Tại Sao Anh Ta Làm Thế?

Giới thiệu sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế? – Tác giả Lundy Bancroft

Tại Sao Anh Ta Làm Thế?

  • Anh ta không cố tình làm tổn thương tôi, anh ta chỉ mất kiểm soát.
  • Anh ta đối xử tệ bạc với tôi, nhưng anh ta chưa bao giờ mạnh tay với lũ trẻ. Anh ta thực sự là người cha tốt.
  • Anh ta từng có một quá khứ chẳng dễ dàng.
  • Anh ta luôn luôn nói xin lỗi sau mỗi lần làm tôi tổn thương.
  • Anh ta nói yêu tôi rất nhiều. Vậy TẠI SAO anh ta lại đối xử với tôi như thế?

Trong cuốn sách mang tính đột phá này, chuyên gia tư vấn về bạo lực gia đình Lundy Bancroft sẽ giúp bạn trang bị cho mình khả năng tự bảo vệ bản thân, cả về mặt thể chất và tâm lý, đồng thời nắm bắt được những phương pháp để cải thiện hoặc thoát khỏi mối quan hệ bạo hành một cách an toàn.

“Bancroft giúp bạn mở ô cửa sổ nhìn thấu tâm lý của kẻ bạo hành, và cuốn sách của ông dẫn đường cho bạn thoát khỏi mối quan hệ bạo hành.” – Gavin de Becker.

Tại Sao Anh Ta Làm Thế?
Tại Sao Anh Ta Làm Thế?

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Tại Sao Anh Ta Làm Thế?
  • Công ty phát hành: Huy Hoang Bookstore
  • Tác giả: Lundy Bancroft
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 496
  • SKU 3071886701159
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Dân Trí

2. Đánh giá Sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế?

Đánh giá Sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế?
Đánh giá Sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế?

1 Cho mình biết về những hành vi của gã bạo lực là xuất phát từ đâu, anh ta vốn dĩ bạo lực hay bị vấn đề tâm lý gì đó… tất cả đều được nêu trong sách và viết một cách rất lôi cuốn

2 Vợt được lúc sale còn hơn 100k, hời hết chỗ nói :D. Các bạn mua về đọc đi, sách dày bịch mà có hơn 100k à, kiến thức thì vô cùng luôn á

3 Khá hay nhưng lúc giao đến sách bị quăn góc khá khó chịu mong tiki nhẹ nhàng hơn trong khâu đóng gói và giao hàng

4 Giao nhanh, hàng đóng gói ok, chưa đọc nhưng nhìn sách rất đẹp

Review sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế?

Review sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế?
Review sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế?

Trích từ cuốn sách Tại sao anh ta làm thế – Giải mã tâm lý kẻ bạo hành

Kẻ bạo hành thu được những lợi ích nào khiến anh ta muốn thực hiện hành vi bạo hành. Sự bạo hành đem lại phần thưởng ở những phương diện gì?

Kẻ bạo hành thu được những lợi ích nào khiến anh ta muốn thực hiện hành vi bạo hành. Sự bạo hành đem lại phần thưởng ở những phương diện gì? Mô hình tiêu cực này được củng cố như thế nào?

Hãy xem xét kịch bản sau đây: Mẹ, Bố và những đứa con của họ đang ăn tối vào tối thứ Tư. Người cha đang gắt gỏng và khó chịu, chỉ trích tất cả mọi người trong bữa ăn, lan truyền sự căng thẳng của anh ta xung quanh như điện. Khi anh ta ăn xong, anh ta đột ngột rời khỏi bàn và đi ra khỏi phòng. Cô con gái mười tuổi của anh ta hỏi, “Cha ơi, cha đi đâu đấy? Thứ Tư là ngày tới lượt cha phải rửa bát.” Khi nghe câu này, Cha ‘bốc hỏa’, thét lên, “Mày mới tí tuổi đầu mà dám sai bảo tao! Mày đáng bị ăn một cái đĩa vào mặt!” Anh ta lấy một cái đĩa trên bàn, làm ra vẻ sắp ném nó vào cô bé, và sau đó quay đi và quăng cái đĩa xuống sàn nhà. Anh ta xô ngã một cái ghế và hậm hực bỏ ra khỏi phòng. Người mẹ và lũ trẻ thì đang run rẩy vì sợ; cô con gái òa khóc. Người cha lại xuất hiện ở cửa ra vào và quát cô bé câm miệng, khiến cô bé phải kìm nén những giọt nước mắt, run rẩy dữ dội hơn. Không hề chạm đến một ai, nhưng Người cha đã truyền đi cơn sốc hoảng loạn cho cả gia đình.

Chúng ta lại chuyển sang tối thứ Tư tuần sau. Bữa tối trôi qua khá bình thường, không có sự căng thẳng như tuần trước, Nhưng Cha vẫn bước ra khỏi bếp khi anh ta ăn xong. Cả nhà có nhắc lại anh ta rằng hôm nay tới lượt anh ta rửa bát hay không? Tất nhiên là không. Sẽ không còn ai dám lặp lại sai lầm đó sau rất nhiều tháng. Họ lặng lẽ dọn dẹp bàn ăn, hoặc họ cãi nhau xem ai nên đi rửa bát, cất đi những nỗi thất vọng của họ về sự thiếu công bằng và thất thường của Cha. Hành vi đáng sợ của Cha đã tạo ra một bối cảnh ở đó anh ta sẽ không phải động tay rửa bát bất cứ khi nào anh ta không muốn làm, và sẽ không có ai dám yêu cầu anh ta làm.

Bất kì sự kiện bạo hành nào cũng mang lại lợi ích cho kẻ bạo hành giống như nhân vật Cha ở trên. Theo thời gian, người đàn ông ngày càng gắn bó với bộ sưu tập những đặc quyền và tiện nghi của anh ta. Say đây là một vài lý do tại sao anh ta có vẻ quyết tâm không chấm dứt việc bắt nạt:

1. Sự thỏa mãn của quyền lực và kiểm soát

Người đàn ông bạo hành có được quyền lực thông qua hành vi cưỡng chế và hăm dọa của anh ta—một cảm giác có thể tạo ra cảm giác hưng phấn, mạnh mẽ. Kẻ nắm giữ quyền lực cảm thấy mình quan trọng và có sức ảnh hưởng và tìm được giây phút khuây khỏa tạm thời từ những khó khăn bình thường của cuộc sống. Không phải nỗi đau của người phụ nữ thu hút anh ta; đa số kẻ bạo hành không phải là kẻ ác dâm tàn bạo. Trên thực tế, anh ta phải cố gắng để che chắn bản thân khỏi khuynh hướng tự nhiên của anh ta để thông cảm với cô ấy. Cái cảm giác anh ta đang kiểm soát là nơi mang lại niềm vui cho anh ta.

Tuy nhiên, sức mạnh khủng khiếp của quyền lực là khởi đầu tối thiểu của những gì kẻ bạo hành đạt được thông qua việc ngược đãi người bạn đời của mình. Nếu những phần thường dừng ở đây, tôi sẽ thấy chuyện này dễ dàng hơn nhiều để thuyết phục các thân chủ của tôi thay đổi.

2. Làm theo cách của anh ta, đặc biệt khi nó quan trọng nhất đối với anh ta

Một mối quan hệ tình cảm bao gồm một loạt các cuộc đàm phán không hồi kết giữa hai người với những nhu cầu, mong muốn và sở thích khác nhau. Nhiều khác biệt cần phải giải quyết chính là những vấn đề có tầm quan trọng to lớn đối với đời sống tình cảm của mỗi người, chẳng hạn:

  • Chúng ta đang trải qua kỳ nghỉ Giáng sinh (hay bất kỳ ngày lễ nào quan trọng đối với một cặp vợ chồng) cùng với những người thân của tôi, người mà tôi thích hoặc với những người thân của anh ấy, người khiến tôi lo lắng và có vẻ không ưa tôi?
  • Chúng ta đang dùng bữa tối tại nhà hàng yêu thích của tôi hay tại một nơi mà tôi thấy chán ốm và nơi mà bọn trẻ có thể thấy hứng khởi hay là khó chịu?
  • Tôi sẽ phải một mình đi dự tiệc trong công ty, ấy là thứ làm tôi thấy kinh khủng, hay anh sẽ đi cùng tôi mặc dù anh thích dành thì giờ vào buổi tối để làm bất cứ việc gì khác?

Điều quan trọng là không nên đánh giá thấp tác động của những loại quyết định hằng ngày này. Hạnh phúc của bạn trong một mối quan hệ phụ thuộc rất lớn vào khả năng những nhu cầu của bạn được lắng nghe và xem xét nghiêm túc. Nếu các quyết định này bị kiểm soát bởi một người bạn đời bạo hành, bạn sẽ liên tục cảm thấy thất vọng vì phải hy sinh những nhu cầu của mình. Ngược lại, anh ta lại thích sự xa xỉ của mối mối quan hệ mà ở đó anh ta hầu như không cần thỏa hiệp, được làm những gì anh ta thích và bỏ qua phần còn lại. Anh ta khoe khoang tính hào phóng của mình khi tiền đặt cược thấp, để bạn bè sẽ thấy anh ta là một chàng trai quá tốt.

Rốt cuộc, kẻ bạo hành đạt được những lợi ích trong mối quan hệ thân mật mà không phải hy sinh, đấy vốn là thứ đi cùng với mối quan hệ. Đó là một lối sống khá đặc quyền.

3. Tìm một ai đó để trút mọi tội lỗi

Bạn đã từng trải qua một mất mát đau đớn hoặc nỗi thất vọng sâu sắc và thấy mình đang tìm một ai đó để đổ lỗi chưa? Chẳng hạn, bạn đã từng cáu kỉnh với một nhân viên bán hàng trong khi thực tế bạn đang tức giận về công việc của bạn chưa? Đa số mọi người có thôi thúc trút mọi cảm xúc tiêu cực của họ lên một ai đó vô tội, như một cách giải tỏa-tạm thời-nỗi buồn hay sự thất vọng. Có những ngày bạn biết rằng bạn cần để mắt tới bản thân để không nổi giận vô cớ với người khác.

Tuy nhiên, người đàn ông bạo hành không muốn để mắt tới bản thân anh ta. Trên thực tế, anh ta xem mình có quyền sử dụng người bạn đời như một cái thùng rác mà anh ta có thể xả ra những thứ rác đau khổ và thất vọng mà cuộc sống thường ngày đem đến. Cô ấy luôn luôn là một mục tiêu có sẵn, dễ đổ lỗi cho cô ấy – vì chẳng có người tình nào là hoàn hảo – và cô ấy không thể ngăn cản anh ta vì anh ta sẽ càng hung tợn hơn nếu cô thử làm điều đó. Lời lẽ biện minh của anh ta khi anh ta trút bỏ mọi nỗi khổ sở của anh ta lên đầu cô rằng cuộc đời anh ta khổ sở vô cùng—một sự hợp lý hóa không thể chấp nhận được, ngay cả nếu đó là sự thật, mà điều này thường không đúng.

4. Lao động không công của cô ấy; thời gian rảnh rỗi và tự do cho anh ta

Không có người đàn ông bạo hành nào chia sẻ công việc gia đình. Anh ta có thể lợi dụng sức lao động vất vả của bạn đời để trông nom nhà cửa, lo chuyện cơm nước, chăm sóc con cãi, và lo hàng đống việc không tên khác trong cuộc sống managing. Hoặc, nếu anh ta thuộc số ít những người đàn ông bạo hành biết chia sẻ việc nhà, thì anh ta thay vào đó sẽ lạm dụng cảm xúc của cô, hút cạn sự chú ý, sự nuôi dưỡng và hỗ trợ của cô và chỉ đền đáp lại tí chút.

Sức lao động không được trả công của cô đồng nghĩa với mang lại nhiều thời gian rảnh cho anh ta. Hàng giờ liền anh ta thao thao nói về bản thân đồng nghĩa với anh ta không phải lắng nghe cô. Những ngày cuối tuần cô dành để chăm sóc con cái là cơ hội để anh ta xem thể thao, đi leo núi hoặc viết tiểu thuyết. Các khách hàng của tôi không biết rằng phải có một ai đó làm công việc gia đình; họ cho rằng nhờ có phép màu mà đống việc nhà được giải quyết xong và ám chỉ phụ nữ là “lười biếng.” Nhưng sâu xa hơn, kẻ bạo hành có vẻ ý thức được công việc nặng nhọc của người bạn đời, vì anh ta sẽ chiến đấu hết sức để không phải chia sẻ gánh nặng đó vớ bạn đời. Anh ta quen với đặc quyền xa xỉ của mình và thường phóng đại về chuyện kiệt sức của anh ta để bào chữa cho việc không động tay vào việc nhà.

Các nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn phụ nữ cảm thấy nửa kia của họ không chia sẻ trách nhiệm công việc nhà một cách công bằng. Tuy nhiên, người phụ nữ có nửa kia không bạo hành ít ra thì cũng có lựa chọn kiên quyết về khối lượng công việc của cô và yêu cầu anh ta làm nốt phần việc còn lại. Nhưng với người đàn ông bạo hành, nếu bạn làm mạnh tay thì hoặc anh ta sẽ lờ bạn đi, hoặc anh ta sẽ bắt bạn phải trả giá.

Kẻ bạo hành đến và đi bất cứ khi nào anh ta thích, thực hiện hoặc bỏ bê các trách nhiệm của anh ta bất cứ khi nào anh ta muốn, và bỏ qua bất cứ điều gì làm anh ta thấy khó chịu. Thực ra, một số kẻ bạo hành hiếm khi ở nhà, căn nhà chỉ như một nơi để tiếp nhiên liệu định kỷ.

5. Là trung tâm của sự chú ý, với sự ưu tiên cho các nhu cầu của anh ta

Khi anh ta liên tục ngược đãi cô ấy, điều gì sẽ lấp đầy suy nghĩ của cô? Anh ta, tất nhiên. Cô sẽ nghĩ làm thế nào để xoa dịu anh ta để anh ta sẽ không tức giận nữa, làm sao để cải thiện bản thân cô trong mắt anh ta, làm sao cô có thể tế nhị nêu lên một vấn đề nhạy cảm với anh ta. Cô chỉ còn lại một chút không gian để nghĩ về cuộc sống của riêng cô, điều ấy phù hợp với kẻ bạo hành vì anh ta muốn cô lúc nào cũng nghĩ về anh ta. Kẻ bạo hành hưởng được sự hợp tác và phục vụ cho những nhu cầu về thể xác, cảm xúc và tình dục của anh ta. Và nếu hai vợ chồng đã có con, thì cả nhà sẽ cố gắng cải thiện tâm trạng của anh ta và xoa dịu tâm trạng tiêu cực của anh ta, với hy vọng rằng anh ta sẽ không chỉ trích hoặc làm hại những thành viên khác trong gia đình. Luôn luôn nằm ở trung tâm của sự chú ý và chỉ làm theo ý mình, kẻ bạo hành có thể đảm bảo rằng những nhu cầu tình cảm của anh ta tự động được đáp ứng—một quyền lợi xa xỉ mà anh ta không muốn từ bỏ.

6. Kiểm soát tài chính

Tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong các mối quan hệ hiện đại, ít nhất là trong các gia đình có trẻ em. Các lựa chọn về tài chính có những tác động lớn đến chất lượng-cuộc sống, bao gồm: Ai là người mua những thứ quan trọng nhất đối với anh hoặc cô ấy; đã chuẩn bị những gì cho tương lai, bao gồm việc nghỉ hưu; tham gia những loại hình giải trí và du lịch nào nào; ai đi làm; ai không đi làm nếu anh/cô ấy không muốn đi làm; và nhu cầu của trẻ em được đáp ứng như thế nào. Bị lấy đi tiếng nói trong những quyết định đó là một sự phủ nhận to lớn đối với các quyền của bạn và có những tác động về lâu về dài. Trái lại, kẻ bạo hành kiểm soát những kiểu quyết định tài chính đó để đem lại những lợi ích quan trọng cho bản thân, cho dù gia đình có thu nhập thấp hay giàu có. Một trong những mánh khóe phổ biến nhất mà tôi biết, chẳng hạn như kẻ bạo hành tìm cách thỏa thuận để cùng đứng tên tài sản thuộc sở hữu của cô ấy—chẳng hạn như nhà của cô ấy hoặc xe hơi của cô. Trên thực tế, tôi có những khách hàng bạo hành gần như hoàn toàn phụ thuộc về kinh tế nhưng lại tìm cách ăn cắp hàng ngàn đola của vợ, một cách công khai hoặc thông qua các thủ đoạn tài chính.

Lịch sử lợi dụng về kinh tế của kẻ bạo hành có xu hướng đặt anh ta vào vị trí tài chính tốt hơn nhiều so với bạn đời nếu mối quan hệ của họ tan vỡ. Sự mất cân bằng này khiến cô ấy càng khó rời bỏ anh ta, đặc biệt nếu cô ấy phải tìm cách để hỗ trợ cho đứa con của cô. Anh ta cũng có thể đe dọa dùng ưu thế về kinh tế để mướn luật sư và đòi quyền nuôi con, một trong những viễn cảnh đáng sợ nhất mà người phụ nữ bị bạo hành có thể đối mặt.

7. Đảm bảo rằng sự nghiệp, học vấn hoặc những mục tiêu khác của anh ta được ưu tiên

Kết hợp chặt chẽ với sự kiểm soát về tài chính là câu hỏi các mục tiêu cá nhân của ai được ưu tiên hơn. Nếu kẻ bạo hành cần phải ra ngoài học thêm một chứng chỉ vào buổi tối để làm tăng khả năng tiến thân của anh ta thì anh ta sẽ làm việc đó. Nếu cơ hội nghề nghiệp cho anh ta đòi hỏi phải chuyển đến sống ở một bang khác thì anh ta có thể lờ đi tác động của quyết định này đến người bạn đời của anh ta. Các mục tiêu của cô ấy đôi lúc cũng được ưu tiên, nhưng chỉ khi nào chúng không ảnh hưởng đến mục tiêu của anh ta.

8. Diễn trước mọi người hình tượng người chồng và/hoặc người cha mà không hề hy sinh
Với kỹ năng lấy lòng người khác ở mức thượng thừa và năng lượng sống của anh ta khi nhận được sự chú ý của mọi người, người đàn ông bạo hành thường được xem như một người tình hài hước và biết quan tâm và một người cha dịu dàng, tận tụy hiếm có. Anh ta đón nhận những nụ cười và sự đánh giá cao từ người thân, hàng xóm và những người ngoài phố, những người không biết về đời sống riêng tư của anh ta.

9. Sự ủng hộ của bạn bè và người thân của anh ta

Một kẻ bạo hành thường lựa chọn những người bạn nào ủng hộ cho các thái độ bạo hành. Trên hết, anh ta có thể xuất thân từ một gia đình bạo hành; trên thực tế, cha hoặc cha dượng của anh ta có thể là hình mẫu chính của anh ta trong cách họ đối xử với vợ. Nếu đây là môi trường xã hội của anh ta, anh ta được tán thưởng vì biết cách kiểm soát vợ anh ta, thỉnh thoảng “cho cô ta biết mình là ai”, và chế nhạo những lời than phiền của cô về anh ta. Bạn bè và người thân của anh ta có thể còn vào hùa ủng hộ quan điểm của anh ta về phụ nữ nói chung họ là người không có lý trí, đầy thù hận hoặc tham tiền. Để người đàn ông này từ bỏ bạo hành thì anh ta sẽ phải từ bỏ đội cổ vũ của mình.

10. Các tiêu chuẩn kép

Một người đàn ông bạo hành áp đặt một cách tinh vi hoặc công khai một hệ thống mà anh ta được miễn trừ khỏi các quy tắc và tiêu chuần mà anh ta áp nó lên bạn. Thỉnh thoảng anh ta có thể cho phép bạn thân có vài cuộc tình bên ngoài, “vì đàn ông có nhu cầu của họ,” nhưng nếu bạn liếc mắt nhìn một người đàn ông khác quá lâu, thì bạn là một “con điếm”. Anh ta có thể hét lên trong các cuộc tranh luận, nhưng nếu bạn to tiếng, thì hẳn là bạn đang “quá kích động.” Anh ta có thể nhéo tai con bạn, nhưng nếu bạn giữ con trai của bạn và áp dụng hình phạt kỷ luật với con vì tội đá vào chân bạn, thì bạn là một “kẻ bạo hành trẻ em”. Anh ta có thể cho phép mình có lịch trình linh hoạt và thoải mái, còn bạn thì phải chịu trách nhiệm về thời gian của bạn. Anh ta có thể vạch ra những lỗi lầm của bạn, trong khi đặt bản thân ở trên mọi lời chỉ trích, nhờ đó anh ta không phải giải quyết những lời than phiền của bạn hoặc phải đối diện với những hậu quả của hành vi ích kỷ và tiêu cực của anh ta. Người đàn ông bạo hành có đặc quyền sống theo một bộ tiêu chí đặc biệt được được thiết kế dành riêng cho anh ta.

Hãy lướt nhanh qua bộ sưu tập những đặc quyền ấn tượng này. Có ai còn thắc mắc tại sao người đàn ông bạo hành không muốn thay đổi không? Các lợi ích của việc bạo hành là một bí mật xã hội lớn, hiếm khi được đề cập ở bất cứ đâu. Tại sao thế? Phần lớn vì những kẻ bạo hành là chuyên gia trong việc đánh lạc hướng sự chú ý của chúng ta. Họ không muốn bất kì ai nhận ra hệ thống này đang làm việc cho họ tốt như thế nào (và thường không muốn thú nhận điều đó với chính bản thân họ). Nếu chúng ta hiểu được thì chúng ta cần chấm dứt cảm giác tội nghiệp dành cho họ và thay vào đó bắt họ chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Chừng nào chúng ta còn xem những kẻ bạo hành như nạn nhân hoặc như những con quái vật mất kiểm soát, thì họ vẫn sẽ tiếp tục thoát được tội hủy hoại cuộc sống (của phụ nữ). Nếu chúng ta muốn kẻ bạo hành thay đổi, chúng ta cần phải yêu cầu họ từ bỏ quyền bóc lột xa xỉ.

Khi bạn cảm thấy tổn thương hoặc hoang mang sau khi đối chất với người bạn đời thích kiểm soát của bạn, hãy hỏi bản thân: Anh ta đang tìm cách đạt được điều gì từ những việc anh ta đã làm? Lợi ích lớn nhất đối với anh ta là gì? Nghĩ qua những câu hỏi này có thể giúp bạn sáng suốt và xác định được các chiến thuật của anh ta.

Mua sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế? ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Tại Sao Anh Ta Làm Thế?” khoảng 132.000đ đến 135.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tại Sao Anh Ta Làm Thế? Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tại Sao Anh Ta Làm Thế? Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tại Sao Anh Ta Làm Thế? Fahasa” tại đây

Đọc sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế? ebook pdf

Để download “sách Tại Sao Anh Ta Làm Thế? pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *