Sketchnote Thực Hành

Giới thiệu sách Sketchnote Thực Hành – Tác giả Mike Rohde

Sketchnote Thực Hành

Trong phần đầu, tác giả Mike Rohde tóm tắt tổng quan nhanh về sketchnote. Sau đó, ông tiếp tục đưa ra cách hình thành và sắp xếp ý tưởng sketchnote một cách hiệu quả và nhanh chóng, đồng thời đưa ra các phương pháp áp dụng sketchnote vào các linh vực, hoạt động như sketchnote tài liệu, trải nghiệm, phim, chương trình truyền hình. Cuốn sách còn bao gồm các bài tập thực hành ở mỗi phần giúp độc giả có thể trực tiếp luyện tập kỹ năng sketchnote.

Sketchnote Thực Hành
Sketchnote Thực Hành

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Sketchnote Thực Hành
  • Công ty phát hành: Alphabooks
  • Tác giả: Mike Rohde
  • Kích thước: 18 x 22 cm
  • Dịch Giả: Kim Thành
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 220
  • SKU 1824670876487

2. Đánh giá Sách Sketchnote Thực Hành

Đánh giá Sách Sketchnote Thực Hành
Đánh giá Sách Sketchnote Thực Hành

1 Chất liệu tốt, đẹp, đúng như mong đợi. Nội dung nhìn sơ thấy hình ảnh nhiều, bắt mắt, mong là sẽ hữu ích

2 Sách trình bày rất đẹp, dễ hiểu, rõ ràng với nhiều nội dung hữu ích có thể làm theo luôn. Sách có kèm theo các bài tập ngắn giúp hiểu rõ hơn về sketchnote.

3 Giao hàng và gói ghém hàng hóa mình đều hài lòng. Sách được bao trong bọc ni-lông nên sạch và không bị cong góc. Rất tốt.

4 Giáo trình thì vui khỏi nói rồi, cộng với tiki giao hành nhanh chóng nên trải nghiệm rất phấn khích

5 Sách hay, bổ ích, trình bày dễ hiểu. Giao nhanh. Bé nhà mình lớp 7 mà nghiên cứu thích thú lắm.

Review sách Sketchnote Thực Hành

Review sách Sketchnote Thực Hành
Review sách Sketchnote Thực Hành

1. Từ Lý Thuyết Tới Thực Hành Sketchnote

Thông qua Sketchnote thực hành (The Sketchnote Workbook), Mike Rohde sẽ chỉ cho bạn biết cách thực hành những kỹ thuật Sketchnote cơ bản mà bạn đã học được trong cuốn Sketchnote lý thuyết (The Sketchnote Handbook) và sử dụng chúng theo những cách mới và thú vị. Không chỉ tóm tắt nhanh các kỹ thuật cơ bản để tạo ghi chú trực quan, Mike Rohde còn tiếp tục đưa ra các kỹ thuật nâng cao mà bạn có thể sử dụng để luyện tập kỹ năng Sketchnote của mình.

Sau sự thành công của Sketchnote lý thuyết thì Sketchnote thực hành của Mike Rohde muốn đề cập tới những kỹ thuật gì?

Mike Rohde đã thấy hàng trăm bản Sketchnote kể từ khi cuốn sách Sketchnote lý thuyết được phát hành, tuy nhiên anh không muốn dừng lại ở đó. Vẫn còn nhiều cách Sketchnote hơn nữa mà Rohde muốn chia sẻ với độc giả, và đó chính là lý do Sketchnote thực hành được ra đời.

Ghi lại những ghi chú trong các cuộc họp hoặc các phần của buổi hội thảo là cách tuyệt vời để độc giả ngay lập tức áp dụng kỹ thuật Sketchnote và thấy được giá trị tuyệt vời trong phương pháp tiếp cận này. Đó chính là những giá trị hữu ích mà bộ sách Sketchnote của Mike Rohde mang tới cho độc giả.

Nhưng nếu như tôi chưa đọc Sketchnote lý thuyết thì tôi có thể đọc được cuốn Sketchnote thực hành không?

Có! Câu trả lời là có! Tuy nhiên, nếu bạn chưa đọc Sketchnote lý thuyết, thì yêu cầu đầu tiên bạn cần phải hoàn thành trước khi tiến hành tìm hiểu sâu hơn các kỹ thuật trong Sketchnote thực hành chính là: Hãy đọc thật kỹ CHƯƠNG 1 trong Sketchnote thực hành của Mike Rohde.

Hãy đọc thật kỹ CHƯƠNG 1 trong Sketchnote thực hành của Mike Rohde!

CHƯƠNG 1 có nội dung gì mà lại quan trọng thế nhỉ?

Vì CHƯƠNG 1 sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm cơ bản về Sketchnote

Trong Sketchnote lý thuyết, Mike Rohde đã cung cấp những thông tin dành cho người mới bắt đầu để chia sẻ ý tưởng về Sketchnote. Thông qua Sketchnote lý thuyết, Rohde giúp chúng ta hiểu được những điều cơ bản của Sketchnote bằng cách đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi cơ bản sau: “Chúng là gì?”, “Chúng được tạo ra như thế nào?” và “Tại sao chúng ta lại nên tạo ra chúng?”.

Mike Rohde đã đề cập đến các kỹ thuật nghe, vẽ, viết và đưa ra nhiều ví dụ thú vị thông qua Sketchnote lý thuyết. Tuy nhiên, nếu bạn chưa đọc Sketchnote lý thuyết thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì trong CHƯƠNG 1 của Sketchnote thực hành, Mike Rohde sẽ giúp bạn xem lại các khái niệm cơ bản về Sketchnote. Với cách này, chúng ta có thể bắt đầu với bất kỳ lĩnh vực nào. Còn nếu như bạn đã đọc Sketchnote lý thuyết, thì tốt thôi, bạn hoàn toàn có thể bỏ qua CHƯƠNG 1 và chuyển ngay đến CHƯƠNG 2 luôn mà không phải lo bị rơi vào trạng thái mông lung về thuật ngữ.

2. Tổng quan nhanh về Sketchnote

Câu hỏi đầu tiên mà bất cứ ai đều cần phải trả lời trước khi muốn tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật này chính là: Sketchnote là gì?

SKETCHNOTE là những ghi chú trực quan phong phú được tạo ra từ sự kết hợp giữa chữ viết tay, hình vẽ, kiểu chữ vẽ tay, các hình dạng và yếu tố trực quan như mũi tên, đường thẳng, hình hộp.

Hiểu một cách sâu sắc, Sketchnote chính là các “Ghi chú bổ sung”. Sở dĩ Mike Rohde lại gọi Sketchnote là các “Ghi chú bổ sung” bởi về bản chất, Sketchnote cũng giống như các ghi chú thông thường, tuy nhiên chúng được bổ sung thêm các yếu tố hình ảnh trực quan để mở rộng các ý. Và một điều vô cùng quan trọng về Sketchnote mà bạn cần phải ghi nhớ chính là:

Sketchnote nhấn mạnh vào việc ghi lại các ý tưởng lớn trong KHOẢNH KHẮC.

Tại sao chúng ta lại nên sử dụng Sketchnote? Đơn giản thôi, vì nó gắn kết toàn bộ tư duy của bạn. Nhờ kỹ thuật Sketchnote, các yếu tố trực quan (hình ảnh, hình vẽ và sự tưởng tượng) sẽ được gắn kết với yếu tố lời nói (từ ngữ, logic và ngôn ngữ).

Khi TOÀN BỘ TƯ DUY của bạn được gắn kết, bạn sẽ tạo ra BẢN ĐỒ TRỰC QUAN về những gì BẠN NGHE, NHÌN VÀ NGHĨ.

Sketchnote tập trung vào những ý tưởng lớn, nhấn mạnh lắng nghe và phân tích, đồng thời lựa chọn các ý tưởng cộng hưởng. Hãy đắm chìm vào những gì bạn nghe và tư duy. Hãy nắm bắt các ý tưởng tạo sự kết nối, nhận ra các khuôn mẫu, sau đó hãy minh họa trực quan các khuôn mẫu này. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy lúng túng trong việc tìm kiếm ý tưởng. Đó là điều bình thường. Nhưng khi luyện tập, bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Các ý tưởng lớn sẽ tự bộc lộ ra.

Bạn có thể tạo ra một bản Sketchnote không? Câu trả lời là: Có! Sketchnote là ý tưởng chứ không phải là nghệ thuật. Có thể bạn không phải là một họa sĩ tài ba để tạo ra các bức vẽ trừu tượng, nhưng bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình một bản Sketchnote vì bạn có ý tưởng.

Có 5 dạng hình vẽ cơ bản trong Sketchnote: Hình tròn (O), hình vuông (), hình tam giác (∆), đường thẳng (¾) và dấu chấm (.). Khi nhìn thấy 5 dạng hình vẽ này tạo nên các sự vật xung quanh, bạn sẽ vẽ các sự vật giống như vậy dễ dàng hơn. Bạn có thể vẽ người khi xây dựng cho mình một bản Sketchnote. Vẽ người là một kỹ năng hữu ích trong Sketchnote. Có 2 cách đơn giản để vẽ người: “Phương pháp ngôi sao” và “Phương pháp Dave Gray”. Vẽ khuôn mặt trong Sketchnote cũng là một kỹ thuật rất thú vị. Bạn có thể vẽ ra nhiều khuôn mặt với các biểu cảm khác nhau chỉ bằng một vài đường thẳng cơ bản. Vẽ chữ cũng là một kỹ thuật bạn nên luyện tập khi Sketchnote. Chữ vẽ tay là cách tuyệt vời để giúp bản Sketchnote của bạn trở nên thú vị hơn và để xác định hệ thống thứ bậc. Bạn có thể sử dụng 4 cách đơn giản để vẽ chữ trong bản Sketchnote của mình: Nét đơn, nét đôi, nét ba và hình khối.

3. Sketchnote ý tưởng – Hình thành ý tưởng Sketchnote

Sketchnote là một công cụ tuyệt vời để ghi chép các ý tưởng cho riêng mình hay khi làm việc nhóm. Trong quá trình hình thành ý tưởng, Sketchnote sẽ giúp bạn mở rộng các ý tưởng và tự do khám phá. Quá trình hình thành ý tưởng bắt đầu từ việc chú ý tới những suy nghĩ của bạn đối với một chủ đề. Hãy xác định rõ ý tưởng của bạn và sử dụng Sketchnote để ghi lại các ý tưởng đó ra giấy. Sau đó, bạn có thể xem lại, trau chuốt và truyền đạt các ý tưởng.

Bạn có thể áp dụng mẹo “Khung thời gian”. “Khung thời gian” là cách hiệu quả để giữ cho các giai đoạn hình thành ý tưởng được thoải mái và tập trung vào các ý tưởng lớn thay vì đưa ra các chi tiết nhỏ. Phương pháp này đòi hỏi phải có khoảng thời gian cố định cho từng giai đoạn, đánh giá tiến trình của bạn sau mỗi giai đoạn rồi lặp lại. Ví dụ, bạn có thể dành 25 phút cho “Giai đoạn làm việc”, sau đó dành ra 5 phút để “Xem lại tiến trình”, và rồi lặp lại chu trình ấy cho tới khi hoàn thành ý tưởng của mình.

Hãy định dạng trang giấy của bạn trước khi chia quá trình hình thành ý tưởng thành các phần dễ quản lý hơn. Các định dạng có thể giúp giảm trang trống, vì bạn sẽ chỉ tập trung hình thành một ý tưởng tại một thời điểm. Đánh số các ý tưởng sẽ giúp bạn xác định những khái niệm cụ thể và xây dựng lại quá trình tư duy. Việc đánh số đặc biệt hữu dụng nếu bạn cần trao đổi ý tưởng với người khác. Có 3 định dạng hữu dụng mà bạn có thể áp dụng trong quá trình hình thành ý tưởng cho bản Sketchnote của mình.

Loại định dạng đầu tiên là “Định dạng lưới”. Bạn sẽ chia trang giấy thành một mạng lưới các ô. Đánh số từng ô vuông. Một vài khoảng lưới ô vuông lớn (4 ô/trang) cho phép thể hiện nhiều chi tiết hơn trong khi các khoảng lưới ô vuông nhỏ (10 – 12 ô) tập trung vào nhiều các ý tưởng được hình thành nhanh chóng. Định dạng này sẽ hiệu quả nếu bạn có nhiều ý tưởng muốn xây dựng. Hình thành ý tưởng với cấu trúc lưới ô vuông sẽ giúp bạn thoải mái tập trung vào sáng tạo các ý tưởng mới.

Loại thứ hai có tên là “Định dạng xuyên tâm”. Bạn sẽ đặt ý tưởng, chủ đề chính hoặc những ghi chú tham khảo trong một vòng tròn trung tâm, sau đó bạn sẽ bổ sung thêm các ghi chú, hình vẽ, biểu tượng và các ý tưởng nhỏ riêng biệt ở các khoảng trống xung quanh vòng tròn trung tâm. Định dạng này sẽ hiệu quả cho các ý tưởng trọng tâm, độc lập với các thông tin xung quanh. Hãy thể hiện ý tưởng từ trung tâm ra ngoài. Bạn có thể tự do ghi chép và khám phá ý tưởng theo trình tự tùy thích.

Định dạng cuối cùng là “Định dạng tự do”. Với định dạng mở rộng này, bạn có thể tự do bắt đầu ở bất cứ vị trí nào trên trang giấy, quyết định ghi lại những gì và ở đâu. Thông thường, các ý tưởng của bạn sẽ đi theo lối sáng tạo, nên hãy đánh số các bước trong quá trình thực hiện. Định dạng tự do mang lại nhiều không gian hơn trong giai đoạn tìm hiểu ban đầu – giai đoạn mà bạn cần linh hoạt để phát triển các ý tưởng. Với định dạng tự do, bạn có thể sắp xếp từng yếu tố xây dựng ý tưởng ở bất cứ vị trí nào trên trang giấy để có sự linh hoạt tối đa.

Hãy thử sử dụng các biểu tượng để xây dựng ý tưởng. Các biểu tượng sẽ giúp bạn kết nối với ý tưởng khi bạn làm việc để tiếp cận nhanh hơn sau này.

Khi bạn chèn biểu tượng vào bản Sketchnote, việc tìm ghi chú của bạn cho các ý tưởng nhất định sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hãy tạo cho mình một thư viện biểu tượng cụ thể cho công việc, ngành công tác hoặc các lĩnh vực quan tâm của bạn. Đó là cách hiệu quả để giúp việc xây dựng ý tưởng phù hợp hơn với cách bạn tư duy và làm việc.

Sắp xếp ý tưởng Sketchnote – Bản đồ ý tưởng Sketchnote

Bản Sketchnote không phải là kết quả cuối cùng của tư duy trực quan. Bạn có thể sử dụng Sketchnote như một bước hiêu quả trong giai đoạn giữa dự án để phân tích và hiểu rõ thông tin hơn. Vậy bản đồ ý tưởng Sketchnote là gì?

Bản đồ ý tưởng Sketchnote là cách để tổng hợp các tài liệu nghiên cứu thành tài liệu trực quan thông qua việc sử dụng các yếu tố diễn họa như hình vẽ, chữ viết, biểu tượng, dấu kết nối, đường phân cách và văn bản.

Việc sắp xếp ý tưởng Sketchnote mang lại nhiều lợi ích:

  • Các chi tiết sẽ đi vào trí nhớ của bạn khi bạn xử lý, phân tích và vẽ thông tin bằng tay.
    Mang lại góc nhìn thống nhất về thông tin so với việc phải nhìn vào từng phần thông tin ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Xem thông tin ở các cấp độ khác nhau.
  • Làm cầu nối lấp khoảng trống giữa nghiên cứu và kết quả cuối cùng. Đây là giai đoạn giữa của việc tổng hợp, khám phá và thực hiện.
  • Vượt qua những khó khăn của người viết, bởi bạn đang làm việc theo một cách khác biệt. Bản đồ hình ảnh trực quan sẽ giúp bạn tự do làm việc với thông tin, trong khi giảm bớt áp lực của việc cho ra sản phẩm cuối cùng.

Hãy thực hiện theo 7 bước dưới đây để tạo bản đồ ý tưởng và điều chỉnh sao cho phù hợp với phong cách và nhu cầu của bạn:

B1. Thu thập nghiên cứu. Thông tin của bạn sẽ định hướng cho việc xử lý và phân tích.

B2. Chọn bề mặt để thể hiện ý tưởng. Bạn có thể xây dựng bản đồ ý tưởng trên một tấm poster rộng, một mảnh giấy, một trang trong sổ diễn họa, bảng trắng hay thậm chí một ứng dụng vẽ trên iPad. Nếu bạn có nhiều ý tưởng thì sử dụng bề mặt lớn sẽ tốt hơn. Bề mặt nhỏ sẽ giúp bạn tập trung tư duy.

B3. Bắt đầu với chủ đề. Nếu bạn có đề tài hay chủ đề chính, hãy viết ở vị trí trên cùng của bản đồ; bên phải, trái hay chính giữa đều được.

B4. Sắp xếp các ý tưởng. Hãy đọc các tài liệu nghiên cứu và tìm những ý tưởng chính. Ghi lại chúng bằng cách sử dụng chữ viết và hình vẽ ngắn gọn nhất có thể.

B5. Xem lại và kết nối các ý tưởng. Khi bạn đã hoàn thành bản Sketchnote ban đầu từ các tài liệu nghiên cứu, hãy xem lại các ý tưởng và tìm sự kết nối. Bổ sung ý tưởng mới vào bản đồ và sư dụng các dấu kết nối, mũi tên để liên kết các ý tưởng.

B6. Các khuôn mẫu đánh dấu. Hãy tìm các ý tưởng lặp lại khi xem bản Sketchnote của bạn. Hãy sử dụng biểu tượng hoặc các nhận xét để ghi chú các hình lặp lại trên bản đồ hoặc một lĩnh vực chuyên biệt.

B7. Tạo một bản đồ mới. Nếu bản đồ ý tưởng của bạn quá lộn xộn và khó đọc thì cũng không sao. Bản đồ Sketchnote là công cụ tư duy. Bạn có thể tạo bản đồ mới bằng cách xem lại và thay đổi ý tưởng như thêm, bỏ, di chuyển và điều chỉnh ý tưởng.

Thiết kế nghiên cứu nhiệm vụ như một bản Sketchnote là cách thú vị để thấy báo cáo của mình theo một cách khác biệt.

4. Sketchnote kế hoạch

Sketchnote rất phù hợp cho việc lập kế hoạch. Bạn có thể sử dụng bản Sketchnote để lên kế hoạch trực quan trước mắt cho các dự án như lên danh sách các nhiệm vụ đơn giản, kỳ nghỉ cho gia đình, phân công công việc,….

Lập kế hoạch bằng Sketchnote sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • Các yếu tố của dự án sẽ được thể hiện một cách trực quan.
  • Bổ sung thêm các chi tiết trực quan để có được những góc nhìn khác về các kế hoạch. Sketchnote kế hoạch có thể mở ra những khuôn mẫu mà bạn chưa nhìn thấy.
  • Phóng to, thu nhỏ tổng thể và các chi tiết của một dự án tương tự như bản Sketchnote kế hoạch.
  • Sử dụng các yếu tố như biểu tượng, kiểu chữ, hình vẽ khi bạn lên kế hoạch giúp bạn nhớ các chi tiết của dự án.
  • Sử dụng cho làm việc nhóm vì nhiều dữ liệu được gói gọn trong các hình ảnh trực quan và các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ với nhau hoặc đăng lên để cả nhóm xem lại.

5. Sketchnote tài liệu

Sketchnote là cách hiệu quả để chuyển thông tin thành tài liệu trực quan ngắn gọn, kết nối các quá trình và ý tưởng.

Sketchnote tài liệu mang tới một vài lợi ích sau:

  • Chúng cô đọng, bởi các sự vật, quá trình và ý tưởng được đơn giản hóa bằng các ghi chú có nhiều hình ảnh.
  • Chúng truyền tải thông tin. Khi có sự kết hợp giữa hình ảnh và chữ viết, chúng sẽ tăng cường, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một công cụ truyền tải thông tin hiệu quả.
  • Chúng thu hút người đọc. Sự kết hợp của hình ảnh và chữ viết sẽ giúp chúng ta dễ tiếp cận hơn một đoạn văn bản đơn thuần.
  • Chúng có thể xem lướt được. Các tài liệu Sketchnote truyền tải thông tin nhanh hơn các mô tả bằng văn bản đơn thuần.
  • Chúng thú vị, vì các hình vẽ trong bản Sketchnote mang lại sự hài hước, khiến quá trình tiếp nhận thông tin trở nên vui vẻ và thú vị hơn.

6. Sketchnote trải nghiệm du lịch

Các bản Sketchnote là một cách thú vị để lưu giữ và ghi lại những trải nghiệm du lịch đáng nhớ bằng các hình vẽ, kiểu chữ, từ ngữ và các yếu tố khác.

Bản Sketchnote chuyến du lịch có một số lợi ích sau đây:

  • Theo dõi (ghi lại) những gì xảy ra trong chuyến đi. Nếu bạn không ghi lại các hoạt động của mình, chúng sẽ lẫn lộn vào nhau hoặc tệ hơn là bạn sẽ quên mất chúng.
  • Bản Sketchnote tạo ra bản đồ trí tuệ về các trải nghiệm có thể giúp bạn nhớ lại chi tiết những kỷ niệm sau nhiều năm.
  • Khuyến khích sự khám phá khi bạn giữ bản Sketchnote chuyến du lịch. Bạn sẽ tìm ra những trải nghiệm thú vị và ghi lại chúng chi tiết hơn.
  • Dễ dàng chia sẻ các bản Sketchnote. Bạn bè và gia đình bạn có thể cùng tận hưởng câu chuyện về chuyến đi của bạn thông qua e – mail, mạng xã hội, bản in hay thậm chí trong sách ảnh.
  • Bạn đang tạo ra một kỷ vật thông qua việc ghi lại những kỷ niệm về các hiện vật và di tích lịch sử, lưu lại thông tin theo một cách cá nhân, độc đáo.

7. Sketchnote trải nghiệm ẩm thực

Bạn muốn lưu lại những trải nghiệm bữa ăn tuyệt vời bằng các chi tiết sống động như thế nào? Sketchnote là một cách hiệu quả và trực quan để ghi lại những trải nghiệm như bữa sáng ở một thành phố khác, ăn trưa ngoài trời ở một tiệm cà phê, bữa tối kỷ niệm hay một buổi uống thử cà phê. Sketchnote ẩm thực giúp bạn thưởng thức những trải nghiệm và ghi nhớ chúng rõ ràng hơn sau này.

Dưới đây là một vài lợi ích to lớn của Sketchnote ẩm thực:

  • Tạo điểm nhấn trong trí nhớ của bạn bằng việc ghi lại những gì bạn ăn uống, địa điểm, không gian, suy nghĩ và cảm nhận tại thời điểm đó.
  • Có thêm kiến thức khi bạn ghi lại thông tin mới một cách trực quan về nguồn gốc thực phẩm, các phương pháp chuẩn bị hoặc những hương vị độc đáo.
  • Chia sẻ bản Sketchnote ẩm thực của bạn với bạn bè và gia đình thông qua e – mail hoặc các phương tiện truyền thông xã hội.
  • Thưởng thức đồ ăn khi bạn chậm rãi Sketchnote những gì mình đã ăn. Trải nghiệm về bữa ăn của bạn sẽ trở nên cụ thể hơn.
  • Có một bộ sưu tập các ý tưởng chuẩn bị thực phẩm khi bạn xây dựng bản Sketchnote ẩm thực của mình.

8. Sketchnote phim, chương trình truyền hình và phương tiện truyền thông

Chúng ta đang sống với vô vàn phương tiện nghe nhìn. Một dòng chảy liên tục của các thông điệp đến với chúng ta mỗi ngày. Sketchnote là một cách độc đáo để vẽ lại ý nghĩa từ các bộ phim, chương trình truyền hình và các loại hình truyền thông khác mà chúng ta trải nghiệm. Và tất nhiên, hình thức Sketchnote này đem lại rất nhiều lợi ích:

  • Hiểu những gì tác giả, đạo diễn và diễn viên muốn truyền tải thông qua phương tiện truyền thông bằng cách tạo ra một bản đồ trực quan về những bộ phim, chương trình truyền hình và các loại hình truyền thông khác.
  • Kết nối với nhân vật, sự xung đột và cách giải quyết câu chuyện khi bạn xem, nghe hoặc đọc.
  • Xây dựng bản đồ Sketchnote về nhân vật, nguồn tham khảo hoặc những thứ gợi lên sự tò mò từ các bộ phim hoặc chương trình truyền hình.
  • Ghi chép những kiến thức, suy nghĩ mới để làm tài liệu tham khảo hoặc chia sẻ.
  • Tạo một thư viện gồm các bản Sketchnote lưu giữ ý tưởng, bài học và cảm hứng từ các nguồn truyền thông.

9. Kết

Sketchnote thực hành của Mike Rohde cung cấp cho chúng ta rất nhiều kiến thức hữu ích về các kỹ thuật Sketchnote nâng cao cũng như những tình huống ứng dụng trực tiếp rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày như ẩm thực, điện ảnh hay du lịch. Sketchnote không quá khó, cái quan trọng nhất chính là ý tưởng. Hãy rèn luyện, hãy trau dồi, và ý tưởng ắt sẽ đến với bạn.

Khi bạn khám phá ra các ý tưởng lớn trong Sketchnote thực hành, hãy chia sẻ bản Sketchnote của bạn với cộng đồng Sketchnote. Bạn sẽ không chỉ được “trưng diện” sản phẩm của mình mà còn có thể thấy được bản Sketchnote của nhiều người khác. Điều này sẽ truyền cảm hứng và thách thức sự sáng tạo của bạn nhiều hơn nữa. Hãy sẵn sàng lan tỏa và chia sẻ những ý tưởng của mình với cộng đồng!

Nếu bạn đã sẵn sàng rồi thì, bây giờ, hãy kiếm cho mình một cuốn sổ nhỏ nhắn và một cây bút thôi nào!

Tác giả: DO

Mua sách Sketchnote Thực Hành ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Sketchnote Thực Hành” khoảng 139.000đ đến 153.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sketchnote Thực Hành Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sketchnote Thực Hành Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sketchnote Thực Hành Fahasa” tại đây

Đọc sách Sketchnote Thực Hành ebook pdf

Để download “sách Sketchnote Thực Hành pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

4 Replies to “Sketchnote Thực Hành”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *