Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

Giới thiệu sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản  – Tác giả Greg McKeown

Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

Bạn đã bao giờ cảm thấy quá tải? Bạn đã bao giờ cảm thấy mình tuy làm việc hết sức nhưng không được trọng dụng? Bạn đã bao giờ thấy mình chỉ tập trung vào các việc nhỏ nhặt? Bạn đã bao giờ cảm thấy mình luôn bận rộn nhưng lại không đạt được hiệu quả? Nếu câu trả lời là “có” cho tất cả các câu hỏi này thì giải pháp chính xác dành cho bạn chính là hãy trở thành “Con người tối giản”.

Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản
Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản
  • Công ty phát hành: Alphabooks
  • Tác giả: Greg McKeown
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 319

2. Đánh giá Sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

Đánh giá Sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản
Đánh giá Sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

Cuốn sách này mình rất thích không phải bởi sự đồ sộ của nó, chỉ là cuốn sách mỏng thôi nhưng rất quyến rũ. Quyến rũ bởi được mặc một chiếc áo quá đẹp mà khi nhìn vào khó mà không cầm lên xem thử.

Có thể ví tác phẩm này như một bữa ăn đơn giản hằng ngày vậy, các món ăn từ nhẹ nhàng để kịp nói chuyện vô tư cho đến món ăn ngon mà ăn ngấu nghiến không nói nên lời, phải nói món ăn càng ăn càng ngon.

Mình không muốn nói nhiều về nội dung tác phẩm, chỉ muốn nói cảm nhận khi đọc qua một lần.

Đặc biệt với những câu trích dẫn của Lão Tử hay những đoạn trích dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khiến mình có ấn tượng rất tốt với tác giả.

Một cuốn sách thực hành cho nhiều lý thuyết khác mà bắt gặp ở rât nhiều quyển sách khác. 

Review sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

Review sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản
Review sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản

“Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản”: Sống Tối Giản Không Có Nghĩa Là Sẽ Làm Ít Đi

Nếu tìm kiếm về Danshari, lối sống tối giản bắt nguồn từ người Nhật, bạn sẽ thấy những căn hộ thường chỉ có một cái ghế, bàn bếp trống không với số bát đĩa ít ỏi, một vài bộ quần áo đủ dùng,…, tóm lại là rất ít đồ đạc và chúng phải thực sự cần thiết. Mục đích của lối sống đang được ưa chuộng này chính là giải phóng con người khỏi những ám ảnh về vật chất. Vậy tại sao Danshari lại trở nên phổ biến đến vậy và giúp những người theo đuổi nó có một cuộc sống hạnh phúc hơn?

Trong cuốn sách “Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản”, tác giả Greg McKeown đã trình bày một hệ thống từ tư duy đến hành động của người theo chủ nghĩa tối giản. Danshari là một biểu hiện của chủ nghĩa này, nhưng cuốn sách sẽ đem lại cho bạn nhiều hơn thế nữa về sự tối giản, đó là sự tối giản trong tư duy, trong lựa chọn, ra quyết định và tối giản thế nào để thành công và hạnh phúc.

Tại sao lại cần tối giản?

“Bạn đã bao giờ cảm thấy quá tải? Bạn đã bao giờ cảm thấy mình tuy làm việc hết sức nhưng không được trọng dụng? Bạn đã bao giờ thấy mình chỉ tập trung vào các việc nhỏ nhặt? Bạn đã bao giờ cảm thấy mình luôn bận rộn nhưng lại không đạt được hiệu quả? Giống như việc bạn luôn di chuyển nhưng chẳng đi được đến đâu cả?”

Greg kể rất nhiều câu chuyện về những người nói “Có” với các câu hỏi trên, từ những nhân viên bình thường đến nhà lãnh đạo của các công ty lớn, đặc biệt là lớp người thứ hai. Họ là nô lệ của chiếc điện thoại, tài liệu chồng chất, những cuộc họp vô nghĩa hàng tuần, những cuộc hẹn mà họ biết rằng không đem lại điều gì,… Tóm lại, điểm chung của họ là không ngừng cố gắng, làm việc nhiều hơn, nhiều hơn nữa nhưng kết quả thì vẫn không thể tiến thêm bước nào. Điều tồi tệ nhất chính là họ không hề cảm thấy hạnh phúc khi không còn thời gian cho những điều thực sự quan trọng trong cuộc đời và thời gian cho chính bản thân mình.

Trong tiếng Đức, ba từ “Weniger aber besser” có nghĩa là “ít nhưng chất”. Đây cũng chính là phương châm của những người theo chủ nghĩa tối giản, theo đuổi cái “ít hơn nhưng tốt hơn”, nhưng không phải theo đuổi một cách cứng nhắc mà là một cách có kỷ luật. Tối giản, tức là chỉ tập trung vào những điều quan trọng và bỏ bớt những thứ không cần thiết.

Đối lập với chủ nghĩa tối giản chính là chủ nghĩa cầu toàn. Những người theo chủ nghĩa cầu toàn coi tất cả mọi thứ đều quan trọng và có suy nghĩ “mình có thể làm được tất cả”. Thực tế, những người càng trên đà thành công càng dễ đi theo chủ nghĩa cầu toàn , điều mà tác giả gọi là “Nghịch lý của sự thành công”. Tác giả cũng chỉ ra những yếu tố khiến con người đi theo hướng chủ nghĩa cầu toàn:

  • Quá nhiều sự lựa chọn: Cuộc sống của chúng ta đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, từ việc trưa nay ăn gì đến hôm nay mặc gì. Khi phải lựa chọn quá nhiều, chúng ta dần mất khả năng chọn lọc cái gì là quan trọng và cái gì không, chất lượng của các quyết định ngày càng giảm sút. Các nhà tâm lý học gọi đó là sự mệt mỏi của việc quyết định (decision fatigue).
  • Quá nhiều áp lực xã hội: Trong thời đại này, sự tương tác và kết nối giữa các cá nhân trong xã hội giúp loại bỏ các rào cản và giúp con người dễ dàng chia sẻ những ý kiến của họ. Điều này đã vô hình tạo ra sự quá tải về quan điểm và gây áp lực xã hội lên quyết định của mỗi cá nhân.
  • Suy nghĩ rằng “Mình có thể có tất cả”: Đây là một suy nghĩ rất phổ biến, bằng chứng là mọi người cố gắng học thật nhiều các kĩ năng ở mọi lĩnh vực, các bản mô tả công việc liệt kê một danh sách dài những yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Đây không phải là điều xấu và còn hợp lý trong một số trường hợp, nhưng nếu không cẩn thận, nó sẽ dẫn đến suy nghĩ phải cố gắng làm được tất cả và khiến người ta theo chủ nghĩa cầu toàn.

Tác giả đã tóm gọn lại hành vi của người cầu toàn là “theo đuổi nhiều hơn một cách thiếu nguyên tắc”. Trái lại, người theo chủ nghĩa tối giản giải quyết các vấn đề trên bằng cách chọn lọc các cơ hội một cách khắt khe hơn, dành nhiều thời gian đánh giá và biết điều gì cần được ưu tiên trước khi đưa ra các quyết định. Người theo chủ nghĩa tối giản “theo đuổi ít hơn một cách có nguyên tắc”. Người theo chủ nghĩa cầu toàn phân bố năng lượng có hạn của mình theo nhiều hướng, nhưng mỗi hướng chỉ nhích được 1mm. Người theo chủ nghĩa tối giản, vẫn với năng lượng ấy chứ không hề ít đi, tập trung vào điều họ ưu tiên và tiến bộ hơn rất nhiều.

Quan niệm cốt lõi của một người theo chủ nghĩa tối giản là gì?

“Có ba giả định vô cùng cực đoan mà chúng ta cần phải vượt qua để sống theo cách của một người theo chủ nghĩa tối giản: “Mình phải”, “Nó rất quan trọng” và “Mình có thể làm được cả hai”. Chủ nghĩa tối giản đòi hỏi chúng ta phải thay thế những giả định đó bằng ba hiện thực cốt yếu: “Tôi lựa chọn làm”, “Chỉ có vài thứ thực sự quan trọng” và “Tôi có thể làm bất cứ việc gì nhưng không phải là mọi thứ””.

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề của người theo chủ nghĩa tối giản. Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra ba thực tiễn mà người tối giản đã sử dụng để hình thành nên lối sống của mình, đó là sự lựa chọn, sự phổ biến của các dữ liệu thừa và thực tế của việc thỏa hiệp.

  • Sự lựa chọn

“Khả năng lựa chọn không thể bị mất đi hoặc cho đi, nhưng nó có thể bị quên lãng”. Bạn cảm thấy khó mà từ chối lời đề nghị của những người họ hàng, bạn đồng ý khi họ nhờ giúp miễn là bạn có khả năng và dần dần, bạn quên mất rằng mình có thể lựa chọn việc từ chối những gì không cần thiết. Sau những quá trình như vậy, bạn chỉ còn chú ý về khả năng thực hiện một điều gì đó và quên đi khả năng lựa chọn của mình.

  • Nhận thức: Không cần thiết phải làm mọi việc

Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy rằng chăm chỉ là chìa khóa của thành công. Nhưng chăm chỉ như thế nào, liệu có giới hạn nào cho sự chăm chỉ hay chúng ta cứ chăm chỉ cho đến khi kiệt sức? Theo nguyên tắc Paretodo Vilfredo Pareto đưa ra vào những năm 1970, chỉ có 20% nỗ lực của chúng ta sản sinh ra 80% các kết quả. Như vậy, rõ ràng thành quả không đơn giản đến từ sự chăm chỉ mà là sự chăm chỉ đúng cách, có nguyên tắc, có chiến lược.

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hầu hết mọi thứ đều nhỏ nhặt, chỉ có một số ít thứ là quan trọng. Việc phân biệt giữa “nhiều cái nhỏ nhặt” với “một vài điều quan trọng” cần được áp dụng trong quá trình nỗ lực của bạn bởi nếu chỉ cố làm nhiều hơn nhiều hơn nữa, một lúc nào đó chúng ta chỉ dừng lại ở trạng thái bão hòa hoặc thậm chí trì trệ.

Đó là lý do những người tối giản dành nhiều thời gian để tìm hiểu về các cơ hội mà mình có. Họ hiểu có một số cơ hội quan trọng hơn một số cơ hội khác, một số cơ hội mà nếu đặt nỗ lực vào đó sẽ đạt được thành quả tốt hơn rất nhiều so với việc nỗ lực trong tất cả mọi thứ. Tóm lại, người theo chủ nghĩa tối giản tìm hiểu nhiều hơn để có thể làm ít đi và có mức độ đóng góp cao hơn.

  • Sự thỏa hiệp: Tôi muốn làm việc nào?

Tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn khi phải đưa ra quyết định lựa chọn? Có một thực tế là, khi đón nhận cơ hội nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải từ chối một vài cơ hội khác. Đôi khi bạn có thể không từ bỏ cơ hội nào, nhưng bạn không thể thực hiện và làm tốt tất cả vì đến cuối cùng, bạn sẽ mắc kẹt theo kiểu của những người cầu toàn khi không biết điều gì là quan trọng và cần được ưu tiên, mệt mỏi và quá tải.

“Có thể dễ dàng nhận thấy lý do người ta không chấp nhận việc phải đánh đổi. Theo định nghĩa, việc đánh đổi bao gồm hai thứ mà chúng ta muốn. Bạn muốn có nhiều tiền hay nhiều thời gian để nghỉ ngơi? Bạn muốn trả lời cho xong email hay đến buổi họp đúng giờ? Bạn muốn làm nhanh hơn hay tốt hơn? Rõ ràng khi phải đối mặt với việc chọn lựa, chúng ta sẽ muốn đạt được cả hai. Nhưng cho dù cầu toàn đến đâu, chúng ta cũng không thể có được cả hai.”

Người theo chủ nghĩa tối giản coi việc đánh đổi là một điều tất yếu và tích cực trong cuộc sống. Họ thực hiện việc đánh đổi một cách chủ động thông qua việc chọn lựa điều quan trọng và chấp nhận bỏ đi những điều khác. Người theo chủ nghĩa tối giản thực hiện việc đánh đổi một cách nghiêm túc và có chiến lược.

Trở lại với lối sống Danshari, tối giản hóa vật chất xung quanh con người. Để thực hiện theo lối sống này, chúng ta phải lựa chọn thứ gì là thiết yếu, thứ gì không, chấp nhận bỏ đi (rất nhiều) những vật dụng vốn quen thuộc nhưng không cần thiết. Như vậy, những người theo lối sống Danshari là những người có khả năng lựa chọn, biết rằng chỉ có rất ít thứ là quan trọng giữa vô vàn thứ nhỏ nhặt và chấp nhận thực tiễn đánh đổi, từ bỏ những thứ nhỏ nhặt kia. Đó cũng chính là những quan niệm của người theo chủ nghĩa tối giản.

Làm thế nào chúng ta phân biệt được những thứ quan trọng nhất giữa vô vàn những điều nhỏ nhặt?

“Trong phần II, chúng ta sẽ thảo luận về 5 thực tiễn để tìm ra điều gì là cần thiết. Bạn có thể mải mê với sức hút của của chủ nghĩa tối giản mà dễ bỏ qua hoặc chỉ thực hiện lướt qua bước này. Tuy nhiên, đây mới chính là bước tối quan trọng. Để nhận thức được điều gì thực sự là cần thiết, chúng ta cần có không gian để suy nghĩ, thời gian để nhìn nhận và lắng nghe, được phép vui chơi, sự sáng suốt để nghỉ ngơi và nguyên tắc để áp dụng các tiêu chuẩn cao cho sự lựa chọn của chúng ta”.

Trái lại, trong văn hóa cầu toàn, những điều như nghỉ ngơi, vui chơi, không gian tĩnh lặng để suy nghĩ lại bị bỏ qua và bị cho là phí phạm thời gian. Những vấn đề trên là vô cùng quan trọng để chọn ra được điều cần thiết giữa những điều nhỏ nhặt đối với một người theo chủ nghĩa tối giản.

  • Lối thoát: Những lợi ích của việc không làm việc

Có một nghịch lý là:

“Khi mọi thứ phát triển nhanh chóng và con người càng trở nên bận rộn thì chúng ta càng cần phải dành ra thời gian trong thời gian biểu của mình để suy nghĩ. Và khi mọi thứ càng trở nên ồn ào hơn thì chúng ta càng cần phải có những nơi tĩnh lặng để có thể thực sự tập trung.”

Không làm việc nghe có vẻ như là một điều tiêu cực, nó làm liên tưởng đến sự lười biếng, hưởng thụ mà không đóng góp gì. Nhưng không làm việc thực ra là tạo không gian cho cuộc sống của mình: không gian sáng tạo, không gian để tập trung, không gian để đọc. Việc chủ động tạo ra khoảng trống trong cuộc sống bận rộn giúp con người chuyển từ trạng thái liên tục tiếp nhận và xử lý vấn đề một cách thụ động sang trạng thái chủ động tư duy, suy nghĩ chiến lược và quyết định nên làm gì.

  • Nhìn: trông thấy điều thực sự cần thiết

Một điều quan trọng của chủ nghĩa tối giản đó là biết quan sát và lắng nghe. Tác giả nhấn mạnh rằng, chúng ta cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh, đi vào thực tế, chọn lọc những điều thú vị và mở to mắt để phát hiện những điều khác thường, giống như một nhà báo:

“Trong tất cả mọi sự việc, điều cơ bản luôn bị ẩn giấu bên trong. Và một nhà báo giỏi biết rằng để tìm được điều đó cần phải tìm hiểu các thông tin và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng… Một nhà báo giỏi nhất không chỉ đơn giản là làm việc truyền đi thông tin; giá trị của họ nằm ở chỗ phát hiện được điều gì là quan trọng với con người”.

  • Giải trí: Nắm bắt sự thông thái của đứa trẻ bên trong bạn

“Ở trụ sở của Google, bạn có thể va phải một con khủng long lớn bên ngoài phủ đầy những con hồng hạc. Ở hãng Pixar, văn phòng của các họa sĩ có thể được trang trí giống bất kỳ cái gì, từ một quán rượu kiểu miền Tây xưa, hay một chiếc lều gỗ (thứ thu hút tôi nhất khi có dịp đến đó là một văn phòng có hàng ngàn bức tượng nhỏ những nhân vật trong phim Chiến tranh giữa các vì sao được xếp ngay ngắn từ sàn lên trần nhà)”.

Nếu giải trí và vui chơi bị coi là lãng phí thời gian và là kẻ thù của năng suất lao động, điều gì khiến những nơi tập hợp các bộ óc sáng tạo kia lại tạo điều kiện cho việc đó? Hy vọng rằng sẽ không có ai dùng những lập luận của tác giả để biện minh cho sự lười biếng, bởi ngay cả việc giải trí đối với người theo chủ nghĩa tối giản cũng được thực hiện nghiêm túc và có nguyên tắc, họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giải trí chứ không đơn thuần là vui chơi bừa bãi.

  • Giấc ngủ: Bảo vệ vốn quý giá

Những người thành công hầu như không ngủ? Nếu bạn cảm thấy quen thuộc với câu nói này, hay đang thực hiện theo nguyên tắc này thì hãy dành thời gian tìm hiểu về giấc ngủ của chúng ta.

Tài sản lớn nhất mà chúng ta có thể cống hiến chính là bản thân chúng ta. Nhưng có những người, đặc biệt là những người tham vọng và thành công, lại đang hủy hoại vốn quý giá này bằng cách coi thường giấc ngủ. Rõ ràng có vô vàn nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thiếu ngủ sẽ làm giảm năng suất lao động và trí tuệ của chúng ta, tại sao vẫn có những người coi việc ngủ là lãng phí thời gian làm việc?

  • Sự lựa chọn: Sức mạnh của những tiêu chuẩn khắt khe

Có một tiêu chuẩn khắt khe chính là chìa khóa để đưa ra những lựa chọn tối ưu. Tác giả đã gọi đây là Nguyên tắc 90%: Nếu một thứ gì đó chỉ vừa đủ tốt hoặc gần tốt thì câu trả lời nên là “Không”. Hãy nghĩ về tiêu chí quan trọng nhất khi chọn lựa, đánh giá các cơ hội từ 0 đến 100 điểm. Nếu số điểm thấp hơn 90, tức là chỉ gần tốt, hãy coi nó được 0 điểm và từ chối nó.

Điều này có thể khó khăn khi bạn mới bắt đầu (bởi vì nó “khắt khe”), nhưng tác giả đã chỉ ra lợi ích và tính hợp lý của nguyên tắc này. Cũng như các kĩ năng tối giản khác, nó đòi hỏi bạn phải thực hiện một cách có tính toán chứ không phải theo cảm tính.

Hãy làm công việc loại bỏ một cách có nguyên tắc

Sau khi đã xác định được điều gì là không cần thiết, làm thế nào để chúng ta loại bỏ chúng? Quan trọng hơn, bạn sẽ phải học cách làm được điều đó theo cách giúp bạn có được sự tôn trọng từ những người xung quanh.

  • Làm rõ: Một quyết định dẫn đến hàng ngàn điều khác

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về tầm quan trọng của việc đặt ra một mục đích rõ ràng. Một mục tiêu cụ thể và truyền cảm hứng sẽ tạo động lực cho bạn trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn, nó giúp bạn loại bỏ những hoạt động gần với những gì bạn muốn (nguyên tắc 90%), tập trung năng lượng vào một số ít các hoạt động thực sự quan trọng và tránh bị quá tải.

  • Dám đương đầu: Sức mạnh của từ “Không” lịch thiệp

Bây giờ bạn đã biết tầm quan trọng của việc tập trung vào những điều quan trọng, nhưng để làm được điều đó thì không phải dễ dàng. Bạn cần có lòng dũng cảm để nói “Không”. Một lời từ chối lịch sự khi cần thiết sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự tôn trọng từ mọi người. Phần này của cuốn sách sẽ chỉ cho bạn những kĩ năng cần thiết để nói lời từ chối.

  • Không ràng buộc: Thắng lợi từ việc cắt lỗ

Con người bị mắc vào những cái bẫy do chính tâm lý của chúng ta tạo ra. Những cái bẫy tâm lý này thực sự rất khó để thoát ra kể cả với những người thông minh nhất. Bạn đã chờ xe buýt quá lâu nhưng vẫn tiếp tục chờ dù bạn có thể chọn một phương tiện khác, bạn cố xem hết một bộ phim dở tệ vì đã phải bỏ tiền ra để mua vé. Đó chính là “Xu hướng phí tổn”: bạn tiếp tục nỗ lực làm một điều gì đó dù không chắc rằng nó sẽ đem lại kết quả, chỉ bởi vì bạn đã lỡ đầu tư vào đó quá nhiều. Cuốn sách sẽ chỉ ra những vòng lặp luẩn quẩn của tâm lý con người cản trở chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt và cách để thoát khỏi những chiếc bẫy này.

  • Biên tập: Nghệ thuật vô hình

Việc cắt bỏ những thứ không quan trọng trong cuộc đời bạn cũng giống như công việc của một biên tập viên vậy: dành thời gian và công sức chọn lọc để tạo ra những thước phim, những cuốn sách có giá trị nhất. Điều này thật khó khăn vì đôi khi bạn sẽ không nỡ từ bỏ, như Stephen King đã nói: “Giết chết điều bạn yêu quý, giết chết nó, kể cả khi điều đó làm tan vỡ trái tim ích kỷ đó của bạn.”

  • Giới hạn: Tự do tạo dựng những giới hạn

Bạn đã từng nghe đến câu nói “Kỷ luật là tự do” phải không? Việc đặt ra các ranh giới đối với người theo chủ nghĩa cầu toàn là một hành động cản trở và yếu đuối, họ cho rằng không có ranh giới gì có thể kìm hãm họ cả, cuối cùng họ lại phải vật lộn trong quá nhiều thứ. Trái lại, người theo chủ nghĩa tối giản cho rằng ranh giới là một quyền hạn. Các giới hạn cho phép họ chủ động loại bỏ những điều phiền toái ảnh hưởng đến chiến lược tập trung vào những thứ quan trọng của họ. Giới hạn cho phép họ được tự do lựa chọn điều gì là cần thiết với bản thân.

“Chúng ta nên giúp đỡ, yêu thương và tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác. Những khi người khác biến vấn đề của họ thành vấn đề của chúng ta, thì không phải là chúng ta giúp họ, mà chúng ta đang để cho họ làm thế”.

Thực hiện số ít những thứ quan trọng

Nếu đã loại bỏ được những vấn đề nhỏ nhặt không quan trọng, chúng ta làm thế nào để thực hiện số ít những thứ quan trọng một cách dễ dàng và hiệu quả?

Trong phần này, tác giả sẽ chỉ cho bạn cách theo đuổi điều mà bạn đã chọn lựa, chuẩn bị kế hoạch, vượt qua những trở ngại và biến tối giản trở thành lối sống của bạn. Tất nhiên, dù điều bạn chọn là gì đi nữa thì khó khăn vẫn sẽ xảy đến, nhưng việc sống có nguyên tắc sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn dễ dàng hơn vì bạn đã biết rõ mục tiêu của mình.

Tóm lại, với cùng một mức độ cố gắng, sẽ có sự khác biệt giữa kết quả của người sử dụng nó cho quá nhiều thứ không được chọn lọc và người chỉ làm một số thứ nhưng được chọn lọc kĩ càng. Sống tối giản không có nghĩ là bạn sẽ làm ít đi. Sống tối giản tức là bạn chủ động lựa chọn điều gì là quan trọng trong cuộc đời mình và tập trung vào đó, loại bỏ những thứ không hướng tới mục đích cuối cùng của bạn, kiểm soát và tận hưởng cuộc sống của mình.

Mua sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản  ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản ” khoảng 82.000đ đến 98.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản  Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản  Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản  Fahasa” tại đây

Đọc sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản  ebook pdf

Để download “sách Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản  pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *