Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc

Giới thiệu sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc – Tác giả Pierre Bayard

Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc

Câu hỏi hài hước, một nghịch lý đi ngược lại những nguyên tắc thông thường.

Nhưng đây cũng là tình huống mà tác giả, vốn là giảng viên văn học, thường xuyên phải đối mặt.

Từ kinh nghiệm và kiến thức của bản thân trong lĩnh vực văn chương, tác giả đã thể hiện quan điểm rất mới lạ và độc đáo về việc đọc sách, khuyến khích người đọc tự do khám phá sách theo cách phù hợp nhất với chính mình, vượt ra ngoài những nguyên tắc vốn vẫn được cả xã hội công nhận, để biến quá trình đọc sách thành quá trình sáng tạo của mỗi độc giả.

“Ta học được rằng điều ta nhận được từ cuốn sách còn quan trọng hơn chính cuốn sách.” – Acta Fabula.

Thông qua việc viện dẫn các tác giả nổi tiếng như Proust, Oscar Wilde, Umberto Eco, Montaigne, người viết đã đi sâu giải thích các trường hợp một cuốn sách được coi là chưa đọc: sách ta chưa biết đến, sách ta mới đọc lướt, sách ta mới nghe người khác nói đế, và sách ta đã đọc nhưng đã quên; liệt kê các tình huống ta thường rơi vào: trong các cuộc nói chuyện giao tế, trước mặt một vị giáo sư, nhà văn, trước mặt người yêu, từ đó đưa ra cách thức ứng xử cần có: không hổ thẹn, áp đặt ý kiến cá nhân, sáng tác ra một cuốn sách mới và nói về cái tôi của chính mình.

Cuốn sách thể hiện quan điểm mới lạ về việc đọc sách và khuyến khích người đọc tự do khám phá theo cách phù hợp nhất với chính mình.

Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc
Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc
  • Mã hàng 8935235209930
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Pierre Bayard
  • Người Dịch: Bảo Chân
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 250
  • Kích thước: 14 x 20.5
  • Số trang: 228
  • Hình thức: Bìa Mềm

Về tác giả

Pierre Bayard sinh năm 1954 tại Pháp, ông là giáo sư văn học Pháp tại trường Đại học Paris VIII đồng thời cũng là một chuyên gia phân tích tâm lý.

Tác phẩm “Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc?” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, trong đó ông phê phán lối tư duy cho rằng giữa đọc và không-đọc có một ranh giới rõ rệt, đồng thời khuyến khích người đọc tự xây dựng một mối quan hệ tự do hơn, đơn giản hơn với thế giới sách.

Ngoài “Làm sao nói về những cuốn sách chưa đọc?”, Pierre Bayard đã xuất bản nhiều tác phẩm độc đáo như “Le paradoxe du menteur. Sur Laclos” (Nghịch lý của kẻ nói dối. Bàn về Laclos), 1993; “Comment améliorer les oeuvres ratées?” (Làm sao cải thiện những tác phẩm dở?), 2000; “Enquête sur Hamlet. Le Dialogue de sourds” (Điều tra về Hamlet. Hội thoại giữa những người điếc), 2002; “Demain est écrit” (Tương lai đã được định sẵn), 2005;…

2. Đánh giá Sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc

Đánh giá Sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc
Đánh giá Sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc

1 Cuốn sách đề cập về những hành vi cực đoan: không bao giờ đọc những cuốn sách ngoài những cuốn trong danh mục, hay chỉ đọc lướt, nhắc đến cái nhìn giễu nhại của nhiều nhà phê bình viết về nhiều tác gia nổi tiếng một thời để làm rõ về tư tưởng đứng ngoài lề sách. Sự đọc là không giới hạn, sự-đọc cũng tiệm cận sự-không-đọc, bởi lẽ giữa hàng trăm hàng ngàn tác phẩm ngoài kia, dù dành hết thời gian cả cuộc đời ra ta cũng không đọc hết được. Tác giả nhấn mạnh yếu tố “không đọc” hay “đọc lướt” để nâng nó lên tầm nhận biết vị thế của sách trong thư viện tập thể. Sự hoa lệ của ngôn từ luôn là lời nói dối ngọt ngào nhất: bằng những lơi ngợi ca hết lời với từ ngữ hoa lệ, có chiều sâu hoàn toàn có thể che lấp đi những sự thiếu hiểu biết, thiếu cảm, sáo rỗng về kiến thức. Và rằng, dù ngôn ngữ có hay ho đến đâu thì đều lấp liếm một sự cay nghiệt trong phương pháp đọc. Đến với cuốn “Làm sao để nói về những cuốn sách chưa đọc này” có lẽ có thể tóm gọn trong vài câu: giao thoa của nhiều tư tưởng, đọc nhiều cuốn sách thông qua một cuốn sách, quy tắc tâm lý giao tiếp… Tuy nhiên, cũng có thể nhận định: đọc cuốn này xong mà như chưa đọc, do quá tải kiến thức, quá tải sự nghệ thuật từ sự tổng kết nhiều tác phẩm tạo nên. Tuy đọc một cuốn sách nói về sự không-đọc, nhưng có lẽ còn phải đọc thật nhiều lần.

2 Mình mua cuốn sách này, không vì mục đích gì cả, chỉ tiện tay, nhưng lật những trang đầu tiên, những quan điểm được đưa ra trong mở đầu bài luận của tác giả mà mình trích dưới đây (đoạn trích đã được lược bớt, có thể đọc đoạn hoàn chỉnh trong ảnh chụp) đã chinh phục mình: Chính là vì sự không đọc ấy vấp phải một loạt những ràng buộc nội tại cấm cản việc xem xét trực diện vấn đề, như tôi muốn làm ở đây. Ít nhất có ba ràng buộc mang tính quyết định. Đầu tiên có thể gọi là nghĩa vụ đọc. Chúng ta vẫn sống trong một xã hội nơi việc đọc được xem là công việc thiêng liêng, dù trên thực tế nó đang dần mai một. Kế tiếp là gần với ràng buộc thứ nhất tuy nhiên vẫn có sự khác biệt, có thể gọi là nghĩa vụ đọc tất cả. Nếu không đọc bị đánh giá thấp, thì đọc nhanh và đọc lướt, và nhất là nói ra điều đó, cũng bị đánh giá thấp gần như vậy. Thứ ba liên quan đến việc nói về sách. Một định đề ngầm trong văn hoá chúng ta cho rằng nhất thiết phải đọc xong một cuốn sách mới có thể bàn về nó. Tất nhiên không thể không đề cập đến những khó khăn trong việc tiếp nhận toàn bộ lượng tri thức khổng lồ từ cuốn sách, nhưng suy cho cùng, đọc 10, nhận biết được 3, cũng là rất tốt rồi. Cuộc đời rất ngắn nên việc dùng chút sức nhỏ bé của minh chinh phục một góc nhỏ trong thế giới sách cũng không có gì đáng chê trách hay lên án như việc con người ta vẫn hay phê phán rằng: ” Chỉ đọc nhiều mà không biết gì hay đọc ít mà chất vẫn hơn. Suy cho cùng, đều chỉ là lựa chọn, mỗi phương pháp đọc đều có cái hay và đặc sắc riêng “.

Review sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc

Review sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc
Review sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc

1. Review bởi Trần Tuệ

Tại sao chúng ta cần biết cách nói về những cuốn sách chưa đọc? Vì ở những đất nước (cố tỏ ra) xem trọng việc đọc, thì phát biểu về việc chưa đọc một tác phẩm (tầm cỡ) nào đó gần như là nỗi thẹn thùng lớn ngang việc bị bắt gặp khi đang tự mình thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Nỗi thẹn này lớn đến mức đôi khi người ta phải nhiều lần dõng dạc tuyên bố rằng việc đọc sách không phải là điều gì đó quá quan trọng đối với họ, nên họ đọc mẹ gì thì kệ bố họ.
Thế nhưng, bằng cách này hay cách khác, ở một đất nước (cố tỏ ra) xem trọng việc đọc, chúng ta không thể nào tránh được việc phải đưa ra quan điểm về một tác gia nào đó, và càng khó tránh được tình huống phải thú nhận rằng mình chưa đọc qua tác gia đó. Vậy nên, let Bayard help you.

Trong chương một, bằng việc dẫn chứng các tác giả quan trọng của nền văn chương cận đại, Bayard quả quyết là việc không đọc lại giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một quyển sách so với khi ta đã đọc nó. Điều quan trọng hơn là một cái nhìn tổng thể, và vị trí của chúng trên kệ sách. Ngay cả việc đọc một cuốn sách tự thân nó đã làm chúng ta mất đi một cơ hội là không đọc nó, tác giả nhấn mạnh.

Ngoài ra, ở đây có một vấn đề về việc kẻ ranh giới, đó là giả như chúng ta có thể trước hết xác định được tính chất của những thứ ta cần kẻ ranh giới, và cụ thể là việc đọc và không đọc. Nếu một người nói rằng họ khoái đứng về phía Anna hơn Karenine, không nhất thiết họ đã đọc Chiến tranh và hòa bình, và nếu một người có nhầm lẫn đôi chút trong việc xác định nhân vật Anna Karenina nằm trong tiểu thuyết nào, thì đó cũng không phải là lý do mà bạn bảo họ chẳng bao giờ đọc qua Dovtoievsky.

Cái ranh giới mơ hồ này được bao phủ bởi một trường khái niệm còn mập mờ hơn kiểu như đã-đọc-và-quên, đã-đọc-lướt, hình-như-là-đọc-rồi, đọc-mà-không-hiểu-lắm, đọc-tóm-tắt-cốt-truyện-có-tính-là-đọc-không,… Vô vàn sắc thái biểu đạt mà mọi cá nhân có thể đưa ra để biện hộ cho sự nhìn từ bên ngoài vào có vẻ như là chưa đọc.

Có thể Bayard, trong quá trình viết cuốn sách của mình đã nhắc đến nhiều đại diện nổi trội của nhóm-những-nhà-văn-viết-gấu-quá-nên-không-ai-dám-đọc như Proust, Joyce, Kafka, … Họ là những nhà văn lớn, từ các nhà phê bình trên cao cho đến đám chui lủi dưới mặt đất đều đồng tình về độ lớn của họ (mặc dù ít ai biết đích xác là bao nhiêu), họ lớn đến nỗi, đi kèm với sự không đọc họ, chúng ta nên quẳng cho họ một cái nhìn đáng kính để có thể xếp họ vô tủ kính. Bạn vẫn chưa tưởng tượng ra được độ lớn của họ ư? Hãy nhìn xem, cả Hemingway và Hamsun đều bị trao giải Nobel, họ thì không! (Đã đủ lớn chưa).

Khi đối diện với những nhà văn lớn, phương án tốt nhất để cảm thông với họ là cố đừng hiểu họ, đừng đọc sách họ, vì nếu có sớ lỡ đọc sai mà phát ngôn bậy bạ, người khác sẽ bảo bạn ngu. Hãy giữ cho vốn từ vựng của nhân loại được trong sáng!

Thế nhưng, ngay cả khi chúng ta đã quán triệt tương đối sâu sắc sức mạnh của sự không đọc, ta lại khó có cơ hội bày tỏ chúng, mà thay vào đó, theo pháp xã giao thông thường, ta cần bồi tiếp với những người rất hào hứng muốn luận bàn về một tác gia tác phẩm nào đó với mình (mà có thể họ cũng chưa đọc), nghe có vẻ giống như hai bạn mù đang bình tranh Gauguin.

Ở chương hai và chương ba, Bayard hướng dẫn một số phương pháp để thực thi trong những tình huống như vậy. Khi bạn gặp giáo sư? Khi bạn đang ve gái? Khi giao tiếp hằng ngày? Hãy khéo léo bởi không phải khi nào cũng giống khi nào. Nhưng bí quyết ở đây là phải tỉnh, phàm làm việc gì cũng phải tỉnh táo, đừng để nỗi hổ thẹn làm chúng ta bối rối (đến bộ phải phát biểu tao đọc bố gì thì kệ mẹ tao).

Giả như trong khi tán gái, ta có thể nâng cao quan điểm lên, với một giọng vừa đùa vừa thật, rằng “anh thấy Marc Levy có những bút pháp hết sức táo bạo dưới lớp vỏ ý nhị, các nhà phê bình đã phán xử sai”, rằng “vì thế nên em đừng hỏi anh có thích Capote không, anh thấy lão thật máu me quá và lạnh lẽo quá”. Nhưng đừng chém gió trước mặt giáo sư, vì rất có thể lão đã thực sự đọc Capote. Thay vào đó, hãy cố luồn lách trước khi thực sự phải trả lời câu hỏi Yes-no đáng nguyền rủa ấy, ví dụ như “theo giáo sư Capote có tầm ảnh hưởng rất lớn đến như vậy, vậy việc đọc Murakami có giúp ích phần nào cho việc hiểu thêm về Capote không?”, hoặc như “nếu phải so sánh một con cá nằm trên một bên cán cân với khái niệm về thời gian, thầy muốn diễn tả nó như thế nào, Capote đã thử nhưng không được đấy”.

Ngoài ra, nếu tinh ý, nếu có thể xét thấy mình chém gió được, hãy khẳng định cái tôi ngay và luôn. Hãy giành quyền chủ động, đừng để nó thấy kẻ hở. Một tình huống như sau, nếu hai bạn đang đi nhà sách với nhau và đang săm soi một cuốn, giả như Trăm năm cô đơn, bạn bị cật vấn? Đừng sợ, hãy cố lướt vài ba trang để tìm một vài cái tên nhân vật, sau đó hãy sáng tạo cốt truyện theo ý bạn, có thể là “theo anh nhân vật Accadio quá nóng vội trong việc gửi thư cho bà Ucsula, có thể bà ấy tương đối già rồi, nhưng Accadio nên bình tĩnh, bà ấy đã cô đơn 90 năm. Mà kể ra con nhỏ Emeranda, ủa không phải à, à là Remediot, đọc giống giống nhau nên nhầm ấy mà, nhỏ đó khó có thể nói là xinh đẹp hay không, bởi vì một người như Rem khó có thể đoán được là sẽ làm gì (bọn con gái lúc nào chả khó đoán)”, và có thể kết một câu đại khái như “truyện này cho thấy sự cô đơn thì có thể nằm bên trong chúng ta hoặc bên ngoài chúng ta, khó gỡ được, một năm cũng không thiếu mà trăm năm cũng không thừa”.

Những vấn đề được nhắc đến ở trên, theo một lối hài hước buồn, ẩn sâu một tình cảm mãnh liệt và một nỗi buồn sâu sắc của tác giả trước lâu đài kiến thức vô tận của loài người.

Chưa hết, chính nhờ sự chưa đọc và sự bàn luận về những cuốn sách chưa đọc, chúng ta tiến đến gần hơn khởi nguồn của văn học, của những sáng tạo đau đớn và dang dở của con người.

2. Review bởi Travis Nguyễn

Có lẽ giới hạn trong những cuốn sách văn học và lý luận văn học, tác giả Pierre Bayard đã bàn đến một vấn đề mà rất nhiều người đọc sách gặp phải: (1) cảm thấy có lỗi khi chưa đọc một vài quyển sách nổi tiếng, (2) cảm thấy không đúng khi chưa đọc kỹ chưa hiểu thấu đáo về một cuốn sách mà đã bình luận về nó. Ở đây, Pierre Bayard đã đơn giản thừa nhận là ông (một giáo sư văn học ở đại học Paris VIII) dù “chưa đọc”, “đọc lướt”, “đọc rồi quên”, “đã nghe nhắc đến”, hay “chưa biết”, nhưng vẫn phải viết bình luận về một quyển sách nào đó. Và tình trạng này cũng xảy ra với rất nhiều đồng nghiệp của ông, những người cùng thời và trước thời ông, và chắc chắn tình trạng này sau cũng không thay đổi.
Pierre Bayard muốn khẳng định một điều rằng không cần thiết phải đọc sách mới có thể hiểu về nó. Việc đọc sách kỹ càng có khi còn có tác dụng ngược, khiến cho người đọc bị chìm vào thế giới của cuốn sách, làm mất đi khả năng sáng tạo. Hơn thế nữa, giữa hàng tỷ quyển sách tồn tại từ cổ chí kim, năng lượng của mỗi người lại có hạn, việc đọc từng quyển sách lại là nguyên nhân khiến chỉ thấy cây mà không thấy rừng, không có thời gian để trao đổi, thảo luận, đọc về hàng nghìn hàng trăm nghìn quyển sách chưa đọc khác.

Pierre Bayard ủng hộ việc đọc sách của sách (đề mục của sách), tự thiết lập những “thư viện” của nội tâm, của kiến thức trong môi người đọc để thay vì nhìn vào một cuốn sách, một element, thì nhìn vào được mối quan hệ của cuốn sách với kiến thức xung quanh chằng chịt như mạng nhện. Chỉ khi đọc với tinh thần như vậy mới thực sự là một cuộc đối thoại với cái tôi và khơi gợi những điều bí ẩn của cái tôi còn đang ẩn dấu.

Với tôi, tôi đánh giá cuốn sách này là “tích cực” và “thẳng thắn”. Có thể nó không áp dụng được cho những lĩnh vực khác như khoa học, giáo dục, nghệ thuận, v.v. nhưng nó cũng là là một lời thức tỉnh về thói đọc sách rườm rà lê thê mà tôi vẫn đang có.

Mua sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc” khoảng 41.000đ đến 48.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc Fahasa” tại đây

Đọc sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc ebook pdf

Để download “sách Làm Sao Nói Về Những Cuốn Sách Chưa Đọc pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *