Tâm Lý Người An Nam

Giới thiệu sách Tâm Lý Người An Nam – Tác giả Paul Giran

Tâm Lý Người An Nam

“Trên hết, người An Nam giữ mối hằn thù thâm sâu đối với bất cứ kẻ ngoại bang nào có thể tới để đánh bật họ ra khỏi tín ngưỡng, tập tục và định chế của họ. Dù cho người Trung Quốc hay người châu Âu đến xâm lăng xứ sở, sai khiến họ nhân danh một người chủ này hay người chủ kia, điều đó chẳng mấy quan trọng đối với họ, chừng nào người ta còn tôn trọng tôn giáo, luật lệ và tập quán của họ.”

Paul Giran, một quan chức của chính quyền Đông Dương thuộc địa, có tham vọng tường giải tâm lý dân tộc An Nam, bằng một cuộc truy nguyên về cội nguồn dân tộc đó ở đại gia đình dòng giống Mông Cổ chiếm cứ vùng trung tâm châu Á, đánh giá những nhân tố tác động thuộc về môi trường tự nhiên và nhân văn, để rồi đúc kết nên cá tính và tâm hồn bản địa trải qua cuộc tiến hóa dài lâu của lịch sử. Với kiến văn sắc sảo và sự hiểu biết khá phong phú của Paul Giran về lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa Việt Nam, Tâm lý người An nam là một tư liệu có giá trị lịch sử, chí ít là khi đối sánh với tâm lý thực dân cai trị.

Tâm Lý Người An Nam
Tâm Lý Người An Nam

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tâm Lý Người An Nam
  • Công ty phát hành: Nhã Nam
  • Tác giả: Paul Giran
  • Kích thước: 14 x 20.5 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 246
  • SKU 7121302260176
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

2. Đánh giá Sách Tâm Lý Người An Nam

Đánh giá Sách Tâm Lý Người An Nam
Đánh giá Sách Tâm Lý Người An Nam

1. Đọc để hiểu ra 1 điều vì sao Pháp có thể đô hộ VN và nhiều nước khác trên thế giới trong khoảng thời gian dài như vậy. Đến cả cái gốc rễ VN là người gì, tính cách ra sao, thích gì, ghét gì, muốn gì… họ đều nghiên cứu hết. Dù có ai nói đây là cách nhìn của kẻ đô hộ, và cũng từ xưa rồi. nhưng tôi vẫn thấy nó đúng

2. Nói chung đây là cuốn sách đáng đọc để biết về những phân tích đánh giá của ng Pháp về ng dân An Nam trong quá trình cai trị. Có điều tôi ko thích là văn phong có phần hạ thấp, khinh miệt đối với ng dân An Nam.

3. Cuốn sách rất hữu ích. Nó giúp bản thân có thêm góc nhìn về con người Niệt Nam của quá khứ và đối chiếu với hiện tại. Giúp mỗi chúng ta tự nhìn nhận và điều chỉnh phù hợp với hiện tại cũng như tương lai

4. Cuốn sách rất hữu ích. Nó giúp bản thân có thêm góc nhìn về con người Niệt Nam của quá khứ và đối chiếu với hiện tại. Giúp mỗi chúng ta tự nhìn nhận và điều chỉnh phù hợp với hiện tại cũng như tương lai

5. Sách nói về tính cách, con người Việt Nam. Những mặt tiêu cực mà thực dân Pháp đã dựa vào đó để đô hộ nước ta gần 1 thế kỉ.

Review sách Tâm Lý Người An Nam

Review sách Tâm Lý Người An Nam
Review sách Tâm Lý Người An Nam

Thật khó để đọc hết cuốn sách này mà không cảm thấy mảy may khó chịu nếu bạn là một người Việt Nam. Mặc dù được giới thiệu cuốn sách là một tư liệu lịch sử giá trị, theo tôi, “Tâm lý người An Nam” – khác với cái tên của mình, hầu như chỉ có giá trị khi tìm hiểu về tâm lý cai trị của thực dân. Lí do nào cho những năm tháng ấy, gần một thế kỉ dài, thực dân Pháp có thể vắt kiệt mảnh đất này mà vẫn tự tin rao giảng “khai hóa văn minh”? Paul Giran – ngạo mạn với những kiến thức đầy định kiến về lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị, văn hóa của người Việt Nam đã thực hiện khảo cứu này trong tâm thế hợp thức hoá

Đầu tiên, để đọc cuốn sách này, tôi nghĩ bạn nên tìm cho mình một mục tiêu cụ thể.

Nếu để tìm một tư liệu về cái “Tâm lý An Nam” thực sự thì bạn phải cẩn thận. Cuốn sách này có rất nhiều những định kiến, lập luận tưởng chừng sắc sảo mà thực chất quy chụp của nhãn quan thực dân để nhìn một nền văn hóa khác biệt. Đâu đó, không thể phủ nhận để hợp thức hóa cái nhìn của một kẻ cai trị muốn vừa được lợi lại vẫn có tiếng thơm, Paul Giran đã kì công tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, nguồn gốc, đặc điểm sinh học của người An Nam, và dù mang nặng sự khinh miệt khi chăm chăm nhìn vào điều kém cỏi, vẫn có những trường đoạn mô tả lại việc thực hành tín ngưỡng, phong tục, tìm về đặc điểm chủng tộc của ta một cách chi tiết, có thể được tham khảo.

Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ có giá trị phù hợp nhất để chúng ta tìm hiểu tâm lí của những kẻ cai trị. Hãy đọc cuốn sách này đúng với tinh thần tìm hiểu tâm lí của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa tại Đông Dương. Thực hành những âm mưu của “mẫu quốc” Pháp, chẳng lẽ những công chức trong chính quyền Đông Dương, những người sống giữa An Nam, trực tiếp chứng kiến cuộc “khai hóa văn minh” thực sự không nhận ra được những điều bẩn thỉu đằng sau đó?

Sự vô cảm của thực dân với dân tộc thuộc địa bắt nguồn từ tư tưởng khinh thường nền văn hóa An Nam, con người An Nam đã ăn sâu vào tiềm thức của những những Âu theo thuyết dân tộc thượng đẳng:

Xét cho cùng thì người Pháp chúng tôi chỉ làm việc cho các vị thôi. Chúng tôi đâu có chiếm lấy xứ sở này, mà chúng tôi sẽ cải cách nó.Chúng tôi không làm cho dòng giống này tiêu ma, mà dưới sự điều hành của chúng tôi, dòng giống này chắc chắn sẽ tiến triển về cả số lượng và cả về sự giàu sang. Nước An Nam của các vị là một trong những vương quốc bế quan tỏa cảng hiếm hoi, tưởng rằng mình có thể tự biệt lập được, đây là điều không thể xảy ra trong buổi ngày nay; chúng tôi khai mở xứ này, hòa vào với hoạt động của toàn thế giới, vì lợi ích của nó mà thôi.

Nếu bạn không phải là một nhà nghiên cứu cần một góc nhìn từ tâm lí thực dân, có lẽ sẽ khá khó để bạn chấp nhận được cuốn sách này vì những lập luận mang đầy định kiến, góc nhìn của một kẻ bề trên đánh giá một nền văn hóa “thấp”. Tuy vậy, tôi nghĩ tìm hiểu về lí do khảo cứu này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Ngay sau khi chiếm được nước ta, người Pháp đã tiến hành tìm hiểu An Nam trên nhiều mặt, để thỏa mãn tâm lí hiếu kì trước một chủng tộc lạ, và quan trọng nhất là để tìm ra phương hướng cai trị thực dân sao cho hiệu quả nhất đối với dân tộc bị đô hộ này. Người An Nam xuất hiện trong tài liệu của các kí giả, của các nhà cầm quyền, các bản báo cáo, tường trình của công chức cai trị Đông Dương, các học giả nghiên cứu, các nhà truyền giáo, không phải là hiện tượng hiếm thấy. Những mô tả, nhận xét này không hoàn toàn chính xác nhưng chính là cái cách những kẻ phương Tây nhìn vào một dân tộc xa lạ và sa vào cảnh đô hộ cũng một phần do sự trì trệ của việc bế quan tỏa cảng với thế giới đem lại. Cách nhìn ấy có thể không còn là cách nhìn của thế giới ngày nay đối với Việt Nam, nhưng nếu có thể, các bạn hãy thử đọc lại nó với tâm thế thoải mái nhất, để mình có cái nhìn đa chiều hơn về tâm lí, lịch sử, chính trị của dân tộc, biết đâu đó, một nét xấu nào đó của An Nam ngày xưa trong con mắt của người ngoại quốc vẫn còn vương vất trong văn hóa Việt Nam hiện nay, cần các bạn trẻ phản biện, cần các bạn thay đổi và chứng minh với thế giới văn hóa, con người Việt độc đáo và bình đẳng với mọi dân tộc khác trên thế giới này.

UNESCO viết trong tuyên bố “Câu hỏi về chủng tộc” nổi tiếng năm 1950: “Dữ kiện sinh học về chủng tộc và ngộ nhận về chủng tộc cần phải được phân biệt rõ ràng… “Chủng tộc” không phải là một hiện tượng sinh học, mà là một ngộ nhận xã hội. Ngộ nhận chủng tộc đã gây ra tác hại kinh khủng cho loài người và xã hội. Trong những năm gần đây, nó đã gây ra sự hủy diệt nặng nề với sinh mạng con người, gây ra những khổ đau không thể tả xiết.

Paul Giran phân tích tâm lí dựa trên đặc điểm nhân chủng học, môi trường sống và địa lí, nghe thì tưởng toàn diện nhưng thực chất diễn giải của ông rơi vào những suy diễn quá đà. Nhãn quan thực dân đã khiến nghiên cứu của ông từ “Tâm lí người An Nam” biến thành những đặc điểm “kém cỏi” của dân tộc An Nam và bao biện cho quá trình cai trị thực dân.

Paul Giran bắt đầu bằng những đặc điểm nhân chủng học (“sọ ngắn”), nguồn gốc chủng tộc (da vàng, Ấn Độ – Mông Cổ), ông nhiều lần nhắc lại việc lai giống giữa Trung Hoa, Mã Lai và An Nam, môi trường tự nhiên hơi nóng và ẩm. Từ những đặc điểm ấy, tác giả nhanh chóng tiến tới một kết luận khái quát, chủ quan, cảm tính và được nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm: cảm tính yếu ớt, vô cảm, dửng dưng, không nổi trội về trí tượng tưởng hay sự cao cả của tinh thần.

Người An Nam sống trong môi trường khí hậu nóng, theo ông, điều này kích thích các dây thần kinh đến cùng kiệt, kích hoạt lưu thông máu và đốt cháy động vật.

Chính nguồn gốc thể chất kết hợp vớii ảnh hưởng xấu của khí hậu làm tiêu hao nhanh chóng một con người.Theo Paul Giran, tính dửng dung, bình thản, vô cảm, tàn ác lạnh lùng và vô ý thức, thiếu trí tưởng tượng, trí tuệ trung bình là tổng hòa làm nên tâm hồn của chủng người da vàng.

Bằng chứng đầu tiên cho sự dửng dung này, tác giả dẫn ra việc người An Nam lúc bấy giờ không có bất kỳ sự tiến bộ, sự tinh tế nào trong cách ăn uống. Họ chỉ tập trung vào việc thỏa mãn những gì cấp thiết nhất: cơn đói. Ông cũng không đi sâu vào tự hỏi liệu “cơn đói” này xuất phát từ đâu?

Hầu như tất cả mọi thứ đều có thể ăn được: ếch, chuột, dơi, rắn, thịt, rau củ hoặc thực phẩm bị hư hỏng. Trong chợ, người bán có hai loại giá: một cho hàng tươi, cái còn lại, giá thấp hơn, cho những thứ được bày ra những ngày trước đó.

Gia vị sử dụng kèm là nước mắm, theo tác giả là “hương vị và mùi của hỗn hợp này rất kinh khủng đối với người Âu”. Nhãn quan thực dân và tâm thế coi người da trắng là thượng đẳng, lấy mình làm chuẩn mực đã khiến nghiên cứu của Paul Giran đâm màu sắc chủ quan và những định kiến sai lầm.

Sự dửng dung của người An Nam còn được thể hiện ở sự thiếu tiện nghi về nhà ở và trang phục. Nhà thường được dựng bằng tre và lợp tranh, vô cùng đơn sơ, bẩn thỉu khi mà nơi sinh hoạt của gia đình gần với những con lợn hoặc gia cầm được thả rông, hoàn toàn tự do; một cái ao gần đó và cũng là hồ bơi, là nơi trồng cải xoong lẫn hố ủ phân…

Người An Nam sống cũng rất an phận, với sức cam chịu phi thường, họ chịu đựng những trận đòn tàn khốc nhất của số phận. Không gì có thể làm xáo trộn sự bình tĩnh không hề lay chuyển của họ: kể cả có trút lên họ những nhục hình đau đớn.

Từ những phân tích về mặt tính cách của người An Nam xuất phát từ gốc gác và môi trường sống, tác giả đã nhận định rằng, tâm hồn người An Nam rất khắc nghiệt, ở họ:

“Vắng mặt gần như hoàn toàn cái cảm giác ngượng ngùng và thiếu lòng vị tha nơi người An Nam: cảnh tượng một người khỏa thân không hề khơi dậy nơi họ bất cứ ý tưởng xấu nào, họ không thể đồng cảm với nỗi đau hay sự thống khổ của người khác”.

Ngôn ngữ – Tiếng Việt bị ví như cái khung kìm hãm trí tuệ, đơn âm tiết, đa âm điệu, sử dụng những từ bất biến, không chủ từ biến tổ, không biến cách hoặc chia thì; nghĩa thì luôn cụ thể, đặc biệt, gần như không bao giờ trừu tượng, tổng quát:

Sự nghèo nàn của ngôn ngữ biểu thị sự bần cùng của tư tưởng; ít ý, ít lời; và một lần nữa những từ hiếm này chỉ tạo thành những mô ta rất không hoàn hảo về các đối tượng mà chúng áp cho; nghĩa của chúng vẫn còn mơ hồ và thiếu chính xác

Tác giả cho rằng chính những “khuyết điểm” của ngôn ngữ này khiến chúng ta không thể đạt tới tầm tư duy triết học mà chỉ có thể tổng hợp kinh nghiệm thực tế, tư duy đơn giản.

Không thể khẳng định tất cả những nhận định của Paul Giran về dân tộc An Nam là sai, tuy nhiên, sự phân biệt, coi thường văn hóa An Nam của ông rất nặng. Theo ông, những biểu hiện của văn hóa An Nam, biểu hiện của một nền văn hóa khác mình là đặc trưng của những nền văn minh dã man, sơ khai, kém phát triển. Điều này, hiện nay chúng ta có thể khẳng định là hoàn toàn sai lầm.

Đây cũng là điều đáng lưu ý với người đọc: trong bối cảnh hôm nay, cách thức và mục đích khảo cứu của P. Giran sẽ trở nên rất lạc lõng vì giới khoa học nhân văn đang và sẽ cho rằng, không bao giờ có sự cao, thấp, hơn, kém mà chỉ có sự đa dạng và khác biệt ở mỗi nền văn hóa, văn minh dân tộc mà thôi.

Về cơ bản, nếu loại bỏ sự phân biệt chủng tộc, bài ngoại, cổ xúy chủ nghĩa đế quốc và thuyết ưu sinh da trắng, thì cuốn sách của Giran hầu như sẽ không còn lại gì. Những gì bạn có thể tìm hiểu được là dữ kiện lịch sử về một thời đại dã man của thế giới khi mà chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, thực dân, dân tộc thượng đẳng vẫn còn được chấp nhận công khai. Nếu bạn muốn đọc cuốn sách này, hãy đọc nó để tìm hiểu về tâm lí cai trị, đọc để đảm bảo rằng bây giờ và mãi sau này nữa không còn cơ hội cho những tư tưởng này thống trị thế giới.

Review chi tiết bởi Dương Phương Anh

Mua sách Tâm Lý Người An Nam ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tâm Lý Người An Nam” khoảng 53.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tâm Lý Người An Nam Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tâm Lý Người An Nam Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tâm Lý Người An Nam Fahasa” tại đây

Đọc sách Tâm Lý Người An Nam ebook pdf

Để download “sách Tâm Lý Người An Nam pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

3 Replies to “Tâm Lý Người An Nam”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *