Giấc Mơ Xứ Mỹ

Giới thiệu sách Giấc Mơ Xứ Mỹ – Tác giả Lý Thành Phương

Giấc Mơ Xứ Mỹ

Tôi may mắn vượt biên thành công và được định cư ở Mỹ vào cuối năm 1982.

Mộng ước khiêm nhường, tôi những mong kiếm được một công việc cu li nào đó để kiếm ra tiền sinh sống nơi xứ người. Nhưng vào những năm đó, nước Mỹ đang bước vào giai đoạn khủng khoảng mà sau này khi sống ở đây đủ lâu và học hỏi thêm, tôi mới biết là cứ độ 10 năm, một quốc gia theo kinh tế thị trường, điển hình như nước Mỹ, phải trải qua một vài năm đi xuống như vậy. Thành ra, đối với một người tị nạn mới qua, với tiếng Anh bập bẹ, không có nghề nghiệp rõ ràng, và không có một chút kinh nghiệm làm bất cứ công việc gì ở một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản, kiếm ra một công việc thật không phải dễ dàng như tôi tưởng…

Sau hơn 30 năm sóng gió ở đất Mỹ: học tập – xây dựng sự nghiệp – trải qua những lần “lên voi xuống chó”, xin mời bạn đọc hãy cùng nhìn lại cuộc hành trình trên đất Mỹ của tôi.

– Lý Thành Phương

Giấc Mơ Xứ Mỹ
Giấc Mơ Xứ Mỹ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Giấc Mơ Xứ Mỹ
  • Tác giả: Lý Thành Phương
  • Công ty phát hành: Saigon Books
  • Kích thước: 14 x 20.5 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 360
  • SKU 8953462637814
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

2. Đánh giá Sách Giấc Mơ Xứ Mỹ

Đánh giá Sách Giấc Mơ Xứ Mỹ
Đánh giá Sách Giấc Mơ Xứ Mỹ

1 Thành ra, đối với một người tị nạn mới qua, với tiếng Anh bập bẹ, không có nghề nghiệp rõ ràng, và không có một chút kinh nghiệm làm bất cứ công việc gì ở một quốc gia theo chủ nghĩa tư bản, kiếm ra một công việc thật không phải dễ dàng như tôi tưởng…

2 Sau hơn 30 năm sóng gió ở đất Mỹ: học tập – xây dựng sự nghiệp – trải qua những lần “lên voi xuống chó”, xin mời bạn đọc hãy cùng nhìn lại cuộc hành trình trên đất Mỹ của tôi.

3 Cảm nhận của tôi về tác phẩm này thì rất hài lòng, tôi đã đọc bao nhiêu quyển sách nhưng không có thú vị như tác phẩm nay

4 Giấc mơ sứ mỹ rất hay, tôi đã đọc đi học lại rất nhiều vần very good.

5 Cuộc sống của một người tị nạn không bao giờ là dễ dàng, huống hồ đó còn là cuộc sống của một người tị nạn đặt chân đến đất nước tư bản trong khi vốn tiếng Anh gần như bằng 0 và đất nước tư bản đó lại đang dần lao vào khủng hoảng thì cuộc kiếm kế sinh nhai thật sự rất khó khăn. Giấc mơ xứ Mỹ là câu chuyện kể về hành trình từ lúc bắt đầu đặt chân đến Mỹ cho đến khi cuộc sống đã ổn định của tác giả Lý Thành Phương, hơn 30 năm bươn chải đã khiến những con chữ của tác giả trở nên gai góc hơn bao giờ hết. Giấc mơ xứ Mỹ không hẳn là một cuốn hồi ký, đó còn là những chia sẻ của một người làm rất nhiều công việc, nhìn nước Mỹ bằng con mắt của một kẻ từng trải chứ không thơ mộng như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn 300 trang sách đã khái quát được cuộc sống 30 năm của tác giả, nhìn lại, thời gian trôi nhạn như một cái chớp mắt. Xứ Mỹ luôn là một miền đất hứa của những người tị nạn, dù là trước đây hay cả bây giờ, nhưng đã gọi là tị nạn thì đã chẳng có gì dễ dàng, bản thân phải nỗ lực hơn gấp rất nhiều lần so với người khác. Đọc cuốn hồi ký này mà đôi lúc lại chùng xuống, buồn vì những mảnh đời bất hạnh phải tha hương đến xứ người, giấc mơ thì luôn đẹp đẽ nhưng thực tế không hẳn lúc nào cũng vậy. Cuốn sách này sẽ khái quát cho bạn một góc nhìn rõ hơn được viết bởi một người từng trải về cuộc sống ở Mỹ.

Review sách Giấc Mơ Xứ Mỹ

Review sách Giấc Mơ Xứ Mỹ
Review sách Giấc Mơ Xứ Mỹ

1. Review bởi Nguyễn Đức Thanh Liêm

Trong những chuỗi ngày tháng mà giấc mơ đến Mỹ đương âm ỉ chợt bùng lên nhờ sự tiếp sức của những người bạn. Mình kiếm tìm một cuổn sách được giới thiệu, của một tác giả nữ, đặt rồi nhưng vẫn chưa về tới, trong khi, cuổn Giấc mơ xứ Mỹ này là một cuổn mình tình cờ thấy, và đặt bởi có chữ “Mỹ”. Nhưng, mình thề, mình không tưởng được rằng cuổn này lại chiếm trọn thời gian và tâm trí của mình suốt mấy ngày qua.

Phải nói thêm rằng, mình bắt đầu đọc một lần thường 2-3 cuổn, chán cuốn này thì chuyển cuốn kia và cứ vậy. Nhưng đã lâu rồi mình mới lấy lại được cái cảm giác muốn đọc một mạch từ đầu chí cuối như bây giờ. Lần gần nhất mình nhớ là cuổn ‘Những con chim ẩn mình chờ chết’ (tiếng anh là The Thorn Birds’, cách nay có lẽ cũng 7 hay 10 năm gì rồi.

Truyện mở đầu ngắn gọn bởi những dòng cắt vắn tắt về việc vượt biển, rồi tạm trú tại một đảo (mình quên tên, hình như Bidong), như lộ trình của những thuyền nhân khác, cũng như việc gặp gỡ giữa tác giả và vợ. Rồi sẩy thai. Rồi những mong muốn bù đắp của tác giả.

Mạch truyện trở nên nhanh hơn, sâu hơn từng chi tiết cho những năm tháng đầu tiên tác giả được định cư xứ Mỹ, rồi tiếp đến là những năm tháng phải phấn đấu nhọc nhằn, những thành công, ‘lên Voi’ và một đôi lần thất bại ‘xuống Chó’ đến mức tưởng chừng khó mà tự vực dậy được.

Rồi cuối cùng, sau hơn 20 năm sống ở Mỹ, trải qua bao thăng trầm, đến quãng cuối đời người, tác giả bắt đầu lắng đọng lại, rồi cho ra sản phẩm mà mình đang được đọc.

Đó là phần tổng quan, tóm tắt nội dung sách mà mình gom lại theo trí nhớ loang lỗ. Về nhận xét riêng, mình cảm thấy như vầy:

1. Thực ra giọng văn của sách viết không quá hay, không quá trau chuốt, phải rồi, bởi Hồi ký mà, nhưng mình cảm nhận sự thật đến trong từng chi tiết. Từ chuyện tác giả tự nhủ lòng mình ra sao, đến lúc tác giả đi ‘chơi gái’ dính bệnh mà mình đoán là ‘bệnh lậu’ như thế nào. Những cãi vã sung đột trong gia đình. Sự bất lực với con cái, cũng như niềm hân hoan khi, cũng với con cái, biết lo lắng đường hoàng.

2. Mình thích những cuổn sách như vậy, vì nó giúp mình không cần sống đến tận 20-30 năm, nhưng vẫn thấy được quãng thời gian đó của một người. Qua đó, mình có thể học tập được những cái hay, cái dở của họ. Và còn đòi gì hơn nữa khi mọi thứ đều là thật, ít nhất mình tin vậy.

3. Có lẽ tác giả thật may mắn khi vượt biên thành công (không làm mồi cho cá), và định cư được tại đất Mỹ. Bởi như tác giả nói, ở Việt-nam trước khi vượt biên, ảnh đã đi dạy toán cấp 3 hai năm. Mình ngồi mà tưởng tượng rằng, giả thử tác giả không qua được Mỹ, sống một cuộc đời ở Việt-nam, cho là leo được tới chức hiệu trưởng đi, có lẽ cũng không thể làm được những việc mà tác giả đã làm ở Mỹ, trong đó có chuyện đi chơi như đi chợ, từ Châu Âu sang Châu Á, rồi đi về Việt-nam mỗi lúc thấy mệt mỏi căng thẳng. Đi về quê cha đất tổ ở Trung-hoa, và học nói thành thạo được tiếng Quảng-Đông (hay Quan-Thoại gì mình quên mất, mà hình như đoạn đầu là 1, sau đó nói luôn được cả hai).

4. Một bức tranh về cuộc sống ở Mỹ qua lời kể của tác giả được phác họa khá chân thực, và tương đối giống với những gì mình biết từ mấy đứa bạn mình. Mỹ sướng không, ừ thì sướng. Nhưng khổ thì cũng khổ chết mẹ luôn. Muốn sướng, phải lăn ra mà làm lụng vất vả ngày mười mấy tiếng. Chịu đủ những căng thẳng đến ‘muốn đứt gân máu não’. Và những lần giận vợ phải lết ra khách sạn ngủ.
O’er the land of the free and the home of the brave!

5. Nên bởi vậy, dường như Mỹ đáng sống, nhưng chỉ đáng với những người đầy mộng tưởng, sẵng sàng trả giá (đôi khi rất đắt), cho những giấc mơ của họ. Do đó, có thể mượn câu trích của tác giả, đâu đó gần cuối cuổn sách, cũng là câu mình thích nhất trong toàn bộ cuổn sách này: “O’er the land of the free and the home of the brave!” (The Star-Spangled Banner). Đúng, là ‘Home’ nhưng của ‘the brave’ thôi.

6. Cuối cùng, phần thấp thoáng sau cuổn sách, nhưng cũng là phần thú vị, là những kinh nghiệm xương máu của tác giả trong suốt 30 năm ở Mỹ liên quan đến mảng tài chính, kế toán, nhà đất, mà hẳn rất hữu ích cho những ai quan tâm, những ai ở Mỹ, những ai sắp qua Mỹ, như mình. Hehe.

7. Hi vọng anh chị em nào quan tâm, sẽ có những giây phút thú vị khi đọc Giấc mơ xứ Mỹ (Hồi ký) – Lý Thành Phương, để nghĩ ngợi, để mộng tưởng, và đôi người, để quyết trở thành ‘The free’, và cũng chính là ‘The brave’.

2. Review bởi Phan Thị Thu Thảo

Cuộc sống của một người tị nạn không bao giờ là dễ dàng, huống hồ đó còn là cuộc sống của một người tị nạn đặt chân đến đất nước tư bản trong khi vốn tiếng Anh gần như bằng 0 và đất nước tư bản đó lại đang dần lao vào khủng hoảng thì cuộc kiếm kế sinh nhai thật sự rất khó khăn. Giấc mơ xứ Mỹ là câu chuyện kể về hành trình từ lúc bắt đầu đặt chân đến Mỹ cho đến khi cuộc sống đã ổn định của tác giả Lý Thành Phương, hơn 30 năm bươn chải đã khiến những con chữ của tác giả trở nên gai góc hơn bao giờ hết.

Giấc mơ xứ Mỹ không hẳn là một cuốn hồi ký, đó còn là những chia sẻ của một người làm rất nhiều công việc, nhìn nước Mỹ bằng con mắt của một kẻ từng trải chứ không thơ mộng như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn 300 trang sách đã khái quát được cuộc sống 30 năm của tác giả, nhìn lại, thời gian trôi nhạn như một cái chớp mắt.

Xứ Mỹ luôn là một miền đất hứa của những người tị nạn, dù là trước đây hay cả bây giờ, nhưng đã gọi là tị nạn thì đã chẳng có gì dễ dàng, bản thân phải nỗ lực hơn gấp rất nhiều lần so với người khác.

Đọc cuốn hồi ký này mà đôi lúc lại chùng xuống, buồn vì những mảnh đời bất hạnh phải tha hương đến xứ người, giấc mơ thì luôn đẹp đẽ nhưng thực tế không hẳn lúc nào cũng vậy. Cuốn sách này sẽ khái quát cho bạn một góc nhìn rõ hơn được viết bởi một người từng trải về cuộc sống ở Mỹ.

Mua sách Giấc Mơ Xứ Mỹ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Giấc Mơ Xứ Mỹ” khoảng 62.000đ đến 78.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Giấc Mơ Xứ Mỹ Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Giấc Mơ Xứ Mỹ Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Giấc Mơ Xứ Mỹ Fahasa” tại đây

Đọc sách Giấc Mơ Xứ Mỹ ebook pdf

Để download “sách Giấc Mơ Xứ Mỹ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 29/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm liên quan: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *