Cô Gái Dưới Tầng Hầm

Giới thiệu sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm – Tác giả Stacey Lee

Cô Gái Dưới Tầng Hầm

Cuốn tiểu thuyết lịch sử vô cùng hấp dẫn cho chúng ta góc nhìn về cuộc sống của những con người bị đối xử bất công bởi chủng tộc và màu da, trong đó có những người nhập cư Trung Quốc, vào thời kỳ hậu Tái thiết.

Jo Kuan mười bảy tuổi, cho dù khéo léo và tài năng, nhưng luôn buộc mình phải sống như vô hình để tránh xa rắc rối. Cô cùng cha nuôi ở trong căn hầm bí mật nằm dưới một toà soạn báo, và an phận với công việc làm mũ cho các quý bà quý cô yêu thời trang. Nhưng khi bị mất việc và làm hầu gái cho một quý cô của gia đình giàu có bậc nhất Atlanta, Jo đã chứng kiến rất nhiều sự bất công diễn ra trong thành phố của mình. Thất vọng, cô bắt đầu trở thành tác giả ẩn danh cho chuyên mục tư vấn báo chí có tên “Quý cô Ngọt ngào”. Khi chuyên mục của cô trở nên nổi tiếng với những quan điểm cấp tiến về mọi lĩnh vực, đặc biệt là về những bất công trong xã hội, cũng là lúc danh tính của cô bị săn lùng ráo riết khiến cô phải quyết định xem liệu một con người vốn quen ẩn mình trong bóng tối như cô có sẵn sàng bước ra ánh sáng hay không.

Ngoài những dấu ấn lịch sử có thực của thời kỳ này, chúng ta cũng được chứng kiến một bức tranh chân thực về những người phụ nữ da màu bị xã hội cô lập phải đấu tranh trong hai trận chiến – vì bình đẳng giới và bình đẳng chủng tộc.

Cô Gái Dưới Tầng Hầm
Cô Gái Dưới Tầng Hầm

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Cô Gái Dưới Tầng Hầm
  • Mã hàng 8935095629374
  • Tên Nhà Cung Cấp Huy Hoang Bookstore
  • Tác giả: Stacey Lee
  • Người Dịch: Thanh Yên
  • NXB: NXB Phụ Nữ Việt Nam
  • Trọng lượng: (gr) 500
  • Kích thước: 13.5×20.5
  • Số trang: 466
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm

Đánh giá Sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm
Đánh giá Sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm

1 Cô gái dưới tầng hầm của Stacey Lee là một trong những cuốn sách viết về đề tài phân biệt chủng tộc vào thời kỳ hậu Tái thiết. Câu chuyện với nhân vật chính là Jo Kuan, một cô gái Trung Hoa 17 tuổi sở hữu đôi bàn tay khéo léo và trí óc thông minh, vì muốn tránh xa rắc rối nên Jo Kuan đành an phận với việc làm mũ cho các quý bà mê thời trang và sống chui lủi một cách bí mật ở tầng hầm phía bên dưới nhà soạn báo cùng với già Gin – cha nuôi của cô. Tuy nhiên một ngày nọ, bà chủ người da trắng đột ngột yêu cầu Jo Kuan nghỉ việc, khỏi phải nói Jo Kuan biết lý do hẳn là vì nước da Châu Á của mình. Ngậm đắng nuốt cay, Jo Kuan bằng lòng với việc làm hầu gái cho một gia đình giàu có bậc nhất Atlanta và cũng trong thời gian làm việc ở đây, cô gái Trung Hoa đã phải chứng kiến sự bất công của xã hội dành cho phụ nữ hay những người da màu. Sự bất công đã làm cho Jo Kuan đã quyết định lên tiếng, phản kháng một cách bí mật những bất công ấy lên chuyên mục báo với bí danh “Quý cô Ngọt ngào”, nhưng liệu thân phận của Jo Kuan có bại lộ hay không? Và nếu bại lộ thì chuyện gì sẽ xảy ra với Quý cô Ngọt ngào này nếu họ biết hóa ra bấy lâu nay người tư vấn, khuyên nhủ cho những công dân da trắng lại là một cô gái gốc Á?

2 Lấy bối cảnh nước Mỹ những năm hậu Tái thiết, Cô gái dưới tầng hầm thực sự là một bức tranh nhiều tầng về xã hội Mỹ, không chỉ ở bối cảnh nó diễn ra, mà còn có giá trị tới tận thời điểm hiện tại. Ở đó, Stacey Lee khắc họa đời sống của mọi tầng lớp, mọi kiếp người, tập trung ngợi ca những điểm sáng và cũng không ngần ngại bóc trần những góc khuất, những cái bất công, nhơ nhớp của xã hội. Đó là một xã hội “trắng” – với vị thế độc tôn thuộc về những người da trắng, những ông chủ xưởng, những quý bà kiêu kỳ, sang trọng; là một xã hội “đen” – với những điều bất công, tệ bạc mà cả xã hội quay lưng với những người da đen – chủng tộc đã từng bị gọi là “nô lệ”, dù đã trải qua không biết bao bản tu chính án. Giữa hai cực đen – trắng của xã hội, còn xuất hiện cả sự tồn tại của những người da vàng, hay cụ thể hơn là những lao động Trung Hoa. Như lời của Già Gin đã từng nói, “Chúng ta không trắng cũng không đen”, họ âm thầm tồn tại giữa lòng xã hội, lưng chừng mấp mé giữa việc “kỳ thị” hay “không kỳ thị”, nhạt nhòa tựa như những cái bóng. Tệ hơn, họ phải sống chui lủi, ngột ngại – giống như cách mà Jo Kuan và cha nuôi mình phải ngày đêm tồn tại – sống dưới một căn hầm.

3 Cô Gái Dưới Tầng Hầm” được Stacey Lee viết vào năm 2019, khi làn sóng nữ quyền ở Phương Tây đang lên cao mạnh mẽ, lan tràn đến cả phương Đông, nổi bật là phong trào “Mee, too” để giành lại tiếng nói, quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. Jo (nữ nhân vật chính), ban đầu sống một cuộc sống khá cam chịu, nhưng bằng ý chỉ bền bỉ và lao động không ngừng nghỉ để nuôi sống bản thân và sống sót qua những bất công và khó khăn của cuộc sống. Dần dần, cá tính của Jo được bộc lộ, cùng với sức mạnh tiềm ẩn, tham vọng và khao khát thay đổi bản thân, thay đổi thế giới mình đang sống. Những bức thư chân thật đến nghiệt ngã của Jo khi trả lời độc giả khiến ngay chính người đọc cũng không tránh khỏi khao khát muốn gặp Jo. Dẫu đào sâu vào vấn đề phân biệt chủng tộc và bình đẳng giới, nhưng văn phong của Stacey Lee rất tao nhã, nhẹ nhàng, bình thản, không mang tính tuyên ngôn rầm rộ, khiến độc giả vừa có thể thích khú khi đọc nhưng vẫn đồng cảm với nữ nhân vật chính. Một tác phẩm hoàn toàn tuyệt diệu.

Review sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm

Review sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm
Review sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm

“… nhưng thật có mà giải thích nổi sự cảnh giác suốt đời này. Công bằng và tử tế dành cho người khác, ô chỉ xòe che trên những mái đầu nhất định. Người Trung Quốc chỉ có thể cố tránh xa cơn mưa; và nếu mắc phải một trận mưa rào, chúng tôi phải xoay xở mà sống, vì hiểu rằng chẳng có cơn mưa nào kéo dài mãi mãi.”

Đây là lần đầu tiên mình đọc một tiểu thuyết viết trên nền bối cảnh lịch sử những năm 18xx của nước Mỹ nên cảm giác rất tò mò ấy. Dù điều này là nguyên nhân làm tốc độ đọc giảm đi khá nhiều, nhưng cũng là cơ hội để mình được dịp nghiền ngẫm từng câu chữ và cảm nhận cái hay trong văn phong của Stacey Lee.

Cô gái dưới tầng hầm là câu chuyện về cuộc đời của một cô bé 17 tuổi, Jo Kuan. Khéo léo, thông minh và chăm chỉ, Jo, theo lẽ thường tình, nên là cô gái được mọi người quý mến và yêu thương hết mực. Nhưng dưới thân phận một cô gái da màu người Trung Quốc sinh ra trong thời kỳ hậu Tái thiết ở miền Nam nước Mỹ, cuộc đời Jo là một chuỗi những bất công, bị cha mẹ ruồng bỏ ngay khi vừa lọt lòng, sống lén lút trong căn hầm ẩm thấp và tăm tối cùng Già Gin, bị đuổi khỏi xưởng làm mũ dù tay nghề rất giỏi, trở thành hầu gái cho cô tiểu thư Caroline đanh đá, lắm trò và chịu đủ sự bất công khác mà xã hội dành cho những người da màu…

Dù lấy bối cảnh một xã hội phân biệt màu da và giới tính, nhưng Cô gái dưới tầng hầm không phải một bức tranh u uất đầy tăm tối. Ở Jo luôn toát ra ánh sáng của niềm tin và hy vọng, nơi những suy nghĩ của cô không bị gò bó trong khuôn khổ của xã hội, và ý chí đủ nhiều để thay đổi cuộc sống của chính cô, cùng những người đang chịu áp bức bóc lột như cô. Bình thường, cô là Jo Kuan, một cô gái người Trung Quốc không có tiếng nói, phải lao động vất vả và bị phân biệt đối xử. Ở một cái tôi khác, cô là Quý cô Ngọt Ngào, chủ mục cho tờ báo Focus, người đưa ra những quan điểm cấp tiến dễ gây tranh cãi nhưng có tác động lớn đến tư tưởng của phụ nữ và tình hình xã hội lúc bấy giờ. Càng đọc, càng nhiều bí mật xoay quanh cuộc đời Jo được hé lộ và những tình tiết càng đến cuối càng cuốn hút ấy. Qua hình ảnh của Jo, bạn sẽ nhận ra số phận do chính mình quyết định. Hoàn cảnh sống có nhiều khi đẩy bạn đến vực thẳm, nhưng nhảy xuống dưới hay tung cánh bay lên là lựa chọn của chính bạn. Giống như Quý cô Ngọt Ngào, “Tôi sẽ dành cả đời lo sợ rằng, âm thanh giọng nói của chính mình sẽ để lộ bản thân tôi, nhưng tôi sai rồi. Nếu tôi không chịu dùng tiếng nói của chính mình, tôi sẽ không có mặt ở đây, hôm nay.”

Cách xây dựng hình tượng nhân vật trong cuốn sách này của Stacey Lee khiến mình ồ lên thích thú, thật sự vô cùng ấn tượng ấy. Mọi tình tiết đều xoay quanh Jo, nhưng không vì vậy mà các nhân vật khác bị lu mờ. Từ Già Gin, Noemi, Robby, ông bà Bell, Nathan, cho đến những nhân vật phản diện như Billy Riggs hay ngài Q đều “có đất diễn”. Mỗi người đều có những nét đặc trưng riêng khiến người đọc không thể quên, và chính bản thân họ, dù góp phần quan trọng trong những tác động đến tình cảm và suy nghĩ của Jo, thì vẫn bộc lộ được tính cách, thái độ và lý tưởng sống của riêng mình.

Ban đầu mình cứ nghĩ nội dung của cuốn sách sẽ tập trung vào những tranh đấu nội tâm của Jo, khi thân phận của Quý cô Ngọt Ngào bị săn lùng ráo riết và Jo buộc phải lựa chọn tiếp tục sống trong bóng tối hay bước ra ngoài ánh sáng. Và vượt xa hơn cả những gì mình kì vọng, tác phẩm đã mở ra cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống và thân phận của những người da màu, đặc biệt là người phụ nữ da màu, khi sống trong xã hội phân biệt đối xử, cùng sự mạnh mẽ và ý chí kiên cường của họ trên con đường đấu tranh giành lại quyền bình đẳng. Một bức tranh về khung cảnh Atlanta thời kỳ hậu Tái thiết được vẽ ra, với sự tương phản rõ nét giữa người giàu và người nghèo, người da trắng và da đen, những dinh thự cao sang với căn hầm tăm tối. Và ở một khía cạnh khác, cuốn sách còn lột tả được những tình cảm rất đẹp, như tình cảm gia đình, tình bạn và tình yêu.

Ở phần cuối của cuốn sách còn có ghi chú của tác giả về giai đoạn lịch sử được lấy làm bối cảnh cho tác phẩm và giải thích rõ hơn thực trạng miền Nam nước Mỹ trong thời kỳ Tái thiết và hậu Tái thiết. Phần này đã giúp mình giải thích được một vài tình tiết còn khúc mắc trong truyện và gom nhặt được thêm một chút kiến thức cho mình.

Nhìn chung lại thì cuốn sách này chứa đựng nhiều ý nghĩa mà giọng văn vẫn rất nhẹ nhàng, sâu lắng và dễ cảm (không bị cứng nhắc, khô khan như những gì mình nghĩ trước đó về những sách có liên quan đến lịch sử). À và còn những phép ẩn dụ, so sánh trong tác phẩm này rất đỉnh ý, như hình ảnh những con cừu đen trong bức tranh trên tường nhà bà Payne, hay căn hầm nơi Jo và Già Gin cùng nhau sinh sống, cả chiếc xe đạp an toàn và vài lần so sánh đầy tinh nghịch trong những màn đối đáp của Jo nữa. Và mình rất thích những đoạn về Jo và Nathan, những khi hai người ở cạnh nhau. Bao trùm lên khung cảnh là một bầu không khí thấu hiểu và ngọt ngào lâng lâng. Không quá vội vàng, không những lời tán tỉnh hay hứa hẹn xa xôi, với Jo và Nathan, mọi thứ cứ từ tốn, nhẹ nhàng như một tách trà chiều, mà say đắm.

Mua sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Cô Gái Dưới Tầng Hầm” khoảng 93.000đ đến 105.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cô Gái Dưới Tầng Hầm Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cô Gái Dưới Tầng Hầm Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Cô Gái Dưới Tầng Hầm Fahasa” tại đây

Đọc sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm ebook pdf

Để download “sách Cô Gái Dưới Tầng Hầm pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *