Căn Phòng Của Riêng Ta
Giới thiệu sách Căn Phòng Của Riêng Ta – Tác giả Virginia Woolf
Căn Phòng Của Riêng Ta
Virginia Woolf (25/1/1882 – 28/3/1941) là tiểu thuyết gia và là nhà văn tiểu luận người Anh, bà được coi là một trong những nhân vật văn học hiện đại lừng danh nhất thế kỉ 20.
“…Woolf nói về giới tính của mình đầy huyễn hoặc lẫn lập luận, đầy dí dỏm lẫn tri kiến, cùng óc tưởng tượng của một tiểu thuyết gia đích thực. Và bà nói về đề tại này rất hay. Hơn thế, bà còn thoát khỏi chủ nghĩa nữ quyền truyền thống bằng cách thực sự biện luận ủng hộ không phải cho phụ nữ mà cho giới nghệ sĩ. Bởi dĩ nhiên nghệ sĩ, dù là giới nào, cũng cần 500 bảng/năm và một căn phòng cho riêng họ. Chính vì phụ nữ ít khi có được điều đó hơn nam giới nên một lời kêu gọi đặc biệt dành cho họ có một xung lực đặc biệt.”
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Căn Phòng Của Riêng Ta
- Mã hàng 9786046993544
- Tên Nhà Cung Cấp ZenBooks
- Tác giả: Virginia Woolf, Nguyễn Vân Hà
- NXB: NXB Văn Học
- Trọng lượng: (gr) 200
- Kích Thước Bao Bì: 13 x 20,5
- Số trang: 192
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Căn Phòng Của Riêng Ta
1 Virginia Woolf là một nhà văn đặc biệt: ở cả phong cách viết văn của bà và căn bệnh rối loạn lưỡng cực. Khi viết tiểu luận, Woolf chứng tỏ rằng người ta không hề nói sai về bà, những gì bà viết chính là con người của bà. Căn Phòng Của Riêng Ta cũng cho người đọc cái nhìn rõ nét về Virginia – phương diện một nhà phê bình văn học. Dưới ngòi bút của bà, chẳng quan trọng là nam hay nữ, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những khiếm khuyết riêng khiến bà tiếc nuối, những tài hoa riêng làm bà say mê. Từ chị em nhà Bronte, Jane Austen, George Eliot đến những tên tuổi ít nổi tiếng hơn như Mary Carmichael … Virginia Woolf đều nhận xét các tác phẩm của họ rất thẳng thắn và xác đáng, không quên bình luận bên lề thật công tâm. Đương nhiên bà cũng chẳng nề hà trước William Shakespeare, đại văn hào người Anh bị “sửa lưng” vô số lần trong cuốn sách này, từ giọng văn, nội dung cho đến cách xây dựng nhân vật. Chỉ người thật sự yêu văn thơ hết mực mới có thể làm thế. Trước mỗi vấn đề, Virginia Woolf lại viết với một giọng điệu khác nhau, lúc nhanh, lúc chậm, khi sử dụng các luận cứ lịch sử, sách vở – khi lại lan man qua những suy nghĩ cá nhân vẩn vơ. Tôi không thể tránh khỏi cảm giác, dường như lối viết của bà cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực, mới đọc thì rối rắm, nhưng càng về sau, mọi thứ lại mượt mà lạ thường.
2 Đây không hẳn là một tác phẩm văn học, nó chỉ là bình luận văn thế nhưng nó xứng đáng được gọi là tác phẩm văn học. Cuốn sách thật sự mang đến rất nhiều điều bổ ích cho mình. Những quan sát cũng rất mới mẻ khác của Virginia về những xu hướng tình dục của trí óc : Có những tác giả nữ viết với trí óc hoàn toàn vô tính, hoặc lưỡng tính, hoặc trí óc của người đồng tính nữ, tức là rất yêu phụ nữ. Một người sáng tạo muốn một tác phẩm toàn diện theo Virginia phải có được một bộ óc siêu việt mà sử dụng , hòa quyện được sự nam tính và nữ tính của trí óc mình để truyền đạt trọn vẹn tư tưởng và trải nghiệm của họ. Mỗi người phụ nữ phải sử dụng phần nam tính trong bộ óc của mình và cả đàn ông cũng vậy: suy nghĩ bằng cả bộ óc nữ tính. Điều này không chỉ áp dụng trong văn học mà rất cần thiết cho sự hòa hợp giữa chúng ta.
3 Đây là đứa con tinh thần của một nhà văn mà tôi yêu thích nhất và hướng tới nhất. Bà có một một tâm hồn văn học nhạy cảm nhất cùng với nhiều thông điệp được truyền trong tác phẩm. Căn phòng riêng của ta được chia thành 6 cho ông biết về những vấn đề quan trọng đối với nữ quyền. Có lẽ bà là nhà văn táo bạo nhất khi giám viết về chủ đề này ở lúc trước. Không chỉ như thế thế nhà văn còn đi sâu phân tích một cách giết giống đốt giáo và triệt để và nhiều khi lại châm biếm hay sâu sắc. Thịt táo bạo phải không? Bà đúng là thần tượng của tôi khi khi chính là là một người phụ nữ đang phải chống lại cả thế giới! Thật tuyệt khi mỗi lần đọc được văn của bà cảm ơn bà đã đưa cho ai thấy những cái hay những cái chất của người phụ nữ!
4 Trong những nhà văn nữ mà tôi từng đọc, Virginia Woolf là người có tâm hồn văn học nhạy cảm nhất. Cũng có thể do thiên phú của bà, nhưng phải thừa nhận rằng Woolf đã trải qua quá trình lao động thực sự nghiêm túc như mọi nhà văn khác phải trải qua. Điều này được ghi lại từ những tư liệu về cuộc đời của Woolf và rõ hơn là qua những tác phẩm của bà. Và từ quá trình đó, bà nhận ra rằng “một người phụ nữ phải có tiền và một căn phòng cho riêng mình nếu cô ấy viết tiểu thuyết”, đó cũng là thông điệp mạnh mẽ mà Virginia Woolf đóng góp vào phong trào nữ quyền. Quyển sách được chia thành 6 chương viết về những vấn đề quan trọng đối với nữ quyền như: quyền bình đẳng trong lựa chọn sự nghiệp và cuộc đời, quyền riêng tư và tự do cá nhân. Tiếp theo đó bà dành một phần mô tả sự bất công trong việc tiếp cận giáo dục của nữ giới và đưa ra đòi hỏi chính đáng cho một sự công bằng. Bà dành một chương quan trọng để bàn về sự thành kiến trong việc đánh giá và tiếp nhận sản phẩm văn chương của tác giả nữ, từ đó đưa ra những lập luận sắc bén đả kích thực trạng bất công này.
5 Một cuốn sách hay, một bài tiểu luận dài, không chỉ đơn thuần về nữ quyền, từ chủ đề phụ nữ và (văn học) hư cấu, Virginie Woolf đi sâu phân tích một cách riết róng, rốt ráo và triệt để, trong khi đọc lại các nhà văn, nam cũng như nữ – nữ bắt đầu từ thế kỷ 18-19 với những Jane Austen, chị em nhà Bronte, v.v., và nhiều khi châm biếm một cách mỉa mai mà sâu sắc đối với những người được coi là học giả trước đó, và đương thời, khi bàn về phụ nữ nói chung, những phẩm chất, năng lực của phụ nữ. Những đoạn trích được ghi lại, những phân tích về phong cách hay những chi tiết trong các tác phẩm của những nhà văn nữ trước bà, cho thấy Woolf đã đọc lại các tác phẩm này một cách kỹ lưỡng, dưới một góc nhìn ít ai ngờ, để minh chứng cho những luận điểm của bà. Kết luận lại, phụ nữ, cũng có năng lực sáng tạo như nam giới, nếu có đủ thời gian cho việc đó như nam giới, thay vì chỉ làm những công việc được coi là dành cho phụ nữ như khâu vá, đan tất v.v., Và những tác phẩm của các tác giả nữ cũng sẽ xuất sắc không kém gì nam giới, nếu họ có không gian riêng (với hình tượng là căn phòng riêng) thay vì phải viết trong phòng khách, với sự lén lút vì cần che giấu một sự thực là họ đang viết văn và sự tự chủ về tài chính (với hình tượng về món thu nhập đều đặn 500 bảng/năm) cũng như thay vì phải viết như một phụ nữ, họ viết như bất cứ một con người nào, để không phải cường điệu lên không cần thiết, không đúng chỗ rằng tác giả là một phụ nữ đang phải một mình chống lại cả thế giới.
Review sách Căn Phòng Của Riêng Ta
Khen ngợi và đổ lỗi đều chẳng có ý nghĩa gì. Không, dù việc cân đo ấy trong lúc rỗi rãi có thể thú vị thật, nó cũng là việc làm vô ích nhất, là thái độ hèn hạ nhất trong các cách thức đo đạc. Miễn là bạn viết những gì bạn muốn viết, điều đó mới là quan trọng; và liệu điều đó có ý nghĩa qua năm tháng hay chỉ trong vài giờ, đâu ai biết được.
Vậy cách đây gần một thế kỷ, Virginia Woolf có nhận thức rằng bà đã đem đến những lời khuyên nhủ, động viên vô giá cho muôn ngàn thế hệ người viết (writer), bất kể giới tính, giai cấp, giàu nghèo … cả không chuyên lẫn chuyên nghiệp? Bà có mơ hồ đoán được đến thời đại của chúng ta và có lẽ cả khá lâu sau này nữa, bất bình đẳng nam – nữ vẫn là vấn đề còn nhiều thứ chưa thể giải quyết? Vì khi đọc Căn Phòng Của Riêng Ta, không một trang sách nào khiến tôi hoài nghi về tư tưởng của Virginia, khiến tôi nghĩ là nó cũ kỹ, lạc hậu. Tất cả đều sáng suốt và sắc sảo tựa pha lê.
…….
Được chia thành 6 chương nhỏ, dựa trên nền tảng chính là hai bài phát biểu của tác giả tại Hiệp Hội Nghệ Thuật Newnharn và hội Otdaa ở Girton, tháng 10 năm 1928, Virgina đem đến cho người đọc những suy nghĩ, luận điểm rõ ràng và không hề khoan nhượng trước đề tài: “Phụ Nữ và Truyện Hư Cấu”. Tuy nhiên, đó chỉ là lời mở đầu cần thiết để bà đưa mọi thứ tới phần cốt lõi của sự thật: rằng bất bình đẳng giới tính đã khiến phụ nữ hoàn toàn lép vế trước cánh mày râu trong lĩnh vực văn học nói riêng cũng như viết lách nói chúng, dù rằng đó đã là đầu thế kỷ XX tại Anh Quốc – đất nước phát triển bậc nhất trên Thế Giới thời bấy giờ.
phụ nữ phải có tiền và căn phòng riêng nếu cô ta muốn viết truyện
Nghe thì có vẻ chua chát nhưng Virgina không có ý “đánh đố” cánh nữ giới trước vấn đề tiền nong. Bà hiểu, khác với đàn ông, phụ nữ hiếm cơ hội học hành đầy đủ, không có tiếng nói trong các hoạt động xã hội cũng như chẳng thể tự đứng ra kinh doanh, kiếm tiền cho bản thân … cùng hàng loạt vấn đề tương tự khác. Nhưng càng về sau, trong cuốn sách này lại dần chỉ ra rằng: thực ra đàn ông cũng phải có tiền và căn phòng riêng nếu anh ta muốn viết truyện.
Shakespeare và Leo Tolstoy cũng thế, ở đây chúng ta hãy hiểu chệch đi một chút: “tiền và căn phòng riêng” có thể xem như một cách nói văn hoa cho sự tự do trong vật chất – tinh thần. Người viết không những cần được nuôi dưỡng, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu, mà bản thân phải được tự do làm điều mình muốn, có những trải nghiệm độc nhất và từ đó họ tự đúc kết nên câu chữ của mình.
Virgina thừa nhận dù là đàn ông hay đàn bà, đa số đều phải đạt được những tiêu chuẩn giống nhau trong cuộc sống thì mới mong có thể phát triển hết khả năng của bản thân. Tuy nhiên, nữ giới đã luôn bị đặt ở vị trí: họ chẳng có gì và dù muốn cũng chẳng thể làm được gì.
Đừng lý luận rằng:
các nhà thơ vĩ đại đều nghèo cả.
Vì rõ ràng:
Tự do tri thức phụ thuộc vào vật chất. Thơ ca phụ thuộc vào tự do tri thức. Và phụ nữ luôn nghèo, không chỉ trong 200 năm qua, mà từ buổi ban sơ. Phụ nữ luôn có ít sự tự do tri thức hơn con trai đám nô lệ thành Athena.
Về luận điểm này, chúng ta có thể thấy rõ qua cách Virginia Woolf sử dụng một nhân vật hư cấu: cô em gái yểu mệnh của William Shakespeare trong phần 3 của cuốn sách và thỉnh thoảng xuất hiện sau này. Có thể cô có tài, có thể cô có đam mê, có thể cô có cố gắng … nhưng điều đó không bao giờ là đủ, vì cô là nữ giới và điều đó đồng nghĩa với mọi cánh cửa cơ hội đều đóng chặt với cô.
…….
Vậy liệu Virginia có thù ghét đàn ông, những kẻ đã vùi dập, chà đạp, giam cầm những giấc mơ của phụ nữ, không chỉ trong lĩnh vực văn chương mà còn ở mọi mặt cuộc sống? Thi thoảng ta lại thấy bà trích dẫn vài ba nhận xét trì độn của những gã giáo sư, tiến sỹ, mục sư nào đó, những kẻ xem đàn bà là chẳng có cá tính, là thứ yếu, là ngu dốt, là không thể làm gì nên chuyện … Virginia chả hề dấu diếm rằng bà cảm thấy phẫn nộ, nhưng không để chúng làm mình phân tâm quá lâu, thật chẳng đáng để bà trở nên ti tiện và cạn nghĩ như chủ nhân của chúng.
Thay vì tràn ngập những ý kiến nhằm hạ thấp đàn ông và nâng cao phụ nữ để san bằng bất công, Căn Phòng Của Riêng Ta sở hữu mấu chốt rất đơn giản: nam giới và nữ giới không hề giống nhau, mỗi bên có những khiếm khuyết, lợi thế riêng, chẳng thế so sánh. Vấn đề nằm ở chỗ, lịch sử đã quá bất công với phụ nữ, ghi lại những cuộc chiến tranh, những vị vua … sử sách không biết đến sự tồn tại của những người đàn bà vô danh nơi xó bếp. Ai dám nói rằng công việc giặt giũ, chăm sóc con cái, nội trợ … thì kém quan trọng hơn chiến tranh? Ai?
Sự bất công đó chẳng thể phục hồi, chúng ta làm gì có cách nào để quay lại, để được biết thêm về những người phụ nữ khuyết danh. Nhưng Virginia không bao giờ đặt đàn ông là kẻ thù, là đối trọng vì họ sở hữu nhiều ưu tiên, đặc quyền và lợi thế. Một cách ôn tồn và dung hòa, bà khuyến khích nữ giới hãy tham gia tích cực ở mọi lĩnh vực, hãy trau dồi kiến thức và kinh nghiệm sống nhiều hơn nữa, hãy nghĩ cho bản thân mình, chẳng cần quan tâm đến tâm tư của các quý ông.
Phụ nữ không viết sách về đàn ông.
…….
Ở góc độ khác, Căn Phòng Của Riêng Ta cũng cho người đọc cái nhìn rõ nét về Virginia – phương diện một nhà phê bình văn học. Dưới ngòi bút của bà, chẳng quan trọng là nam hay nữ, mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những khiếm khuyết riêng khiến bà tiếc nuối, những tài hoa riêng làm bà say mê.
Từ chị em nhà Brontë, Jane Austen, George Eliot đến những tên tuổi ít nổi tiếng hơn như Mary Carmichael … Virginia Woolf đều nhận xét các tác phẩm của họ rất thẳng thắn và xác đáng, không quên bình luận bên lề thật công tâm. Đương nhiên bà cũng chẳng nề hà trước William Shakespeare, đại văn hào người Anh bị “chỉnh lưng” vô số lần trong cuốn sách này, từ văn phong, nội dung cho đến cách xây dựng nhân vật. Chỉ người thật sự yêu văn thơ hết mực mới có thể làm thế.
Trước mỗi vấn đề, Virginia Woolf lại viết với một giọng điệu khác nhau, lúc nhanh, lúc chậm, khi sử dụng các luận cứ lịch sử, sách vở – khi lại lan man qua những suy nghĩ cá nhân vẩn vơ. Tôi không thể tránh khỏi cảm giác, dường như lối viết của bà cũng bị ảnh hưởng bới căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực, mới đọc thì rối rắm, nhưng càng về sau, mọi thứ lại mượt mà lạ thường.
…….
Thật thảm họa nếu cứ là đàn ông hay đàn bà giản đơn, thuần túy; ta phải là đàn-ông-nữ-tính hay đàn-bà-nam-tính.
Vậy đấy, Căn Phòng Của Riêng Ta của Virginia Woolf không chỉ dành cho phụ nữ hay những người viết, tôi cho rằng, nếu bạn muốn hiểu hơn về đàn ông và đàn bà, dưới một góc nhìn thật sự công bằng, thì đây là tác phẩm khó bỏ qua.
Virginia Woolf có thể đã tự chọn cho cuộc đời mình cái kết buồn, nhưng những suy nghĩ của bà chắc chắn sẽ còn giá trị mãi tận sau này và rất lâu sau đó nữa.
Chúng ta luôn nợ người phụ nữ này một lời cảm ơn chân thành.
Mua sách Căn Phòng Của Riêng Ta ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Căn Phòng Của Riêng Ta” khoảng 32.000đ đến 44.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Căn Phòng Của Riêng Ta Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Căn Phòng Của Riêng Ta Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Căn Phòng Của Riêng Ta Fahasa” tại đây
Đọc sách Căn Phòng Của Riêng Ta ebook pdf
Để download “sách Căn Phòng Của Riêng Ta pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Tuyển Tập Văn Học Nga Hiện Đại – 12 Truyện Ngắn Đầu Thế Kỷ 21
- Đêm Trường Tăm Tối
- Kỹ Năng Để Cân Bằng Giữa Công Việc Và Cuộc Sống
- Những Lối Đi Dưới Hàng Cây Tăm Tối
- Dù Sao Cũng Là Chúng Ta Của Tuổi Hai Mươi
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free