Đội Gạo Lên Chùa

Giới thiệu sách Đội Gạo Lên Chùa – Tác giả Nguyễn Xuân Khánh

Đội Gạo Lên Chùa

“Đội gạo lên chùa là một trường hợp độc đáo của tiểu thuyết hiện đại. Trong một thời đại khi mà mọi hình thức kỹ thuật đều đã trở nên bão hòa, nhà văn trở về với một hình thức mang tính sơ khai nhất của tiểu thuyết. Chính xác hơn, ông đưa tiểu thuyết về lại với cội nguồn của thể loại: những câu chuyện kể. Có thể coi Đội gạo lên chùa như một tiểu thuyết dòng sông (roman fleuve) được dệt nên bởi muôn vàn câu chuyện, những cảnh đời tư, tất cả tan hòa trong một câu chuyện lớn lịch sử”.

Phạm Xuân Thạch – Nhà nghiên cứu

“Tôi nghĩ thời hiện đại là thời dương khí bốc lên ngùn ngụt, ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm của tiền nhân”. Phải chăng đấy cũng là một kiến giải của nhà văn về dân tộc, tương lai dân tộc? […] Thời đại mà chúng ta đang sống khiến kẻ sĩ không thể không cật vấn về vấn đề của/về dân tộc. Như một vấn đề tư tưởng, và còn như một vấn đề thực tại nữa.

Đoàn Ánh Dương – Nhà nghiên cứu

Trong lần in thứ bảy này, Đội gạo lên chùa được in bìa cứng, trang trọng, rất phù hợp để trong Tủ sách gia đình hay quà tặng bạn bè một tác phẩm xuất sắc mang tầm thời đại của lão nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Đội Gạo Lên Chùa
Đội Gạo Lên Chùa

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Đội Gạo Lên Chùa
  • Mã hàng 9786045649626
  • Tên Nhà Cung Cấp: Phụ Nữ
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
  • NXB: NXB Phụ Nữ
  • Trọng lượng: (gr) 800
  • Kích thước: 15.5 x 23.5
  • Số trang: 780
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Đội Gạo Lên Chùa

Đánh giá Sách Đội Gạo Lên Chùa
Đánh giá Sách Đội Gạo Lên Chùa

1 Một cuốn sách khá dài được dệt nên bởi nhiều câu chuyện về những mảnh đời khác nhau, nhưng tất cả đều là một mảnh ghép trong bức tranh chung về một thời đại mạt pháp kéo dài từ kháng chiến chống Nhật, Pháp, cuộc cải cách ruộng đất cho tới chiến tranh chống Mỹ. Cuốn sách lấy bối cảnh diễn ra câu chuyện ở làng Sọ, một ngôi làng thôn quê ở miền Bắc Việt Nam. Thông qua cuốn sách, ta có một cái nhìn về xã hội, về lịch sử giai đoạn kể trên, về đời sống nhân dân vùng quê, cũng như nhiều tư tưởng Phật giáo về sự cần thiết của một linh hồn Phật tính trong mỗi con người. Phật giáo phải tuỳ duyên, Phật giáo nằm trong tâm của mỗi con người, từ bản tính. Tu tập phải tuỳ duyên, có thể về trong cõi nhân gian mà vẫn thấy niết bàn chứ không nhất thiết là phải ăn cơm chay, đọc kinh Phật.

2 Cuốn sách được xây dựng trên 1 ý tưởng về sự trung lập, kiên định giữa vòng xoáy bạo lực, biến động của xã hội. Giữa vòng xoáy của chiến tranh, cải cách, ngôi chùa làng Sọ hiện lên như một biểu tượng của sự trung lập, thoát tục, như một vùng trời quang mây tạnh trong mắt bão. Chính vì cái kiên định đó mà nhà chùa phải chịu bao khổ cực: Thời Pháp thì sư cụ bị nghi làm tay sai cho cộng sản, bị bắt đi tra tấn gần chết. Đến thời cải cách ruộng đất, sư cụ lại bị chính những người cộng sản nghi là phản động, là mê tín dị đoan, lại bị bắt đi cải tạo, lại cũng suýt chết. Rồi thời chống Mỹ, chú tiểu Anh đi bộ đội, lại trở thành 1 điểm trung lập trong cuộc chiến: một người lính không chịu bắn kẻ thù,… Ý tưởng về nội dung truyện rất hay. Tuy nhiên, về cách kể thì vẫn còn nhiều sạn. Ví dụ như việc thay đổi ngôi kể lộn xộn, bất hợp lí: Có đoạn đang dùng ngôi thứ 3 để kể về 1 bữa tiệc mừng thọ thì đùng một cái, nhân vật “Tôi” ở đâu bước vào tiệc và mọi thứ chuyển sang ngôi thứ nhất. Một số chi tiết còn chưa được làm nổi bật, ví dụ tình cảm của Nguyệt và thầy Hải không được miêu tả kỹ nên kết cục của mối tình không gây được ấn tượng gì. Một vài đoạn nói về đạo Phật thì có vẻ lại hơi dài dòng. Nếu so sánh với Hồ Quý Ly hay Mẫu Thượng Ngàn thì Đội gạo lên chùa có ý tưởng hay hơn nhưng cách viết, cách triển khai lại có vẻ kém hơn. Hơi đáng tiếc vì điều đó.

3 Đã từng đọc rất nhiều truyện hiện đại, nhưng có lẽ cuốn sách mà tôi ấn tượng nhất là:” đội gạo lên chùa” của tác giả Nguyễn Xuân Khánh. Không còn là những hình ảnh, cốt truyện quen thuộc như Nam Cao, Ngô Tất Tố, hay bất cứ nhà văn nào bạn từng biết, Nguyễn Xuân Khánh đem đến một hơi thở hoàn toàn mới về tiểu thuyết hiện đại . Lấy hình tượng trung tâm là ngôi chùa, nơi sư cụ Vô Uý, chú tiểu An, cô Nguyệt, sư thúc Khoan Độ sinh sống, tác giả đã khắc họa lại hai thay đổi lớn của xã hội Việt Nam. Đầu tiên là cuộc cải cách ruộng đất , nghe đã có tínhiệu chất lịch sử rồi phải không? Bạn sẽ ngỡ ngàng trước những vụ bắt bớ, giết địa chủ, cải cách mới. Sau đó, sự kiện tiếp theo là cuộc kháng chiến chống Pháp. Kèm theo đó là những diễn biến, những việc trong chiến tranh, nhập ngũ,binh lính, đều được dàn trải trên trang giấy một cách cụ thể, cuốn hút. Đây là cuốn sách tôi ấn tượng nhất khi viết về xã hội Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến. Giọng văn chân thật, ấm áp, rất Việt Nam khiến tôi cảm thấy dễ tiếp thu.

4 Nếu nhắc đến tác phẩm văn học hiện đại, chắc chắn tôi sẽ kể đến:” đội gạo lên chùa” của Nguyễn Xuân Khánh đầu tiên,bởi chính độ dài và ý nghĩa lịch sử của nó. Giọng văn kể rất thu hút, tự nhiên và chân thật, tác giả đã cuốn người đọc vào cuộc đời của hai chị em An và Nguyệt, để từ đó kể về xã hội, con người ,nơi mà hai chị em từng sống gắn bó. Đi liền với cuộc sống, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận rõ về hiện thực Việt Nam lúc đó, về vấn đề giai cấp, nông dân đố tấu địa chủ, tiêu diệt tầng lớp bóc lột cầm quyền , hay cao cả hơn là việc cả nước kháng chiến chống Pháp. Chao ôi, thật cuốn hút biết bao nhiêu , câu chuyện cứ thế trải dài, hết con người này đến cuộc đời khác, cuốn hút không thôi. Tác xứng đáng là một tiểu thuyết dòng sông, đưa người đọc khám phá bao điều thú vị. Cảm ơn tác giả đã dành tâm huyết viết lên những trang văn hay như thế . Sách của Fahasa thật đẹp, gói kĩ,giao nhanh .

5 Truyện hay, phản ánh chân thực một thời kỳ lịch sử của nước ta cùng những chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả. Rất nên đọc

Review sách Đội Gạo Lên Chùa

Review sách Đội Gạo Lên Chùa
Review sách Đội Gạo Lên Chùa

1. Đạo Phật gắn liền cùng con người

Xen giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất là nhiều câu chuyện về số phận các nhân vật. Họ là nhà chân tu như sư thầy Vô Úy, nhà sư hoàn tục đi theo cách mạng Vô Trần, người nguyện suốt đời bảo vệ Phật pháp sư bác Khoan Độ. Đó là cuộc đời của Nguyệt, bà Nấm, thầy giáo Hải, gia đình chị Thì, anh Lẫm, bố con ông Xuân. Hay cái duyên đến với đạo thiền của An rồi trở thành người lính trong trung đoàn đi B, trung đội trưởng Trắm, những người bạn trong “tổ tam tam”, Huệ, Rêu, … Tác phẩm cũng nhắc tới nhiều con người có mối liên quan tới ngôi làng sọ như chánh Long, bá Phượng, quản Mật, bà Bệu, bà Thêu, Berna Matinot, … Ở hoàn cảnh nào, cái thiện, tâm nhà Phật vẫn là cốt lõi ở con người. Tâm từ đã giúp sư Vô Úy vượt qua được tàn khốc nhất của thời cuộc, Thúc Vô Trần tìm thấy ở đạo Phật và cách mạng lí tưởng cao thượng, sư bác lại được xây dựng như con người “khẩu xà tâm Phật”, người lính, sự hy sinh, tình yêu, lý tưởng là điều mà nhà văn đề cập tới qua đơn vị tân binh. Cái ác, trong những hoàn cảnh khốc liệt nhất đã hiện lên hết sức lạnh lùng. Chỉ có ánh sáng mới giúp con người chiến thắng mọi nghịch cảnh.

2. Không gian quen thuộc của đất nước

Nguyễn Xuân Khánh cho ta bắt gặp nông thôn Việt Nam trong quá khứ và chưa xa, ngôi chùa, hàng cau, con sông, đồng lúa vàng vào vụ gặt… Tác giả gợi không khí Hà Nội xa xưa qua phố cổ, ngôi chùa, xe điện, Hà Nội trước ngày giành chính quyền, những xóm nghèo, ống cống thành phố, không gian thành phố. Tác phẩm Đội gạo lên chùa, đưa đến khung cảnh nhiều vùng quê các tỉnh phía Bắc vào thời kì giặc Mĩ xâm lược nước ta. Đơn vị toàn những tân binh tập luyện tại một ngôi làng gần đồi dẻ. Con đường rơm đầy nắng. Hoa dẻ mỏng manh thơm ngào ngạt. Cảnh An và Tiến đi nghỉ phép trước khi vào chiến trường được miêu tả rất hay. Không gian miền quê phía Bắc vào những ngày máy bay Mĩ ném bom hiện lên như những thước phim. An đi nhờ xe ô tô tới thăm Huệ. Tiến lại khác. Anh mượn được chiếc xe đạp, anh vứt xe đạp chạy ra bờ ruộng tránh bom. Máy bay bà già lượn trên cao. Nắng và không khí như nhảy múa. Tiến và người bạn đường nằm dưới gốc cây xà cừ. Tất cả đều rất thực như ta đã từng có những trải nghiệm trong cuộc sống. Ở đây, bối cảnh mà tác giả nói tới là hiện thực chứ không còn là trang sách nữa. Không gian miền Bắc những năm chống Mĩ còn được miêu tả cụ thể trong cảnh Mai tiễn Tiến trên bờ biển. Họ vẫn yêu nhau dù trên trời pháo sáng đe dọa.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho ta bắt gặp dân tộc mình, cha ông mình, mà ở đó, mỗi cuộc đời, mỗi số phận đều để lại cho ta cái nhìn khách quan hơn khi soi chiếu vào cuộc sống hôm nay.

Mua sách Đội Gạo Lên Chùa ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Đội Gạo Lên Chùa” khoảng 168.000đ đến 173.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Đội Gạo Lên Chùa Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Đội Gạo Lên Chùa Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Đội Gạo Lên Chùa Fahasa” tại đây

Đọc sách Đội Gạo Lên Chùa ebook pdf

Để download “sách Đội Gạo Lên Chùa pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *