Homo Deus – Lược Sử Tương Lai
Giới thiệu sách Homo Deus – Lược Sử Tương Lai – Tác giả Yuval Noah Harari
Homo Deus – Lược Sử Tương Lai
Homo sapiens có phải là một dạng sống siêu đẳng, hay chỉ là một tay đầu gấu địa phương? Làm thế nào con người lại tin rằng họ không chỉ đã kiểm soát thế giới, mà còn mang lại ý nghĩa cho nó? Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo đe doạ loài người ra sao? Sinh vật nào có thể kế thừa loài người, và tôn giáo mới nào sẽ được sản sinh?
Với giọng kể cuốn hút và mới lạ, Harari sẽ dần gợi mở và trả lời những câu hỏi trê, nhờ phân tích chi tiết những luận điểm gây nhiều tranh cãi: chủ nghĩa nhân đạo là một dạng tôn giáo, thứ tôn giáo tôn thờ con người thay vì thần thánh; sinh vật là thuật toán… ông vẽ ra một viễn cảnh tương lai khi Sapiens thất thế và Dữ liệu giáo trở thành một hình mẫu. HOMO DEUS còn bàn sâu hơn về các năng lực mà con người đã tự trang bị để sinh tồn và tiến hoá thành một giống loài ngự trị trên trái đất, để rồi chính trong tiến trình hoàn thiện và nâng cấp các năng lực ấy chúng ta sẽ bị truất quyền kiểm soát bởi một sinh vật mới, mang tên Homo Deus.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Homo Deus – Lược Sử Tương Lai
- Mã hàng 8935235216976
- Tên Nhà Cung Cấp: Nhã Nam
- Tác giả: Yuval Noah Harari
- Người Dịch: Dương Ngọc Trà
- NXB: NXB Thế Giới
- Trọng lượng: (gr) 520
- Kích thước: 15 x 24
- Số trang: 508
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Homo Deus – Lược Sử Tương Lai
1 Cảm ơn NXB Nhã Nam đã xuất bản một cuốn sách rất hay đến công chúng, trong đó có tôi. Chất lượng sách rất tốt.Tôi cảm thấy thích thú với những trải nghiệm, nghiên cứu và suy nghĩ sâu sắc của tác giả Noah Harari. Tuy nhiên, là một người đã từng đọc qua bản tiếng anh, tôi nhận thấy tác giả dịch sang tiếng việt có nhiều chỗ không khớp. Và hơn nữa, đó là vấn đề sai lỗi chính tả rất nhiều, đây là một điều nên tránh, đặc biệt với cuốn sách khoảng 400 trang ( không quá nhiều ) như thế này. Ở phần lời cảm ơn cuối sách, tác giả Noah Harari là đàn ông, tại sao ông ta lại cảm ơn mẹ chồng mình và chồng mình. Tôi mong NXB cũng như người dịch trước khi xuất bản, các bạn nên chuẩn bị, kiểm tra cẩn thận hơn nữa để thông tin được đưa đến độc giả một cách chính xác nhất. Một lần nữa tôi xin cảm ơn người dịch và NXB vì sự nỗ lực của các bạn.
2 Rất thích cách tác giả đặt vấn đề về những điều có thể xảy ra trong tương lại, 100 trang đầu tiên thực sự rất cuốn hút và rất khó đặt quyển này xuống. Ở xã hội hiện đại, con người đã thực dụng hơn và không còn mê tín nữa. Họ có thể giải thích được tất cả những sự việc, hiện tượng. Họ dần kiểm soát được mọi thứ: nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh, sự thần thánh hay cái chết. Điều hay ho nhất ở một thế giới mà công nghệ phát triển chóng mặt như hiện tại là bạn sẽ không thể dự đoán được 10 năm sau con người có thể làm được điều gì. Một quyển sách đáng mọi người dừng lại và suy ngẫm về tương lai. Đọc cuốn sách ta sẽ mở mang được rất nhiều kiến thức về lịch sử và sinh học, lập luận rất logic, lối hành văn hấp dẫn, không quá khó đọc giúp người đọc dễ hình dung được các vấn đề mà tôi cho là rất phức tạp.
3 Nếu như bạn đã từng đọc qua và yêu chuộng “Homa Sapiens” thì chắc chắn không thể bỏ qua tác phẩm này của cùng tác giả. Lần này, tác giả người Do Thái sẽ cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển và những dự đoán về triển vọng trong tương lai của thế giới. Đây là một quyển sách đáng có trên kệ sách của mọi người
4 Liệu con người có tiếp tục tiến hoá? Lịch sử tiến hoá của loài người liệu đã đạt tới đỉnh cao hay mới chỉ là một bậc thang trong cả một tiến trình bước lên cao? Và trong quá trình tiến hoá đó có những loài sẽ bị đào thải, vậy Homo Sapiens – với những gì tàn khốc đã gây ra cho thiên nhiên liệu có chịu chung số phận? Đó là một câu hỏi chưa có lời đáp và cũng là một câu hỏi có cả dẫn tới hàng triệu giả thiết về những câu trả lời. Những gì Homo Sapiens đã làm và tiếp tục làm trong quá trình tồn tại đã gây ra sự tuyệt chủng, xoá xổ bao nhiêu loài trên hành tinh, biến đổi thiên nhiên, vậy liệu có dẫn tới một kết thúc cho tất cả hay sẽ là một bước tiến cao hơn trong thời kỳ phát triển chóng mặt của công nghệ? Liệu có một dạng sống khác xuất hiện do những phát minh công nghệ và tước bỏ quyền làm chủ của Homo Sapiens trên hành tinh này hay không?
5 Lược Sử Tương Lai tranh luận về những nguyên tắc có hệ thống trong một xã hội sẽ trải qua nhiều biến đổi to lớn vào thế kỉ 21, theo sau đó là những hậu quả như chúng ta đã biết. Cho đến bây giờ, những điều đã tái định hình lại xã hội, những điều ta dùng để đánh giá bản thân – đã trở thành tổ hợp cuộc những quy tắc mang tính tín ngưỡng về làm thế nào để sống tốt đẹp hơn, và ngày càng nhiều hơn những mục tiêu thực tế như loại bỏ bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh. Chúng ta đã sắp xếp để có được những nhu cầu cơ bản của con người: cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh và kiểm soát được môi trường xung quanh mình. Những mục đích này nếu theo suy luận logic của con người, thì theo Harari, chúng ta thật ra đang đấu tranh để có được “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh”.
Review sách Homo Deus – Lược Sử Tương Lai
1. Homo Deus – Lược sử tương lai: Dữ liệu sẽ phá hủy tự do của con người như thế nào?
Đây có thể là một viễn cảnh thật sự đáng sợ, nhưng Trí tuệ nhân tạo (AI) mà chúng ta đang phát triển có thể làm thay đổi cả bản chất của con người – đó là một lập luận đầy hấp dẫn của Yuval Noah Harari trong cuốn sách nối tiếp của siêu phẩm Sapiens: Homo Deus – Lược sử Tương lai.
Trọng tâm của cuốn sách này là một ý tưởng tuy đơn giản nhưng lạnh lùng: bản chất con người sẽ được biến đổi trong thế kỷ 21 bởi vì trí thông minh đã được tách rời khỏi ý thức. Chúng ta sẽ không sáng tạo nên những cỗ máy có cảm giác mà chỉ đơn giản là ý thức mà thôi. Robot sẽ không yêu nhau (điều đó không có nghĩa là chúng ta không có khả năng yêu robot). Nhưng chúng ta đã chế tạo ra những thứ máy móc – những mạng lưới xử lý dữ liệu rộng lớn – có thể biết được cảm xúc của chúng ta tốt hơn là chúng ta biết về chính mình: và đó là trí thông minh. Công cụ tìm kiếm Google không có niềm tin và mong muốn của riêng mình, nó không quan tâm những gì chúng ta tìm kiếm và nó sẽ không cảm thấy bị tổn thương bởi hành vi của chúng ta. Nhưng Google có thể xử lý hành vi của chúng ta để biết những gì chúng ta muốn trước cả khi ta biết mình muốn gì. Thực tế đó có tiềm năng thay đổi ý nghĩa của con người.
Trong cuốn sách trước đây của Yuval Noah Harari, cuốn sách bán chạy nhất toàn cầu Sapiens (Sapiens – Lược sử loài người, Omega+), đã đặt ra 75.000 năm lịch sử nhân loại cuối cùng để nhắc nhở chúng ta rằng không có gì đặc biệt hay cần thiết về việc chúng ta là ai. Chúng ta chỉ là những điều ngẫu nhiên. Homo sapiens chỉ là một trong những cách khả dĩ để trở thành con người, một sự đột phá tiến hóa giống như mọi sinh vật khác trên hành tinh. Cuốn sách kết thúc với ý nghĩ rằng câu chuyện về Homo sapiens có thể sắp kết thúc. Chúng ta đang ở đỉnh cao sức mạnh nhưng chúng ta cũng có thể đã đạt đến giới hạn của nó. Cuốn sách Homo Deus đã một lần nữa đào sâu vào ý kiến này để giải thích làm thế nào khả năng kiểm soát thế giới xung quanh chúng ta lại đang biến chúng ta thành một thứ sinh vật mới.
Bằng chứng về quyền lực của con người ở khắp mọi nơi: chúng ta không chỉ đơn thuần là chinh phục thiên nhiên mà còn bắt đầu đánh bại cả những kẻ thù tồi tệ nhất của nhân loại. Chiến tranh ngày càng trở nên lỗi thời; nạn đói rất hiếm; bệnh dịch đã dần rút lui trên khắp thế giới. Chúng ta đã đạt được những chiến thắng này bằng cách xây dựng những mạng lưới phức tạp hơn bao giờ hết bằng cách coi con người như những đơn vị thông tin. Khoa học tiến hóa dạy ta rằng, theo một nghĩa nào đó, ta chẳng là gì ngoài các máy xử lý dữ liệu: con người cũng là các thuật toán. Bằng cách thao tác dữ liệu, chúng ta có thể điều khiển số phận của mình. Vấn đề là các thuật toán khác – những thuật toán (theo nghĩa đen) mà chúng ta đã xây dựng – có thể làm nó hiệu quả hơn nhiều so với chúng ta có thể. Đó là những gì Harari nói về việc “tách rời” trí thông minh và ý thức. Cuộc sống hiện đại được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng mỗi cá nhân con người là nguồn gốc của ý nghĩa cũng như quyền lực. Con người rồi sẽ trở thành những kẻ tự quyết định điều gì xảy ra với chính mình: đi bầu cử, mua bán, yêu đương. Nhưng điều đó không còn nữa.
Con người mang lại sức mạnh cho máy tính và mạng internet và rồi chúng sử dụng chính ý tưởng của chúng ta về ý nghĩa để xác định những gì sẽ xảy ra với chúng ta.
Những điều này thực ra không còn quá mới mẻ nữa. Mô hình nhà nước hiện đại tồn tại khoảng 400 năm nay thực sự cũng chỉ là một máy xử lý dữ liệu khác. Năm 1651, Nhà triết học Thomas Hobbes đã gọi nó là “automaton” (cũng chính là cái mà chúng ta gọi là robot). Đặc tính robot đó là nguồn sức mạnh nhưng đồng thời cũng là sự vô cảm: chính quyền không có lương tâm, điều này cho phép họ đôi làm những điều đáng sợ nhất. Có chăng những gì thay đổi hiện nay chỉ là máy móc đã trở nên hiệu quả hơn nhiều so với chính quyền. Đó cũng chính là điều Harari đã chỉ ra trong tác phẩm của mình: Chính phủ nhận ra rằng việc bắt kịp với tiến bộ công nghệ gần như là điều không tưởng. Xã hội hiện đại thì gần như ngược lại: mọi thứ đang chuyển động quá nhanh đến mức không thể tưởng tượng được tương lai có thể sẽ xoay chuyển như thế nào. Vào năm 1800, người ta có thể suy nghĩ một cách tương đối về thế giới của năm 1900 và cách chúng ta sống trong xã hội đó. Đó là lịch sử: một chuỗi các sự kiện mà con người đóng vai trò chủ đạo. Nhưng thế giới của năm 2100 hiện nay gần như không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta không biết rồi mình sẽ ở đâu, nếu lúc ấy ta còn tồn tại. Chúng ta thậm chí có thể đang xây dựng một thế giới không có chỗ cho chính mình.
Với một dự cảm đáng báo động như vậy, tại sao chúng ta không thể làm nhiều hơn để ngăn điều đó xảy ra? Harari cho rằng niềm tin hiện đại về việc mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về số phận của họ không gì hơn một bước nhảy vọt của đức tin. Sức mạnh thực sự luôn luôn gắn liền với hệ thống mạng lưới (network). Cá nhân con người là những sinh vật tương đối bất lực, không là gì so với với sư tử hoặc gấu. Bởi thế việc hình thành nên các nhóm chính là cách con người tiếp quản trái đất này. Những nhóm này – các tập đoàn, tôn giáo, tiểu bang – hiện là một phần của một mạng lưới rộng lớn các luồng thông tin được kết nối với nhau. Bởi thế, để tìm ra một điểm kháng cự – nơi những đơn vị nhỏ có thể đứng lên để tạo ra một phong trào thông tin nhằm thay đổi thế giới này luôn là điều khó khăn hơn bao giờ hết.
Một số người đã từ bỏ cuộc chiến. Thay vì các nguyên lý sáng lập của hiện đại như chủ nghĩa tự do, dân chủ và quyền tự chủ cá nhân, thì đã có một tôn giáo mới: Chủ nghĩa dữ liệu. Những “tín đồ” của chủ nghĩa dữ liệu đặt niềm tin vào thông tin bằng cách khuyến khích mọi người xem đó là nguồn duy nhất có giá trị. Chúng ta là những gì chúng ta đóng góp vào việc xử lý dữ liệu. Điều này mang lại một ưu thế rõ ràng: chúng ta sẽ ít phải đối mặt với các trở ngại hơn để có được những gì chúng ta muốn, bởi vì thông tin cần thiết để cung cấp có thể truy cập ngay lập tức. Sở thích và kinh nghiệm của con người sẽ được hợp nhất. Tuổi thọ cũng sẽ được tăng cao. Các nhà dữ liệu học tin rằng bất tử chính là biên giới tiếp theo sẽ bị vượt qua. Nhưng nhược điểm của nó cũng vô cùng hiển nhiên. Ai sẽ còn là “chúng ta” nữa đây? Sẽ chẳng còn lại gì giá trị ngoài những “điểm thông tin” đơn thuần.
Các công ty và chính phủ sẽ tiếp tục dành những sự tôn trọng nhất định tới sự riêng tư và nhu cầu riêng của con người, nhưng để phục vụ họ, họ sẽ cần phải “biến chúng ta thành những sinh vật sinh hóa”, và rồi con người sẽ bị theo dõi bởi những thuật toán mạnh mẽ. Cũng sẽ có những khía cạnh chính trị trong chủ trương này, nơi những người chấp nhận sớm – hay những cá nhân đầu tiên đồng ý tham gia dự án Dữ liệu – sẽ được nắm giữ những sức mạnh thực sự và hầu như không thể bị thách thức. Để được bước chân vào giới siêu tinh hoa mới này sẽ là điều đặc biệt khó khăn. Bạn cần phải đặc biệt thông minh, cộng với sự không sợ hãi việc kết nối bản thân với những trí thông minh của máy móc. Sau đó bạn sẽ trở thành một trong số những vị “Thần” mới. Đó thực sự là một viễn cảnh nghiệt ngã, nơi chỉ một vị linh mục nhỏ bé của những người có quyền tiếp cận với nguồn kiến thức tối thượng, và phần còn lại của nhân loại chỉ đơn giản là các công cụ trong những kế hoạch to lớn.
Tương lai có thể là một phiên bản nâng cấp của quá khứ xa xôi: Ai Cập cổ đại nhân với sức mạnh của Facebook.
Harari cẩn thận không dự đoán rằng những khải tượng xa lạ này sẽ xảy ra. Sau tất cả, tương lai là điều không thể biết được. Ông bảo lưu ý kiến mạnh mẽ nhất của mình về tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với tình trạng quan hệ hiện tại giữa con người và động vật. Nếu trí thông minh và ý thức đang tách rời thì nó đặt hầu hết con người trong tình huống tương tự như những động vật khác: có khả năng chịu đựng trong tay của những kẻ sở hữu trí thông minh vượt trội. Harari dường như không quá lo lắng về viễn cảnh robot đối xử với con người như cách con người đối xử với ruồi, với sự thờ ơ và bạo lực. Thay vào đó, ông muốn chúng ta suy nghĩ về cách chúng ta đối xử với động vật trong các hệ thống canh tác công nghiệp hóa rộng lớn. Lợn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng khi sống trong điều kiện chật chội hoặc buộc phải tách rời khỏi con cái của chúng. Nếu chúng ta nghĩ rằng sự đau khổ này không được tính vì nó không liên minh với trí thông minh cao hơn, thì chúng ta đang giơ một cái gậy lên trên chính tấm lưng của mình và chẳng bao lâu cũng sẽ đập xuống. Và cái giá nào chúng ta sẽ phải trả sau đó?
Đây là một cuốn sách vô cùng thông minh, đầy những hiểu biết sâu sắc và trí thông minh xuất sắc. Nhưng như những gì chính Harari đã thừa nhận, đó chỉ là những sự thông minh theo tiêu chuẩn con người chứ chẳng có gì đặc biệt hết. Với tiêu chuẩn của những thứ máy móc cao siêu nhất, những lý lẽ này có lẽ chỉ là thứ tầm thường, các tập dữ liệu còn khá hạn chế. Giá trị thực sự của cuốn sách đến từ một ý thức đặc biệt đằng sau nó. Homo Deus – Lược sử tương lai là một cuốn sách kì quặc và tươi mới. Harari quan tâm đến số phận của động vật trong một thế giới con người nhưng ông viết về triển vọng cho Homo sapiens trong một thế giới hướng dữ liệu với một sự phụ thuộc cao cả. Khó có thể phủ nhận cuốn sách tiềm ẩn một sự hấp dẫn sâu sắc, và thật khó để tưởng tượng bất cứ ai có thể đọc cuốn sách này mà không cảm thấy cuốn hút, hồi hộp. Nietzsche đã từng viết rằng nhân loại sắp sửa khởi hành trên một vùng biển rộng, bây giờ chúng ta cuối cùng đã bỏ lại đạo đức Kitô giáo ở phía sau. Homo Deus làm cho ta cảm thấy như thể con người đang đứng ở rìa của một vách đá sau một hành trình dài và gian khổ. Cuộc hành trình này dường như không còn quan trọng nữa. Chúng ta sắp bước vào cõi thánh thần.
2. Cảm nhận của Bill Gates về Homo Deus – Lược Sử Tương Lai
Bill Gates là một fan bự của tác giả Yuval Noah Harari và đông thời cũng là một người đọc rất nhiều sách (Ảnh: Internet)“Điều gì khiến cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa? Và nếu một ngày nào đó, dù là điều gì đó đã khiến cuộc sống của ta có ý nghĩa biến mất – khi đó thì ta làm gì?”
Tôi vẫn nghĩ về những câu hỏi nặng kí đó sau khi đọc cuốn Lược Sử Tương Lai – cuốn sách mới gây nhiều tranh cãi của Yuval Noah Harari.
Melinda và tôi rất thích cuốn sách trước của tác giả Harari là cuốn Sapiens – Lược Sử Loài Người. Cuốn sách đã đưa ra những giải thích về việc giống loài chúng ta trở thành kẻ thống trị Trái Đất. Nó đã khuấy động cuộc trò chuyện trong giờ ăn tối hàng tuần sau khi cả hai chúng tôi đều đọc xong. Vậy nên ngay khi Homo Deus – Lược Sử Tương Lai phát hành vào năm vừa rồi, tôi đã mua một bản và đảm bảo sẽ mang nó đi để đọc vào kỳ nghỉ gần đây.
Tôi vui vì đã làm vậy. Cuốn sách mới này cũng hấp dẫn và đầy thách thức như cuốn Sapiens của Harari. Thay vì nhìn ngược lại quá khứ như Sapiens, Homo Deus hướng về tương lai. Tôi không hoàn toàn đồng ý với mọi thứ mà tác giả viết, tuy nhiên Harari đã viết với cái nhìn sâu sắc về một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra đối với nhân loại.
Lược Sử Tương Lai tranh luận về những nguyên tắc đang hệ thống xã hội sẽ trải qua nhiều biến đổi to lớn vào thế kỉ 21, với đó là những hậu quả như chúng ta đã biết. Cho đến hiện tại, những điều đã định hình xã hội, những điều ta dùng để đánh giá bản thân – đã trở thành một tổ hợp nào đó gồm những quy tắc mang tính tín ngưỡng về việc làm thế nào để sống tốt đẹp hơn, và nhiều hơn là những mục tiêu toàn câu như loại bỏ bệnh tật, đói nghèo, chiến tranh. Chúng ta đã sắp xếp để có những nhu cầu cơ bản của con người: được hạnh phúc, khỏe mạnh và kiểm soát được môi trường xung quanh. Những mục đích này là theo suy luận của con người, thì theo Harari, chúng ta thật ra đang đấu tranh để có được “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh”.
Và đây là ý tưởng khiêu khích nhất của Harari: Nghe thì có vẻ tốt lành, nhưng việc đạt được giấc mơ về “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” có thể là tin xấu đối với loài người. Harari dự đoán về một tương lai tiềm năng khi mà số ít những người ở tầng lớp trên sẽ tự “nâng cấp” bản thân nhờ vào công nghệ gen và công nghệ sinh học, bỏ lại những hỗn loạn phía sau và biến thành một giống loài thần thánh như tên của cuốn sách; khi mà trí tuệ nhân tạo còn “hiểu rõ ta hơn cả ta hiểu chính mình”, và khi tầng lớp thần thánh cùng những con robot thông minh sẽ xem phần còn lại của loài người như đồ thừa.
Harari nêu ra rằng những tiến triển của con người hướng tới “niềm vui sướng, sự bất tử và tính thần thánh” vốn đã gắn liền với bất bình đẳng bởi vì một vài người sẽ vượt được lên đầu và rất nhiều sẽ bị bỏ lại. Tôi đồng ý rằng, những tiến bộ của loài người đang diễn ra nhanh chóng, và nó không tự động đem lợi ích đến cho tất cả. Thị trường tư nhân đang phục vụ cho nhu cầu của người dân theo đồng tiền, và vì vậy mà nhu cầu của người nghèo bị bỏ lại. Nhưng chúng ta có thể hành động để thu hẹp khoảng cách này và kìm thời gian cho sự thay đổi này lan rộng. Ví dụ, ta đã từng mất nhiều thập kỉ để tạo ra vắc xin và phổ biến chúng dần từ người giàu đến người nghèo; Ngày này – nhờ vào nỗ lực của nhiều công ty y dược, các tổ chức, chính phủ mà có những trường hợp, thời gian chênh lệch chỉ còn lại chưa đến 1 năm. Chúng ta cần cố gắng thu hẹp khoảng cách này hơn nữa, nhưng vẫn có một điều cần lưu ý: Bất công là điều không thể tránh được.
Theo như quan điểm của tôi, kịch bản về một ngày robot sẽ trỗi dậy và giành quyền thống trị chưa phải là điều thú vị nhất mà ta có thể nghĩ tới. Chắc chắn là khi trí tuệ nhân tạo càng trở nên quyền năng hơn thì ta lại càng phải đảm bảo chúng sẽ phục vụ con người và không phải là một mục đích nào khác. Đây là vấn đề về kỹ thuật – bạn có thể gọi là vấn đề về việc kiểm soát. Cũng không có gì nhiều để nói, khi mà công nghệ trong giả thiết còn chưa tồn tại.
Trong phiên bản này của tương lai, điều ta lo lắng không phải là cuộc tấn công của tụi robot nổi điên nữa, mà là thiếu mục đích sống.
“Sẽ thế nào nếu ta đảm bảo được cuộc đời hạnh phúc, khỏe mạnh cho tất cả trẻ em trên Trái Đất? Điều này sẽ làm suy chuyển vai trò của cha mẹ ra sao?”
Tôi nghĩ câu hỏi này liên quan mật thiết đến cuộc đời mình. Gia đình cho tôi mục đích sống trong đời – trở thành một người chồng, một người cha, một người bạn tốt. Giống như nhiều phụ huynh, tôi mong muốn con mình sẽ có cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và trọn vẹn. Nhưng nếu một cuộc sống khi mà mọi đứa trẻ trên Địa Cầu đều có được những điều này? Nó sẽ thay đổi vai trò của cha mẹ như thế nào?
Harari là người làm tốt nhất trong việc trả lời câu hỏi vấn đề về mục đích mà tôi từng biết. Anh ấy xứng đáng được tuyên dương vì câu trả lời của mình với câu hỏi này. Harari gợi ý rằng việc đi tìm mục đích sống mới đòi hỏi việc tạo và phát triển một tín ngưỡng mới – sử dụng những từ ngữ theo nghĩa rộng hơn nhiều hơn đa số mọi người, những thứ như là “những nguyên tắc có hệ thống dẫn dắt cuộc sống của ta”.
Không may là tôi vẫn chưa hài lòng với câu trả lời cho câu hỏi về mục đích. (Công bằng mà nói, tôi cũng chưa hài lòng với bất kỳ câu trả lời nào kể cả từ những người thông thái như Ray Kurzweil hay Nick Bostrom, hay thậm chí cả câu trả lời của chính mình.) Trong chương cuối của cuốn sách, Harari nói về một tôn giáo gọi là “Dữ liệu giáo” (Dataism), một tôn giáo coi việc phát triển dòng chảy thông tin là chân đạo. Dữ liệu giáo (Dataism) “không hề chống lại những kinh nghiệm của con người”, Harari viết “Tôn giáo này chỉ là không nghĩ rằng con người có giá trị thực chất.” Vấn đề là Dữ liệu giáo (Dataism) không thực sự giúp con người tổ chức cuộc sống, bởi tôn giáo này không tính cái sự thật rằng con người sẽ luôn có các nhu cầu xã hội. Dù ở trong một thế giới không có chiến tranh hay bệnh tật, chúng ta vẫn sẽ coi trọng sự giúp đỡ, tương tác, và quan tâm lẫn nhau.
Một cuốn tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng của Cố Mạn mà khi đọc bạn sẽ tìm thấy chính bản thân mình, thanh xuân của mình đã từng lướt qua trong đó. Tôi Như Ánh Dương Rực Rỡ, chính mình chiếu sáng và cho đi ấm áp, nhưng cuối cùng lại không biết rốt cuộc điều dành cho mình …
“Vấn đề là Dữ liệu giáo (Dataism) không thực sự giúp con người tổ chức cuộc sống, bởi tôn giáo này không tính cái sự thật rằng con người sẽ luôn có các nhu cầu xã hội. Dù ở trong một thế giới không có chiến tranh hay bệnh tật, chúng ta vẫn sẽ coi trọng sự giúp đỡ, tương tác, và quan tâm lẫn nhau.” (Ảnh: Internet)Nhưng đừng để một kết luận bất mãn ngăn bạn đọc Lược Sử Tương Lai. Đây là một cuốn sách có tâm hút sâu và nhiều ý tưởng kích thích, và không có nhiều từ chuyên ngành khó hiểu. Nó khiến bạn nghĩ đến tương lai, hay nói cách khác là nó sẽ khiến bạn nghĩ về hiện tại. Tôi đã gợi ý Lược Sử Tương Lai cho Melinda và cô ấy đọc nó khi tôi đang viết review này, tôi không thể chờ đến bữa tối để cùng cô ấy thảo luận về cuốn sách.”
Mua sách Homo Deus – Lược Sử Tương Lai ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Homo Deus – Lược Sử Tương Lai” khoảng 132.000đ đến 151.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Homo Deus – Lược Sử Tương Lai Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Homo Deus – Lược Sử Tương Lai Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Homo Deus – Lược Sử Tương Lai Fahasa” tại đây
Đọc sách Homo Deus – Lược Sử Tương Lai ebook pdf
Để download “sách Homo Deus – Lược Sử Tương Lai pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 26/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Lược Sử Thế Giới
- Việt Nam Sử Lược
- Lịch Sử Của Trà
- Khi hơi thở hóa thinh không
- Tôi Muốn Sưởi Ấm Thế Giới Có Em
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
cho e xin bản pdf ạ..