Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

Giới thiệu sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời – Tác giả Hoa Dương

Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

Là cha mẹ, thường ngày bạn không nên nói những lời như thế này:

  • Khi trẻ cứ bám lấy bạn hỏi hết cái này đến cái kia, bạn cáu kỉnh nói: “Con hỏi gì mà hỏi lắm thế? Tự đi mà nghĩ đi!”.
  • Khi trẻ không ngoan ngoãn chào hỏi người lớn, có phải bạn thường nói: “Con mà còn không biết lễ phép, từ sau không bao giờ mẹ dẫn con đi chơi nữa!”.
  • Khi trẻ hào hứng kể về mơ ước của chúng, có phải bạn thường nói: “Đúng là nghĩ vớ nghĩ vẩn, nhìn thành tích học tập của con đi, mau tập trung vào mà học hành!”.

Đối mặt với những đứa trẻ nói dối, bạn thường hùng hổ chất vấn: “Học ở đâu cái thói nói dối hả? Còn dám nói dối nữa là mẹ đánh cho đấy…”.

Nhưng cho dù là bạn nói thế nào, vấn đề đều không thể giải quyết. Kì thực chỉ cần thay đổi cách nói, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Hóa ra nói như vậy, trẻ sẽ chịu nghe lời!

Giáo sư Martin, nhà tâm lí giáo dục của trường đại học Edinburgh từng làm cuộc trắc nghiệm như sau: Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt. Nhóm B gồm các cháu chỉ có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn các cháu ở tổ A. Giáo viên tìm hiểu được tình hình liền tiến hành giáo dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì, thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B. Về sau ông lại tiến hành thử nghiệm nhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy, điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị.

Ám thị là sự ảnh hưởng đến hành vi hoặc tâm lí của con người bằng hình thức gián tiếp, hàm ý trong điều kiện không đối kháng, từ đó khiến cho con người hành động hoặc chấp nhận một ý kiến nhất định theo phương pháp của người khác đặt ra, khiến cho hành vi, tư tưởng của đối tượng được ám thị phù hợp với tiêu chí của người đưa ra ám thị. Ám thị có liên hệ mật thiết với giáo dục, bởi vì ám thị ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm lí và hành vi của con người, mà giáo dục lại chính là hoạt động rèn đúc tâm lí con người một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong các gia đình hiện nay, con cái đều trở thành các “công chúa”, các “công tử”, là trung tâm vũ trụ, rất ngang ngược và hống hách, thích làm theo ý của mình, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Nhưng chỉ dựa vào những bài thuyết giáo suông, khô cứng thì khó mà đạt được kết quả mong muốn. Nếu có thể sử dụng phương pháp ám thị một cách thích hợp để giáo dục trẻ thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Nói cách khác, khi cha mẹ yêu cầu con cái làm gì, chúng thường nảy sinh tâm lí chống đối; khi trẻ con ý thức được nó cần phải làm gì, chúng sẽ cố gắng

Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời
Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời
  • Công ty phát hành: Minh Long
  • Tác giả: Hoa Dương
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 240

2. Đánh giá Sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

Đánh giá Sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời
Đánh giá Sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

1 Bạn mình làm giáo viên cấp 1 khen cuốn sách này hay nên mình quyết định mua đọc thử, cũng là để chuẩn bị cho hành trình nuôi dạy con. Sách chỉ ra rất nhiều vấn đề mà chính bản thân mình sau khi đọc cũng thấy mình đang vướng phải và hướng dẫn cách xử lý. Sau mỗi vấn đề sách đưa ra đều có câu chuyện minh họa để cho các kiến thức không quá khô khan. Tuy nhiên cá nhân mình thấy phải đọc đi đọc lại vài lần mới có thể ghi nhớ sâu được chứ chỉ đọc 1 lần thì sẽ quên ngay. Sách phù hợp để ứng xử với trẻ từ 4 tuổi trở lên (bắt đầu có nhận thức), không phải là dành cho trẻ sơ sinh hoặc em bé từ 1-2 tuổi. Quyển sách này khá cần thiết cho tủ sách giáo dục trẻ. Đọc nhiều khi mình gặp phải tình huống có thể làm chủ cảm xúc và kiềm chế bớt với trẻ.

2 Dạy dỗ con cái từ xưa tới nay luôn là chủ đề nóng cho các bậc phụ Huynh. Mỗi thời mỗi khác, nhưng nó luôn có một nguyên lý chung mà tất cả các thế hệ phụ Huynh đều có thể áp dung, khi đọc cuốn sách này. Tôi vẫn còn bối rối khi tìm ra cách “nói sao cho con mình nghe lời” khi con “rắc rối tuổi nên ba”. Đối với con lớn, tôi đã lỡ mất cơ hội đó, và khi đọc cuốn này, tôi vẫn còn cơ hội để dạy dỗ bé nhỏ, đồng thời bổ sung những thiếu sót với bé lớn. Tôi đã dùng những lời lẽ tích cực như cuốn sách đã hướng dẫn để nói với các bé. Tôi thấy hiệu quả rõ rệt hơn, khi luôn nhắc nhở khả năng của con “con làm được” (CAN DO attitude) – và con cũng tự tin hơn để thực hiện. Cảm ơn cuốn sách cẩm nang này nhiều lắm.

Review sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

Review sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời
Review sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời

Đã bao giờ bạn chạm trán với những rắc rối khi dạy con học và dạy chúng tự ý thức trong học tập chưa? Đó là khi chúng ta đặt ra những quy tắc cho trẻ trong việc học tập và chúng không ngần ngại phá bỏ hết những quy tắc ấy. Trẻ ương bướng cãi lời cha mẹ và thầy cô mặc kệ những hình phạt…Vậy lí do vì sao trẻ trở nên như thế và làm thế nào để trẻ biết vâng lời, chịu chú tâm vào việc học ở nhà cũng như tại trường học? Quyển sách “Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường” của Adele Faber và Elaine Mazlish sẽ cho chúng ta nhìn thấy những sai lầm mà chính các bậc phụ huynh thường xuyên mắc phải khi dạy dỗ con em mình và cách để giải quyết những vấn đề này.

Quyển sách Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường dành cho ai?

Dù bạn là giáo viên hay phụ huynh, quyển sách này đều là một trong những thứ bạn cần trang bị cho mình để bước vào con đường nuôi và dạy dỗ những đứa trẻ. Hầu hết ở những lứa tuổi khác nhau trẻ sẽ có những diễn biến tâm lý và hành động khác nhau. Chính vì thế mà việc đưa ra những biện pháp phù hợp để uốn nắn cho trẻ nên người là hết sức cần thiết.Quyển sách dành cho các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi đến trường và có những dấu hiệu ương bướng, chống đối lại thầy cô và cha mẹ. Chúng thường xuyên cãi lời và xem thường những quy tắc mà các phụ huynh đặt ra.Quyển sách này sẽ chỉ cho chúng ta lí do vì sao trẻ lại có những phản ứng như vậy, đâu là sai lầm của các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ con mình và cách để chấm dứt tình trạng này.

Thông điệp thứ 1 của sách: Những sai lầm phụ huynh mắc phải trong cách dạy trẻ

Các bậc phụ huynh cũng cần chấp nhận một điều không phải cách dạy con của chúng ta lúc nào cũng đúng đắn.

Đôi khi chúng ta cũng mắc những sai lầm.Những sai lầm ấy có thể kể tên như:

  • Bắt trẻ phải phục tùng, nhất nhất nghe theo lời người lớn: điều này thật sự là một sai lầm vì không phải bao giờ những mong muốn của người lớn đều là đúng đắn. Con trẻ không phải là một công cụ để chúng ta thực hiện những mong muốn của mình. Cha mẹ sinh con ra và cũng chính là thời điểm tạo ra và nhận lấy một trách nhiệm đó là nuôi dạy con nên người, một con người có ích cho xã hội chứ không phải một con người sống và tồn tại theo cách mà cha mẹ mong muốn. Đừng áp đặt và bắt trẻ phải phục tùng. Hãy dạy cho trẻ phân biệt đúng và sai và những điều bạn cần trẻ nghe theo là đúng đắn như thế nào.
  • Không bao giờ chấp nhận lắng nghe những mong muốn của trẻ: Xin hãy lắng nghe những mong muốn của trẻ. Chỉ có như thế cha mẹ và con cái mới có thể thấu hiểu lẫn nhau. Thay vì chối bỏ những cảm xúc của trẻ, hãy diễn đạt nó thành lời; Thay vì chỉ trích và khuyên răn hãy công nhận cảm xúc của trẻ bằng một từ một âm tiết như ừ, ừm, à…; Thay vì cố gắng thuyết phục và giải thích, hãy đưa ra viễn cảnh không thể có ở tương lai; Thay vì làm ngơ những cảm xúc của trẻ thì hãy thừa nhận những cảm xúc ấy ngay cả khi bạn muốn trấn áp những hành vi không ngoan ngoãn của trẻ; Thay vì chỉ trích, chất vấn và khuyên răn, hãy thừa nhận và phản ánh đúng suy nghĩ và ước muốn của trẻ;
  • Sự nổi giận và trừng phạt quá khắc khe: Thay vì đưa ra những hình phạt khắt khe và nặng nề, chúng ta có thể sử dụng những biện pháp thay thế. Đề xuất những lựa chọn cho trẻ và để trẻ tự nếm hậu quả của hành vi của mình;
  • Bày tỏ sự thất vọng của bạn đối với trẻ lớn đến dường nào; nêu lên sự mong mỏi của bạn dành cho trẻ; Chỉ cho trẻ cách khắc phục những sai lầm của mình;
  • Nuông chiều trẻ kể cả những việc mà trẻ làm sai vẫn được khen ngợi hoặc bỏ qua: Điều chúng tra cần dành cho trẻ là lời khuyên bổ ích và lời phê bình mang tính xây dựng. Đừng quá tâng bốc và cũng đừng phủ nhận sạch những điều hay ho mà trẻ làm được.

Thông điệp 2 của sách: Chúng ta có thể mời gọi trẻ hợp tác

Với trẻ, chúng ta luôn có những cách có thể dùng để uốn nắn trẻ, chỉ cần cha mẹ thật sự khéo léo. Chúng ta có thể rèn luyện các kỹ năng sau:

  • Mô tả vấn đề: Thay vì chất vấn, trách mắng trẻ, hãy tiếp cận trẻ một cách khéo léo bằng cách mô tả vấn đề. Ví dụ thay vì hét lên “Ai đã làm dơ sàn nhà” thì hãy khơi gợi sự hợp tác của trẻ bằng câu ” cô thấy dưới sàn nhà có vết dơ này”
  • Cung cấp thông tin: Hãy chỉ có trẻ cách để khắc phục
  • Đưa ra sự lựa chọn: cho trẻ được lựa chọn như nếu lau vết bẩn bằng khăn ẩm thì sẽ mau sạch hơn.
  • Nói ngắn gọn: “Bẩn”
  • Viết ra: bạn có thể viết lên bảng yêu cầu các bé làm việc
  • Bông đùa: Hãy yêu cầu trẻ một cách vui vẻ để trẻ cũng được tham gia làm việc một cách vui vẻ.

Thông điệp thứ 3 của sách: Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề

  • Hãy nghe cảm xúc và nhu cầu của trẻ:
  • Tóm tắt quan điểm của trẻ
  • Hãy bày tỏ cảm xúc và nhu cầu của chính mình
  • Khuyến khích trẻ cùng tìm cách giải quyết vấn đề
  • Cùng nhau viết ra tất cả những giải pháp-không đánh giá
  • Cùng nhau quyết định xem ai không thích giải pháp nào, có thể thực hiện giải pháp nào và kế hoạch triển khai

Thông điệp thứ 4 của sách: Phụ huynh và giáo viên hãy phối hợp cùng nhau

Khi phụ huynh và giáo viên gặp nhau tất nhiên chủ đề chung của chúng ta là việc học tập, những ưu và khuyết điểm của trẻ. Trong đa số những cuộc họp phụ huynh, người ta thường căng thẳng giữa người nêu khuyết điểm của trẻ và người chấp nhận những khuyết điểm ấy. Đa số phụ huynh thích được nghe người khác khen ngợi con mình và yêu con đến mức không chấp nhận người khác phê bình con. Chính vì vậy mà khiến cho phụ huynh và giáo viên khó mà có tiếng nói chung. Vậy chúng ta cần phối hợp như thế nào để ngay cả khi nhắc đến những khuyết điểm của trẻ nhiều hơn ưu điểm thì phụ huynh và giáo viên vẫn có thể vui vẻ phối hợp cùng nhau?

  • Thay vì bắt đầu bằng cách nêu lên những sai phạm, bạn hãy thử bắt đầu bằng việc mô tả những điều đúng đắn. Đừng nói rằng trẻ hư hỏng như thế nào, phá phách ra sao, hãy cùng nhau mô tả những điều đúng đắn mà trẻ cần làm được.
  • Thay vì chỉ ra trẻ chưa làm được những gì hãy mô tả những gì trẻ cần làm.
  • Thay vì ém nhẹm thông tin hãy chia sẻ những vấn đề cần được quan tâm. Hãy thành thật và khéo léo trong việc thể hiện những vấn đề. Sự thật cần được tôn trọng và truyền đạt một cách khéo léo.
  • Thay vì chỉ bảo nhau phải làm gì hãy chia sẻ những điều tốt đẹp của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Hãy chia sẻ cùng nhau để có thêm nhiều hiểu biết về đứa trẻ. Biết đâu những nguồn thông tin hai phía cung cấp cho nhau sẽ giúp ích rất nhiều ở phần vạch ra những kế hoạch uốn nắn trẻ.
  • Thay vì buông xuôi hãy cùng nhau bàn bạc kế hoạch: hãy cùng nhau lập kế hoạch bằng tất cả những hiểu biết của các bạn về trẻ.
  • Thay vì kết thúc bằng những tiêu cực hãy kết thúc bằng một câu tường thuật mang tính tích cực
  • Thay vì quên kế hoạch sau cuộc họp phụ huynh hãy làm đúng theo kế hoạch đã định. Một khi kế hoạch đã được đặt ra, xin đừng quên lãng nó. Hãy áp dụng một cách nghiêm túc và quan sát kết quả một cách sát sao.

Mua sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời” khoảng 52.000đ đến 60.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời Fahasa” tại đây

Đọc sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời ebook pdf

Để download “sách Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *