến Paul Doumer làm nên kỳ tích khi quy hoạch xong Hà Nội, kịp để lại hệ thống cơ sở hạ tầng còn dấu vết đến ngày nay: Ba cây cầu trong đó có Long Biên, hệ thống đường sắt Bắc-Nam. Diễn giả dẫn Hồi ký Lý Quang Diệu: Có thể lên án chủ nghĩa thực dân ở mọi điều, nhưng nên giữ bốn điều là ngôn ngữ, hệ thống pháp lý, hệ thống hành chính, giáo dục. Với Nguyễn Trương Quý, Hà Nội thời Paul Doumer được kiến tạo thành một trạm “dừng chân đẹp” để Pháp theo đuổi tham vọng bành trướng tới phía Nam Trung Quốc. TS. Dương Văn Quảng đồng tình, thực tế Pháp phát triển đường sắt Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Lạng Sơn.
“Dân tộc nào muốn xây dựng tương lai phải biết lịch sử. Lịch sử một dân tộc do chính dân tộc đó làm nên, có những người không thuộc dân tộc đó nhưng can dự vào. Đánh giá về nhân vật lịch sử theo góc nhìn mỗi người, phụ thuộc thời đại đang sống”, ông Quảng kết luận. Tuy không trả lời thẳng, nhưng lúc mở đầu, ông Quảng chỉ ra ba loại người đi xâm chiếm, những người truyền đạo và người đến để khai thác thuộc địa-Paul Doumer thuộc loại này. “Đánh giá thế nào tùy góc nhìn, nhưng chắc chắn Paul Doumer là nhà thực dân.
Trích dẫn Chương 2 cuốn sách “Xứ Đông Dương”
Xứ Đông Dương thuộc Pháp mà tôi được cử sang để cai trị bao gồm toàn bộ phần phía đông của bán đảo lớn Đông Dương. Người Anh sở hữu phía Tây và phía Nam của bán đảo này, cụ thể là Miến Điện và các Bang Mã Lai. Xiêm La ở giữa người Anh và chúng ta như một nước đệm. Về mặt địa lí xứ Xiêm LA gắn kết chặt chẽ với phần Đông Dương thuộc Pháp hơn so với phần Đông Dương thuộc Anh; có thể nói xứ Xiêm La gắn liền với phần sở hữu của chúng ta. Biên giới giữa các xứ trong Đông Dương chỉ thuần túy là quy ước; ngược lại, biên giới giữa Xiêm La và Miến Điện là một bức tường núi non rất cao gần như không thể vượt qua được.
Sông lớn nhất Đông Dương là sông Mê Kông, dài gần 4.000 cây số. Chiều rộng khi nước xuống thấp đôi khi là một, thậm chí là hai cây số. Khi nước cao, sông như “không đáy, không bờ”. Trước khi ra tới Biển Đông, sông chia thành nhiều nhánh tươi mát cho Cao Miên và Nam Kì.
Sông Mê Kông là một con sông của Pháp xét về mặt địa lý và lịch sử. Chính người Pháp đã thám hiểu sông Mê Kông và giới thiệu nó với thế giới trong những tác phẩm nổi tiếng; chính nó đã chảy trên đất của Pháp ngay từ khi hình thành.
Tại Miến Điện, người Anh có được hai con sôn lớn là sông Irrawaddy và sông Saluen. Xiêm La được tưới mát bằng sông Mê Nam, sông này có lưu vực gần như hòa vào lưu vực sông Mê Kông ở bên cạnh. Rất khó xác định đường phân thủy giữa hai con sông này. Cuối cùng, tại Bắc Kỳ có sông Hồng với hai nhánh chính là sông Đà và sông Lô. Các sông khác không đáng kể ra ở đây.
Từ khối núi Vân Nam hùng vĩ còn tách ra một nhánh núi chạy dài khắp Đông Dương gọi là dãy núi Trường Sơn. Ở phía bắc, khối núi này phát triển khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai Lao, tạo thành các thung lũng cao, các cao nguyên, các đỉnh cao ở hai bên sông Lô, sông Hồng và sông Đà; ở phía nam, nó trải ra thành một cao nguyên rộng lớn là cao nguyên Trấn Ninh, trên có một số con sông lớn chảy ra vịnh Bắc Kỳ và về phía sông Mê Kông; cuối cùng là dãy núi Trường Sơn giảm nhanh ở phía Nam và lặn vào biển ở Ô Cáp.
Bờ biển phía đông Đông Dương ăn sát dãy núi Trường Sơn nên các sông suối ở đây nhìn chung rất ngắn và các đồng bằng ven biển thì nhỏ hẹp. Tuy nhiên phải nói rằng có hai con sông ở bắc Trung Kỳ rất rộng; đó là sông Mã chảy qua các tỉnh Thanh Hóa giàu có và sông Lam chảy qua Vinh; về phía nam, các sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Quảng Trị, sông Hương, sông Đà Nẵng, sông Cái, sông Đà Rằng, và xa nữa về phía Nam là sông Đồng Nai phát nguyên từ cao nguyên Lâm Viên ở Trung Kỳ, chảy qua Nam Kỳ và đổ ra biển qua 20 nhánh, một trong số đó thường được gọi là sông Sài Gòn.
Cạnh sông Đồng Nai ở Nam Kỳ là sông Vàm Cỏ mà nhánh Đông và nhánh Tây gặp nhau đổ ra biển tại chỗ không xa cửa chính của sông Mê Kông.
Như vậy cấu trúc địa hình của Đông Dương kéo dài từ bắc xuống nam theo ba đường song song nhau: bờ biển, sông Mê Kông và giữa hai đường đó là dãy núi Trường Sơn. Đông Dương mở rộng ra ở hai đầu: đầu bắc phát triển thành những khối núi đồ sộ, đầu nam là các đồng bằng mênh mông và bị chia cắt bởi hàng trăm con sông. Diện tích của Đông Dương, mà cứ sau vài năm một lần các nhà trắc đạc và các nhà đo vẽ địa hình cho biết sau khi hoàn thành công việc của họ, là một con số gấp đôi diện tích nước Pháp. Thời Đế quốc An Nam, người ta ví hình dáng nước này như một cái đòn gánh có hai thúng gạo treo ở hai đầu, một đầu là Nam Kỳ màu mỡ, đầu kia là Bắc Kỳ; còn Trung Kỳ là chiếc đòn gánh, tượng trưng cho sự khô cằn. Gần đây người ta thấy sự so sánh thế là không chính xác, bởi đất đai Trung Kỳ cũng màu mỡ nhưng việc lưu thông tài nguyên ở đây khó khăn hơn nhiều. Nếu có các phương tiện giao thông, Trung Kỳ sẽ cung cấp nhiều sản phẩm có giá trj cao. Tất cả các xứ cho thấy Đông Dương của chúng ta đã may mắn được thiên nhiên ban tặng nhiều thứ.
Dân số Đông Dương ước tính khoảng 20 triệu. Mặc dù con số này còn chưa thể kiểm chứng nhưng có thể nói là đã khá sát thực tế. Chính xác là Nam Kỳ có ba triệu người; Bắc Kỳ có khoảng tám triệu, Trung Kỳ bảy triệu, cả Cao Miên và Ai Lao cộng lại khoảng hơn hai triệu một chút.
Chí ít bốn phần năm dân số Đông Dương thuộc chủng tộc An Nam. Vả lại lãnh thổ của Đông Dương chúng ta hiện nay không khác mấy với lãnh thổ của đế quốc An Nam thời còn hùng mạnh. Đế quốc An Nam lúc đó có Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Cao Miên là nước phiên chịu cống nạp. Chỉ có Ai Lao hình như chưa bao giờ bị chinh phục hoàn toàn. Về nguồn gốc người An Nam, chúng ta chỉ có những khái niệm mơ hồ. Có vẻ như họ đến từ các vùng của các xứ Mã Lai từ nhiều thế kỷ trước đây rồi tiêu diệt hoặc thống trị các dân tộc sinh sống ở Đông Dương trước họ. Tới lượt mình, họ lại bị người Trung Hoa xâm lược ở nhiều giai đoạn khác nhau và bị đô hộ trong một thời gian nhưng họ liên tục chống cự một cách dũng cảm và giành lại được độc lập. Cuộc xâm lăng hung hãn của Trung Hoa trên khắp Đông Á đã phải lùi lại trước sự kháng cự của người An Nam.
Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một quốc gia nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người Annam và người Nhật Bản chắc chắn có mối quan hệ thân tộc từ xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. HỌ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo thông và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc. Vả chằn, đó là một quy luật chung mà tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại, và điều này cũng có thể chính xác với châu Âu: những người dũng cảm trong lao động cũng là những người dũng cảm trong chiến tranh; nói khác đi, can đảm là một tính cách. Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi người đó sẽ can đảm trước hiểm nguy và cái chết.
Nước Pháp đã mang đến gắn vào người An Nam (ngày càng ràng buộc chặt hơn với nước Pháp) một công cụ hoàn hảo cho vai trò lớn lao về kinh tế và chính trị, một vai trò mà nước Pháp có thể đạt được ở châu Á. Một thế kỷ trước đây, Đế quốc An Nam đã đạt được sự hùng mạnh nhất khi được người Pháp dẫn dắt và tư vấn. Trở thành một bộ phận của nước Pháp, một đế quốc được hiện đại hóa, Đông Dương mới có thể đạt được sự thịnh vượng và vinh quang mà tổ tiên của những người hiện nay đang sinh sống trên đó chắc cũng không dám mơ tới. Người An Nam tin như thế; chúng ta cũng không nghi ngờ điều đó và chúng ta phải hành động với niềm tin đó.
Mua sách Xứ Đông Dương ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Xứ Đông Dương” khoảng 196.000đ đến 213.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Xứ Đông Dương Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Xứ Đông Dương Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Xứ Đông Dương Fahasa” tại đây
Đọc sách Xứ Đông Dương ebook pdf
Để download “sách Xứ Đông Dương pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Chuyện Lính Tây Nam
- Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam
- Văn Hóa Vùng Và Phân Vùng Văn Hóa Việt Nam
- Việt Nam Sử Lược
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
- Ký Họa Về Đông Dương Nam Kỳ
- Đất Lề Quê Thói Phong Tục Việt Nam
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free