Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

Giới thiệu sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út – Tác giả Nghiêm Hương

Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

Cuốn sách là tự truyện của một người phụ nữ đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út với mong muốn đổi đời với lời hứa hẹn từ trung tâm. Chỉ đến khi đặt chân đến đất nước Ả Rập cô mới nhận ra mình bị lừa, phải làm giúp việc cho những gia đình đông người, bị bóc lột đến mức lao lực. Câu chuyện là một góc khuất về xuất khẩu lao động, cảnh tỉnh mọi người cần cảnh giác và tìm hiểu cặn kẽ khi quyết định đi ra nước ngoài kiếm sống.

Trích đoạn:

“Người đó túm lấy tôi một cách thô bạo đẩy vào phòng và tống tôi ngã xuống tấm đệm bẩn thỉu thì tôi hiểu hết. Tôi đã sơ suất không khóa cửa sân thượng.

Ông ta ấn tôi xuống đệm rồi nhổm dậy bật đèn. Tôi tranh thủ vơ lấy điện thoại theo bản năng vì thật ra tôi chẳng thể gọi cho ai lúc đó. Nhanh như cắt ông ta giật điện thoại của tôi và quăng thẳng vào cái thùng cạnh tường. Tôi chống trả điên cuồng nhưng mặc kệ tiếng chửi rủa của tôi, tay ông ta lật tung váy tôi lên. May mắn thay hôm đó là một ngày lạnh âm độ nên tôi xỏ thêm cả quần jeans bó vào bên trong chiếc váy dài dày cộp thay vì chỉ một cái quần len như bình thường. Tôi rít lên: “Nếu ông mà tiếp tục, tôi sẽ cào nát mặt ông ra rồi ông tự đi giải thích với bà chủ nghe chưa?”. Mọi âm thanh đáp trả lại tôi lúc đó chỉ là tiếng thở và đôi mắt vằn lên của một con thú đã lên cơn. Tôi co người lại, ông ta quá khỏe còn tôi chỉ có những lớp áo len dày để chống cự. Vật lộn một hồi mà không thể lột được váy áo của tôi, ông ta bỏ cái áo khoác bằng lông cừu nặng trịch ra khỏi người rồi trần như nhộng, ông ta lăn xả vào phần dưới cơ thể tôi.

Không biết run rủi thế nào mà khóa quần kẹt cứng. Tôi nước mắt lưng tròng thở hổn hển, tay bịt mũi vì hơi thở thối khẳn của ông ta, tay giữ khóa quần. Rốt cuộc sau khi bóp chỗ kín của tôi đau điếng và không thể thọc được tay vào trong, ông ta bỏ cuộc, đứng lên cười nham nhở: “Chúc ngủ ngon. Huôn!”.

Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út
Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út
  • Công ty phát hành: Alphabooks
  • Tác giả: Nghiêm Hương
  • Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
  • Số trang: 196

2. Đánh giá Sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

Đánh giá Sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út
Đánh giá Sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

1 Cuốn sách lột tả sự thật trần trụi 1 phần của bức màn xuất khẩu lao động vùng Trung Đông, sự hà khắc của Hồi Giáo và lòng người nơi xứ lạ. Tôi đọc hết cuốn sách mất nữa ngày đến tận 3 giờ sáng mới ngũ. Thật lôi cuốn nhưng thật đau thương cho người xa xứ cũng đang chịu hoàn cảnh tương tự 🙁

2 Các tình tiết diễn ra rất nhanh và “mạnh” làm mình bị lôi cuốn theo nhịp đọc mà ko dừng lại được vì tò mò chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Đọc xong quyển sách mình có cảm giác như khi đã đọc cuốn “thép đã tôi thế đấy”, cảm thấy kinh ngạc về nghị lực và sức chịu đựng của con người. Có những lúc nhìn thấy bất công phẫn uất, tưởng tưởng cách mình phản khán, nhưng cuối cùng chẳng làm đc gì cả, mọi thứ cứ diễn ra trong sự bất lực của thực tế. Cuốn sách làm mình quý trọng cuộc sống hiện tại hơn. Rất nên đọc nhé mọi người.

3 Về giao hàng thì thực hiện khá nhanh so với thời gian dự kiến, sản phẩm được gói kỹ càng, khi nhận hàng thì sản phẩm nguyên vẹn không bị lỗi gì

Về sách thì nội dung mô tả khá chân thực về cuộc sống của chính tác giả trong thời gian ở Ả rập xê út. Nhìn chung sách có cái nhìn khác đúng về cuộc sống của những người lao động ở nước ngoài vì thật sự là kiếm tiền không dễ nên hãy trân trọng những gì mình kiếm được

4 Mình tình cờ xem chương trình có tác giả Nghiêm Hương nên đã quyết định đặt mua cuốn sách. Cảm ơn chị đã lên tiếng để phơi bày mặt trái của xuất khẩu lao động. Hy vọng sẽ được đọc thêm nhiều tác phẩm sách Việt hay như vậy

5 Nội dung sách phản ánh rất chân thật về cuộc sống của người lao đông Việt Nam ở Ả rập. “Nước mắt tôi cứ thế chảy lặng lẽ cùng với những lời nói nhỏ nhẹ của chị. Chúng tôi ngồi như vậy cho tới khi sương ướt hết tóc và lạnh tê dại mới quay về phòng. Chỉ còn gần hai tiếng nữa là tới giờ dậy để tiếp tục làm việc nhưng tôi không để ý đến sự mệt mỏi của mình. Mọi lời của Karen ám vào đầu tôi. Ở một thế giới mà mọi sự hiện đại của vật chất đều được cập nhật rất nhanh nhưng song song đó lại là sự mông muội đến mức hủ lậu về quyền bình đẳng giữa người và người. Có lẽ tôi phải tự tìm đường về chứ không thể đợi cho hết hai năm ở đất nước này được.” Cuốn tự truyện gây ám ảnh cho mình trong suốt những ngày qua vì câu từ gần gũi và sự miêu tả chân thực. Giống như nghe những lời tâm sự của một người bạn, cùng đọc và cảm nhận một góc nhìn khác của “xuất khẩu lao động” bên cạnh những chế độ đãi ngộ tốt, lương cao và môi trường làm việc tiên tiến mà ta vẫn hay thường nghe.

Review sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

Review sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út
Review sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út

Khi lên đường đến Saudi Arabia theo diện xuất khẩu lao động, tác giả Nghiêm Hương muốn tìm lại cân bằng sau ly hôn, nhưng đón chị nơi đất khách lại là “địa ngục trần gian”.

Vào năm 2014, Nghiêm Hương ly hôn ở tuổi 40. Để cân bằng lại, chị đến Saudi Arabia sau khi đọc mẩu quảng cáo xuất khẩu lao động không cần đặt cọc. Thủ tục nhanh và dễ dàng nhưng chị phải cam kết đền 3.000 USD nếu bỏ ngang.

Đến xứ người, Nghiêm Hương tưởng mình sẽ làm đầu bếp đúng như sở thích. Nhưng không, chị bị ép làm giúp việc cho nhiều gia đình. Cuộc sống khổ ải trong gần một năm được chị kể lại trong cuốn sách Đừng chết ở Ả Rập Xê Út. Thế giới sách kỳ này có cuộc trò chuyện với tác giả Nghiêm Hương.

Còn nhiều phụ nữ lao động bị chà đạp, bị bóc lột nhưng nếu người chủ trả tiền thỏa đáng, họ vẫn chấp nhận hoàn cảnh. Họ không kêu cứu được vì thấp cổ bé họng. Khi trở về nước, họ vẫn đau buồn. Họ kể lại câu chuyện với làng xóm nhưng không tạo được tiếng vang vì không cách nào kiểm chứng.

* Lên đường đến một đất nước xa lạ có phải là một quyết định bốc đồng của chị?

– Bản tính của tôi là thích phiêu lưu. Từ hồi trẻ đến giờ, tôi luôn chọn đi để giải thoát bản thân khỏi tình trạng bế tắc. Vậy nên, đi khỏi đất nước để tìm cân bằng sau hôn nhân đổ vỡ không phải là một quyết định bốc đồng mà chỉ là thói quen của tôi. Đó là cách tôi trốn chạy thực tại, khi bản thân quá bế tắc và không muốn ở lại một môi trường quen thuộc, gợi nhớ những kỷ niệm cũ.

* Nhưng chị hoàn toàn không lường trước sự mạo hiểm của chuyến đi?

– Riêng về chuyến đi này, tôi thừa nhận không tính hết những mạo hiểm, không có kế hoạch, không tìm hiểu về đất nước đó. Tôi cứ nghĩ đằng nào cũng chỉ có hai năm, sẽ nhanh thôi. Thậm chí, tôi không thông báo cho gia đình, không kể về những ngày tháng ở đó cho bất cứ ai. Đến khi cuốn sách này ra đời, mẹ tôi đọc được mới bật khóc vì thương con.

* Thói quen ít chia sẻ khó khăn có phải là lý do chị hạn chế tìm sự giúp đỡ từ Việt Nam khi lâm vào hoạn nạn ở Saudi Arabia?

– Tôi là người mà những gì thuộc về riêng mình tôi sẽ giữ kín. Đến khi tôi chia sẻ thì mọi việc đã giải quyết xong rồi. Món tiền 3.000 USD (gần 70 triệu đồng) lúc đó nằm ngoài khả năng của gia đình tôi. Tôi biết gia đình có muốn cũng không giúp được. Tôi có nhờ chồng cũ nhưng anh chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài mà không chứng minh được nhân thân nên cũng không giúp được.

Vì vậy, tôi quyết định xin ứng lương nhờ một chị người Philippines ở đây nộp giúp. Chị ấy giúp tôi một phần vì tiền, nhưng nếu không có lòng trắc ẩn thì không ai dám mạo hiểm như vậy. Trong cuốn sách, tôi không tái hiện hết được mối nguy hiểm khi sống bên đó. Sau này, tôi mới biết chị ấy bị tố cáo với chủ là đã giúp tôi nên phải quay về Philippines.

Không phải tố cáo mà là sẻ chia

* Chị so sánh cuộc sống ở Saudi Arabia như “đang trở lại thời nô lệ của Nghìn lẻ một đêm”, bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần. Chị lấy đâu ra sức mạnh tinh thần để sống và trở về?

– Người Saudi Arabia không cho phép người ngoại đạo đồng đẳng với mình về văn hóa, tri thức. Sống trong một môi trường như vậy, người giúp việc bị áp chế thì người chủ lại coi đó là lòng trung thành.

Tôi xác định mình phải thích nghi để tồn tại. Tôi nghe theo lời khuyên của một số người giúp việc đi trước để tự bảo vệ mình. Tôi đặt ghi âm điện thoại cả ngày lẫn đêm nên mới ghi được tiếng ông chủ vào bếp định cưỡng hiếp mình.

Nhưng tôi không muốn viết cuốn sách như một lời tố cáo, tôi muốn nó là sự chia sẻ trải nghiệm. Ngay cả quyết định nghe theo công ty môi giới để đến đất nước đó cũng là do chính mình. Tôi không muốn gọi hành vi của công ty đó là lừa đảo nhưng chắc chắn là một sự gian dối.

* Chị muốn nói với những người phụ nữ nghèo từ Việt Nam và các nước khác là họ còn có lựa chọn khác?

– Tôi không muốn áp đặt rằng bất cứ ai đi xuất khẩu lao động ở Saudi Arabia đều sẽ rơi vào hoàn cảnh như tôi. Tôi chỉ muốn họ đọc sách và cân nhắc. Còn nhiều điều kinh khủng hơn rất nhiều nhưng tôi không thể đưa hết vào sách vì chúng nằm ngoài sức tưởng tượng. Tại Việt Nam hiện nay, thông tin về xuất khẩu lao động sang Saudi Arabia vẫn còn rất ít ỏi. Tôi mong cuốn sách đến được tay những người cần đọc, chỉ tiếc là những phụ nữ này lại ít đọc sách.

Tôi chỉ sợ cuốn sách gây hiệu ứng tò mò và hiếu kỳ hơn là quan tâm thực sự.

* Tác động tích cực nhất của trải nghiệm nhớ đời này đối với chị là gì?

– Với tôi bây giờ, mọi áp lực công việc đều không là gì cả. Trước đây khi gặp vấn đề trong công việc, tôi rất dễ chán và bỏ ngang. Nhưng hiện tại, tôi hiểu mọi khó khăn đều có thể vượt qua.

Tủi cực và chết hụt

Chuyện xuất khẩu lao động của Nghiêm Hương bắt đầu vào ngày 5-11-2014 tại thành phố Ha’il ở phía tây bắc Saudi Arabia.

Trong sự ngỡ ngàng của bản thân, chị bị đẩy vào làm giúp việc cho một gia đình sống trong căn biệt thự bề thế nhưng có cách đối xử tàn tệ. Bên cạnh khối lượng công việc nặng nhọc là những quy tắc ràng buộc nặng nề đổ lên đầu người giúp việc, trong đó có việc phải quỳ xuống khi đưa thức ăn cho chủ. Sức chịu đựng của chị lên đến đỉnh điểm khi một lần bị ông chủ tìm cách hãm hiếp. Ý định của chủ không thành nhưng cũng đủ khiến chị hoảng loạn và tuyệt vọng. “Đầu óc tôi bấn loạn, ngay ngày mai tôi sẽ rời khỏi đây và trở về bằng mọi giá, tôi cảm thấy sắp thần kinh tới nơi” – Nghiêm Hương bộc bạch.

Thế nhưng, việc trở về Việt Nam từ nơi đất khách quê người không hề dễ dàng. Sau khi được đổi chủ, chị lại sa chân vào một nơi nguy hiểm khác, bị bà chủ căm ghét, nhốt và bỏ đói suốt hai ngày trong một căn phòng.

Chỉ trong hai tháng đầu ở đất khách, chị qua ba đời chủ và nếm trải vô số khổ ải. Trở về Việt Nam vào tháng 7-2015 sau chuyến đi kinh hoàng ấy, Nghiêm Hương thừa nhận với Tuổi Trẻ rằng chị suy sụp mất 2 năm mới vực dậy được.

Hiện tại, sau khi trở về từ biến cố, Nghiêm Hương đang có cuộc sống hạnh phúc ở Sài Gòn với một công việc tốt.

Mua sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út” khoảng 59.00đ đến 61.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út Fahasa” tại đây

Đọc sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út ebook pdf

Để download “sách Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Đừng Chết Ở Ả Rập Xê Út”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *