Tác Động Thầm Lặng

Giới thiệu sách Tác Động Thầm Lặng – Tác giả Sylvia Loehken

Tác Động Thầm Lặng

Nếu bạn là một người hướng nội thì bạn đang thuộc về một cộng đồng thiểu số nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong một thế giới mà dường như người ta nghe theo những người ăn to nói lớn, thì bạn đang gặp nguy hiểm, bởi những người ở vị trí cấp cao thường sẽ không nhìn thấy được khả năng cũng như ý tưởng của bạn.

Tác động thầm lặng tiết lộ những bí quyết để trỏe thành một người hướng nội thành công:

+ Mười thế mạnh cốt lõi của bạn và cách sử dụng chúng.

+ Mười trở ngại chính của bạn và cách vượt qua chúng.

+ Các chiến lược để thành công trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ, đàm phán, thuyết trình và thuyết phục.

Tác động thầm lặng là một hiện tượng quốc tế, một cuốn sách bán chạy hàng đầu với 150.000 bản được bán ra và được dịch ra mười ngôn ngữ. Sách dựa trên những nghiên cứu tâm lí học mới nhất, kèm theo những lời khuyên đơn giản nhưng cũng rất thực tế.

Tác Động Thầm Lặng
Tác Động Thầm Lặng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tác Động Thầm Lặng
  • Công ty phát hành: Minh Long
  • Tác giả: Sylvia Loehken
  • Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 352
  • SKU 3218848268699
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thanh Niên

2. Đánh giá Sách Tác Động Thầm Lặng

Đánh giá Sách Tác Động Thầm Lặng
Đánh giá Sách Tác Động Thầm Lặng

1. Giao hàng rất nhanh, đoang gói đẹp, chất lượng sách rất tốt. Đáng để đọc

Review sách Tác Động Thầm Lặng

Review sách Tác Động Thầm Lặng
Review sách Tác Động Thầm Lặng

1. Lời mở đầu

Hướng ngoại và hướng nội: Hai thế giới trong một cơ thể

Tên tôi là Sylvia Löhken và tôi là một người hướng nội. Có lẽ điều này không bình thường cho lắm: hướng nội – từ ngữ gợi lên hình ảnh một chàng mọt sách không cạo râu, khóa mình trong phòng với máy tính nhiều ngày liên tục cùng vụn bánh pizza vương vãi khắp trên bàn phím. Nhưng cậu trai mọt sách đó chỉ là hình ảnh hời hợt về một người trầm tính. Chúng tôi có ở khắp mọi nơi. Tôi thích ở cùng mọi người – họ là sự nghiệp và cũng là đam mê của tôi. Tuy nhiên sau một ngày xô bồ ồn ã cùng vô số những cuộc gặp gỡ tình cờ, tôi cần có khoảng thời gian một mình và sạc lại năng lượng. Tôi yêu công việc của mình,nhưng khác với những đồng nghiệp hướng ngoại, tôi không thể thu hút toàn bộ năng lượng tôi cần từ những hoạt động sôi nổi, hào hứng với các thành viên, khán giả và trợ giảng của buổi hội thảo. Nhưng vì sao cuộc sống của một người hướng nội lại là một chủ đề thích hợp cho một cuốn sách về giao tiếp? Tôi cũng phải tự mình tìm ra câu trả lời. Và nó bắt đầu như thế này:

Đào tạo cao học vốn được coi là một phần sự nghiệp của tôi, song đến một thời điểm tôi bắt đầu chán ngán với việc đào tạo kỹ năng giao tiếp. Vấn đề không nằm ở bản thân môn học: việc tìm hiểu điều gì xảy ra khi mọi người gặp nhau là một trong những điều tôi hứng thú nhất. Không, tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu với các giảng viên và học viên – với chính những đồng nghiệp của mình. Họ thường tỏ ra quá ồn ào và hời hợt, và tôi nhận ra đó chủ yếu là vấn đề của tôi. Vậy là tôi bắt đầu suy nghĩ mọi thứ một cách thấu đáo và thận trọng (người hướng nội thích suy nghĩ cẩn trọng, họ làm vậy hoài). Tôi có thể chỉ ra điều gì ở đồng nghiệp đã khiến tôi bực bội? Những người đứng trước lớp cũng không hề tệ hơn tôi. Nhưng họ thật khác biệt – khác đến nỗi cách tiếp cận của họ thường khiến tôi phải xa lánh. Nhiều người trong số họ coi bản thân thuộc về giới tinh hoa: “tụi ngôi sao” tôi nghĩ bụng, và vẫn thầm nghĩ: tất cả chỉ vì vị trí dẫn đầu mà thôi…Bản thân các khóa đào tạo cũng đưa ra những dấu hiệu xác nhận sự khác biệt của tôi với mọi người. Điệu bộ của tôi ư: “Cởi mở hơn một chút đi!” Bài thuyết trình của tôi: “Hùng hồn hơn một chút đi!” Cách tôi thuyết phục người khác: “Quyết liệt hơn một chút đi!”

Tất cả đều khiến tôi lo lắng không yên. Cho đến lúc đó, tôi chưa bao giờ cảm thấy cần phải dùng đến những điệu bộ đao to búa lớn, đàm phán hung hăng hay sự quyết đoán. Và cho đến lúc đó, nó cũng chưa gây cho tôi bất cứ phiền toái nào. Ngược lại, những học viên và giảng viên hội thảo “trầm tính” (những người điềm tĩnh, hành động có kiểm soát và có cách tiếp cận phối hợp, không bày tỏ cảm xúc quá nhiều) lại thích thú với cách giảng dạy của tôi. Và tôi cũng thích họ: hầu hết các học viên của tôi đều vô cùng trầm tính và suy nghĩ logic. “Tôi hiểu rồi! Cô thích những “tâm hồn buồn bã”, kiểu trầm tĩnh đơn độc.” Đó là lời huấn luyện viên của tôi (một người cực kỳ hướng ngoại) đã nói khi tôi mô tả kiểu học viên ưa thích của mình. Chị ấy nói đúng. Trải nghiệm cá nhân của tôi trong các buổi hội thảo đã chỉ ra rằng tôi thích làm việc chuyên sâu với những người suy nghĩ giống như tôi. Và nó khiến tôi nhận ra rằng không có giáo trình giao tiếp nào được thiết kế cho những người như tôi và các học viên của mình – những giáo trình phù hợp với những thế mạnh và nhu cầu của người trầm tính.

Cuốn sách này nhắm đến việc lấp đầy khoảng trống đáng kể này – cùng với những buổi hội thảo, bài giảng và huấn luyện hướng tới những người hướng nội. Xuất phát quan điểm của tôi từ trước đến nay vẫn là sự giao tiếp tốt có liên quan đến bản tính. Tôi chỉ có thể giao tiếp thành công với người khác nếu tôi biết rõ về bản thân và kiểm soát bản thân một cách phù hợp: khi thuyết phục người khác, khi thương lượng, khi trao đổi và đồng thời trong cuộc sống cá nhân. Song điều gì tạo nên một người trầm tính? Vì không có khái niệm nào có vẻ bình thường về “người hướng nội” (không phải ngượng ngùng cũng không phải quá nhạy cảm), nên tôi dùng chính bản thân mình làm ví dụ và phân tích cách tôi vẫn thường xuyên giao tiếp. Những cuốn sách tự lực được viết bằng tiếng Anh và tâm lý học đều là những tài liệu hữu ích. Tôi cũng bắt đầu nhìn các học viên của mình qua một góc nhìn vô cùng cụ thể.

Kết quả rất thú vị. Tôi khám phá ra rằng có hai bộ phẩm chất mà những người hướng nội đóng góp vào việc giao tiếp, được chia thành các thế mạnh và trở ngại. Không phải chỉ một số người trầm tính có tất cả các phẩm chất đó – mà nhiều người trầm tính có nhiều các phẩm chất đó. Thế là đủ để tiếp tục cuộc hành trình!

Thế mạnh thì rõ ràng là có lợi, nhưng trở ngại theo cách riêng của nó cũng là lợi thế – nếu bạn nhận thức được những khó khăn mình tự tạo ra cho bản thân thì bạn đã có cảm nhận về nhu cầu của mình tốt hơn những người không bận tâm đến điểm yếu của họ. Ví dụ, suốt một thời gian dài, nếu bỗng nhiên tôi muốn ở một mình dù đang dành thời gian với gia đình và bạn bè, tôi đều nghĩ mình đã trở thành kẻ phản xã hội (antisocial). Giờ đây tôi nhận ra đó là báo hiệu hoàn hảo để rút lui, nó giúp tôi phục hồi năng lượng khi bị kiệt sức. Tôi sẽ không gọi đó là điểm yếu – cũng như người hướng ngoại không yếu đuối khi dựa vào sự đảm bảo về những đồ vật và con người xung quanh họ nhiều hơn người hướng nội.

Để tôi nói với bạn điều này: hãy tìm hiểu thế mạnh của bản thân và những khó khăn mà bạn phải đối mặt. Đón chào chúng như hai người bạn thân thiết sẽ chia sẻ cuộc đời cùng bạn. Điều đó sẽ khiến bạn dễ dàng hơn trong việc tác động lên một tình huống để khiến nó “phù hợp” với bạn và giúp bạn có khả năng giao tiếp tốt.

Dưới đây là hai câu hỏi đặc biệt hữu ích về những kiểu hành vi khác nhau của con người:

  1. Những thế mạnh nào mà một người trầm tính nói riêng có thể sử dụng trong tình huống này?
  2. Điều gì mà một người trầm tính nói riêng nên chú ý trong tình huống này?

Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi trên trong cuốn sách này, và chúng được đưa ra để bạn có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Những điều bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này – và hướng dẫn đọc sách

Câu trả lời cho hai câu hỏi trên có liên quan đến một tổng thể nhiều tình huống trong những trang sắp tới: công việc và cuộc sống riêng tư, trang trọng và thân mật, thân thiết và xa cách, đề cập trực tiếp hay thương lượng. Nếu bạn coi mình là một người trầm tính, cuốn sách này dự định sẽ giúp bạn hòa hợp tốt hơn với thế giới vốn quá đỗi ồn ào, và đạt được thành công như bạn mong đợi. Từng phần trong cuốn sách đều được viết từ góc nhìn của một người hướng nội.

Nếu bạn thiên về hướng ngoại, bạn sẽ hiểu những người trầm tính mà bạn thường gặp rõ hơn, đồng thời đánh giá cao điểm mạnh của họ sau khi đọc xong cuốn sách này – dù đó là vợ/chồng, họ hàng hay bạn bè, đồng nghiệp hay sếp, hoặc các thành viên cùng tham gia hội thảo.

Nếu bạn không chắc mình là người trầm tính hay không, sẽ có một bài kiểm tra trong chương đầu tiên giúp bạn xác định rõ ràng. Và trong bất cứ trường hợp nào, cuốn sách này được sắp xếp để bạn có thể liên hệ với các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tình trạng cá nhân của mình: bạn sẽ liên tục gặp những câu hỏi giúp ích cho bạn nếu bạn trả lời chúng bằng cách soi chiếu bản thân. Hãy đón nhận cơ hội – bạn sẽ thực sự hiểu rõ bản thân mình hơn nếu thực hiện đúng, và điều đó sẽ giúp ích cho bạn khi giao tiếp với người khác!

Cuốn sách này được cấu trúc theo cách người hướng nội thích suy nghĩ và giao tiếp: từ trong ra ngoài. Nó bắt đầu bằng cách quan sát tính cách. Trong Phần Một sẽ có lời giới thiệu và một khảo sát về những thế mạnh và trở ngại điển hình của người hướng nội – sẽ hợp lý hơn nếu bạn đọc phần này trước, để có được nền tảng vững chắc. Phần Hai, bao gồm chương 4 và 5 sẽ mở ra một bức tranh toàn cảnh về các bối cảnh riêng tư lẫn công việc – tập trung vào những điều có lợi cho người trầm tính và giúp họ thành công. Trên tất cả, phần này sẽ cho bạn thấy mình có thể xử lý các tình huống theo cách “thân thiện với người hướng nội”. Toàn bộ những chương tiếp theo thuộc về phần Ba của cuốn sách, sẽ cung cấp cho bạn cách sử dụng thế mạnh của bản thân và vượt qua những khó khăn trong giao tiếp với người khác. Ở đây, tôi chủ ý nhấn mạnh những thế mạnh và khó khăn chủ đạo liên quan đến việc xây dựng liên kết, đàm phán và thuyết trình trước đám đông và các cuộc họp. Sau bài kiểm tra và liếc qua một chút phần tóm tắt ở chương 1, bạn sẽ có khả năng đánh giá rõ ràng đâu là phẩm chất cá nhân quan trọng trong một tình huống cụ thể.

Các chương khác cũng sẽ giới thiệu cho bạn những thành viên hội thảo và trợ giảng trầm tính của tôi. Câu chuyện giấu tên của họ sẽ minh họa cho cách những người hướng nội có thể sử dụng thế mạnh của họ trong nhiều tình huống. Tôi hi vọng những điều bạn khám phá được trong lúc đọc cuốn sách này sẽ giúp bạn trở nên can đảm – và khiến bạn muốn thử nghiệm cách thức giao tiếp hướng nội.

2. Tại sao lại là thầm lặng?

John hiện đang theo học khoa công nghệ thông tin tại một trường Đại học Công nghệ có tiếng tăm. Anh có hai người bạn thân thiết – họ cùng nhau xem phim hoặc chơi thể thao. Anh cũng sử dụng các mạng xã hội như Twitter và Facebook để giữ liên lạc với những người bạn ở trường và nhiều người khác anh gặp trong các kì thực tập. Thời gian này anh đang thực tập tại một trong những nhà máy ô tô nổi tiếng nhất nước Đức. Nhưng John lại không mấy thành công trong chuyện tình cảm: không có nhiều nữ sinh ở trường đại học, John cũng hiếm khi tới những bữa tiệc hay buổi hòa nhạc – anh cảm thấy rất căng thẳng với độ ồn ào và đông đúc ở những nơi đó. Anh đang suy nghĩ xem có nên thử dùng ứng dụng hẹn hò để tìm cô gái của đời mình hay không.

John đang có một kết quả học tập khá tốt: anh vượt qua nhiều bài kiểm tra và chuẩn bị kĩ lưỡng cho bài luận văn. Tuy nhiên anh không thích thuyết trình trước những nhóm hội thảo lớn – và anh sợ các bài kiểm tra miệng. Thời gian rảnh rỗi anh thích chạy bộ, và đôi khi anh có một số ý tưởng dành cho sở thích thứ hai của mình: anh chụp hình những khung cảnh có sự kết hợp giữa cảnh quan và công nghệ để tạo ra những thứ mới mẻ, ví dụ như những chiếc cầu và những tòa nhà công nghiệp chẳng hạn.

Nhưng thế nào là một người trầm tính?

3. Hướng nội và hướng ngoại

Con người có thể được chia thành người có tính cách hướng nội và hướng ngoại. Hầu hết mọi người đều hiểu được những thuật ngữ này và liên hệ một số khía cạnh nhất định của chúng với bản thân họ. Xem xét kỹ hơn – dù là trong đời thực hay văn chương – thì ranh giới giữa hướng nội và hướng ngoại sẽ phần nào trở nên mờ nhạt. Thực tế là có sự linh hoạt rất lớn trong việc biểu hiện và định nghĩa hướng nội – hoặc hướng ngoại.

Yếu tố tính cách

Phẩm chất này trước tiên phụ thuộc vào tính cách. Chúng ta sinh ra đã có thiên hướng hướng nội hoặc hướng ngoại – và như thế nó cùng với những tính cách và nhu cầu nhất định giúp định hình nên con người ta. Tính cách hướng nội và hướng ngoại có thể nhận ra ngay ở trẻ nhỏ. Những thuật ngữ này sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng không được nhìn nhận như hai mặt đối lập, mà là hai cực điểm trên một miền liên tục. Tất cả mọi người đều biểu hiện cả hai tính cách hướng nội và hướng ngoại. Và mỗi người cũng có một mức độ linh hoạt nhất định từ khi sinh ra, một dạng vùng thoải mái trên miền hướng nội – hướng ngoại phù hợp với họ. Hầu hết mọi người nằm ở khoảng giữa, song sẽ có xu hướng hướng về điểm hướng nội hoặc hướng ngoại. Mọi điểm nằm trên dải phổ này đều an toàn – chỉ có hai vị trí cực điểm là gây ra vấn đề. Nó gây ảnh hưởng xấu đến những người nằm ở hai cực của miền, dù là hướng nội hay hướng ngoại. Tuy nhiên, sẽ vô cùng có hại nếu lúc nào bạn cũng sống ngoài vùng an toàn của bản thân. Nếu một người hướng nội nhạy cảm với âm thanh như John lại liên tục phải xuất hiện tại những nơi có mức độ ồn ào cao, thì nó sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng của anh – và cũng không dễ dàng để tái tạo lại năng lượng mới. Nếu anh buộc phải làm công việc bán xe ô tô suốt cả ngày thay vì dành thời gian làm công việc quản trị hệ thống thông tin trong công ty,về lâu dài anh sẽ không còn vui vẻ và luôn bị kiệt sức. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sống ngoài vùng an toàn trong thời gian quá dài có thể thực sự khiến bạn trở nên ốm yếu.

Thứ hai, hướng nội và hướng ngoại còn phụ thuộc vào tình huống: nói cách khác, giống như các hướng của đường ray tàu hỏa, người ta có thể chuyển hướng sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Con người chúng ta có khả năng thích nghi siêu phàm – một trong những đặc điểm phân biệt chúng ta với những loài khác là khả năng điều khiển suy nghĩ về hành động một cách linh hoạt theo từng tình huống cụ thể. Tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, chúng ta đều có thể hành động theo cách này hay cách khác. Điều này không liên quan đến hướng nội hay hướng ngoại, mà là trí thông minh và có thể là khả năng kỷ luật – chẳng hạn như, khi ta đắn đo suy nghĩ để hành động sẽ khác với khi ta hành động một cách bồng bột. Và sau mỗi tình huống, cách chúng ta giao tiếp sẽ dần được định hình. Do đó, những câu hỏi khác nhau có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta: chúng ta mạnh mẽ hay yếu ớt trong mối quan hệ với người khác? Điều gì được mong đợi từ chúng ta? Chúng ta muốn thể hiện bản thân như thế nào?

Vì lý do này, trong ngày sinh nhật của mẹ, John sẽ nói chuyện với những đứa em họ một cách vui vẻ, như một người anh gương mẫu. Anh sẽ lịch sự với những bà dì và trả lời câu hỏi của họ một cách kiên nhẫn.Ở cương vị của mình tại hội chợ bán hàng của công ty, anh sẽ có xu hướng kín đáo hơn khi phải đối mặt với những người anh không quen biết. Những anh vẫn sẽ nỗ lực – nói cho cùng thì đó là công việc của anh. Ngay cả một người cực kì hướng ngoại cũng sẽ có những khoảnh khắc khiến họ không thốt nên lời hay cân nhắc không nói ra. Nhiều người hướng ngoại mà tôi biết thích (thậm chí là cần) những khoảnh khắc tĩnh lặng trong thời điểm hỗn loạn. Nói chung,sự linh hoạt này là một may mắn: trên thực tế việc có thể thay đổi giữa hướng nội và hướng ngoại giúp ta cơ động hơn và có thêm vô số cách tiếp cận khác nhau.

Thứ ba, văn hóa xung quanh ta yêu cầu mức độ khác nhau về khả năng thích nghi hướng nội hay hướng ngoại. Một quốc gia như Nhật Bản coi việc tĩnh lặng, một mình và suy nghĩ thấu đáo là vô cùng quan trọng. Cùng nhau chia sẻ sự yên lặng là một phần trong giao tiếp thông thường giữa những người quen biết. Những người hướng nội ở các nước khác sẽ coi đây là một trải nghiệm dễ chịu. Nhưng tại Mỹ, một “nền văn hóa hướng ngoại” điển hình, nơi một khoảng lặng xuất hiện giữa hai người đang nói chuyện với nhau thường bị coi là khoảnh khắc ngượng ngùng hay ít nhất là không mấy vui vẻ, thì việc dành toàn bộ thời gian trong các hội nhóm được coi là bình thường, cả trong công việc lẫn đời sống riêng tư. Và do đó tại nhiều quốc gia châu Âu, những người hướng nội phải vất vả hơn để thích nghi với môi trường bằng cách cư xử hướng ngoại hơn so với ở Nhật Bản, nơi có nền văn hóa “thân thiện với hướng nội”.

Yếu tố thời gian

Yếu tố thứ tư và cũng là cuối cùng, sự chuyển đổi hướng nội và hướng ngoại xảy ra theo thời gian. Khi người ta già đi, họ có xu hướng tiến về điểm giữa của miền và trở nên “tiết chế hơn” đối với cả tính cách hướng nội và hướng ngoại. Điều này khiến cho người hướng nội dễ hòa nhập hơn so với người hướng ngoại ở sườn dốc bên kia của cuộc đời, khoảng thời gian có giá trị nhất định: nó giúp họ phản ánh bản thân và cuộc đời của chính mình, suy ngẫm về những giá trị và ý nghĩa.

Song dù cho thực tế rằng những tính cách này phụ thuộc vào hoàn cảnh, văn hóa và thậm chí tuổi tác, thì cả hai xu hướng hướng nội và hướng ngoại đều liên quan mật thiết chắc chắn với những đặc điểm tính cách đã được chứng minh trong các phẩm chất và khuynh hướng nhất định. Nhưng trên tất cả, câu trả lời cho câu hỏi mấu chốt là vô cùng quan trọng.

4. Câu hỏi mấu chốt về hướng nội và hướng ngoại là: năng lượng cho hai xu hướng này đến từ đâu?

Hay nói cách khác, người ta hành xử như thế nào khi họ cảm thấy căng thẳng và/hoặc kiệt sức và phải “sạc” lại năng lượng cho bản thân?

Nguồn năng lượng dành cho người hướng nội và hướng ngoại

Về cơ bản, có hai câu trả lời cho câu hỏi trên. Một là, có một số người lấy được năng lượng khi kết nối với người khác. Chồng tôi là một người như vậy: sau một ngày làm việc căng thẳng, anh sẽ cảm thấy thư giãn khi đi chơi cùng bạn bè, chơi bóng với đội của mình hay đến một câu lạc bộ nào đó. Đây là bản chất của người hướng ngoại. Một số người khác thì “khép mình lại” và tự tái tạo năng lượng nếu có thể, đồng thời giảm đến mức tối thiểu các kích thích và những cuộc trò chuyện. Tôi là người như vậy. Sau một buổi hội thảo kéo dài cả ngày, tôi thích được ngồi một mình trong phòng khách sạn và đọc sách. Không nói với ai một lời. Hoặc tôi sẽ gặp một người bạn thân và lấy năng lượng từ một cuộc trò chuyện thư giãn giữa cả hai. Sau ba ngày hội thảo, tôi cần nửa ngày cho bản thân để sạc đầy lại. Bạn sẽ bắt đầu nhận ra: bất cứ ai sạc năng lượng theo cách này đều có khả năng thuộc về xu hướng hướng nội.

Quá nhiều kích thích có thể đốt cháy hết năng lượng của người hướng nội. Trong bối cảnh làm việc, nó có thể là công việc liên quan đến một lượng lớn những thứ phải hoàn thành cùng lúc. Trong cuộc sống cá nhân, nó có thể là một bữa tiệc với nhiều người mà tôi không quen biết và tiếng nhạc lớn – tình huống mà thậm chí một người hướng nội trẻ như John cũng cảm thấy khó chịu. Với người hướng nội, kích thích quá mức cũng đồng nghĩa là họ cần rút lui. Song người hướng ngoại lại ưa thích các kích thích vì nó tạo ra năng lượng cho họ. Đó là lí do tại sao họ thường tìm kiếm sự đa dạng khi phải ở một mình hay khi nhận được quá ít những ấn tượng mới: do đó khi ở thư viện, bệnh viện hay công ty có những văn phòng riêng, họ thường tìm đến những nơi có tương tác xã hội – như căng tin, khu vực ngồi chờ, bếp và bất cứ đâu có điện thoại hoặc liên lạc qua thiết bị điện tử dễ dàng. Ở những văn phòng riêng, điện thoại và máy tính có thể trở thành huyết mạch cho những người cực kì hướng ngoại, vì đơn giản họ cần đảm bảo liên lạc với thế giới bên ngoài.

Nhu cầu được bình yên và tĩnh lặng

Điều này không có nghĩa là người hướng ngoại không cần thời gian ở một mình và một vài khoảng lặng. Song với người hướng nội, “thời gian một mình” là thiết yếu với sự tồn tại của họ khi họ phải sạc lại năng lượng sau những căng thẳng và tương tác xã hội. Nếu không có được sự yên bình và tĩnh lặng, họ sẽ trở nên cáu kỉnh và kiệt sức. Nói chung là người hướng nội có xu hướng yêu cầu khoảng thời gian tĩnh lặng không ồn ào dài hơn trước khi họ ném mình trở lại vào sự bận rộn hàng ngày. Ba tuần trong một khu rừng hoang tại Thụy Điển có vẻ là kì nghỉ trong mơ của người hướng nội hơn là người người ngoại.

Câu hỏi cho bạn

Bạn sẽ sớm kiểm tra được xem mình là người hướng nội hay hướng ngoại. Ngay bây giờ bạn thấy mình thiên về bên nào?

  • Tôi thiên về hướng nội
  • Tôi thiên về hướng ngoại
  • Tôi nằm ở khoảng giữa

Không có kiểu tính cách nào trong hai kiểu trên là tốt hơn hay tệ hơn. Nó chỉ đang mô tả thiên hướng và nhu cầu của bạn. Càng hiểu rõ mình cần gì bao nhiêu, bạn càng có thể sống “đúng với bản thân” và làm những điều quan trọng với chính bạn bấy nhiêu. Một điều vô cùng quan trọng ở đây là: hãy cân bằng thời gian dành cho bản thân và thời gian dành cho người khác, từ đó bạn có thể có được khối lượng chính xác cho mỗi bên. Hãy học cách hỏi bản thân một cách có hệ thống: Chính xác thì mình cần gì? Bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn gần như luôn biết câu trả lời.

5. Câu hỏi để sống đúng với bản thân là: chính xác thì mình cần gì?

Cối xay gió và pin

Một so sánh từ lĩnh vực sản xuất năng lượng khác cho thấy sự khác biệt còn rõ ràng hơn: một người hướng ngoại tạo ra năng lượng giống như cối xay gió – anh ta cần tác động bên ngoài ngay từ đầu để sản xuất năng lượng và sau đó anh ta phải tự mình tích cực tham gia vào quá trình và “quay” một cách năng nổ. Nhưng người hướng nội lại giống như pin: họ tự sạc lại mình trong yên lặng mà không cần mà không cần bất cứ cơn gió “bên ngoài” nào, và thích việc không phải tham gia vào bất cứ hoạt động nào trong giai đoạn này. Vì vậy người hướng nội, cũng như “pin”, cần nhiều thời gian để sạc lại năng lượng họ đã sử dụng.

Bộ não hướng nội và hướng ngoại

Các nhà thần kinh học chỉ ra rằng hoạt động não bộ của người hướng nội tốn nhiều năng lượng hơn của người hướng ngoại. Theo so sánh, não bộ của người hướng nội cho thấy mức độ hoạt động điện năng cao hơn, và điều này áp dụng cho mọi trường hợp, không chỉ khi phải đối mặt với những thách thức trí óc bất thường. Mức năng lượng cao này có thể được quan sát trên toàn bộ vỏ não trước, nơi những sự kiện nội tâm được xử lý. Đây là phần não bộ thực hiện việc học tập, ra quyết định, ghi nhớ và giải quyết vấn đề. Do đó những người hướng nội sử dụng nhiều năng lượng cho việc xử lý các ấn tượng, và do đó họ cạn kiệt năng lượng nhanh hơn người hướng ngoại, những người là “cối xay gió” có thể đồng thời “sạc” năng lượng khi họ truyền năng lượng sang nơi khác. Đó là lý do vì sao việc người hướng nội sử dụng nguồn nội lực của mình một cách hợp lý là vô cùng quan trọng.

Những bộ não hướng nội dễ bị kích thích quá mức hơn

Bộ não của người hướng nội cũng xử lý kích thích bên ngoài một cách mãnh liệt hơn của người hướng ngoại: Họ phản hồi nhạy cảm hơn với các kích thích từ thế giới bên ngoài, dễ bị kích thích quá mức và cần lượng năng lượng nhiều hơn đáng kể để xử lý các ấn tượng. Điều này có nghĩa là, ví dụ với một người hướng nội như John, dù chỉ là một âm thanh rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới các hoạt động tinh thần như học tập…Nhưng những người hướng ngoại đồng trang lứa với anh có thể lại học tập dễ dàng hơn nếu có tiếng ồn làm nền với mức độ vừa phải (ví dụ như tiếng radio) thay vì hoàn toàn yên lặng.

Điều này không có nghĩa là người hướng ngoại “hoạt bát hơn” người hướng nội. Ngược lại, người hướng nội cũng không “được tạo nên” trầm tính hơn người hướng ngoại. Thậm chí nhãn dán “rụt rè” cũng không liên quan gì đến hướng nội. Những người rụt rè trước hết là do những lo âu về tương tác xã hội. Họ thường không có động lực gặp gỡ người khác. Nỗi sợ không liên quan đến miền hướng nội – hướng ngoại: nó có thể “tấn công” cả hai bên.

6. Hướng nội và hướng ngoại: khám phá và nhận thức mới

Freud và Jung

Sigmund Freud (một người hướng ngoại) đã phát triển ngành tâm lý học hiện đại khoảng 100 năm trước. Ông coi tình dục là động lực thúc đẩy trong tiềm thức con người. Một đồng nghiệp trẻ tuổi hơn, cũng là kỳ phùng địch thủ, Carl Gustav Jung (một người hướng nội) đã chỉ trích học thuyết của Freud. Ông đưa ra một mô hình bao quát hơn về tiềm thức bao gồm nhiều yếu tố thay vì chỉ có tình dục. Những giả định khác nhau cơ bản này không ảnh hưởng quá lớn đến mối quan hệ giữa hai học giả. Vào năm 1921, trong bài tiểu luận Các loại tính cách tâm lý, Jung lần đầu tiên định nghĩa hướng nội và hướng ngoại là các đặc tính có đóng góp đáng kể trong việc định hình một nhân cách. Ông xác định bốn chức năng (giác quan, lý trí, cảm xúc, trực giác) có tác động hỗ trợ nhân cách ở cả người hướng nội và hướng ngoại. Phân loại hướng nội và hướng ngoại của Jung có thể được tìm thấy trong hầu hết các kiểu phân loại tính cách. Đặc biệt là chỉ số MBTI tại Mỹ và Insights-Test là bám sát với phân loại ban đầu nhất, vì họ xem xét cả bốn chức năng do Jung xác định. Các phương pháp như “Big-Five”, Reiss Profile, Alpha Plus và Structogram analyses cũng coi “hướng nội” và “hướng ngoại” là các đặc tính. Tuy nhiên chúng không được định nghĩa một cách thống nhất, và các thuật ngữ không được sử dụng nhất quán. Hài hước ở chỗ, bài kiểm tra Big-Five đặt “hướng nội” và “hướng ngoại” là đề mục nhỏ dưới đề mục lớn là “hướng ngoại” – theo logic thì nó giống như đặt “phụ nữ” là đề mục chung cho cả đàn ông và phụ nữ vậy.

Trong cuốn sách The Introvert Advantage (tạm dịch: Lợi thế hướng nội) (2002) của mình, Marti Olsen Laney đã chỉ ra rằng Freud sau cuộc tranh luận với Jung, đã trình bày một cách tiêu cực về khái niệm hướng nội như một kẻ ái kỷ, trong khi coi hướng ngoại là lành mạnh và tích cực. Liệu có phải hình ảnh tiêu cực về người hướng nội vẫn tồn tại đến ngày nay (và nó hiện diện rõ ràng trong nhiều bài kiểm tra tính cách được nhắc đến ở trên) bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa một học giả hướng ngoại và người đồng nghiệp hướng nội của mình?

Wolfgang Roth (2003) nhận ra một sự liên kết khác: ông cảm thấy rằng trong khi phân loại đặc điểm tính cách, Jung đã cố gắng giải thích lập trường bất đồng với một Sigmund Freud hướng ngoại, một điều đã khiến ông băn khoăn suốt thời gian dài.

Song có một điều quan trọng là: Jung không đánh giá mọi người về mức độ hướng nội hay hướng ngoại. Ông coi cả hai loại tính cách và đặc điểm của chúng đều quan trọng và có giá trị như nhau. Theo quan điểm của Jung, hướng nội và hướng ngoại bổ sung cho nhau và có thể giúp nhau mở rộng tầm nhìn và khai thác những góc nhìn mới. Ví dụ, một đồng nghiệp hướng ngoại có thể dễ dàng tổ chức những hỗ trợ bổ sung cho công ty, trong khi một đồng nghiệp hướng nội đảm bảo rằng mọi thay đổi về hướng đi đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Một người cha hướng nội có thể nhẹ nhàng đặt ra ranh giới với đứa con gái hướng ngoại của mình khi cô bé trưởng thành nhằm tránh sự va chạm dễ xảy ra trong giao tiếp giữa hướng nội và hướng ngoại.

Tầm quan trọng của khoa học thần kinh

Trong khi chờ đợi, nghiên cứu đã đạt được tiến bộ. Một lĩnh vực đặc biệt hứng thú với phân loại hướng nội – hướng ngoại đó là tâm lý học não bộ. Đây không phải công việc y khoa – song những hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực khoa học cũng là một câu chuyện thú vị riêng. Các nghiên cứu từ những năm 1990 trở đi cho thấy rõ ràng rằng trong nhiều khía cạnh của hệ thống thần kinh trung ương, miền hướng nội – hướng ngoại không chỉ còn là một giả định tâm lý, mà còn là một thực tế sinh học. Điều này thể hiện rằng: nhân cách và hành vi của chúng ta bị chi phối bởi các chi tiết sinh lý của não bộ. Song chúng ta chưa thể kết luận từ đây rằng ta phải giao tiếp hay cư xử theo một cách nhất định. Các đặc điểm sinh lý chỉ đơn thuần dẫn ta đến kết luận về những điểm mạnh và thiên hướng của mình.

Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về những hiểu biết quan trọng nhất:

7. Não bộ của người hướng nội khác của người hướng ngoại

Nghiên cứu cho thấy phần vỏ não trước của người hướng nội có xung điện mạnh hơn của người hướng ngoại. Đó là nơi chúng ta xử lý các hoạt động bên trong, nơi ta học tập, ra quyết định, ghi nhớ và giải quyết vấn đề (Roming 2011)
Vào năm 1999, giáo sư người Mỹ Debra Johnson đã chỉ ra rằng hướng nội có liên quan đến sự gia tăng lưu lượng máu ở vùng vỏ não trước. Bà cũng cho thấy sự khác biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại là do máu của họ chảy theo những con đường khác nhau trong não bộ. Kích thích của người hướng nội phải đi sâu hơn vào bên trong não bộ theo các nơ ron thần kinh so với người hướng ngoại. Đó là lý do vì sao những người trầm tính thường mất nhiều thời gian hơn để phản ứng lại.

Có sự khác nhau giữa các chất dẫn truyền thần kinh chiếm ưu thế trong não bộ của người hướng nội và hướng ngoại. Đây là những con tàu mang thông tin ảnh hưởng đến hoạt động của vỏ não, truyền tải thông điệp bao gồm cả sự hài lòng và hạnh phúc (Roth 2007). Những con đường do các chất dẫn truyền thần kinh tạo nên được xây dựng bằng các hành động lặp lại và định hình mọi thứ ta làm như một thói quen. Mỗi cá nhân đều có “mức độ” riêng biệt, được quy định trong gen di truyền về các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau. Ở người hướng ngoại cho thấy có nhiều hơn đáng kể hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh dopamine, trong khi acetylcholine mới là chất có hoạt động mạnh hơn ở người hướng nội (Olsen Laney 2002).

Có hai chất dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng tương đối khác nhau: Dopamine xử lý các động lực vận động, sự tò mò, tìm kiếm sự đa dạng và mong đợi phần thưởng, còn Acetylcholine rất quan trọng cho sự tập trung, ghi nhớ và học tập (Roth 2007). Susan Cain đã tổng hợp kết quả của sự khác biệt sinh học thần kinh này như sau: cô định nghĩa người hướng ngoại là người được định hướng bằng phần thưởng, người hướng nội là người được định hướng bằng sự đe dọa. (Cain 2011)

Điều này cũng có ảnh hưởng đến giao tiếp: cấu trúc sinh học của người hướng ngoại khiến họ có xu hướng vui vẻ, hào hứng, phấn khởi, thậm chí là hưng phấn. Người hướng ngoại cũng có nhiều khả năng chịu rủi ro hơn: ví dụ như họ có nhiều xung đột hơn, có xu hướng tiếp nhận các cơ hội rủi ro nhiều hơn khi đàm phán và thường cảm thấy thoải mái với đám đông khán giả. Người hướng nội không cảm thấy hưng phấn thường xuyên, và họ cảm thấy nó ít mãnh liệt hơn, song họ lại có xu hướng quan sát và lắng nghe kỹ lưỡng trước khi hành động. Họ thường muốn tránh xung đột và hiếm khi tự gây hấn với người khác. Thậm chí còn có nghiên cứu đề xuất rằng người hướng nội trung thành hơn người hướng ngoại…

Các chất dẫn truyền thần kinh nên được đặt trong bối cảnh rộng hơn. Có hai “kỳ phùng địch thủ” trong hệ thống thần kinh tự trị của chúng ta (tức là trong khu vực nơi mọi thứ diễn ra một cách “tự động”). Hệ thống giao cảm đảm bảo rằng cơ thể có thể hoạt động, chuẩn bị cho sự tấn công, các chuyến bay hay nỗ lực lớn trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Dây thần kinh giao cảm sử dụng “chất dẫn truyền hướng ngoại” dopamine cho mục đích truyền tải. Hệ thống đối giao cảm sẽ xử lý chính xác các vấn đề ngược lại: Nó hoạt động nhằm đảm bảo sự bình tĩnh, thư giãn và bảo toàn. Nó làm giảm nhịp tim và thúc đẩy tiêu hóa, sử dụng “chất dẫn truyền hướng nội” acetylcholine.
Marti Olsen Laney năm 2002 đã rút ra kết luận từ những liên kết trên (và một số nghiên cứu khác) rằng sự khác biệt sinh học giữa người hướng nội và hướng ngoại trên tất cả là do hệ thống thần kinh tự trị được thiết lập khác nhau: ở người hướng ngoại, hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm chiếm ưu thế, ngược lại ở người hướng nội hệ thống thần kinh đối giao cảm chiếm ưu thế. Cũng vì điều này mà người hướng ngoại dường như cần nhiều kích thích từ bên ngoài hơn người hướng nội, vì họ không thể tự kích thích từ bên trong để đạt tới cùng mức cường độ cần thiết (theo nghiên cứu của Debra Johnson năm 1999). Do đó sự bình tĩnh và yên lặng bên ngoài trở thành một thách thức cho người hướng ngoại. Các nhà nghiên cứu Dean và Peter Copeland chỉ ra rằng đối với người hướng ngoại, việc thiếu các tác động bên ngoài (ví dụ như các hoạt động lặp đi lặp lại, có ít người năng động xung quanh, các lễ nghi cứng nhắc) dẫn đến sự thiếu kích thích (Hamer/Copeland 1998). Do đó người hướng ngoại rất nhanh chóng trở nên bồn chồn hay buồn chán nếu tình trạng thiếu kích thích kéo dài: họ đang mắc phải triệu chứng cạn kiệt dopamine.

Điều này cung cấp một lời giải thích sinh học cho lý do vì sao người hướng ngoại thu hút năng lượng từ các hành vi năng động, hướng ra bên ngoài, trong khi người hướng nội có được sức mạnh trong yên bình và tĩnh lặng: hai cách thu hút năng lượng này có liên quan đến trạng thái được trang bị khác nhau của hệ thống thần kinh tự trị.

Mua sách Tác Động Thầm Lặng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tác Động Thầm Lặng” khoảng 77.000đ đến 87.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tác Động Thầm Lặng Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tác Động Thầm Lặng Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tác Động Thầm Lặng Fahasa” tại đây

Đọc sách Tác Động Thầm Lặng ebook pdf

Để download “sách Tác Động Thầm Lặng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *