Châu Á Vận Hành Như Thế Nào?
Giới thiệu sách Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? – Tác giả Joe Studwell
Châu Á Vận Hành Như Thế Nào?
Tập trung vào phân tích mức độ đúng sai của các chiến lược, chính sách kinh tế khác nhau giữa hai nhóm nước. Tác giả chỉ ra rằng thành công hay thất bại của một quốc gia tùy thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu quả chỉ đạo của người cầm quyền của mỗi quốc gia, một yếu tố hoàn toàn mang tính chất chủ động. Joe Studwell đúc kết lại có ba nhóm chính sách quan trọng nhất đã tạo ra khác biệt giữa thành công Đông Bắc Á và thất bại Đông Nam Á.
Thứ nhất, thúc đẩy tối đa sức sản xuất nông nghiệp, hướng vào phát triển kinh tế trang trại (hộ có quy mô lớn) sử dụng nhiều nhân công nhằm phát huy lợi thế của các nền kinh tế nông nghiệp và toàn dụng nguồn lao động sẵn có, tạo ngay ra thặng dư sản xuất ban đầu để kích cầu hàng hóa và dịch vụ.
Thứ hai, định hướng đầu tư và huy động doanh nghiệp vào việc tận dụng lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực nông nghiệp. Kết hợp hiệu quả nhất lao động phổ thông và máy móc để tạo giá trị mới cho công nghiệp. Để thúc đẩy công nghiệp hóa đúng hướng, chính sách hỗ trợ của chính phủ phải dựa vào hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thứ ba, hệ thống tài chính phải định hướng nguồn vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp và vào phát triển sản xuất. Đầu tư công phải thúc đẩy được các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng học tập công nghệ, nhắm đến thu lại lợi nhuận cao trong tương lai, chứ không hỗ trợ đem lại lợi nhuận ngắn hạn và thúc đẩy tiêu dùng cá nhân.
Bill Gates xếp vào một trong năm cuốn sách gối đầu trong năm của ông (2014) và tác phẩm đạt giải “Sách hay nhất năm” do tờ Economist bình chọn (2014).
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Châu Á Vận Hành Như Thế Nào?
- Công ty phát hành: Omega Plus
- Tác giả: Joe Studwell
- Kích thước: 16 x 24 cm
- Dịch Giả: Nguyễn Thị Khánh Chương
- Loại bìa: Bìa cứng
- Số trang: 540
- SKU 6113575104029
2. Đánh giá Sách Châu Á Vận Hành Như Thế Nào?
1 Cuốn sách Châu Á vận hành như thế nào đã cho ta thấy một bức tranh rất đầy đủ, đa chiều và cụ thể về sự phát triển đáng ngưỡng mộ của các quốc gia Đông Bắc Á cùng Trung Quốc. Cuốn sách này đòi hỏi sự tập trung lớn khi đọc vì cách viết không hề dễ đọc và có thể gây chán nản. Tuy nhiên nếu vượt qua được thì lượng kiến thức trong cuốn sách này thì đây quả là một cuốn sách đáng đọc.
2 Mình đọc xong được 3/4 cuốn sách này rồi, sắp đọc đến phần về Trung Quốc nhưng không ngăn được hứng thú nhận xét ngay về nội dung cuốn sách. Mình nghĩ rằng cuốn này rất hợp với những nhà hoạch định chính sách, những nhà lãnh đạo đất nước hoặc các cố vấn của họ. Lý do là vì nó phản ánh những kinh nghiệm của những nhà hành pháp châu Á trong công cuộc phát triển quốc gia. Sự thành bại của công cuộc đó ở mỗi quốc gia là minh chứng cho tính đúng đắn và phù hợp của chính sách phát triển. Có quốc gia thành công, có quốc gia thất bại nhưng đều là những tấm gương để học tập, rút kinh nghiệm từ họ trong hoạch định chính sách nhằm rút ngắn thời gian phát triển đất nước. Đây là một tư liệu đáng tham khảo để những nước kém phát triển và đang phát triển có thể áp dụng cho mình nhằm “đi tắt đón đầu”, các nước đó có quyền áp dụng những phương pháp đã từng được các nước giàu sử dụng.
Tuy cuốn sách chỉ đề cập đến một số quốc gia châu Á mà tác giả cho là các mô hình điển hình nhất nhưng mình cũng thấy thông cảm vì châu Á thực sự là một châu lục rộng lớn với nhiều quốc gia, không thể dành hết thời gian phân tích và nghiên cứu chi tiết hết tất cả các quốc gia (theo như cuốn sách thì tác giả đã đi 5 cuộc hành trình tới các nơi khác nhau ở châu Á thì mới tận mắt thấy những thành quả của các chính sách phát triển khác nhau). Ở lời mở đầu, có vẻ như tác giả dành sự quan tâm đặc biệt đến Việt Nam mặc dù Việt Nam không có mặt trong số các quốc gia có mô hình phát triển điển hình được phân tích chi tiết tỏng cuốn sách (Có lẽ tác giả thấy được những thành tựu kinh tế mà nước ta đến nay đã đạt được). Mình mong tác giả sẽ dành cho Việt Nam một phân tích chi tiết trong cuốn sách này ở những lần tái bản sau trong tương lai.
3 Mình thích cách viết của tác giả, nhiều kiến thức rất mới, cho mình cái nhìn tổng quan hơn về những điều còn ẩn sau. Vẫn thắc mắc là không hiểu tại sao những cuốn sách hay như vậy lại ít người đọc.
4 Đọc xong mới thấy tại sao kinh tế nước mình vẫn chưa thể cất cánh, vẫn cứ làn nhàng, vẫn cứ… Mặc dù sách không đề cập nhiều đến Việt Nam, vì một phần nào đó hơi giống Trung Quốc…
Review sách Châu Á Vận Hành Như Thế Nào?
Một trong những cuốn sách gối đầu của Bill Gates
Những độc giả luống tuổi hẳn sẽ nhớ thời điểm nước Nhật “chia miếng bánh” với cả thế giới. Ngày nay, chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho “Thế kỉ Trung Hoa”, trong lúc nhắc đến một cách đầy tôn trọng đối với bán đảo Triều Tiên bị xé lẻ mỗi khi chúng ta mua một chiếc điện thoại Samsung hoặc một chiếc xe Hyundai. Sự thành công của những quốc gia được gọi là con Hổ kinh tế ấy, bao gồm cả Đài Loan, gây hứng thú cho những nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách.
Joe Studwell đã giải thích một cách súc tích về phép màu của Châu Á trong cuốn “Châu Á vận hành như thế nào?” và cuốn sách của ông tình cờ lại giống như một trình tự: tạo ra một nền kinh tế kì diệu của từng quốc gia với chỉ ba bước. Đầu tiên, cải cách quyền sở hữu đất nông nghiệp để khuyến khích các trang trại nhỏ có năng suất cao. Tiếp đến, thực hiện các chính sách công nghiệp để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp non trẻ và áp đặt kỷ luật đối với các nhà xuất khẩu nhằm thúc đẩy quá trình cạnh tranh bằng cách yêu cầu các công ty xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, nơi họ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn. Cuối cùng, triển khai hệ thống tài chính nhằm hỗ trợ cho quá trình thứ nhất và thứ hai, kiểm soát dòng vốn cho các nhà xuất khẩu.
Ông Studwell, tác giả của cuốn sách “Bố già châu Á”- về những ông trùm mới của lục địa, đã đưa ra một cuộc khảo sát về các chính sách tăng trưởng mà các con Hổ kinh tế theo đuổi và cũng đưa ra một số phân tích hữu ích về lý do tại sao các chiến lược tương tự lại thất bại ở Đông Nam Á. Ông đã nhắc đến (một cách đầy chính xác) rằng các nhà lãnh đạo ở đó chưa từng có đủ quyết tâm chính trị để áp đặt những chính sách khắc nghiệt như vậy. Nếu ông ấy dừng lại ở đây, hẳn nó sẽ là một cuốn sách dùng được dù không đầy đủ. Nhưng tham vọng của ông là ngầm phá hoại “các nền kinh tế tăng trưởng tân cổ điển” bằng cách chứng minh rằng các chính sách hiếu chiến của những con Hổ kinh tế hiệu quả hơn đối với sự phát triển. Đây là một sự hiểu lầm nghiêm trọng trong câu chuyện liên quan đến Châu Á.
Một điểm nữa, các chính sách mà ông Studwell khen ngợi tốn kém hơn nhiều so với những gì ông thừa nhận. Ông đã che đậy hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu người Hoa đã chết vì sự phân bố lại đất đại trước cuộc “Đại nhảy vọt”. Ông Studwell cũng đánh giá thấp việc hình thành vốn bằng cách cải cách ruộng đất. Chẳng hạn, ông trình bày đầy đủ rằng theo luật của Nhật Bản trước năm 1945, Đài Loan đã được đầu tư đáng kể vào các công nghệ tăng năng suất ở nông thôn. Tuy nhiên, ông dường như thiếu tò mò một cách kì lạ về lý do tại sao các chế độ đất đai trước đây lại gặp nhiều trở ngại trong đầu tư vào nông nghiệp. Cuộc điều tra có lẽ đã đưa ra các thay thế ít quyết liệt hơn hơn so với những chính sách mà các con Hổ kinh tế theo sát. Các loại thuế nông nghiệp nặng nề và việc bảo vệ các quyền tài sản hay bị đổ lỗi cho sự tích lũy vốn nghèo nàn ở nông thôn.
Tương tự như vậy, ông cũng giảm chi phí của quá trình cải cách công nghiệp và tài chính theo phong cách của những con Hổ kinh tế. Ở đây, nguyên tắc cơ bản đơn giản hơn so với những gì Studwell đưa ra, đó là: buộc mọi người phải trả nhiều hơn cho mọi thứ. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa bảo hộ nhập khẩu và đàn áp tài chính đã tạo ra sự chuyển đổi tài sản bền vững từ các hộ gia đình sang các công ty xuất khẩu nhằm tạo điều kiện cho đầu tư. Điều này không thể phủ nhận rằng nó sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP nhanh, ít nhất là cho một thần chú. Nhưng có công bằng không khi bảo các công dân nghèo ở các quốc gia có thu nhập thấp hy sinh mức tiêu dùng ưa thích của họ vào hôm nay cho mức độ tăng trưởng “tối ưu” vào ngày mai? Có thể sẽ tốt hơn không nếu mở cửa với hàng nhập khẩu để các công dân được hưởng lợi từ kết quả cạnh tranh?
Các quốc gia Châu Á đang trả lời những câu hỏi này của chính họ. Tại Hàn Quốc, “dân chủ hóa kinh tế” bây giờ là một thuật ngữ thông dụng, cách tốt nhất của nó là loại bỏ các hỗ trợ công nghiệp cho các nhà xuất khẩu nhằm tạo ra một thị trường nội địa cạnh tranh hơn. Tại Nhật, nhiều cuộc cải cách của thủ tướng Shinzo Abe – chẳng hạn như tham gia các cuộc đàm phán thương mại xuyên Thái Bình Dương để giảm bớt các rào cản đối với hàng nhập khẩu sẽ làm giảm giá tiêu dùng và thúc đẩy cạnh tranh ở trong nước. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng họ tìm kiếm điều tương tự dù ý chí của họ thật đáng ngờ.
Trong khi đó, các quốc gia như Indonesia và Philippines đang trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh, chủ yếu bởi tiêu dùng trong nước, và Ấn Độ vẫn tiếp tục tự do hoá với các hiệu ứng tương tự. Thương mại tự do đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện phát triển của châu Á. Nhưng như ông Studwell chỉ rõ, chủ nghĩa tự do thực sự đã không bao giờ được nỗ lực bởi bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Trước khi kết luận rằng con đường của những con hổ, với cái giá của nó, là con đường tốt nhất cho châu Á. Có lẽ đáng để chúng ta chờ đợi kết quả của cuộc thí nghiệm về sự một sự thay thế nào đó tự do hơn mới chỉ bắt đầu.
Mua sách Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Châu Á Vận Hành Như Thế Nào?” khoảng 146.000đ đến 150.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? Fahasa” tại đây
Đọc sách Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? ebook pdf
Để download “sách Châu Á Vận Hành Như Thế Nào? pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 30/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Người Châu Á Có Biết Tư Duy?
- 15 Gương Phụ Nữ – Những Bài Học Thành Công
- Tâm Lý Người An Nam
- Hội Kín Xứ An Nam
- Tại Sao Phương Tây Vượt Trội
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
Sách hay, nên đọc.