Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau

Giới thiệu sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau – Tác giả Nguyễn Thị Hậu

Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau

Sài Gòn biết nhiều người sống với mình vẫn luôn nhớ nhung một cõi quê xa. Có sao đâu, vì Sài Gòn cũng biết tình cảm mọi người dành cho mình, không bằng ngôn từ bóng bẩy mà cụ thể hơn, đó là ở thành phố này mỗi người đều sống hết mình và rồi sẽ trở thành người Sài Gòn. Có tình yêu nào sâu nặng hơn như thế?

Khó mà nói được về cuốn sách này của Nguyễn Thị Hậu chỉ trong vài lời. Sự rắn rỏi, đầy lý tính, nghiêm cẩn, chuẩn xác của một nhà khoa học, một trí thức với trí tuệ sáng rõ, trình độ chuyên môn vững vàng và tấm lòng đau trước thời cuộc, nằm bên cạnh cái nhẹ nhàng, tinh tế, nhạy cảm của một tâm hồn thuần túy phụ nữ, với cách nhìn và cảm đầy nữ tính trước cuộc sống và thế giới. Đọc cuốn sách của chị, ta chia sẻ không chỉ những kiến giải đầy thực tế về nhiều vấn nạn nhức nhối của đất nước, mà còn cùng trải nghiệm tình yêu của chị đối với Sài Gòn, đối với nhạc Trịnh, và trải nghiệm những thứ còn riêng tư hơn nữa, chẳng hạn những lần chị lạc đường trong những giấc mơ.

Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau
Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau
  • Mã hàng: 8935235208377
  • Tên Nhà Cung Cấp: Nhã Nam
  • Tác giả: Nguyễn Thị Hậu
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 200
  • Kích thước: 14 x 20.5
  • Số trang: 169
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau

Đánh giá Sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau
Đánh giá Sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau

1 Sách chạm vào cảm xúc của tôi từng chinh chiến sài gòn 10 năm. Không coa sách nhiều khi mình không chiêm nghiệm được những điều mình đã trải qua. Sài gòn dung dưỡng tất cả dạng người, giấc mơ sài gòn có thật.

2 Nói chung, khó mà chê một quyển sách thế này. Vẫn là những bài tản văn, ghi chép, những trải lòng của một con người nặng tình với đất nước, quê hương, đồng bào. Nhưng chắc chắn khác xa những bài văn viết vội của nhiều cây bút trẻ, những người ngồi một chỗ mà tưởng tượng lắm điều. Nguyễn Thị Hậu có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức, trí tuệ, để làm cho mọi thứ trở nên gần gũi, chân thật, và cả nâng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh cho người đọc. Đây là cuốn thứ 2 sau quyển Bức Xúc không làm ta vô can của Đặng Hoàng Giang thuộc thể loại tản văn mà mình muốn đọc và cảm thấy cần đọc. Những quyển sách thế này nên đến với nhiều người, thay vì những thứ cảm xúc nhạt nhẻo, gắng gượng và chém gió tưởng tượng của một số người hay viết tản văn mà mình không tiện nêu tên. Tiếc thay, lại có quá nhiều người trẻ miệt mài ôm ấp những giả tạo ảo ảnh.

3 Mua sách vì tựa đề hay và đúng với tình cảm hiện tại của mình: Chúng ta nói gì khi gặp lại nhau? Nội dung tạm, chắc vì không hợp với mình. Tuyệt vời!

Review sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau

Review sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau
Review sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau

Cuốn sách là tập hợp những tùy bút hay nhất của cây viết Nguyễn Thị Hậu, thứ tình cảm đến nghẹn tim khi nhắc tới hai chữ Sài Gòn thân thương.

Người Sài Gòn sống hào sảng nhưng hiếm ai tự nhận mình là người “Sài Gòn gốc”. Thành phố tập trung đủ mọi hạng người. Có sao đâu, vì Sài Gòn cũng biết tình cảm mọi người dành cho mình. Dẫu có đêm nhớ Hà Nội, lòng yêu Sài Gòn như nhà văn Nguyễn Thị Hậu cũng không sao cả. Người ta cứ đến và yêu thôi, không bằng ngôn từ bóng bẩy hay mĩ miều, chứng minh bằng hành động cụ thể. Đó là ở thành phố này mỗi người đều sống hết mình rồi sẽ tự nhiên trở thành một phần của thành phố. Có tình yêu nào sâu nặng được hơn thế?

Nhà văn, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu từng sống và làm việc tại khắp các vùng miền nam – bắc của Tổ Quốc. Nhưng riêng với Sài Gòn bà luôn dành cho một thứ tình cảm không diễn tả nên lời. Người Nam bộ yêu dữ lắm cũng chỉ dùng chữ một chữ “thương”. Khi bạn thương một một người đến mức chỉ cần tên người đó thoáng qua cũng làm con tim nghẹn lại vì lỡ nhịp thì đầu cần phải gọi tên người ấy. Đó là cách nhà văn giải thích lý do vì sao trong tất cả tản văn, tùy bút của mình bà thường không đặt tên có chữ Sài Gòn trong đó.

Chúng ta sẽ nói gì khi gặp lại nhau là chốn hội tụ của rất nhiều tản văn viết chủ yếu về Sài Gòn, chuyện trong xã hội và cái tình ở đời. Dù vậy phần lớn nội dung của sách vẫn xoay quanh thành phố này, xuyên suốt qua từng câu chuyện một cách duyên dáng. “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn”, nhà thơ Chế Lan Viên đã có sự đúc kết về quy luật nhân sinh thật tuyệt diệu. Chuyện “ở” và “đi” của con người luôn chứa đựng những chuyển hóa âm thầm mà ngay cả chính bản thân chúng ta cũng không hay biết.

Sau ba trăm năm hình thành và phát triển, Sài Gòn trở thành miền đất hội tụ của nhiều nền văn hóa, làm nên một bản sắc của một mảnh đất cởi mở, phóng khoáng và bao dung. Cái tình nghĩa của nơi ấy được thể hiện mộc mạc chân phương qua vô số những kiếp người. Dẫu có xoay chuyển đổi thay thế nào thì người Sài Gòn vẫn vậy, trọng nghĩa lý, mang theo tinh thần hào sảng Lục Vân Tiên khi xưa. Những xúc cảm ngăn ngắn vậy thôi cũng đủ khiến Sài Gòn trở thành một đô thị đáng sống, không phải dành riêng lẻ cho ai, dành cho tất cả. Ta là Sài Gòn, Sài Gòn là ta.

Để diễn tả cái đẹp của Sài Gòn nhà văn Nguyễn Thị Hậu chọn cách đi sâu và những vấn đề nội tại bên trong, đó là con người nơi đây. Có thể bạn vẫn được nghe rất nhiều thông tin về xã hội bất ổn, một thế giới xô bồ ,tấp nập, ồn ã với kẻ đến người đi nhiều không đến nổi. Lắm kẻ lại nói, Sài Gòn vô tình lắm lạc mất nhau là lạc mất. Thành phố với mười bốn triệu dân không hề dễ sống chút nào.

Sài Gòn của nhà văn lại rất khác, vừa đẹp vừa tình, không nơi nào có. Cũng bởi lẽ người ở tứ xứ hội tụ về nên họ đều xuất phát với bàn tay trắng, chỉ biết lấy tình thương mà làm niềm tin ở nhau. Có khó khăn thì cũng không mảy may suy nghĩ mà chìa bàn tay ra cứu giúp đó là cái đạo làm người. Đơn cử như tùy bút Việc thiện từ tâm, tác giả đã thể hiện vì sao tại nơi đây người ta làm việc nhiều như thế, đó là lẽ tự nhiên, con người gặp nhau và thiện tâm bằng cả tấm lòng.

Khó mà nói được về cuốn sách này của tác giả Nguyễn Thị Hậu chỉ trong vài câu chữ. Sự rắn rỏi, đầy lý tính, nghiêm cần chuẩn xác của một nhà khoa học, tri thức với một chuyên môn vững vàng và một tấm lòng đau đáu trước thời cuộc. Tùy bút cung cấp nhiều thông tin đầy ắp nhưng không bị khô cứng bởi được đan cài bằng dòng cảm xúc chân thật, lối viết mộng mơ nữ tính với tình yêu da diết của người con đã sống ở Sài Gòn lâu năm.

Đọc sách mà cảm thấy tỉnh, thành phố có đẹp, có hiện đại đến mấy vẫn có những bất ổn. Nhà văn lo lắng cho những ngôi nhà biệt thự cổ từ thời Pháp thuộc, những con đường đang mất dần màu xanh bởi sự hiện đại hóa, những nét thơ mộng vốn có đang bị bóp chết bởi cuộc sống đổi thay. Kiến giải về nhiều vấn nạn nhức nhối của đất nước qua một tâm hồn thuần túy phụ nữ rất đỗi lạ lùng nhưng vô cùng tinh tế

Tâm hồn phụ nữ vốn vẫn nhạy cảm hơn đàn ông, điều này đúng với một nữ nhà văn khi độ nhạy cảm ấy được nhân lên nhiều lần. Trong tâm thế nào người phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Cho dù thế giới có bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về giới tính nhưng ở nơi xa xôi nào đó cái khổ hạnh và thương đau vẫn hằn rõ trên khuôn mặt người bà, người mẹ, người chị hay những người phụ nữ xung quanh chúng ta.

Trong tùy bút Đói nghèo mang khuôn mặt phụ nữ nhà văn Nguyễn Thị Hậu có viết: “Không ít những đàn ông mặc kệ số phận gia đình cho người phụ nữ lo toan, Họ coi việc phụ nữ làm tất cả để nuôi sống gia đình là đương nhin. Trong khi họ không hề có sự cố gắng để thoát khỏi đói nghèo”. Bà không chỉ viết về tình yêu Sài Gòn, bà còn gửi cả nỗi lòng của mình vào đủ thứ sự kiện lớn nhỏ của xã hội. Nơi ấy vẫn còn cái tình, tình yêu, tình người, dung dị nhưng mong manh, đến bất chợt như người ta nghe Nhạc Trịnh.

Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thạch từng viết “sống trên đời không cần lâu chỉ cần sâu là đủ” còn với Nguyễn Thị Hậu, bà đã đi nhiều nơi, sống với đủ thứ cảm xúc và tâm trạng nên tùy bút của bà luôn mang nét nhẹ nhàng, trầm bổng. Những trải nghiệm của thời gian đậm nét trên con chữ. Đọc cuốn sách mà thêm yêu, thêm một lần muốn sống ở Sài Gòn.

Mua sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau” khoảng 32.000đ đến 48.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau TiKi” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau Fahasa” tại đây

Đọc sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau ebook pdf

Để download “sách Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 24/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Chúng Ta Sẽ Nói Gì Khi Gặp Lại Nhau”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *