Lều Chõng

Giới thiệu sách Lều Chõng – Tác giả Ngô Tất Tố

Lều Chõng

Từ gần một trăm năm nay, “Khoa cử Hán học” với “Lều chõng” đã vắng bóng trên đất nước ta. Là nhân chứng và cũng là nạn nhân của trận cuồng phong “giáo dục hán học sụp đổ”, Ngô Tất Tố có “đủ tư cách, đủ thẩm quyền” mà ít ai sánh kịp, để thỏa sức viết về học hành, thi cử, về giới nhà Nho của thời xưa.

Lều chõng đã tái hiện một cách sinh động, sắc nét, giúp các thế hệ hậu sinh lội ngược dòng thời gian để khám phá về Lều chõng – không gian có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ liên quan chuyện văn chương, chữ nghĩa mà còn gắn bó mật thiết đến vận mệnh đại sự của quốc gia, đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước.

Thành công đặc sắc của Lều Chõng là nói lên “bi kịch” của giới nhà Nho – lớp trí thức thời xưa. Vô cũng ngám ngấm với kiếp sống đam mê nuôi ảo tưởng khát khao “ cuộc đời vàng son” khi thành đạt, suốt đời lăn lộn, lao đao tìm đường tiến thân bằng “ khoa cử”, sau khi vỡ mộng, “ kẽ sĩ” đã thức tỉnh, rũ bỏ tâm lý “đam mê hoài vọng về khoa cử” để trở về với đời thường.

Lều Chõng
Lều Chõng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lều Chõng
  • Mã hàng 9786049541643
  • Tên Nhà Cung Cấp Cty Văn Hóa & Truyền Thông Trí Việt.
  • Tác giả: Ngô Tất Tố
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 210
  • Kích thước :20.5 x 13.5
  • Số trang: 404
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Lều Chõng

Đánh giá Sách Lều Chõng
Đánh giá Sách Lều Chõng

1 Rất hay ạ..Lều Chõng là một tác phẩm kể lại chế độ thi cử của nhân dân Việt Nam xưa. Khác xa với những chế độ thi cử thuở nguyên thủy, tác phẩm nói đến những luật lệ vẫn như xưa nhưng có thật sự là vậy? Với mở đầu là câu chuyện đõ quan Nghè và lễ rước quan vinh quy, để dẫn đến chuyện cô Ngọc và người con trai ham học Vân Hạc lấy được nhau. Từ đó, tác giả bắt đầu kể lại những câu chuyện đi thi của anh một cách tài tình và ” thật” biết bao. Đến mấy lần thi lại khiến cho Vân Hạc gần nản chí nhưng vẫn được Ngọc an ủi. Và những cái sự thi rớt ấy cũng chỉ từ quan trường mà ra. Hại bao nhiêu người! Đắng cay nhất là lần thi cuối trong câu truyện. Đã đỗ đến thi Hội, vào đến thi Đình rồi mà vẫn trượt và lại còn bị bắt chỉ tại một vài cái oái ăm của Hán học. Và như vậy là câu truyện đã kết thúc với bài thơ của cô Ngọc.

2 Đọc cuốn sách này, mình mới hiểu được những gì diễn ra trong khoa cử ngày xưa. Thú vị và buồn cười lắm. Mà thấy nực cười nữa. Các ông ngày xưa cứ nuôi cái mộng khoa cử đỗ đạt rồi một bước lên tiên, dài lưng tốn vải, tốn tiền gia đình đi ăn chơi, rượu chè, trai gái, để người vợ hiền thảo ở nhà. Ấy thế mà cô vợ nếu mà tỏ ý ghen thì lại bị cho là đanh đá chanh chua. Rốt cuộc thì ông anh đấy cũng chẳng đỗ được. Lạy trời. Nếu mà ông ấy đỗ đạt làm quan thì chẳng biết người dân còn khổ đến mức nào. Rất đáng đọc.

3 Thú thật, khi nghe từ Lều Chõng chả hiểu cái gì cả. Nhưng do đứa bạn khen tấm tắc quá nên đành tò mò đọc thử. Tưởng không đặc sắc mà đặc sắc không ngờ. Đây là tác phẩm viết về cái chế độ thi cử “Lều Chõng” kém cỏi dưới thời Nho giáo. Bối cảnh thời Nguyễn khi mà chế độ thi cử được thắt chặt, nhưng nó thắt chặt theo hướng tích cực chẳng sao, đằng này lại cực kỳ khắc nghiệt, một người trẻ mà tài giỏi bị đánh trượt vì cái lý do tuổi trẻ tài cao thì kiêu căng, một người lỡ mồm phạm húy thì có thể bị gông tù,… và còn rất nhiều. Thậm chí, còn rất nhiều điều mà hiện nay vẫn tái diễn dưới một dạng này hay dạng nọ. Thật đáng buồn cười. Đương nhiên, có cái hại cơ bản cũng có cái lợi. Nhưng nó quá nhỏ bé.

4 Không hiểu tại sao, nhưng đến bây giờ, sở thích đọc sách của tôi thường là tìm về những tác phẩm xưa cũ, cảm giác rất nhẹ nhàng, chân thực, thích thú khi được tìm hiểu văn hóa,con người xưa qua những câu chuyện. Hãy bắt đầu vớ: ” lều chõng” của Ngô Tất Tố nhé. Cuốn sách khá đẹp, chất lượng. Về bản in cùng hình thức sách từ fahasa thì mình không có gì để chê hết. Rất ưng ý. Về nội dung, có lẽ cuốn sách này thu hút ít người hơn so với những tiểu thuyết và truyện ngắn khác của Ngô Tất Tố. Truyện lấy bối cảnh thi cử xưa cũ,khi mà mực tàu, bút nghiên còn đang là ước mơ của bao sĩ tử. Từ câu chuyện đi thi của Vân Hạc, tác giả đã khắc họa rõ nét khát vọng của người xưa về thi cử,danh vọng, để nhờ đó phác họa lên bao nghịch cảnh, mâu thuẫn, hạn chế của việc thi cử này. Một tác phẩm rất hay, rất ý nghĩa và có chiều sâu văn hóa. Cảm ơn tác giả về một cuốn sách đầy tâm huyết này.

5 Nhân vật chính là anh Đào Vân Hạc, một thầy khóa trẻ tuổi… và dưới ngòi bút của tác giả Ngô Tất tố, người đọc được theo chân anh vác lều chõng lặn lội đường xá xa xôi đến kinh đô dự thi. Mặc dù đã từng nghe kể nhiều về chuyện thi cử ngày xưa nhưng tôi vẫn chưa được giảng giải rõ ràng về những tội trạng như là ” phạm húy” hay là “sạch trường qui” … nhưng nhà văn Ngô Tất Tố đã giải thích rất cặn kẽ. Nhờ vậy tôi mới nhìn rõ được là các sĩ tử ngày xưa đã phải vất vả thi cử như thế nào để đạt được công danh. Cái đoạn mà anh Vân Hạc phải làm bài thi trong cái tiết trời mưa rét buốt được miêu tả kỹ càng khiến tôi thấy sao và ớn người… hóa ra thi cử bây giờ vẫn còn được sung sướng hơn ngày xưa nhiều lắm. Mà tức nhất là lúc anh Vân Hạc bị đánh trượt chỉ vì tuổi còn trẻ… không thể ngờ nổi là có chuyện như thế. Bên cạnh đó những nhân vật khác như anh Bùi Đốc Cung, Nguyễn Khắc Mẫn, Đào Đoàn Bằng, Tiêm Hồng cũng được khắc họa rõ nét qua những màn đối đáp với Vân Hạc và những người như họ đều mang một nét rất riêng. Khoa thi sau Vân Hạc đỗ thủ khoa nhưng sau đó lại bị bắt rồi truất danh chỉ vì bốn chữ dùng lầm… ấy vậy mới nói rằng thi cử chẳng phải chuyện dễ dàng gì. Kết chuyện khiến tôi phải thở phào nhẹ nhõm vì nó quá yên bình sau ngần ấy những vất vả. Tuy anh Vân Hạc không đỗ đạt nhưng may mắn là vẫn còn có thể thi vào khoa sau. Mà cũng có thể là anh không thi nữa cũng nên.

Review sách Lều Chõng

Review sách Lều Chõng
Review sách Lều Chõng

1. Nhân năm học mới nói chuyện khoa cử xưa

Anh cho cái thời mình học đã là khó. Cấp nào cũng thi, kỳ nào cũng kiểm tra. Học sinh đội trên đầu bao nhiêu là môn là điểm, là đánh giá và xếp loại. Học ngày học đêm, học trường họp lớp. Anh nghĩ cái kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đã là lớn lắm, sợ lắm.

Nhưng thôi, anh hãy thấy mình còn may mắn chán. Bởi kiến thức, trong thời đại này, là thứ có thể tự cầu, mà học vấn không phải con đường vinh quang duy nhất. Anh muốn biết mình may mắn tới độ nào? Cứ đọc Lều Chõng của Ngô Tất Tố thì biết.

Nghe đây, để chọn người tài cho đất nước, nhà nước Phong kiến tổ chức 3 kỳ thi, gọi là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Thi Hương là kỳ cấp tỉnh, gồm 4 kỳ (hay 4 trường), qua kỳ trước mới bước tiếp được đến kỳ sau. Đỗ đủ 4 trường thi Hương thì anh được lên kinh đô thi Hội – cũng 4 kỳ. Trúng cả 4, anh thành ông Tiến Sĩ và được vào thi Đình – tức thi ngay tại sân vua. Nói nghe thì đơn giản nhưng chuyện tổ chức thi cử thời xưa đã nhiều công đoạn rắc rối, cầu kỳ; thi Hương chưa nói, thi Hội thi Đình tận kinh đô, có sĩ tử phải đi bộ trèo núi băng rừng mấy tháng trời mới tới được nơi thi!

Quy chế thi thì cực kỳ nghiêm ngặt, ít nhất phải mười năm đèn sách mới được dự khảo hạch đủ điều kiện mới được thi Hương, mà vớ vẩn anh bị bắt phạt hoặc tù mọt gông như chơi. Người học phải nhớ bài nhiều, lại phải nhớ tỉ mỉ, chi tiết, mà anh biết rồi đấy, chữ Hán đã khó học, luận đã nhiều nghĩa, ấy chứ ngoặc sai một nét là thành con chữ khác. Mỗi năm, quy chế lại góp vào một danh sách dài những từ húy kỵ, anh lơ mơ, anh viết trúng thì tùy độ nặng nhẹ mà anh hỏng thi hoặc đi tù, vạ nữa thì, ờ, mất đầu. Mà nào phải mất mỗi cái đầu anh, họ hàng gia đình anh, làng tổng hương xã anh cũng có khi vạ lây.

Đi theo cuộc quẩy quả của anh Khóa Vân Hạc trong Lều chõng để mà thấy, ranh giới giữa vinh quy và vong mạng có khi chỉ cách nhau một mặt chữ.

Ấy mà nào đâu đã hết, xưa, là một kẻ sĩ đi thi là nghiệp một đời. Việc đi thi lấy làm việc trọng đại lắm, có khi cả họ hàng cùng chung tiền “biếu” người đi thi, bố mẹ cưới vợ cho con để cốt có người nuôi anh học thi. Mà sự “nuôi chồng đi thi” vinh dự to lớn lắm, có những cô trông đợi cả đời chỉ mong được gả cho một anh chồng có tương lai đỗ đạt để làm bà Nghè – nghe gọi mà sướng lỗ tai – ấy chứ vừa lấy cũng đừng để anh ấy đậu luôn, thế thì còn ai người ta khen cô vợ khéo nuôi chồng, cứ phải hỏng vài kỳ rồi đỗ, thế mới là nhất (vâng, tâm sự của cô Ngọc vợ anh Vân Hạc là thế ấy – mối tình của hai anh chị này cũng đến vui vẻ lắm thay!). Cả gia đình, họ hàng, thân quán gần xa, ngay đến ông chủ nơi anh trọ thi cũng mong ngóng anh đỗ, anh mà hỏng, vác cái mặt gì về nhìn làng tổng. Có người hỏng tới già bạc tóc vẫn khăn gói lều chõng đi thi cho kỳ đỗ mới thôi!
Ôi cái thời Lều Chõng, khổ trầy khổ trật để mong cầu một chút danh chút tước. Mà quên chưa nhắc, bây giờ học sinh đi thi đại học chỉ mong trời bớt chút nắng để làm bài thi cho đỡ gắt; xưa nhé, có rét cắt da cắt thịt, có mưa dầm sương muối, có phải ngồi trong vũng bùn thì anh cũng phải dựng lều ngả chõng ra mà thi, mà cố làm bài nghe chửa.

Thôi đấy, mấy anh chị còn đang cắp sách tới trường, năm học mới đến rồi, anh chị rảnh rang (mà tôi tin là rảnh lắm – qua rồi tôi biết) thì đọc thử Lều Chõng của Ngô Tất Tố coi cái sự học sự thi khi xưa thế nào. Ngẫm suy cũng được, mà cho vui cũng xong, rồi thì lấy tinh thần mà đeo đuổi nghề kẻ-sĩ-thời-nay một năm mới cho vững. Nghe!

2. Góc nhìn khác bởi Bingoto

Nếu bảo hãy viết về 1 tác phẩm văn học Việt Nam mà em thích nhất, tôi sẽ không ngần ngại mà viết ngay hai chữ “Lều Chõng”.

Tôi đã từng thắc mắc rất nhiều lần, tại sao những tác phẩm kinh điển như vậy lại không được giới thiệu rộng rãi cho thế hệ học sinh chúng tôi. Tại sao thay vì bắt học sinh ngồi phân tích cảm thụ duy nhất một tác phẩm của một tác giả, chúng tôi không có quyền lựa chọn những sáng tác mà chúng tôi ưa thích. Nếu cho tôi lựa chọn, tôi có thể đặt bút viết ngay một bài phân tích dài về “Lều chõng” thay vì cặm cụi chép văn mẫu về “Tắt đèn” với hình ảnh chị Dậu quá quen thuộc đến nhàm chán.

Tôi nghĩ nếu bạn yêu thích văn học Việt, mà chưa từng đọc “Lều Chõng” – ắt hẳn sẽ là một thiếu sót lớn. Vì sao ư? Bạn sẽ không thể tìm được ở đâu một lối văn kể chuyện hấp dẫn đầy tính châm biếm đến vậy. Bạn liệu có thể tìm được ở đâu một cuốn tiểu thuyết vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính văn học, tình cảm nhưng cũng đầy khoa học không?

Tôi đã chết mê chết mệt cái lối văn của cụ Ngô Tất Tố ngay từ những dòng đầu tiên và đọc ngấu nghiến 298 trang sách chỉ trong vòng một tối.

Tất cả mọi ảo ảnh về thời phong kiến xưa cũ được dựng lên nhờ những bộ phim Trung Quốc ngày bé bỗng chốc sụp đổ. Tôi đã tự vẽ ra một đất nước với “bốn nghìn năm văn hiến”, với lễ giáo, học hành, thi cử, … thông qua những ngôn từ sắc sảo của cụ Ngô Tất Tố. Tôi nghĩ cho dù bao năm nữa có qua đi, đây vẫn là tác phẩm còn trường tồn mãi mãi.

“Lều Chõng” là câu chuyện về con đường tiến thân thông qua khoa cử của kẻ sĩ dưới thời phong kiến. Nó khắc họa cuộc sống của người dân luôn tin rằng hoặc hành thi đỗ làm quan là con đường độc nhất, khó khăn nhất nhưng cũng đầy vinh quang nhất. Ông Đồ, ông Nghè, Thám Hoa,… là những người luôn được coi là tầng lớp tri thức, được coi trọng trong xã hội. Nhưng chúng ta không hề biết để được những vị trí ấy, họ đã phải đánh đổi những gì.

Khi tôi đọc tác phẩm này là vào năm nhất đại học, khi vừa trải qua một kì thi vô cùng căng thẳng và khốc liệt. Tôi đã nghĩ không gì trên đời mà khổ hơn nó nữa, và tôi thật bất hạnh khi lúc nào cũng phải thi cử vật vã. Nhưng đến khi đọc “Lều Chõng”, tôi mới biết được rằng, bản thân mình may mắn và hạnh phúc nhường nào khi đang sống tại thời đại dân chủ như thế này. Bạn chắc chắn không bao giờ hình dung được quá trình lên kinh ứng thí, thi làng, thị Hội, thi Đình nó vất vả ra làm sao? khắt khe nhương nào? và đôi lúc còn thật là vô lí. Tại nơi trường thi, Ngô Tất Tốt đã vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn, quy định ngang trái, lừa dối trắng trợn của xã hội thời bấy giờ. Bên cạnh đó những áp lực về giá đình mong ngóng, sự thiếu thốn kinh phí tiền tài, luôn trở thành những gánh nặng khiến các sĩ tử trở thành “tử sĩ”.

Tôi nghĩ bản thân không nên nói quá nhiều, bởi dù có dùng ngôn từ nào cũng không thể tả xiết hết được mọi điều tuyệt vời mà cụ Ngô Tất Tố đã để lại cho đời, cho văn học Việt Nam thông qua “Lều Chõng”.

Bạn thực sự sẽ không thể hiểu được lịch sử, nếu không trông qua tác phẩm kinh điển này.

Mua sách Lều Chõng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lều Chõng” khoảng 43.000đ đến 59.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lều Chõng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lều Chõng Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lều Chõng Fahasa” tại đây

Đọc sách Lều Chõng ebook pdf

Để download “sách Lều Chõng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *