Chết Ở Venice

Giới thiệu sách Chết Ở Venice – Tác giả Thomas Mann

Chết Ở Venice

Một chủ đề được lặp đi lặp lại trong tác phẩm của Thomas Mann là sự xung đột giữa Apollo và Dyonisos, hai nhân vật của thần thoại Hy Lạp. Nếu như Apollo, thần của ánh sáng, tượng trưng cho cho cái đẹp đã được định dạng, trong cấu trúc và trong trật tự thì Dyonisos, thẩn của rượu vang, được hộ tống bởi một bầy người cuộn trong da thú, chìm đắm trong những điệu nhạc, tiếng rú của dục vọng, tượng trưng cho sức sống vĩnh cửu của bản năng. Đối với Nietzsche, sự xung đột này là nhựa sống, là máu cho sự hình thành của tác phẩm nghệ thuật. Nhưng bên cạnh đó, nó làm hủy hoại cuộc sống của người làm ra tác phẩm.

Gustav Aschenbach, giáo sĩ trang nghiêm của Apollo đã không cưỡng lại được ham muốn nhập vào bẩy người hoang dại đi theo Dyonisos, đánh đổi sự khả kính lấy sự hủy hoại của chính bản thân mình. Chết ở Venice là một trong những cuốn sách hay nhất viết về tình yêu dù cho ở đây tình yêu hoàn toàn tuyệt vọng và mang đầy mặc cảm tội lỗi.

Chết Ở Venice
Chết Ở Venice

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Chết Ở Venice
  • Mã hàng 8934974111726
  • Tên Nhà Cung Cấp: NXB Trẻ
  • Tác giả: Thomas Mann
  • Người Dịch: Hồng Vân
  • NXB: NXB Trẻ
  • Trọng lượng: (gr) 180
  • Kích thước: 20.5 x 14.5
  • Số trang: 198
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Chết Ở Venice

Đánh giá Sách Chết Ở VeniceĐánh giá Sách Chết Ở Venice
Đánh giá Sách Chết Ở Venice

1 Thomas Mann là một tác gia lớn người Đức. Ông đã viết khá nhiều tác phẩm đồ sộ như: Núi thần, Gia đình Buddenbrook… Chết ở Venice là một tác phẩm nhỏ xinh so với những cuốn trên nhưng những gì tác giả đề cập trong cuốn sách không hề nhỏ… Gustav von Aschenbach một nhà văn lớn đã đến Venice để lánh đời, song ông lánh được mà lại còn vướng vào lưới tình với một cậu bé có vẻ đẹp như thiên thần…

2 Có thể đề tài của cuốn sách này không dễ để người đọc đồng cảm, nhưng cảm xúc thường không phải là mục đích cuối cùng của nghệ thuật ngôn từ trong văn chương hàn lâm. Không đồ sộ như những tác phẩm cùng tác giả đã được xuất bản tại Việt Nam như Núi thần và Gia đình Buddenbrooks, “Chết ở Venice” rất gọn gàng và đơn giản, hoặc nói đúng hơn, nó được khoác lên một lớp áo tưởng chừng như đơn giản. Một câu chuyện xảy ra ở Venice, nhưng không hoàn toàn là một Venice tươi đẹp rực rỡ, mà là một Venice nóng bức, chật chội và bệnh dịch, mà ở đó một nhà văn về già đã đột ngột xao động đến mức ám ảnh khi bắt gặp một vẻ đẹp từ thiên đường rơi xuống. Hoàn toàn không như Lolita, một tác phẩm thường hay được nhắc đến và đem ra so sánh khi bàn về Chết ở Venice, câu chuyện hoàn toàn chỉ xảy ra trong những diễn biến nội tâm của nhân vật chính – một trường hợp bán tự truyện dựa trên một trải nghiệm có thật của chính tác giả, theo như những phân tích văn học sử, nhưng không hoàn toàn xác đáng nếu dựa vào đó để đánh giá xu hướng tình dục và tư cách đạo đức của ông – chứ không hề có một giao tiếp hay tiếp xúc trực tiếp nào với nguồn cảm hứng của những rung động ấy. Đã và sẽ còn rất nhiều phân tích về câu hỏi, chính xác thì tình cảm ấy là gì, hoặc đúng hơn là tác giả muốn dùng những xúc cảm ấy để tượng trưng cho điều gì? Dường như là nỗi niềm nuối tiếc tuổi trẻ, là sự chênh vênh của những tháng năm đời người, là sự ngưỡng vọng đến tuyệt vọng và bất lực trước cái đẹp không thể đạt đến, là khát khao sống hạnh phúc… dù là gì đi nữa, hoặc là tất cả những điều đó, thì cuốn sách mỏng này vẫn là một trong những tụng ca ám ảnh bức bối nhất về cái Đẹp.

3 Sách giao nhanh, chất lượng ổn. cuốn sách (mà tui cho là) đầy ma lực. Cuốn sách lột tả xuất sắc nội tâm nhân vật, phân tích cảm xúc và nhận định cực kỳ tỉ mỉ, trau chuốt nhưng đầy chân thực. Thứ đặc biệt ko phải là cốt truyện, ko phải là tình yêu của người đàn ông luống tuổi dành cho cậu trai trẻ mà là những miêu tả mang tính hình tượng cao, những luận điểm xuyên suốt tác phẩm, xuyên suốt tác phẩm và cuộc đời người đàn ông học thức thành công lỗi lạc này. t nhất thì cũng đọc lược lại vài lần. À khá trùng hợp là trong sách này thì vào thời điểm nhân vật chính đến nghỉ dưỡng, 1911, Ý cũng đang bị bùng dịch thổ tả làm chết rất nhiều người dân và du khách.

4 Sách rất đẹp, không bị trầy xước. Đây là lần đài mình đọc thử truyện của Thomas Mann, mình thấy cốt truyện rất được nhưng đọc thì có phần hơi khó hiểu, có lẽ do mình vẫn chư hiểu được toàn bộ cái nhà văn muốn truyền tải.

5 Vấn đề nằm ở chỗ: tôi quả thực đã bị cuốn hút. Và thuyết phục Một tình yêu thầm lặng không nói thành lời, chỉ là những cuộc đấu tranh nội tâm giữa cái xấu và cái tốt trong chính con người đang bị vướng vào vòng vây của tình yêu cuồng nhiệt không lối thoát dành cho cậu bé xinh đẹp người Ba Lan – Gustav von Aschenbach. Ông là một nhà văn lỗi lạc, người được phong tước quý tộc, người có những tác phẩm mang đầy tính nghệ thuật được đưa vào chương trình giáo dục lớp trẻ. Và ông, trong một phút ngưỡng mộ cái vẻ đẹp thiên thần của Tadzio, ông trở thành người, luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn ngóng chờ, dõi mắt theo cậu, và sau đó là đi theo cậu, ở mọi nơi. Người đàn ông đứng tuổi lại muốn “cưa sừng làm nghé”, muốn thay đổi diện mạo của mình, trẻ trung hơn, để gỡ bỏ cái mặc cảm tự ti về tuổi tác đối với người thương mến. mâu thuẫn ở chỗ, chính ông, lại đang tự khinh bỉ, gớm ghiếc mình, ông không còn một nhà văn tài đức, xem trọng đạo lý, đầy chuẩn mực, ông đang dần trở thành một kẻ yêu đến mụ mị, đến không còn đường lui, khi mà dịch bệnh đang tấn công từng ngõ ngách trong thành phố, ông vẫn lặng im, chỉ để giữ gia đình Ba Lan ở lại, để được nhìn ngắm người mà ông thương thầm nhớ trộm… Hoàn toàn khác hẳn những quyển sách tôi từng đọc, đối với tôi, quyển sách này có phần hơi quá sức, nhưng sâu trong đó, tôi dần thấm thía, kiệt tác văn chương không chỉ đơn giản như vẻ bề ngoài.

Review sách Chết Ở Venice

Review sách Chết Ở Venice
Review sách Chết Ở Venice

Tôi biết đến “Chết ở Venice” đã khá lâu; và hẳn là trong khoảng thời gian giữa việc chỉ biết mặt nhau, thậm chí đến mức quen thuộc khi cái tình cờ, ngẫu nhiên đã trở thành tất yếu, với cái hành động chào hỏi khơi chuyện – kết quả của cái tò mò dồn nén, tôi đã tự do đoán lựa những gì đằng sau vẻ ngoài ấy, xây cho mình vài cảm xúc mà đến giờ đã trở thành cố hữu qua sự tích tụ của thời gian. Đẹp và buồn. Venice thì đẹp, còn cái chết thì buồn. Nhưng Venice không chỉ đẹp, và kết cục của Aschenbach không chỉ đem đến mỗi nỗi buồn.

Tác phẩm gồm năm chương, kết cấu như một vở bi kịch cổ điển, mở đầu bằng việc dẫn dắt vào đề, giới thiệu nhân vật, khung cảnh, trải qua diễn biến, lên đến cao trào và hạ màn bằng kết cục thương tâm. Aschenbach, một người đàn ông đã qua tuổi ngũ tuần, một nhà văn khả kính đã được phong tước quý tộc, con người coi “bền bỉ” như châm ngôn sống còn của cuộc sống và lao động, nhà tư tưởng đạo mạo đề cao giá trị đạo đức và không ban phát một chút cảm thông cho những phóng túng hoan lạc, đã gặp cậu bé Tadzio người Ba Lan tại Venice hào hoa, thấy thế giới chao đảo và mọi mực thước, luân lí trước giờ tuột khỏi tầm tay mà không cưỡng lại được. Con người đã dành nửa cuộc đời nằm nghiêm chỉnh trong phẩm giá đạo đức, giờ thấy mình sa ngã, lố bịch, vô luân khi si mê một cậu trai ngoại quốc mới mười bốn tuổi, đẹp như một thiên thần. Một phần trong tôi luôn cho rằng, thứ cảm xúc mà Aschenbach dành cho Tadzio không phải là tình yêu, nó là tổng hòa của sự tôn thờ và nỗi ám ảnh. Nhưng nhờ những quy chuẩn nào mà ta phân loại được tình cảm con người? Ngưỡng mộ chiếm tỉ lệ bao nhiêu mà không chuyển hóa bản chất của tình yêu, và tình yêu trần tục có tồn tại không trong ánh nhìn một kẻ cuồng tín?

Câu chuyện được kể với rất nhiều những hình ảnh ẩn dụ, trước nhất là qua hệ thống các nhân vật trong thần thoại Hi Lạp: từ thần mặt trời Appolo, thần rượu nho Dionysus, thần Psychagog đưa linh hồn con người về thế giới bên kia đến hình ảnh chàng Narcissus mê đắm hình ảnh bản thân phản chiếu dưới mặt hồ,… Khá nhiều những nhân vật bên lề xuất hiện khiến cuộc gặp gỡ xảy ra như thể được bàn tay ai định trước, mỗi cử chỉ lời nói như thể đang tiên đoán, ám chỉ điều gì, câu chuyện khoác lên nó một màu sắc liêu trai bàng bạc đến kì dị. Người đàn ông đứng trước nhà nguyện là ai, bất chợt hiện ra và cũng đột ngột biến mất, như thể sứ mệnh duy nhất của ông ta là gợi cho Aschenbach cái ham muốn ngao du từ vẻ ngoài phiêu bạt của mình. Liệu ông ta có quen gã hề trình diễn trong khoảng vườn khách sạn trên đảo Lido chăng? Không hiểu sao tôi luôn thấy sự tương đồng quái đản giữa hai nhân vật này: cái mũi ngắn hếch, khuôn mặt nhẵn nhụi, cục yết hầu nổi lên rất rõ và đặc biệt là hai nếp nhăn hằn sâu trên sơn căn. Sự tương đồng còn ở cái cái dáng tựa người vào ba toong vừa hung tợn hoang dã vừa có nét gì khinh khỉnh của người khách lạ với cái cười ha hả ma quái bỡn cợt cuộc đời, bỡn cợt mọi khán thính giả của tên hề.

Rồi còn lão già nhí nhảnh lố bịch cưa sừng làm nghé trên chuyến tàu đi Venice nữa, chẳng phải đó là hình ảnh của Aschenbach trong tương lai sao? Hẳn ông không thể ngờ được rằng cái cảm giác ghê tởm, đảo điên khi ấy sẽ trở thành sự thỏa mãn sau này khi nhìn mình trong gương. “Cặp chân mày của mình uốn cong đều đặn và sắc nét hơn,đuôi mắt dài ra, ánh mắt long lanh hơn nhờ hàng mi tô nhẹ, dưới mắt, chỗ lớp da mọi khi nâu sạm giờ phủ một màu hồng phơn phớt, đôi môi ông mới rồi còn nhợt nhạt nay căng mọng màu quả mâm xôi, những nếp nhăn trên má, quanh miệng, nơi đuôi mắt biến mất nhờ kem và mỹ phẩm – ông nhìn chàng trai trẻ trong gương mà tim nhảy lồng lên…Kẻ si mê đi ra, sướng như mơ, vừa bối rối vừa e ngại.” Đó là những xúc cảm vừa chính đáng vừa cuồng loạn của một kẻ đang yêu, cái mong muốn muôn đời được rút ngắn khoảng cách thế hệ, nhất là khi một đã quá già, một còn quá nhỏ. Chỉ là Aschenbach đã đánh mất bản thân mình. Nhà văn khả kính đã buông rơi linh hồn mình từ lâu khi bám đuôi Tadzio cùng người thân qua các ngóc ngách Venice, khi ngả đầu lên cửa phòng khách sạn cậu mặc cho nỗi bẽ bàng phòng khi bị bắt gặp, và khi chấp nhận hòa mình vào đám đông dâm dục, điên cuồng theo đuôi “Đấng ngoại thần”. Giờ đây khi ông chấp nhận đánh đổi thêm cả thể xác, Aschenbach hoàn toàn trở nên điên dại.

Cuộc gặp gỡ ở Venice đã luôn tiềm tàng sẵn kết cuộc là cái chết, kể cả khi bệnh dịch không đến.

Phớt lờ lời cảnh cáo của số phận qua hình ảnh lão quà râu dê nhí nhảnh, Aschenbach bước lên cuộc hành trình không thể xuống nửa chừng. Tên lái thuyền thô lỗ và ngạo nghễ đã tự ý chở ông đến đảo Lido, không ướm hỏi sự chấp thuận của khách và cũng không cần nó. Gã bảo: Chỉ cần tôi chở ngài đến nơi đến chốn là được. Và dường như nhà văn già đã hai lần tiên đoán số phận mình mà không hề hay biết. “Đúng, nhà ngươi đưa ta đi đến nơi đến chốn. Ngay cả khi ngươi vì tiền mà bổ cho ta một mái chèo vào gáy về chầu Diêm Vương thì vẫn có thể gọi là đưa đi đến nơi đến chốn được.” Chiếc gondola “đen tuyền như màu sắc thường chỉ thấy ở những chỗ quan tài, nó gợi cho người ta liên tưởng đến những cuộc phiêu lưu thầm lén và tội lỗi trong đêm rì rào tiếng sóng, hơn thế nữa nó làm người ta liên tưởng đến chết chóc, đến cỗ hậu sự, đám tang sầu thảm và hành trình ảm đạm kết thúc đời người.”

Hẳn nhiên, “Chết ở Venice” không chỉ được viết để mô tả thứ tình yêu cấm kị, bất chấp tuổi tác, giới tính, quốc gia, ngôn ngữ. Tác phẩm còn nói lên thứ xung đột muôn đời bên trong con người: giữa trật tự khuôn mẫu và buông thả hoang lạc, được đại diện bởi hai nhân vật được lặp đi lặp lại trong tác phẩm: thần Appolo – hiện thân của ánh sáng, trí tuệ, lí trí, thơ ca và thần rượu nho Dionysus – tượng trưng cho sức sống vĩnh cửu và bản năng. Cuộc đời con người là cuộc chiến không ngơi nghỉ để đấu tranh lại những bản năng không phù hợp. Ta là “kẻ bẩm sinh đã có khuynh hướng sa ngã và cứ ngựa quen đường cũ tìm về vực thẳm…Chúng ta luôn muốn chối bỏ điều này để trở nên đạo mạo, nhưng dù có xoay xở cách nào mặc lòng, vực sâu tội lỗi vẫn thu hút chúng ta.” Aschenbach đã sống hơn năm mươi năm “chính thống”, “mô phạm”, để rồi bị cơn mê muội tình ái đánh gục vào lúc không ngờ đến nhất. Không, tình yêu, dù cấm kị, giữ kín trong lòng, chẳng bao giờ là điều gì đáng xấu hổ, tuân theo bản năng hay thờ phụng thần Dionysus cũng chẳng có gì là sỉ nhục. Vấn đề ở chỗ con người không bao giờ biết điểm dừng, họ hoặc ở đỉnh núi cao hoặc ngã thẳng xuống dưới vực thẳm, tan xương nát thịt, chứ ít bao giờ bám được cành cây hay vách đá giữa đường.

Appolo và Dionysus ở trong Aschenbach, nhưng cũng ở ngoài Aschenbach. Tôi luôn thấy rằng Tadzio được mô tả như Appolo trong thân xác trần tục. “Gương mặt cậu, trắng muốt và thanh tao, được mái tóc vàng như mật ong bao quanh, với sống mũi thẳng thanh tú, cái miệng đáng yêu chúm chím, sắc mặt nghiêm trang và thánh thiện.” Cậu luôn được mô tả với ánh sáng bao phủ, và bản thân cậu như một mặt trời làm chói mắt nhà văn già, làm ông mê muội đuổi theo như một cành hoa hướng dương. Nhưng Tadzio hiển nhiên cũng không phải Appolo, cậu là Dionysus đầy đọa ông, khiến ông sa ngã, ông nhập bọn cùng kẻ tôn thờ Đấng ngoại thần, trong những tiếng hú khủng khiếp vừa hân hoan vừa man rợ, giữa đủ thứ mùi xông lên bao bọc các giác quan.

Aschenbach “đánh mất thần Appolo”, và Venice cũng dường như lạc hướng, vì không có hoặc không đủ ánh sáng của thần để xua đuổi thứ bệnh dịch đang âm ỉ, tràn lan.

Tác phẩm còn xoay quanh chủ đề về cái đẹp và tư tưởng. Chúng ta thường vừa ngưỡng mộ vừa cay đắng mà nói rằng: chỉ cần đẹp thì cái gì cũng tha thứ được. Tất nhiên đó chỉ là ngoa dụ, nhưng vẫn luôn luôn đúng trong một giới hạn nào đó. Sắc đẹp được Thượng đế ân tặng đã, đang và sẽ là một trong những bất công lớn nhất nơi cuộc đời luôn đeo đuổi sự công bằng bất khả này. “Hầu như mọi tâm hồn nghệ sĩ đều tiềm ẩn cái thiên hướng bẩm sinh phóng túng và phản trắc, sẵn sàng thừa nhận ưu đãi bất công dành cho cái đẹp cũng như chia sẻ và tôn trọng đặc quyền đặc lợi của kẻ sang.” Và tại sao cái đẹp thường đi liền với tình yêu? “Vì những thi sĩ không thể dấn bước trên con đường cảm thụ cái đẹp mà không có thần ái tình Eros trợ lực, dẫn lối đưa đường.” Diễn lại lời khuyên của Socrates dành cho Phaidros, Thomas Mann muốn nói rằng, cái đẹp là tư tưởng mà con người có thể tri giác được, nhưng đó cũng chỉ là một cách dẫn đến tư tưởng, và dường như là cách khó khăn nhất. Vì rằng con người khi đối diện với cái gì quá lý tưởng sẽ dễ có khuynh hướng tự hủy hoại mình, như nàng Semele khi xưa đã cháy thành than vì đã lỡ nhìn mặt thần Zeus tối cao.

Đọc xong “Chết ở Venice”, đột nhiên tôi muốn “khăn gói lên đường” quá, mà phải đi bằng đường thủy, để đến “thành phố hư ảo nhất trần đời này” bằng “cổng chính”, qua những tháp, những cổng lớn và thốt lên “nơi đây đã thổn thức nhịp đập của một trái tim đầy cảm xúc” (bá tước August von Platen) như Aschenbach đã từng làm năm xưa.

Mua sách Chết Ở Venice ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chết Ở Venice” khoảng 51.000đ đến 54.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chết Ở Venice Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chết Ở Venice Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chết Ở Venice Fahasa” tại đây

Đọc sách Chết Ở Venice ebook pdf

Để download “sách Chết Ở Venice pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Chết Ở Venice”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *