Hành Lý Hư Vô

Giới thiệu sách Hành Lý Hư Vô – Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Hành Lý Hư Vô

Đó là thứ duy nhất có thể mang theo.

Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng.

Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay.

Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người.

Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không.

Hành lý hư vô là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc nó, người ta khó lòng ngăn cản được nỗi buồn, mà cũng không muốn ngăn cản nỗi buồn bởi cuối dòng chảy cảm xúc ấy là sự đồng cảm, hy vọng và cả dỗ dành.

Một tập tản văn đẹp, hiền, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của người viết.

Hành Lý Hư Vô
Hành Lý Hư Vô

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Hành Lý Hư Vô
  • Mã hàng 8934974162544
  • Tên Nhà Cung Cấp: NXB Trẻ
  • Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư
  • NXB: NXB Trẻ
  • Trọng lượng: (gr) 186
  • Kích thước: 13 x 20
  • Số trang: 164
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Hành Lý Hư Vô

Đánh giá Sách Hành Lý Hư Vô
Đánh giá Sách Hành Lý Hư Vô

1 Mình thật sự sợ phải đọc tác phảm của tác gỉ Nguyễn Ngọc Tư. Thật sự. Nó có cái gì đó ám ảnh, buồn khủng khiếp tận sâu trong lòng mình. Nói đúng hơn nó là sự ám ảnh. Nó khiến mình gần như bỏ ăn hẳn vài ngày tuột vài cân vì mãi suy nghĩ đến chỉ một vài câu văn mng đậm chất Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm này lại đặc biệt xuất sắc. Theo mình là vậy. Mà nó thật sự là vậy. Trong thời điểm này. Trong lòng trống rỗng, mình đã tự hỏi mình là ai, mình đang làm gì, nhữnh cảm xúc mình đang manh có ý nghĩa gì về sau. Mình muốn bỏ trốn. Vậy hành lú mình cần là gì đây? Thật sự là chẳng có gì. Bỏ trốn mà. Điện thoại cần gì. Đi ngay mà, dù chẳng biết khi nào sẽ về nhưng những vật dụng cá nhân thật sự không còn tồn tại gì mấy trong đầu mình giây phút đó. Hành lý hư vô như một lời thú tội với những ai có cùng nguồn cảm xúc nhưng khống dám thừa nhận. Hành lý hư vô khiến con người ta khi đọc vào phải đọc lại một, hai hay ba. Rồi phải nghĩ, ít lâu sau lại nghĩ lại. Mọi thứ nó mới vỡ ra từ từ. Ám ảnh kiểu thổn thức với những trái tim đặc biệt nhạy cảm.

2 Là một tác phẩm rất đáng đọc của Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm thuộc thể loại tản văn nhưng mang dánh dấp của truyện ngắn. Đọc cứ thấy buồn buồn trong lòng. giọng văn vẫn mộc mạc như vậy nhưng lại chứa cái cảm xúc của 1 người đang đi tìm khoảng trời thanh thản, bình yên. Những tản văn ngắn này giúp cho tâm hồn lắng dịu, bình an.Cá nhân mình thấy đây là một tác phẩm xuất sắc của chị Tư sau bước lùi của cố định một đám mây. Một tác phẩm hay, vẫn man mác buồn như những câu chuyện trước đây của chị, nhưng không phải là cái gì đó qua bi sầu ai oán. Rất đáng để đọc vào buổi mưa phùn. ——–“Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng”.

3 Sách bìa rời, được Fahasa giao nhanh trong vòng hơn một ngày nhưng chất lượng rất tốt. Mình hài lòng với Fahasa ở khâu đóng gói, thậm chí hộp cũng không bị móp méo. Đây là quyển sách đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mình đọc mặc dù đã nghe về chị rất nhiều. Ban đầu nhận sách mình hơi thất vọng vì sách mỏng có hơn 150 trang mà giá lại khá cao, nhưng thật sự thì nội dung của sách đã chứng minh giá trị của nó là rất xứng đáng. Lần đầu tiên có một quyển sách mỏng mà mình đọc hơn một tuần liền mới hết, vì văn của chị Tư tuy có hơi khó đọc lúc đầu nhưng càng đọc càng thấm, nhiều đoạn phải đọc đi đọc lại mới hiểu những ẩn ý đằng sau những câu văn đó. “Hành lý hư vô” chứa đựng vô vàn tính nhân văn, tình người, và xoay quanh những câu chuyện được đề cập đều là những hoàn cảnh hết sức đáng thương, nhưng những con người ở trong các hoàn cảnh đó lại thật đẹp, đẹp ở tấm lòng. Sách rất hay. Rất đáng đọc.

4 Trời ơiiiii! Phải ns rằng cuốn sách dễ thương từ cái mẽ đến tâm hồn luôn á. Giờ nhà nhà đầu tư vào ngoại hình cho mấy bé sách và nhà Trẻ thì cũng chả kém cạnh đứa nào! Má ơi cái bìa nó mịn nó xinh xắn muốn cắn luôn đó, còn nội tạng ruột già đc lại cầu thành từ sản phẩm thân thiện vs môi trường, thơm lừng, ngửi 1 cái no cả ngày luôn nhé!!! Cơ mà nhà Trẻ chẳng đầu tư nốt cô bé bookmark đi kèm nên hơi buồn. Còn văn cô Tư thì khỏi bàn, hình như cuốn nào cũng ngấm ngầm cái buồn từ man mác đến diết da thì phải. Buồn nhiều nhiều nữa là sách mỏng quá trời quá đất luôn đó (vỏn vẹn 161 trang chữ, chưa tính bìa!) đấy vì mấy lẽ đó mà tui bảo nó suýt hoàn hảo đó).

5 Chị Tư viết thì đáng để đọc rồi đó. Rời xa những cánh đồng, vuông tôm, xa cái vùng quê nghèo ở xứ mị cà tha nào đó, Tư đi sâu vào những suy nghĩ bản năng nhất của con người. Những câu chuyện không có hồi kết vì đọc giả sẽ tự có một cái kết cho riêng mình. Nhiều lúc đọc mà chắc lưỡi “trời, có nói quá ko đó, sao mà nhân vật suy nghĩ kỳ cục vậy, hành xử lạ đời vậy???” Nhưng rồi tự trả lời, “biết đâu đấy, khi mỗi con ngừoi là 1 ốc đảo riêng tưởng nhỏ mà có khi chính chủ dành cả đời còn khám phá chưa hết”.

Review sách Hành Lý Hư Vô

Review sách Hành Lý Hư Vô
Review sách Hành Lý Hư Vô

1. Hành Lý Hư Vô – Sự Trở Lại Của Những Nỗi Buồn

Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm tâm hồn mình với “Hành Lý Hư Vô” của Nguyễn Ngọc Tư. Những cảm xúc không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt mà nó manh nha, len lỏi vào từng gốc riêng tư của tâm hồn mà ta cố tình giấu đi.

“Đó là thứ duy nhất có thể mang theo.
Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng.
Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay.
Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người.
Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không.”
Hành lý hư vô là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc nó, người ta khó lòng ngăn cản được nỗi buồn, mà cũng không muốn ngăn cản nỗi buồn bởi cuối dòng chảy cảm xúc ấy là sự đồng cảm, hy vọng và cả dỗ dành.
Một tập tản văn đẹp, hiền, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của người viết.

Lần này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trở lại với một cuốn tản văn mới mang tên Hành lý hư vô. Cuốn sách với 32 mẩu chuyện như chính tác giả đã chứng kiến và kể lại cho các bạn. Những câu chuyện rất người, rất mộc mạc, gần gũi đến nỗi như bạn như đang hiện diện ở đó, cũng chạy qua con hẻm đó, cũng ở trên ngọn núi đó, thấy từng mảnh đời, từng nhân vật sao mà thật đến lạ.

Là cậu chàng Khờ trong Đá trổ bông luôn chờ đợi một người mẹ từng nói: “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu” mà đá thì có bao giờ nở bông, dẫu mẹ Khờ có thực sự ở đây cũng chắc gì đã lay chuyển được cậu.

Là ngôi nhà cũ của ông già bán được bạc tỷ giữa khu phố sáng choang những cửa hàng thời trang, mỹ viện, khách sạn trong Bên cuộc nổi trôi, vậy mà ông vẫn ung dung, mặc kệ bao lời gọi mời.

Là một gia đình cháy nắng tỉnh khô trong Mưa mai là mưa khác, dù bão giông khiến họ mắc kẹt lại ở nhà trọ, không cách nào trở về, nhưng họ vẫn tỉnh rụi “chơi được cứ chơi, mai tính tiếp”, như thể tin báo bão chẳng liên quan gì đến họ..

Là đống đồ cồng kềnh vứt dần sau mấy lần chuyển nhà, chỉ còn lại những hư vô chất đầy trên xe, thứ cần thiết hơn cả những áo khăn được gói chặt bên mình, đến lúc mục rã đi còn chưa xài tới.

Cuốn sách với chất buồn man mác để lại nhiều chiêm nghiệm trong lòng người đọc.

Vẫn với chất văn buồn man mác và để lại trong lòng người đọc một chút cảm giác hư ảo, một chút ngẫm nghĩ sau mỗi câu chuyện. Dường như từng câu chuyện chúng ta đều tận mắt thấy, tận tai nghe và hiện diện ở đó như thể chúng ta tham gia vào câu chuyện, là một nhân vật trong đó. Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn, với Hành lý hư vô, nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt, mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi, có khi lại quên mất giữa nhịp sống hối hả.

Một chút thân quen cứ như câu chuyện của chị hàng xóm, của cô bác họ hàng hay của chính bạn, ai cũng có nỗi lo toan, niềm hy vọng hay loay hoay đi tìm cách sống tốt hơn. Hành lý hư vô như gói hành trang cần có giữa cuộc sống vốn dĩ đầy chật vật bộn bề, như ngôi nhà thân thương mà ta luôn tìm về, để thấy yên ả đến lạ, để thấy còn có cái tình bên trong mỗi con người.

Một trong những câu chuyện chân thực nhất của Hành lý vô tư

Cả khi xe chuyển bánh rồi bạn vẫn còn kinh ngạc, thì ra chỉ cần chừng này thứ mang theo. Chục ngoài bộ quần áo, mùng mền, đôi gối, vài cái khăn choàng cổ. Mà cũng không chắc chúng cần thiết với mình.

Có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay, như cái chị khóc mếu kia chưa chắc sẽ nhớ về bạn nhiều hơn người vẻ như tỉnh bơ cà rỡn (nuốt trộng nỗi buồn vào lòng vốn là chuyện chẳng dễ gì), hay đằng sau câu “sẽ gọi điện thường xuyên” là một rừng lừa phỉnh bởi mai đây hít thở thứ không khí khác, sẽ chẳng còn gì chung để chia sẻ cho nhau. Và xứ sở bạn tưởng như đậm đặc trong từng tế bào máu, không sống nổi nếu thiếu vắng, ngay khi rời đi đã có nơi chốn mới thay vào.

Hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người, nhưng sau vài lần chuyển nhà, đồ đạc mới là thứ khiến bạn ngạc nhiên. Những thứ bạn phục thuộc vào, như thể chúng là tai, là mắt, là oxy, hóa ra buông bỏ được. Và có thể buông nhẹ không.

Vẫn nhớ lần chuyển nhà đầu tiên, trước buổi rời đi căng đầu nghĩ coi bao nhiêu thứ cồng kềnh này xe tải hạng nào, bao xe thì chở hết. Gì cũng muốn mang theo. Sao thiếu được cái tủ lạnh dành trữ đồ ăn, hay bộ bàn trà, vốn là kỷ vật của bà nội. Kệ sách, với tín đồ gặm chữ không thể không có. Mớ đồ sứ tinh tế nhặt nhạnh được từ những phiên chợ cuối năm. Phải nhấc bổng căn nhà lên được bạn cũng không bỏ rơi nó. Trên tường vách vẫn còn những cây đinh xiêu vẹo được đóng bởi tay của ông chồng quá cố, chục ngoài cái vạch đánh dấu cuộc nhổ giò của thằng con.

“Phải mua giấy dán tường che hết chỗ tèm lem này mới được”, bà khách đầu tiên tới coi nhà ngay sau bữa bạn treo bảng reo bán, đã phán luôn khi nhìn thấy những vạch sơn vàng. Tự tin với mớ vòng vàng xủng xẻng trên người, khách xông vào tận buồng trong, nói phá luôn cái cửa này cho thoáng gió, bếp kê cao thêm hai cục gạch là vừa, cây bàng ngoài sân đốn luôn khỏi mất công quét dọn mùa lá rụng. Như thể ngôi nhà đã thuộc về bà, ngay khi cuộc mua bán còn chưa bắt đầu, mặc cả chưa đến đâu. Trong giây lát bạn cảm giác mình là khách, đi đứng sẽ sàng, đến bà kia phải mời ngược lại kìa chị uống nước đi, ngại khỉ khô gì. Khách về rồi mới dám tin nhà này là nhà mình, trường kỷ bạn đang ngồi nín thở sợ nó đau đây chính mình đánh đổi từ những buổi dạy thêm khản giọng.

Mớ đồ này phải đánh đổi thanh xuân mới sắm được đó, bạn bảo vậy, khi cuộc chuyển nhà làm hao kiên nhẫn của mấy chị tới dọn phụ. Chúng cho bạn cảm giác sống, là nôn nao ngay khi gặp lần đầu, là khắc khoải chờ đón về, là mãn nguyện khi nhìn chúng chễm chệ giữa nhà. Cho nên cả cái ấm sứt vòi cũng được cưu mang tới cùng. Bạn chứng minh câu “một lần dọn nhà bằng ba lần cháy” là ứng vào ai đó, không liên quan gì mình. Sau cuộc chuyển dời bụi là bị bỏ rơi, cùng những góc trần nhà bị ngấm nước, những tờ nhật báo mục rã.

Hồi đó bạn đã qua bốn mươi, tự hào sống trong một căn nhà tiện nghi, và gặt hái vô số trầm trồ từ những người khách lần đầu tới chơi, “một mình nuôi con đã giỏi, mà còn sắm sửa vầy thì không phải giỏi vừa”. Ở giữa những thứ đáng giá khiến cho mình đáng giá.

Mấy khuya mất ngủ đi lại trong nhà, phát hiện ra đồ đạc tưởng nhiều nhưng góc này, ngách nọ vẫn trống trơ. Lại phải nghĩ coi sắm thứ gì làm đầy nó. Phải rất lâu sau đó mới nhận ra bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển khơi trong lòng.

Đó là khi chuyển nhà cuộc nữa, tới một nơi chốn xa xôi nghĩ thôi đã ngại, muốn hay không cũng phải bỏ lại mấy món cồng kềnh. Bạn gọi người bán bớt tủ giường, lúc họ tới lấy đi, bạn chợt nhận ra những khoảng trống không còn đáng sợ. Dễ chịu nữa là khác. Giây phút hít hà khoảng không gian thoáng đãng trong nhà, bạn bỗng nghĩ về tự do. Mặc dù ý nghĩ đó dường như không đúng, mớ tủ giường kia cầm tù bạn hồi nào đâu, mà giờ lại thấy thoải mái như chim sổ lồng.

Nhưng phải tới chuyến đi mà bạn tin là cuối cùng này (đêm qua có một bà già bên xóm ngồi bên bạn thì thầm, “giờ thì con nhỏ chịu nghỉ ngơi rồi”), bạn mới thật sự nhìn đồ đạc như một giấc mơ. Cái máy điều hòa bạn không cách nào thiếu nó khi đi qua những mùa khô sôi nắng, giờ không có bạn vẫn ngủ ngon lành. Và ngủ sâu đến mơ cũng nhẹ đến không thể chạm vào. Hay cái điện thoại kia, thứ kết nối bạn với thế giới, dính cứng bạn vào những mối quan hệ vô hình, giờ nằm một xó. Từ bạn đi phần lớn thời gian nó ngủ lơ mơ vậy, nhưng đôi lúc vẫn run lên, ngay thời khắc ấy bạn có thể nhìn thấy kẻ đã đánh thức nó đang tự vỗ vào trán mình kêu “mình mất trí thiệt rồi, người đã đi mất biệt có gọi cũng chẳng thể nghe”. Chị ta không tiết lộ thêm gọi bạn để nói chuyện gì. Nhưng chuyện gì thì cũng không ngoài cái sự chị ta nhớ bạn, và quên chị từng tiễn bạn đi.

Sáng đó trời mưa, người đưa tiễn không đông lắm. Bạn ngó coi mấy chiếc xe chạy sau mình có chất đầy những hư vô, thứ hành lý duy nhất bạn có thể mang theo, thứ khiến bạn cảm thấy cần thiết hơn cả những áo khăn được gói chặt bên mình, cả lúc mục rã đi còn chưa xài tới.

Nhận định đánh giá chung về sách

Sau khi đọc xong trang sách cuối cùng, tôi khó lòng ngăn cản được nỗi buồn, mà cũng không muốn ngăn cản nỗi buồn bởi cuối dòng chảy cảm xúc ấy là sự đồng cảm, hy vọng và cả dỗ dành.

Đây là một tác phẩm hiền, đẹp, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của tác giả.

Mua sách Hành Lý Hư Vô ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Hành Lý Hư Vô” khoảng 71.000đ đến 74.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Hành Lý Hư Vô Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Hành Lý Hư Vô Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Hành Lý Hư Vô Fahasa” tại đây

Đọc sách Hành Lý Hư Vô ebook pdf

Để download “sách Hành Lý Hư Vô pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *