Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

Giới thiệu sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm – Tác giả Masanobu Fukuoka

Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

cuốn sách nổi tiếng của Mansanobu Fukuoka, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới. Cuốn sách (đã được dịch ra 25 thứ tiếng) không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.

Có thể gọi ông Masanobu Fukuoka, tác giả cuốn sách, là người nông dân vĩ đại nhất hành tinh cũng không có gì là lạm dụng từ ngữ. Ông là người đạt đến cảnh giới vô vi trong nông nghiệp và là vị sư tổ của nông nghiệp tự nhiên.

Nhưng bạn không nên để tựa đề cuốn sách đánh lừa. “Cuộc cách mạng một – cọng – rơm”, nhưng chẳng có “cuộc cách mạng” nào ở đây cả. Cuốn sách chỉ là những ghi chép của một người làm nông khiêm nhường rón rén trước thiên nhiên vườn ruộng, như thể mỗi một từ được viết ra tác giả đều sợ làm tổn thương đất đai cây cỏ.

Bạn cũng sẽ thất vọng nếu có ý định tìm trong cuốn sách này những tri thức về nông nghiệp, dù là nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp tự nhiên. Bởi vì đối với ông Fukuoka, tri thức là hữu hạn, còn thiên nhiên cây cối là vô cùng, cái hữu hạn không thể thâu tóm được cái vô cùng.

Cuốn sách cũng không nhằm góp phần làm đa dạng hóa kiến thức của bạn về thiên nhiên và cuộc sống. Bạn sẽ thấy tác giả của nó không hề có ý định như vậy.

Trong kho tàng sách vở của nhân loại, trừ cuốn Pháp bảo đàn kinh của Lục tổ thiền tông Huệ Năng, hiếm có cuốn sách nào như cuốn sách này, khi mà tác giả không hướng người đọc theo tư tưởng và quan niệm của người viết sách mà hướng người đọc vào chính bản thân họ trong mối quan hệ tương tác với môi trường sinh ra và nuôi dưỡng họ.

Viết về nông nghiệp nhưng ông Fukuoka không để người đọc dính mắc vào các kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, cũng không dính mắc vào chính cuốn sách của ông. Người ta bảo phương pháp Fukuoka là thiền trong nông nghiệp là vì vậy.

Đọc cuốn sách này và gấp nó lại, bạn sẽ không còn nghĩ ông Fukuoka đã viết những gì, nhưng bạn sẽ nhận ra vô số những điều mà trước đây do những tri thức học ở sách vở, trong trường lớp đã biến thành định kiến trong đầu bạn khiến cho bạn không nhận ra. Bạn sẽ nhìn cái cây không phải là giống thực vật vô tri được mô tả trong sách trồng trọt mà là cái cây có tâm hồn. Bạn sẽ thú vị nhớ lại, trong câu chuyện cổ tích Một người mẹ, nhà văn Andersen đã từng bảo mỗi một cái cây đều có một số phận, mỗi cái cây đều có một trái tim. Và bạn sẽ hiểu vì sao ông Fukuoka lại nói chỉ có những đứa trẻ mới nhìn được thiên nhiên như thiên nhiên vốn có.

Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm
Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm
  • Mã hàng 9786045878224
  • Tên Nhà Cung Cấp: Công Ty TNHH TA XANH
  • Tác giả: Masanobu Fukuoka
  • Người Dịch: XanhShop
  • NXB: NXB Tổng Hợp
  • Trọng lượng: (gr) 280
  • Kích thước: 13 x 20 cm
  • Số trang: 259
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

Đánh giá Sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm
Đánh giá Sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

1 Cuốn sách đã làm thay đổi suy nghĩ của mình rất nhiều. Càng đọc càng lôi cuốn. Cái nhìn theo bản năng, tự nhiên vốn có sự sắp đặt thật hoàn hảo của nó mà ta không cần phải cố gắng làm gì. Sống 1 cuộc đời ít lo nghĩ, bon chen, ăn những thứ rau trái theo mùa mới là điều đúng đắn cho cơ thể khỏe mạnh ít bệnh tật. Thời nay họ phụ thuộc nhiều đến vật chất, các công ty ra rả sp tốt nhưng thành phần thì toàn hóa học cả thôi! Tìm mảnh vườn con, sống đời ẩn dật cũng là cái thú nhàn hạ an lạc đời người.

2 Cuốn sách này là cuốn mà mình yêu thích cho đến giờ. Một người nông dân với sự minh triết của mình thực sự khiến cho người khác ngưỡng mộ. Sự minh triết đó thể hiện trong cách làm nông, trong cách ăn uống, trong cách nhìn rộng ra mọi việc. Mình nhớ nhất giả thiết 100% đều làm nông, vậy có phải là khổ không còn tùy vào cách nghĩ của mỗi người. Vì nhiều lúc mình cứ luẩn quẩn với suy nghĩ cứ tiếp tục phát triển khoa học có cần thiết không, có lợi thật ko? Với một giọng văn rất chân thật mộc mạc, không gay gắt, mà rất chia sẻ. Chỉ có thể nói là rất yêu cuốn sách này và cảm ơn tác giả rất nhiều.

3 Quyển sách mang đến góc nhìn mơi cho người đọc về thế nào là Nông nghiệp thuần tự nhiên, đâu là thức ăn “sạch” theo đúng nghĩa. Biết là một sách hay nhưng giữa thực tế với sự phát triển của Khoa học, công nghệ, kĩ thuật như hiện nay thì Nông nghiệp thuần tự nhiên có chỗ đứng ko?. Đây là một câu hỏi khó.

4 Mình mua cuốn này rất tình cờ luôn, mà đọc nghiền ngẫm kèm thích thú.Sách Nhật nên giọng điệu rất nhẹ nhàng, thảnh thơi. Không đao to búa lớn gì cả, ngôn ngữ rất dễ chịu và điều đặc biệt mình thấy đó là văn phong cực mộc mạc luôn, như ý nghĩa mà câu chuyện mang đến vậy. Từ người thanh niên sống đời sống công sở quay về làm người nông dân,từ chối nhịp sống thành thị để sống đời tự nhiên như cây cỏ, tối ưu nhu cầu cá nhân và hòa thuận với đất trời. Với 300 gốc cam trên đồi và vốn tri thức sẵn có, cuộc cách mạng một cộng rơm này đưa con người về với tự nhiên một cách giản dị mà cũng vô cùng kỳ công.

5 “Chúng ta đang sản xuất 1 cân gạo bằng 2 cân xăng dầu” Mình đã đọc ebook rồi nhưng vẫn muốn mua sách giấy để đọc lại cho tiện. Nếu các bạn muốn hiểu thêm về thế giới xung quanh hay đọc nó, hiểu thêm về rau củ quả mình ăn hằng ngày hãy đọc nó, hiểu thêm về cách con người đang phá hoại thế giới bằng việc áp dụng kinh tế hàng hóa vào nông nghiệp hãy đọc nó.

Review sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

Review sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm
Review sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm

1. Cuộc cách mạng một cọng rơm – Hành trình về với tự do trong nông nghiệp

Cuộc cách mạng một cọng rơm – Nhiều người làm nông coi đây là sách gối đầu giường để thực tập và bồi đắp niềm tin cho chính mình. Còn những người bị lôi cuốn bởi chữ “tự nhiên” như tôi, thì cuốn sách này chứa đựng những kiến giải sâu sắc về nguồn sống của con người, đó là thức ăn và cách chúng được tạo ra qua hoạt động “nông nghiệp”.

Cuốn sách không chỉ là những câu chuyện về nông nghiệp đơn thuần, mà là cái nhìn thấu triệt sâu sắc về “đạo” của người làm nông.

2. Hành trình không dễ dàng

Vườn cam ban đầu chết rụi, 400 cây cam tiếp theo cũng chung số phận, nhưng đấy có lẽ là nấc thang đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải đi qua khi bắt đầu hành trình nuôi dưỡng đất đai màu mỡ trở lại. Không có sẵn một con đường nào cụ thể, ông bắt đầu vừa làm vừa quan sát để điều chỉnh cho vụ mùa sau. Cho tới khi những cây cam tự tìm thấy con đường xanh tươi trở lại, khi những ruộng lúa đầy những loại côn trùng, ong, bướm, chuồn chuồn, ếch, nhện và trở nên sống động trở lại như một vườn địa đàng.

Tất cả hành trình đó, ông đi qua những lời chỉ trích, những lời phản bác của những nông dân khác, những nhà khoa học và cả chính cha mình.

Con đường về với nông nghiệp tự nhiên bắt đầu từ sự buông bỏ

Có thể nào trồng rau mà không làm cỏ? Có thể nào trồng trọt mà không cần vun xới? Có thể nào cây cho quả, rau cho hái mà không cần bón phân, không cần phun thuốc trừ sâu bọ? Câu trả lời là có. Có người làm ra những sản phẩm như thế để bán và sinh ra tiền. Điều đầu tiên cần làm là học cách buông bỏ.

Buông bỏ những cái sai lầm mà nền nông nghiệp hiện đại mang lại, buông bỏ những cái cũi mà tiện nghi vật chất đang khóa trái ta, buông bỏ những chấp niệm trong tri thức mà những cuốn sách trồng trọt hay chăn nuôi, những thứ trong sách vở từng dạy.

Sự khác biệt giữa tự nhiên và phi tự nhiên đã nằm chính trong những sản phẩm của nó, những nông sản chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Một cây cam bị sâu hại tấn công, một quả cà chua vẹo vọ, một quả dưa chuột cong queo hay một cây rau ốm yếu là tự nhiên hay phi tự nhiên. Cốt lõi của việc có thể bắt đầu làm nông tự nhiên được là phải hiểu rõ sự khác biệt này.

Trước đây, thời rất lâu về trước ông bà tổ tiên đã làm nông theo cách thuận tự nhiên như thế. Người nông dân thấu hiểu đất đai và chung sống hòa bình với đất đai ấy cùng cây cối sinh sôi trên đó. Kể từ khi chúng ta đánh mất chính mình trong bản cam kết hợp tác win –win với môi trường sống, chúng ta vắt kiệt sức lao động của đất bằng tham vọng của mình, chúng ta dùng trí tuệ để nghiễm nhiên hưởng lợi trên sự hiền lành của đất, và đẩy mình vào thế lưỡng nan trong chuỗi thức ăn bằng chính sự tham lam đó. Ăn gì để không chết? Xin thưa: hãy ăn những thứ mà mẹ tự nhiên cho con người.

Và hành trình về với tự do trong nông nghiệp chính là về lại với những món quà tốt lành nhất mà thiên nhiên ban cho con người, là không đi ngược lại với tự nhiên. Đó là con đường làm nông thuận tự nhiên.

Nông nghiệp không chỉ đơn thuần là trồng trọt và chăn nuôi
Mà đó là trả lại công việc trồng trọt và nuôi sống những loài động vật cho thiên nhiên. Khi đó, con người chẳng phải làm gì cả mà chỉ cần ở đúng vị trí của mình trong chuỗi vận động của tự nhiên đó mà thôi.

Để làm được điều này, cần thấu triệt những tác động và mối quan hệ của nông nghiệp trong tự nhiên. Trong cuốn sách, ông Fukuoka giải thích rằng khi phân hóa học vãi xuống đất, cây cối chỉ hấp thụ được một phần, phần còn lại sẽ đi vào môi trường, các hợp chất nito khi theo nước mưa ra biển sẽ khiến các loài tảo hấp thu và phát triển mạnh gây ra thủy chiều đỏ. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp là một bài toán nan giải khác của loài người.

3. Thực phẩm tự nhiên có phải luôn cần giá cao

Lão nông đã từng vô cùng giận dữ khi người ta yêu cầu ông gửi mật ong từ vườn cam trên núi và trứng gà núi cho một cửa hàng ở thành phố để rồi vị thương gia đó bán với giá cắt cổ. Ông Fukuoka ngay lập tức không gửi hàng cho vị thương gia đó nữa vì ông tin rằng nếu làm như vậy thì gạo của ông sẽ bị trộn với loại gạo khác và cũng sẽ đến tay khách hàng một cách không trung thực.

Theo ông, những thực phẩm tự nhiên được trồng với chi phí tối thiểu nên nó cũng phải có giá thấp nhất, để tất cả mọi người đều có thể mua được. Người tiêu dùng ngay cả ở Nhật Bản luôn nghĩ thực phẩm tự nhiên phải có giá cao, nếu giá thấp họ sẽ nghi ngờ nó không tự nhiên. Điều này là vô lý. Ông muốn thực phẩm tự nhiên phải trở nên thông dụng và không thể có giá cắt cổ, khi đó mọi người mới có thể bắt đầu suy nghĩ đúng đắn về thực phẩm tự nhiên và suy nghĩ đúng về cách ăn uống của chính mình.

4. Ai đẩy người nông dân vào thế lưỡng nan?

Xin thưa chính là bạn, tôi, những kẻ sắm vai người tiêu dùng, là những người tiếp tay cho hóa chất nông nghiệp. Bằng cách nào? Hãy nhớ lại cách bạn chọn mua nông sản hàng ngày.

Bạn nói rằng họ thích các sản phẩm tự nhiên không hóa chất, nhưng lại chỉ chọn mua những quả dưa chuột hay những quả táo bóng đẹp, to đồng đều và từ chối những quả nhỏ, có tỳ vết…có giá thấp bằng một nửa hoặc hơn.

Bạn sẵn sàng trả giá cao cho những nông sản mẫu mã đẹp buộc người nông dân phải dùng tới hóa chất. Bạn thích ăn rau quả trái mùa khiến những nhà kính mọc lên như nấm và đòi hỏi người nông dân phải sắm máy móc trồng trọt nhân tạo và hóa chất. Bạn sung sướng móc hầu bao nhiều hơn cho những loại trái cây bán sớm một tuần cũng khiến người nông dân phải tìm cách kích cho cây chín sớm, và khi cây chín sớm quả chưa đủ độ ngọt thì lại phải tìm cách để tạo độ ngọt cho quả.

Những bi kịch này và cả nhiều tấn trò khác mà người tiêu dùng đang thao túng thị trường và đẩy người nông dân vào thế khó xử, và cả cách những loại rau quả sau thu hoạch được đối xử để luôn có mẫu mã “tươi, ngon” nhất tới tay người mua được Fukuoka kể ra chân thực trên chính bối cảnh nước Nhật.

Người nông dân dùng hóa chất phải chăng vì họ muốn, hay vì người mua muốn. Câu chuyện này có lẽ không chỉ ở nước Nhật mà ở chính ngay khu vườn của bạn, khu chợ bạn vẫn mua thực phẩm hàng ngày.

Gấp sách lại quyển sách, chẳng có cuộc cách mạng nào hứa hẹn như tên gọi. Những cọng rơm cũng chẳng có ý định nào làm cách mạng hết. Bởi câu chuyện không dừng lại ở riêng chuyện trồng, chuyện nuôi.

Cuộc cách mạng thực sự nằm chính trong suy nghĩ của chúng ta, cuộc cách mạng thành hình trong trái tim những người yêu đất yêu cây và khát khao tìm lại chốn an yên địa đàng trong vòng tay tự nhiên. Cuộc cách mạng nhen nhóm trong suy nghĩ những kẻ đang tiêu dùng thực phẩm, những kẻ trước đây thần thánh hóa hay tự nhận là “tôn sùng” các sản phẩm tự nhiên khi giật mình nhận ra thứ “tự nhiên” mình đang dùng thực chất chẳng phải.

Suy cho cùng, chừng nào chúng ta mới hiểu và muốn tìm đến khát khao giải phóng khỏi những ảo tưởng hạn hẹp về nông nghiệp và thực phẩm, chừng ấy cách mạng sẽ thành hình.

Mua sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm” khoảng 85.000đ đến 90.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm  Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm Fahasa” tại đây

Đọc sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm ebook pdf

Để download “sách Cuộc Cách Mạng Một Cọng Rơm pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *