Lối sống tối giản của người Nhật
Giới thiệu sách Lối sống tối giản của người Nhật – Tác giả Sasaki Fumio
Lối sống tối giản của người Nhật
Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này.
Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.
Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai.
Nội dung sách Lối sống tối giản của người Nhật
Lối sống tối giản của người Nhật gồm có năm chương,
- Chương một: Tác giả sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của anh về nó. Sau đó anh sẽ đưa ra lý do vì sao mình lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của bản thân.
- Chương hai: Tác giả sẽ đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì?
- Chương ba: là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tác giả sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”.
- Chương bốn: Những thay đổi của chính tác giả sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Kèm theo đó, anh còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học.
- Cuối cùng chương năm: Tiếp nối ý từ chương bốn, tác giả sẽ giải thích tại sao những thay đổi của bản thân lại dẫn đến “hạnh phúc”.
Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình.
Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: 1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân và 2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng.
Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.
Thông tin chi tiết
Tên sách: Lỗi sống tối giản của người Nhật
Nhà Xuất Bản Lao Động
Tác giả: Sasaki Fumio
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Số trang: 298
Đánh giá sách Lối sống tối giản của người Nhật
Review sách Lối sống tối giản của người Nhật
Lối sống tối giản của người Nhật hay còn gọi là lối sống Minimalism nổi lên như một trào lưu không chỉ của giới trẻ người Nhật mà còn lan rộng ra nhiều nước khác. Đến nay, lối sống này không còn rầm rồ trên mạng xã hội như trước nữa nhưng nó đã thực sự đi đúng hướng khi rời xa được xã hội ồn ào ngoài kia. Lối sống tối giản không phải một trào lưu, nó là nền văn hóa đang được xây dựng.
1. Lối sống tối giản – không chỉ là vứt đồ đạc
Khái niệm tối giản tồn tại từ khá lâu và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, thời trang,… Tối giản đồng nghĩa với việc cắt giảm đi những thứ không cần thiết nhằm tạo ra một cấu trúc đơn giản và truyền tải rõ ràng hơn thông điệp của người nghệ sĩ.
Lối sống tối giản theo tác giả được hiểu là: (1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân và (2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng. Những người theo lối sống tối giản đó gọi là người sống tối giản. Lối sống tối giản là lối sống cắt giảm vật dụng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những thứ cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng,… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn của chúng ta. Việc cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này.
Chúng ta thường cạnh tranh để được công nhận là hạnh phúc hơn là trở thành người hạnh phúc – La Rochefoucauld.
Có rất nhiều lý do một người muốn trở thành người sống tối giản, đó có thể là muốn theo trào lưu, tò mò hoặc vì họ thực sự cảm thấy cuộc sống bị đồ đạc chiếm chỗ quá nhiều khiến họ không cảm nhận được hạnh phúc. Thông thường ta hay thấy mọi người tích trữ đồ nhiều hơn là vứt bỏ chúng. Thật ra đó cũng là do thói quen từ cha ông ta, từ ông bà, ba mẹ mà ra. Cuộc sống vất vả ngày xưa buộc chúng ta phải tích trữ thật nhiều thứ cần thiết, tận dụng tối đa mọi công dụng của nó. Vậy nên tôi cũng thường có thói quen hãy giữ lại những thứ có thể tận dụng được như quần áo cũ, chai lọ, thùng giấy,… Đó là chưa kể thói quen sưu tập những thứ linh tinh của chúng ta khiến đồ đạc trong nhà tăng lên, như tôi là tôi thích sưu tập vỏ ốc, những viên đá nhỏ.
Lý do tác giả muốn trở thành người sống tối giản đó là do thói quen trước đây tích trữ quá nhiều đồ đạc, dù đã mua được món đồ nay tác giả lại mong muốn có món đồ khác và cảm thấy ghen tỵ với người khác. Cứ lặp lại như vậy, dần dần khiến tác giả rơi vào một vòng tròn không lối thoát. Trong những ngày như thế, tác giả đã quyết tâm phải vứt bớt đồ đạc. Khi đồ đạc tích trữ quá nhiều một chỗ, chắc chắn sẽ có thứ bị hư hại. Nếu trước đây, tác giả luôn cảm thấy không hạnh phúc vì chẳng bao giờ thỏa mãn được bản thân, thì bây giờ Sasaki muốn thử vứt bớt đồ đạc đi xem có thay đổi được gì không.
Không phải do di truyền, không phải do môi trường, cũng không phải do tính cách, càng không phải là những vết thương trong quá khứ, mà chính vì có quá nhiều đồ đạc đã khiến bạn bị tổn thương. Đó chính là lý do để bạn trở thành người sống tối giản ngay bây giờ nếu như bạn đang cảm thấy không hạnh phúc với những gì mình đang có.
Chúng ta đều biết rằng đất nước Nhật Bản phát triển nhưng kèm theo đó là sự áp lức vô cùng lớn. Trên mạng có rất nhiều bài báo đưa tin về hình ảnh người dân Nhật Bản ngủ lờ đờ ở trên xe điện, đi làm như một cỗ máy hay tin về những vụ tự sát do áp lực thi cử và công việc. Đất nước Nhật Bản đang trở nên quá tải khi mọi thứ cơ sở hạ tầng đầy đủ nhưng lại không có một không gian để con người nghỉ ngơi. Trước đây, người Nhật từ khi sinh ra vốn đã là người sống tối giản, tiêu biểu là qua cách uống trà đạo của họ. Tuy nhiên khi nhu cầu lòng ham muốn của con người tăng lên thì số của cải, vật chất xung quanh cũng tăng lên chiếm mất không gian yên tĩnh của ngày xưa. Giới trẻ ở Nhật giờ lại muốn tìm về lối sống tối giản mà ngày xưa cha ông họ đã từng có nhưng bị mất đi.
Không có một chuẩn mực cho người sống tối giản, tức không ai đặt ra người sống tối giản phải sống trong căn nhà bao nhiêu mét vuông, có bao nhiêu bộ đồ. Tác giả cho rằng người sống tối giản là người thực sự hiểu rõ cái gì cần thiết với mình và biết giảm bớt đồ đạc vì những thứ thực sự quan trọng. Việc vứt bỏ đồ đạc không phải mục đích của lối sống tối giản mà nó chỉ là phương tiện để thực hiện lối sống tối giản.
2. Đồ đạc không thể hiện “giá trị bản thân” của bạn
Lý do tại sao chúng ta lại tích trữ nhiều đồ đạc. Lý do bạn muốn mua nhà cao cửa rộng, xe ô tô hiệu sang hay mua thật nhiều sách là để làm gì?
Đầu tiên, lý do dễ hiện hữu nhất đó là bạn cảm thấy thiếu. Bạn luôn có cảm giác mình vẫn thiếu gì đó, thấy một chỗ trống trong nhà bạn liền nghĩ nên đặt thêm thứ gì vào đó. Chúng ta không cảm thấy hài lòng với những thứ mình đang có mà lại luôn nghĩ đến những thứ chưa có. Điều này làm ta tích trữ nhiều đồ hơn. Tiếp theo, nếu đã sở hữu món đồ mình thích thì cảm giác lần đầu rất tuyệt. Nhưng lần sau, rồi lần thứ n thì bạn sẽ có cảm giác “chán” nó, không còn hứng thú nữa và rồi bạn lại mong muốn có món đồ khác. Món đồ cũ sẽ đi vào lãng quên và nó dần trở thành thói quen của bạn mỗi khi mua một món đồ mới.
Nếu bạn hỏi tôi rằng phong cách sống tối giản thực sự là như thế nào, tôi sẽ nói rằng đó là sự thăng cấp giá trị cuộc sống – bước qua một cánh cửa khiêm tốn của sự tối giản và đắm chìm vào một thế giới của những ý tưởng lớn – Sasaki
Lý do bạn tích nhiều đồ đạc có thể vì nó thể hiện giá trị mà bạn muốn người khác thấy ở bạn. Khi con người không còn thấy “bản thân mình có giá trị nào đó”, họ sẽ không sống tiếp được nữa. Khi họ nghĩ rằng mình không có giá trị gì trong xã hội này, họ sẽ không còn nghị lực làm việc và thậm chí là không còn động lực để sống. Phía trước họ chỉ có hai điểm đến là bệnh trầm cảm và tự sát. Thế nên, để có thể tiếp tục cuộc sống này, đừng bao giờ đánh mất tình yêu với chính bản thân mình. Theo tháp nhu cầu của Maslow, thì nhu cầu thể hiện giá trị bản thân là một nhu cầu thiết yếu và là nhu cầu cao nhất của con người. Thứ tự của tháp nhu cầu Maslow là nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội, tôn trọng, khẳng định bản thân. Giá trị của con người có rất nhiều khía cạnh và vật chất, đồ đạc chỉ là phương tiện để bạn thể hiện giá trị của mình nhanh chóng, dễ nhận biết nhất, chứ đồ đạc không phải là giá trị con người bạn. Tuy nhiên, khi coi đồ đạc là phương tiện thể hiện giá trị bản thân thì bạn lại càng có xu hướng tích trữ đồ đạc nhiều hơn.
Tác giả từng coi giá sách chính là bản thân mình, chính bản thân tôi đến trước khi đọc cuốn sách này cũng coi giá sách là tri thức của mình. Tôi luôn thích đọc sách giấy hơn ebook, luôn muốn có bộ sưu tập những quyển sách kinh điển trong nhà. Thậm chí có những quyển sách tôi mua về mà còn chưa mở đến một trang, đó là vì mục đích tôi muốn sau này có một thư viện sách. Nhưng vẫn còn một lý do nữa, đó là khi người khác nhìn vào giá sách của bạn, họ sẽ trầm trồ biết bạn là một người thích sách, có tri thức, có đầu óc sâu sắc. Tôi giống như tác giả đã bị đồ đạc chiếm hết không gian trong phòng, khắp nơi là sách khiến việc nếu có chuyển phòng đối với tôi sẽ là một cực hình. Tôi và tác giả đã nhầm lẫn rằng giá sách sẽ thể hiện bản thân mình cho người khác, nhưng lại không biết rằng quá nhiều sách khiến tôi bị quá tải, không kiểm soát hết những quyển sách mình đã từng có, điều này càng làm căn phòng bừa bộn hơn.
Giá trị của một người không phải là những gì người ấy đạt được mà là những ảnh hưởng người đó mang lại − Albert Einstein
3. 55 quy tắc vứt bỏ và 15 điều bổ sung
Tác giả giới thiệu đến mọi người 55 quy tắc vứt bỏ để có được lối sống tối giản. Không chỉ là vứt bỏ đồ đạc trong nhà, đó còn là vứt bỏ những gánh nặng, nỗi lo âu, phiền toái. Trong tác phẩm Người đàn ông vô sản của Nakazaki Tatsuya, họa sỹ truyện tranh có câu nói rất hay:
Những bức ảnh, những cuộn phim hay quyển nhật ký, thậm chí là cả quá khứ của tôi cũng không liên quan gì đến tôi cả. Dù tôi có vứt đi những bức ảnh chứa đầy kỉ niệm thì những kỉ niệm đó vẫn in sâu trong tâm trí tôi. Vứt đi đồ đạc, thậm chí là vứt đi quá khứ của mình không phải là điều gì to tát. Nếu tôi có lỡ quên kỷ niệm nào đó, thì với tôi, đó là những điều nên quên đi. Bởi những ký ức quan trọng trong cuộc đời sẽ tự nhiên in sâu vào tâm trí tôi.
Nếu bạn đọc kỹ những câu trên, bạn sẽ lại càng muốn đọc nó lại nhiều lần. Khi nắm được kỹ thuật quan trọng nhất của việc vứt bỏ, thì dù là vứt bỏ thứ gì đi nữa đối với bạn không còn khó khăn nữa. Hãy nhớ một điều “ Vứt đồ đi, những thứ còn lại mới là quan trọng”. Những quy tắc tác giả đưa ra chính là cách thức để bạn trở thành một người sống tối giản. Khi nắm rõ được những quy tắc trên thì bạn đã sở hữu được không gian sống tối giản theo ý mình.
Vậy làm sao tác giả có thể vứt bỏ được giá sách của mình? Tác giả đã sử dụng công nghệ để làm điều đó, không chỉ là lưu giữ sách mà còn lưu giữ những thứ có giá trị, những kỉ niệm đẹp. Đối với sách, bạn có thể scan những quyển sách bạn có rồi dùng ứng dụng Kindle để học hoặc muốn đọc quyển sách nào đó thì có thể tìm ebook của nó để đọc. Đối với những thứ là kỉ niệm như thư từ, những tấm ảnh, hình kỉ yếu thì bạn có thể tải nó lên máy tính, việc xem lại nó dễ dàng hơn nhiều so với bạn phải lục tung đống đồ của mình để tìm một bức hình. Còn những đồ vật mà người khác tặng bạn ngày sinh nhật hay món đồ trang trí bạn không nỡ vứt thì hãy chụp hình nó lại, coi đó như một ký ức trong bạn và rồi vứt món đồ nó đi. Bỏ đi món đồ đó không có nghĩa là bạn không coi trọng món đồ và tình cảm của người tặng, đơn giản là những món đồ đó đã tồn tại trong ký ức của bạn. Giờ đây bạn sẽ không bao giờ quên nó, nếu muốn xem lại chỉ cần mở điện thoại và xem hình, bạn sẽ chẳng phải lo nó hư hỏng hoặc phải lau chùi nó nữa.
4. Sống tối giản để cảm thấy hạnh phúc hơn
Những thay đổi của tác giả khi trở thành một người tối giản đã làm nổi bật rõ tác dụng của lối sống tối giản. Theo lời tác giả thì anh trước đây là một người sống bừa bộn, hướng nội, khép kin, hay ghen tỵ với người khác, say rượu, lối sống buông thả. Nhưng từ khi quyết tâm trở thành người sống tối giản, cuộc đời anh đã thực sự thay đổi.
Giờ đây nhờ việc ít đồ đạc mà phòng anh không còn bừa bộn và anh cũng giảm được thời gian dọn nhà, thời gian chuyển nhà của anh giờ chỉ còn có 30 phút. Anh cũng giảm được thời gian đi mua sắm vì không còn thói quen tích trữ đồ như trước, giảm thời gian tìm đồ, từ đó tăng thời gian đọc sách, tăng thời gian tận hưởng cuộc sống hơn. Bất cứ ai cũng chỉ có 24 tiếng một ngày. Khoảng thời gian quý báu đó nếu bị phung phí cho các món đồ thì thật lãng phí biết bao.
Tôi luôn tận hưởng cuộc sống của mình và không bao giờ đánh mất sự tươi mới trong đó. Cuộc sống chính là một bộ phim có nhiều phân cảnh và không bao giờ đi đến hồi kết − Henry David Thoreau
Có ai nghĩ rằng việc vứt đồ đạc đem lại cảm giác tự do? Nhưng đó là sự thật, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự do với một căn phòng gọn gàng, ít đồ đạc hơn là một căn phòng chứa rất nhiều đồ. Bạn có nhiều không gian để ở hơn là để đồ đạc, bạn tự do di chuyển đến nơi mình muốn, bạn tự do thử những điều mới mẻ.
Khi trở thành người sống tối giản, bạn sẽ được giải phóng khỏi những tin nhắn, thông điệp xã hội trên thế giới này. Bạn sẽ không còn bận tâm người này đăng gì trên Facebook, hay người kia thành công như thế nào. Bạn không bận tâm đến những thứ như vậy bởi bạn đã thoát khỏi những ham muốn thể hiện bản thân qua vật chất. Giá trị bên trong bạn không phải là những thứ mà bạn đem khoe trên mạng xã hội, khoe khang sẽ chỉ bạn càng thêm lo lắng, bận tâm, ghen tỵ với người khác nhiều hơn mà thôi.
Khi tối giản nâng lên thành một lối sống, một nền văn hóa tối giản thì không chỉ còn là tối giản trong không gian sống. Bạn có thể tối giản trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống như:
Tối giản thông tin: có quá nhiều thông tin từ mạng xã hội, báo mạng làm tiêu tốn rất nhiều thời gian của bạn. Chưa kể bạn còn bị sa đà với những thông tin tiêu cực làm bạn mất niềm tin vào xã hội. Tối giản thông tin chính là việc cắt giảm bớt thời gian lên mạng, chỉ xem những thông tin chính thống, có ích cho bản thân. Ít thông tin thì việc nắm kiến thức sẽ dễ dàng hơn.
Tối giản mối quan hệ: có nhiều bạn bè không quan trọng bằng việc có bao nhiêu người bạn thân thực sự. Con số bạn thân chỉ cần 2, 3 người là đủ và bạn dành thời gian cho những mối quan hệ thân thiết nhất. Quá nhiều mối quan hệ trên mạng xã hội không giúp bạn bớt cô đơn hơn mà nó càng làm bạn trở nên cô đơn giữa một rừng bạn ảo.
Cuối cùng, lối sống tối giản không phải là “mục đích” mà là “phương tiện”. Nhờ có lối sống này mà tác giả đã nhận ra rất nhiều thứ quan trọng với bản thân. Hy vọng những ai đang mong muốn sống theo lối sống tối giản cũng sẽ tìm được cho mình những điều thực sự ý nghĩa trong cuộc sống. Mỗi người sẽ có cách nhìn khác nhau về lối sống tối giản và không ai ép buộc bạn phải trở thành người sống tối giản.
Tác giả và một người bạn là Numahata cùng lập một trang web tên là Minimal & ism. Minimal & ism có nghĩa là phát hiện ra những điều quan trọng (ism) sau khi giảm đồ đạc xuống mức tối thiểu (minimal). Người sống tối giản là người biết “cắt giảm” mọi thứ vì những điều quan trọng với mình. Fumio Sasaki nghĩ là mình đã giảm đồ đạc xuống mức tối thiểu và đã tìm thấy những thứ quan trọng cho mình.
Tôi cũng đang áp dụng những quy tắc để có được lối sống tối giản cho riêng mình. Nếu bạn đang có ý định làm người sống tối giản thì hãy đọc quyển sách này. Tôi cũng hy vọng rằng cả bạn và tôi sau khi cắt giảm được đồ đạc sẽ nhận ra được những thứ thực sự quan trọng với mình.
Tác giả: Chu Phương
Mua sách Lối sống tối giản của người Nhật ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật” khoảng 62.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lối sống tối giản của người Nhật Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lối sống tối giản của người Nhật Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lối sống tối giản của người Nhật Fahasa” tại đây
Đọc sách Lối sống tối giản của người Nhật ebook pdf
Để download “sách Lối sống tối giản của người Nhật pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Tối Giản – Sở Hữu Ít Đi, Hạnh Phúc Nhiều Hơn
- Nghệ Thuật Theo Đuổi Sự Tối Giản
- Quý Cô Tối Giản
- Là Người Phụ Nữ Như Tôi Mong Muốn
- Những Điều Tôi Tin
- Đặc quyền của gái hư
- 999 lá thư gửi cho chính mình
- Hướng dẫn sử dụng nửa kia
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
Xin cho tôi link ebook quyển này!