Đối Diện Cuộc Đời
Giới thiệu sách Đối Diện Cuộc Đời – Tác giả Jiddu Krishnamurti
Đối Diện Cuộc Đời
Cuốn sách tập hợp một số đoạn nhật ký, các bài nói chuyện của Jiddu Krishnamurti trong gần 60 năm cuộc đời diễn giảng của ông. Trong số các vị đạo sư tâm linh xưa nay thì có thể xem Krishnamurti là con người quyết liệt nhất khi nói về điều được mệnh danh là chân lý, là sự thật. Nghe tiếng ông là người minh triết và giác ngô, nhiều người tìm đến xin nghe ông giảng thuyết về chân lý, nhưng không ít người thất vọng. Lý do giản đơn là ông không chịu nhượng bộ, đưa ra những lời đạo lý chung chung hay đưa ra những lời an ủi khích lệ thông thường, ngay cả đối với người bệnh đang nằm chờ chết hay với cha mẹ đang khổ đau vì mất con. Vì đối với ông, một nửa mẩu bánh mì còn là bánh mì, nhưng một nửa sự thât không phải là sự thật.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Đối Diện Cuộc Đời
- Công ty phát hành: Phương Nam
- Tác giả: Jiddu Krishnamurti
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Phương Đông
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 488
2. Đánh giá Sách Đối Diện Cuộc Đời
Trong sách này, lời của Jiddu Krishnamurti luôn có chất văn mỹ đi trước và triết lý đi sau. Trong bất cứ luận đề nào ông đề cập (hoặc là người ta hỏi ông, hoặc là ông tự biện) đều khởi đầu bằng sự khoản đãi cho chính bản thân và tâm hồn của ông trước: đó là sự tận hưởng trần thế qua từng chi tiết nhỏ vụn vặt, mà ông đã khuếch đại trái tim mình lên để làm chúng trở nên mỹ miều đến bất ngờ, từng âm thanh màu sắc quen thuộc nhưng lại biểu cảm rất bất ngờ, vì chúng quá quen thuộc, nên người ta không biết chúng đẹp.
Triết học của ông giống và không giống với triết học (hay chăng nó vốn là bản chất sẵn sàng phủ định và thâu nạp cái quy luật của Triết Học). Một mặt nó truy cầu nguồn gốc, bản chất và chân lý của hiện sinh, mặt khác nó lại bảo người ta nên đi con đường hiện sinh của riêng chính mình, bởi nếu những gì đạt được từ sự đi chung với nhau, từ giáo đoàn, giáo hội đều không phải và không thể là chân lý. Triết học của ông như con thuyền, ông chỉ đưa khách sang bờ, hành trình còn lại người khách ấy phải tự đi cho riêng mình, không có con đường hay lối mòn nào cả. Bản thân ông là người đưa đò, và cũng là người phiêu lãng trên bước đường Triết Học. Người ta sẽ hỏi ông đang đi đâu, ông làm gì, và họ có thể theo bước chân ông được không. Ông đơn giản nói cho họ hiểu rằng con đường họ đang đi cũng ý nghĩa như con đường của chính ông, và họ cần nhận ra điều đó.
Review sách Đối Diện Cuộc Đời
Trước hết là về tác giả Jiddu Krishnamurti, lời dẫn nhập của dịch giả nói rằng ông có một trí huệ phi thường, mệnh danh là “thầy của các vị thầy”, một vị Phật của thế kỷ XX,… Và càng đọc sâu, càng thấy rõ những điều đó.
Điều đặc biệt trong những thuyết giảng của Krishnamurti là ông không trích dẫn một danh nhân, một giáo lý nào, tất cả những gì ông nói là của chính ông, và chính điều đó làm nên cái vĩ đại. Mình bị thu hút bởi tư tưởng của ông về việc phải giải thoát tâm khỏi mọi ràng buộc, trong đó có truyền thống, tôn giáo, kiến thức, cả quá khứ,… Cái được mệnh danh là Chân lý, Sự Thật, cái Thiêng Liêng, Thượng Đế,… hay bất cứ tên gọi nào mà người ta gán cho nó (thật ra cũng không quan trọng), lờ mờ xuất hiện trong quá trình tìm hiểu những điều mà các bậc giác ngộ đã thấy.
Tất nhiên, ngôn từ không thể cho mình thực tại, nhưng qua đó ta có thể nghi ngờ về sự tồn tại của một cái gì đó được mệnh danh là “nằm ngoài ngôn từ và nhận thức”. Con người vận hành trong tư tưởng, trong suy nghĩ, và chính điều đó một mặt gầy dựng thế giới này phát triển, một mặt cũng gieo rắc đau khổ cho cá nhân và toàn nhân loại. Cho nên, hiểu được cách vận hành của tư tưởng là một điều cực kỳ quan trọng, thấy được tư tưởng là nhân tố của sự suy đồi bên trong cũng như bên ngoài, và lúc giờ thiền định – không theo nghĩa là ngồi và thở và tập trung như ông quan niệm – nghĩa là giải phóng tâm khỏi mọi cái đã biết trở nên quan trọng. Vừa qua chỉ là một số ít vấn đề mình đề cập đến trong những bài nói chuyện của ông, ngoài ra còn rất nhiều triết lý sâu sắc khác, những điều không thể tiếp thu nổi nếu người đọc không có một tâm hồn dò tìm và khát khao muốn thấu hiểu mình, thấu hiểu cuộc sống.
Nói chung đây là quyển sách hơi khó nhai, so với một tác giả gần gũi là Eckhart Tolle. Mình được đọc bộ sách của Eckart Tolle và thấy quan điểm của Tolle trước khi biết đến Krishnamurti, lúc giờ chỉ nghe Tolle nhắc đến trong một trong cách quyển sách của ông. Nhưng theo ý kiến của mình, thoạt đầu đọc thấy giáo pháp của Krishnamurti sâu sắc và khó hiểu vô cùng – vì đã quen với lối giải thích đơn giản và mang phong vị phương Tây của Tolle, mặc dù cả hai đều nói về những vấn đề chung như tư tưởng con người, nội tâm, thiền định, tĩnh lặng,… nhưng nếu đã cảm nhận được Krishnamurti thì có lẽ bạn sẽ thấy ông ở một đẳng cấp hoàn toàn khác so với các triết gia khác.
Dưới đây là những đoạn trích trong ‘Đối diện cuộc đời’ – Krishnamurti, chúng ta suy ngẫm nhé:
“Hợp tác với nhau vì sự sợ hãi hay vì mong được tuyên dương không phải là hợp tác. Sự hợp tác đến một cách tự nhiên và dễ dàng khi chúng ta yêu thương những gì mình đang làm; khi đó hợp tác là một điều vui sướng” – tr. 72.
“Khi hành động xuất phát từ sự thất vọng hay từ lòng ham muốn quyền lực thì dù hành động có xuất sắc đến mấy, hệ quả của nó cũng chỉ là sự rối loạn và sẽ tạo nên đau khổ. Hành động vì thương yêu thì không phiến diện, không mâu thuẫn hay chia cắt; nó có một hệ quả toàn phần, trọn vẹn” – tr.73.
“Có cái thôi thúc phải rập khuôn và cũng có cái thôi thúc được tự do. Dù hai cái xem ra không giống nhau, nhưng phải chăng chúng thực ra giống nhau một cách cơ bản hay không? Nếu chúng cơ bản là giống nhau thì sự theo đuổi cái tự do của bạn là vô ích, vì bạn chỉ đi từ cái khuôn mẫu này qua khuôn mẫu khác, một cách vô tận. Không có qui định nào là lịch sự hơn hay tôt đẹp hơn, mọi khuôn mẫu đều là khổ não. Lòng khao khát được vẫn là hay không còn là, lòng khao khát đó là nhân tố ấp ủ mọi qui định và điều cần hiểu ngộ chính là lòng khao khát này” – tr. 84.
“Cái được làm sống lại không phải là cái sinh động, cái mới; đó chỉ là ký ức, một thứ đã chết, và anh không thể thổi sự sống vào trong cái đã chết. Sống lại và sống trong ký ức chỉ là sự nô lệ của sự tự kích thích, và một cái tâm mà lệ thuộc vào sự kích thích, dù ý thức hay không ý thức, thì chắc chắn sẽ cùn nhụt và trở thành vô cảm. Làm sống lại chỉ là kéo dài thêm sự thất vọng. Quay về quá khứ đã chết trong cơn khủng hoảng đang xảy ra là đi tìm một khuôn mẫu để sống, điều này chính là sự hủy hoại” – tr.89.
“Một cuộc sống hội nhập và hành động chính là sự giáo dục. Sự hội nhập không xảy ra bằng cách tự ghép mình vào một khuôn mẫu, dù đó là khuôn mẫu của chính mình hay của người khác. Sự hội nhập xảy ra khi ta thấu hiểu nhiều loại ảnh hưởng tác động lên tâm; khi có ý thức về chúng mà không bị chúng trói buộc.
Cha mẹ và xã hội thường tác động lên trẻ con bằng sự gợi ý, bằng những mong ước cũng như cưỡng bách tế nhị không nói hẳn ra lời, bằng cách lặp đi lặp lại các niềm tin và giáo điều. Giáo dục là giúp trẻ con ý thức về tất cả những ảnh hưởng này với tất cả tác động nội tại và tâm lý của chúng, giúp trẻ con hiểu ngộ mọi cách thức làm con người bị thẩm quyền chi phối, giúp trẻ con không bị ràng buộc trong mạng lưới xã hội.
Giáo dục không chỉ là truyền đạt cho một thanh niên những cách kiếm được một nghề, mà giúp cho người đó tự phát hiện ra mình yêu mến những gì; lòng yêu thương này không thể có nếu người thanh niên chỉ đi tìm sự thành công, tiếng tăm hay quyền lực. Phải giúp trẻ con hiểu biết, đó mới là sự giáo dục.
Tự biết mình chính là giáo dục. Trong giáo dục không có thầy giáo lẫn điều được dạy dỗ, chỉ có sự học vấn; nhà giáo dục cũng như học trò, cả hai đều là sự học vấn. Sự tự do không có chỗ bắt đầu lẫn chấm dứt, vô thủy vô chung; hiểu như thế chính là giáo dục.” – tr. 111.
“An ủi là một việc, sự thật là một việc khác; cái này dẫn đi xa khỏi cái kia. Nếu bạn đi tìm sự an ủi, bạn có thể thấy nó trong những lời giải thích, trong một thứ thuốc ngủ hay trong một niềm tin; nhưng nó chỉ tạm thời chốc lát, rồi không sớm thì muộn bạn lại bắt đầu. Liệu đi tìm như thế, bạn được an ủi gì chăng?” – tr. 132.
“Nếu nguyên nhân và hệ quả cứng đờ thì tương lai đã bị quy định sẵn rồi; và nếu thế thì con người không có tự do, thì con người đã bị buộc chặt trong một khe rãnh đã bị quy định sẵn” – tr. 135.
“Nếu nhảy đến chụp một kết luận và bắt đầu suy tư từ kết luận đó, điều này sẽ ngăn cản sự hiểu ngộ và mọi phát hiện khác” – tr. 138.
“Hành động vì lòng yêu thương là vô sở cầu, tất cả mọi hành động khác thì có” – tr. 139.
“Tâm của chúng ta đã được tận tình khuyên bảo là hãy lấp đầy trái tim bằng những điều của trí óc… thế nên trái tim bị khoét rỗng và trí năng thì ngày càng thêm xảo quyệt” – tr. 181.
“Xã hội có lành mạnh không để mỗi người nên trở về với nó? Hay là chính xã hội thúc đẩy thêm làm cho mỗi người hết lành mạnh? Dĩ nhiên là cái không lành mạnh phải được làm sao để trở thành lành mạnh, điều đó khỏi nói; nhưng tại sao cá thể phải tự điều chỉnh mình cho hợp với một xã hội không lành mạnh?” – tr. 191.
“Có một sự khác biệt khổng lồ giữa học hỏi và được dạy dỗ. Học hỏi thì đi xuyên suốt cuộc đời, còn được dạy dỗ thì chỉ vài giờ hay vài năm – và sau đó bạn sẽ lặp lại những gì được dạy cho suốt cả cuộc đời. Những gì bạn được dạy sớm trở thành tro tàn mà cuộc đời lại là một cái gì sinh động, nên cuộc đời trở thành chiến trường của những nỗ lực vô vọng.
Các bạn bị ném ra ngoài đời mà không có được cái thoải mái hay ung dung để thấu hiểu nó; trước khi bạn biết điều gì về cuộc đời thì bạn đã nằm trọn trong đó mất rồi, đã lập gia đình, đã có nghề nghiệp, đã nằm trong tiếng la hét không chút thương tiếc của xã hội rồi. Ta phải học về cuộc đời từ thời còn non trẻ, không phải trong giai đoạn cuối; khi ta đã lớn lên rồi thì hầu như quá muộn.
Bạn không biết cuộc đời là gì sao? Nó bắt đầu từ lúc bạn vừa sinh ra cho đến lúc bạn chết và có lẽ sau đó nữa. Cuộc đời là một tổng thể to lớn, phức tạp; nó giống như một căn nhà mà trong đó mọi sự đều xảy ra tức khắc. Bạn yêu ghét; bạn tham lam thèm muốn, đồng thời bạn lại thấy mình không nên thế. Bạn có nhiều ước vọng và cũng có thành công hay thất bại; chạy theo nó vì lo âu, sợ hãi và lòng nhẫn tâm; và không sớm thì muộn bạn sẽ có cảm giác tất cả chỉ là phù phiếm… Đó là cái mà ta gọi là cuộc đời: triền miên tranh chấp và phiền não, thỉnh thoảng có một chút niềm vui.” ( tr. 227 – 228).
“Lòng yêu thương hàm ý rằng, kẻ được yêu thương phải được tự do hoàn toàn để lớn lên với tràn trề nội tâm của nó, phải là một cái gì to lớn hơn một cỗ máy của xã hội. Lòng yêu thương không thúc ép, dù thúc ép công khai hay bằng một sự đe dọa tinh tế nào đó như trách nhiệm và bổn phận. Nơi nào có sự thúc ép hay sử dụng quyền hành, nơi đó không có lòng yêu thương” – tr. 231.
“Chúng ta trọng vọng nể nang những người có quyền, các người lãnh đạo, vì trong bản thân chúng ta cũng có sự thèm khát quyền lực và địa vị, cũng có cái ham muốn được điều khiển và phán truyền” – tr. 272.
“Nếu ông nhận thức được con đường mình đã đi là sai – không bằng cách so sánh với một cái gì khác, không vì đánh giá hay do thất vọng, cũng không phải vì đạo đức xã hội phê phán, mà vì tự nó là sai – thì bản thân sự nhận thức đó đã là ý thức về cái đích thực. Ông không cần phải theo cái đúng mà chính cái đúng giải thoát ông ra khỏi cái sai” – tr. 274.
“Muốn tìm chân lý hay Thượng đế ta không được phép có lòng tin lẫn không có lòng tin. Người tin cũng như người không tin, cả hai đều không tìm ra chân lý, vì tư tưởng của họ đã bị định hình bởi sự giáo dục, bởi môi trường xung quanh, bởi nền văn hóa và bởi chính niềm hy vọng cũng như sự lo âu, bởi niềm vui thích lẫn phiền não của họ. Một tâm thức mà không giải thoát khỏi những ảnh hưởng qui định lên mình thì không bao giờ tìm được chân lý, dù cho nó rất muốn.
Một tâm thức lo âu, ham muốn, thích chiếm hữu, làm sao có thể phát hiện được một cái gì nằm cao hơn hó? Nó chỉ tìm thấy những gì do bản thân nó chiếu hiện ra, chỉ tìm thấy những hình ảnh, niềm tin và những kết luận mà trong đó nó bị giam cầm. Muốn tìm kiếm chân lý, điều gì là sai trái, tâm phải được tự do. Tìm kiếm Thượng đế mà chưa biết bản thân mình thật là một điều vô nghĩa. Tìm kiếm với một dụng tâm là không tìm kiếm gì cả.
Nếu có dụng tâm trong lúc tìm kiếm thì mục đích của sự tìm kiếm là điều đã biết. Khi đau khổ, ông kiếm hạnh phúc; khi đó thì ông đã ngưng sự tìm kiếm rồi vì ông nghĩ mình đã biết thế nào là hạnh phúc.
…Khi tâm không dụng công, khi nó tự do, không bị thúc đẩy bởi một sự ham muốn nào, khi nó hoàn toàn tĩnh lặng, thì lúc đó có chân lý. Ông không cần tìm kiếm nó; ông không thể theo đuổi nó, không thể chào mời nó. Nó tự tới.” ( tr. 275 – 276).
Mua sách Đối Diện Cuộc Đời ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Đối Diện Cuộc Đời” khoảng 101.000đ đến 108.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đối Diện Cuộc Đời Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đối Diện Cuộc Đời Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đối Diện Cuộc Đời Fahasa” tại đây
Đọc sách Đối Diện Cuộc Đời ebook pdf
Để download “sách Đối Diện Cuộc Đời pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
Nội dung sách ý nghĩa