Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Giới thiệu sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi – Tác giả Shin Kyung Sook

Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Bất hạnh làm sao con người sống trên mặt đất đều không thể dễ dàng giải phóng mình khỏi trọng lực của trái đất để sống bay bổng nhẹ nhàng.

Cuộc đời yêu cầu chúng ta mỗi phút giây đều phải đưa ra những quyết định và hy sinh khó khăn… Chỉ cần cuộc sống không ngừng biến đổi thì niềm hy vọng của chúng ta cũng sẽ không bao giờ biến mất. Vì thế lời cuối cùng, tôi muốn nói với các em. Hãy sống. Hãy yêu, hãy đấu tranh, hãy phẫn nộ, hãy buồn chán và hãy sống trong cuộc sống này, cho đến tận hơi thở cuối cùng của các em.

Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi
Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi
  • Công ty phát hành: Nhã Nam
  • Tác giả: Shin Kyung Sook
  • Kích thước: 14 x 20.5 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 368
  • SKU 2510465211647

2. Đánh giá Sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Đánh giá Sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi
Đánh giá Sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

1 Lúc đầu mình nghĩ là một tác phẩm về tình yêu nhưng lúc đọc mới biết là còn về cả tình bạn và cả xã hội Hàn ngày trước. Một nỗi buồn từ trang đầu tiên tới dấu chấm câu cuối cùng. Mình sẽ đọc lại nó vào một ngày mùa đông.

2 Mình cực kì thích cuốn này. Nội dung khá sâu sắc và bất ngờ, cốt truyện về tuổi trẻ không mới nhưng rất đặt biệt. Truyện đang xen giữa lời kể và những dòng nhật kí của nhân vật. Ban đầu đọc hơi khó nắm bắt nhưng về sau mình thấy cách diễn đạt này rất ấn tượng. Chuyện tương đối trầm lắng và có phần u uất.

3 Sách có cốt truyện hay, tác giả dùng ngôn từ rất thu hút, đọc mãi ko chán. tuy nhiên ở phần cuối cốt truyện diễn ra quá nhanh khiến truyện ko còn mạch lạc và hay như phần đầu.

4 Văn phong của văn học Hàn Quốc cũng khá là giống Nhật Bản, nhẹ nhàng nhưng ám ảnh và đầy ý nghĩa. Từng nhân vật trong câu truyện đã được tác giả khắc họa một cách chân thực, sâu sắc và có tính cách của riêng mỗi người. Đa phần các nhân vật khá là rụt rè, nội tâm và không quá quan tâm đến thế giới bên ngoài, họ hài lòng với những gì mình đang có và chẳng bao giờ đòi hỏi gì. Tác giả đã xây dựng cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc và ở đâu đó phảng phất những nỗi buồn trong từng câu chữ. Cái hay ở tác phẩm này đó chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng tài tình của tác giả, bà như khoác những bộ áo cánh cho từng nhân vật, không qua rực rỡ nhưng cũng không dễ gì quên được những khuôn mặt đó.

5 Đây là một cuốn văn học Hàn Quốc, và nói làm tôi nhớ đến Rừng Na Uy một chút (vì nội dung), nhớ đến Giá đâu đó có người đợi tôi một chút (vì cái tựa). Tôi mua cuốn này tình cờ, vì gặp nhiều, vì cái tên, và vì nó gợi nhớ đến một cuốn (hình như cũng văn học Hàn, Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy). Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi, là một câu chuyện về tuổi trẻ, trong đó gần như tất cả các nhân vật đều trẻ, đều đang độ tuổi hai mươi, gặp nhau trong trường đại học và chia sẻ với nhau những tháng ngày buồn thảm nhiều hơn vui vẻ, nhưng đáng giá. Tuổi trẻ rực lửa theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, với một cái chết tự thiêu cho lý tưởng, cho tình yêu, và những vụ mất tích chỉ được nhắc qua nhưng ám ảnh. Có cả những cuộc biểu tình tràn qua thành phố, và những lần tụ tập bạn bè lang thang. Có những bữa ăn chung, có một vài ngôi nhà không người ở, và một con mèo điếc mang tên một nhà thơ nữ. Có văn chương và sách vở. Có trường nghệ thuật và một cô gái rất bình thường – không giống chút nào với sinh viên trường nghệ thuật. Trong cuốn sách, có gần như tất cả tuổi trẻ của tôi và của những người tôi yêu mến nhất. Ôi tuổi trẻ. Đọc xong thì, tôi thấy, quả không hổ danh là sách của một nhà văn lớn châu Á (như cái bìa giới thiệu). Một cuốn sách hay, cho những ngày tuổi trẻ.

Review sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Review sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi
Review sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi

Khúc Ca Về Sức Mạnh Của Mối Quan Hệ Gia Đình

Đây là quyển sách đầu tiên mà tôi đọc của Shin Kyung Sook, mặc dù lúc đó cô đã rất nổi tiếng tại Việt Nam qua quyển “Hãy chăm sóc mẹ”. Nhưng điều khiến tôi chọn quyển sách này, trong vô số quyển sách có tại nhà sách Phương Nam gần ngôi chợ Đà Lạt lúc đó, không hề dính dáng gì đến sự nổi tiếng của Shin Kyung Sook.

Tôi chọn sách này mang theo trong hành trình bất chợt của mình vì lời văn ở những trang đầu tiên quá đẹp, quá đỗi khiến người ta rung động đến độ không thể bỏ qua. Và càng đọc, tôi càng tự hỏi, vì sao quyển sách có thể sánh với Rừng Nauy thế này dường như lại ít được giới thiệu. Hay vì nó được giới thiệu ở đâu đó mà tôi không hề hay biết? Có thể là vậy chăng?

Là quyển tiểu thuyết thứ 7 của Shin Kuyng Sook – “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” chọn một chủ đề tương tự như Rừng Na Uy của Haruki Murakami, chỉ khác bối cảnh của nó diễn ra ở Hàn Quốc, những năm 80. Và một lần nữa, người ta trông thấy nỗi buồn, sự hoang mang đan xen niềm tin yêu, khát vọng, ngây thơ của tuổi trẻ. Tất cả được thể hiện một cách vẹn toàn và rực rỡ qua giọng kể mang đậm tính hướng nội của nhân vật tôi trong truyện.

Câu chuyện của “Ở đâu đó có điện thoại gọi tôi” bắt đầu một cách nhẹ nhàng, như một viên sỏi nhỏ ném xuống mặt hồ phẳng lặng, một cú điện thoại từ nơi nào gọi đến cho nhân vật “tôi”. Cú điện thoại bắt nguồn từ anh, một người tám năm không gặp, để báo cho cô biết người thầy mà họ từng thân thiết thời sinh viên giờ sắp qua đời.

Cú điện thoại gợi lại cho nhân vật tôi những gì đã chìm sâu dưới mặt hồ. Rồi mỗi lúc kí ức mỗi về tràn về một cách chân thực. Để rồi người đọc đắm chìm trong những kỉ niệm sâu sắc của nhân vật tôi: “Vào lúc đó, ở nơi đó, nếu không gặp được họ, tôi làm cách nào trải qua những ngày tháng ấy đây?”

Tôi, người kể nên câu chuyện của mình là một cô gái cô phần nào cô độc, mang trong mình nỗi day dứt vì không được sống cùng người mẹ đang bệnh nặng của mình. Cô đến thành phố, ở nhà chị họ, học một trường nghệ thuật, ở trong một căn phòng tự tay dán kín cửa sổ.

Ở đó, cô gặp anh, con người chín chắn, ấm áp và trông thấy cô giữa trăm ngàn người, thấy vẻ đẹp bên trong ẩn sâu sự chật vật của cô.

Ở ngôi trường nghệ thuật đó, cô gái nhỏ gặp người thầy gầy gò mà hiền từ, người đã đặt ra câu hỏi cho vô số sinh viên hay cho chính mình: trong thời đại này thì nghệ thuật có thể làm gì?

Cũng tại nơi đó, trong thời thanh xuân cô gặp cô gái xinh đẹp ấy, cô gái luôn tự giấu đi đôi tay bị thiêu cháy.

Và thanh xuân của cô, có một cậu bạn thầm thích cô, cậu bạn trong quân ngũ viết cho cô những bức thư đầy nhiệt huyết tuổi trẻ. Cuối cùng, sự ra đi của cậu không lời giải thích.

Cùng nhau trải qua thanh xuân trong niềm dự cảm “sẽ không có ngày nào diễn ra hai lần”, trong những ngày xã hội hoang mang, đầy những cuộc biểu tình và biến động.

Họ chỉ cùng nhau ăn cơm, đi bụi, lắng nghe nhau và kể chuyện, trong lúc lòng mỗi người đều âm ỉ sóng ngầm.

Họ đã tìm thấy nhau. Rồi đánh mất nhau. Như bao câu chuyện đời thường khác. Mà sự tìm thấy và đánh mất đó mang ý nghĩa đích thực của cuộc đời.

Shin Kyung Sook đã chinh phục người đọc qua giọng văn như rút ruột của mình, tuy nhiên trong quyển tiểu thuyết này, khả năng viết và kiến tạo câu chuyện của cô đã vượt qua được lối “tự sự cá nhân”, phát triển thành một thế giới riêng hoàn chỉnh, trở thành một câu chuyện của chính nó, chứ không còn là một câu chuyện của tác giả.

Sự đánh mất và tìm thấy của câu chuyện mang ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Như người ta cô độc để mạnh mẽ, đánh mất để tìm thấy, đó là những điều mà người ta phải dùng thanh xuân của mình để trải qua.

Những trích đoạn hay trong tác phẩm

Thuộc tính của ký ức chính là chỉ nhớ thứ mình muốn nhớ. Hình ảnh mà ký ức gợi lại xen lẫn trong cuộc sống của chúng ta, bởi vậy đừng bao giờ tin ký ức của ta hay của ai đó là chuyện thực đã xảy ra. Nếu có người khăng khăng nhấn mạnh rằng Tôi đã nhìn thấy tận mắt, thì ta biết trong lời nói ấy trộn lẫn cả niềm hy vọng của chính người đó, và trái tim anh ta cất giấu mong muốn coi đó là sự thật.

Tôi từng cho rằng việc hiểu rõ về nhau và cùng nắm giữ một bí mật nào đó, sẽ làm cho mối quan hệ thêm gắn bó. Tôi cũng từng vì muốn làm thân với một người mà thổ lộ cả những bí mật không thể nói.Để rồi đến ngày hôm sau, chứng kiến cái bí mật quý giá mà mình vốn chỉ cất giữ trong tim ấy bỗng chốc được truyền từ miệng người này sang miệng người khác, tôi đã thấy vô cùng mất mát.Tôi đã nghĩ rằng, biết đâu việc thổ lộ tấm lòng với một ai đó, không làm chúng ta trở nên thân thiết hơn, mà chỉ khiến bản thân khó xử.Biết đâu để trở nên gần gũi với một ai đó, ngược lại chỉ cần cùng đồng cảm trong yên lặng mà thôi.

Tôi nghĩ rằng: Thời khắc đau khổ nhất của con người là khi không có ai để nghĩ tới.

Giá như có ai hứa với mình thì tốt biết mấy. Rằng không có việc gì là vô nghĩa. Giá như có điều gì đó như là lời hứa để tin thì tốt biết mấy. Rằng sau quãng thời gian khủng khiếp, bất an, cô độc vì bị ruồng bỏ, sẽ có sự thay đổi nào đó…

Mua sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi” khoảng 55.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi Fahasa” tại đây

Đọc sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi ebook pdf

Để download “sách Ở Đâu Đó Có Điện Thoại Gọi Tôi pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *