Luận Ngữ Chú Giải

Giới thiệu sách Luận Ngữ Chú Giải – Tác giả Dương Bá Tuấn

Luận Ngữ Chú Giải

Giá trị lớn lao của “Luận ngữ” là ở sự giản dị. Năm khái niệm cơ bản của nó rất gần gũi và dễ hiểu đối với mỗi người: 1.Trí; 2. Nhân; 3. Tín; 4. Lễ; 5. Dũng. Dựa trên năm đức tính đó Khổng Tử xây dựng một hệ thống tư tưởng lôgíc, độc đáo, nhằm thiết lập trật tự trong xã hội, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của cả quốc gia. Cốt lõi của học thuyết Khổng Tử là những nguyên tắc đạo đức. Nó được trình bày trong “Luận ngữ”, dưới dạng tập hợp những lời nói vắn tắt và những cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và học trò. Tất cả gồm 20 chương nhỏ, mỗi chương gồm những đoạn ngắn gắn với một lời nói của thầy. “LUẬN NGỮ CHÚ GIẢI” ấn phẩm vừa được Nhà xuất bản văn học phát hành do Dương Bá Tuấn chú giải và Ngô Trần Trung Nghĩa dịch. Tại Trung Quốc “Luận ngữ chú giải” của Dương Bá Tuấn là một trong những tác phẩm chú thích “LUẬN NGỮ” xuất sắc nhất đương thời, một cuốn sách kinh điển có mặt trong hầu hết các tủ sách của mọi nhà.

Luận Ngữ Chú Giải
Luận Ngữ Chú Giải

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Luận Ngữ Chú Giải
  • Mã hàng 9786049767791
  • Tên Nhà Cung Cấp Cty NXB Văn Học
  • Tác giả: Dương Bá Tuấn
  • Người Dịch: Ngô Trần Trung Nghĩa
  • NXB: NXB Văn Học
  • Trọng lượng: (gr) 500
  • Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
  • Số trang: 467
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Luận Ngữ Chú Giải

Đánh giá Sách Luận Ngữ Chú Giải
Đánh giá Sách Luận Ngữ Chú Giải

1 Sách này nguyên bản là “Luận ngữ dịch chú”, ông Dương Bá Tuấn dịch ra bạch thoại và chú thích rất kỹ càng (số trang lên đến 467). Tuy nhiên, tác giả dịch và chú mà không giải thích nên làm cho những độc giả chưa quen Luận ngữ cảm thấy khá khó hiểu, nên mặc dù ngoài bìa sách có ghi “sách kinh điển dùng cho mọi nhà’ nhưng theo tôi sách này thích hợp cho các nhà nghiên cứu hơn dành cho đại chúng. Bản Việt dịch của ông Ngô Trần Trung Nghĩa rõ ràng, dễ đọc, biên tập kỹ nên ít sai sót về chính tả. Sách dịch đầy đủ 20 thiên Luận ngữ, có chép nguyên bản Hán văn (giản thể), phiên âm và dịch ra Tiếng Việt, sau cùng là phần chú thích. Đôi lời thật lòng, xin giới thiệu cùng bạn đọc!

2 Một cuốn sách hay về đạo gia giúp cho người muốn tu học theo con đường Thích – Nho – Đạo.

Review sách Luận Ngữ Chú Giải

Review sách Luận Ngữ Chú Giải
Review sách Luận Ngữ Chú Giải

Luận ngữ chú giải: đưa kinh điển đến gần với đại chúng

“Luận ngữ” không phải tác phẩm xa lạ với mọi người, sách chú giải Luận ngữ thì xưa nay nhiều vô kể. Nhưng “Luận ngữ chú giải” của Dương Bá Tuấn lại là một hiện tượng độc đáo.

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

Những ai yêu thích Hán học dễ dàng nhận ra ngay tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã mượn ý từ trong sách #Luận_ngữ: “Tử viết: …Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã” (Khổng Tử nói: …Mắt thấy chuyện phải ra tay can thiệp mà chỉ biết đứng nhìn, như thế là hèn nhát).

Đến hôm nay, tuy Hán học đã lụi tàn ngót trăm năm, nhưng triết lý kia vẫn còn nguyên giá trị, vẫn khiến người ta phải suy ngẫm mỗi khi nhìn vào hiện thực cuộc sống.

Ở phương Tây, Napoléon Bonaparte cũng từng nói một câu tương tự: “Thế giới chịu tổn thất rất nhiều, không phải bởi sự tàn bạo của kẻ xấu mà là do sự im lặng của người tốt.”
Quả thật những tư tưởng lớn thường gặp nhau!
Và trong đời sống hằng ngày, không ít lần ta nghe thấy mấy câu đại loại như hậu sinh khả úy, dục tốc bất đạt, danh chính ngôn thuận, tứ hải giai huynh đệ,… Tất cả đều xuất xứ từ “Luận ngữ”.

Có thể thấy sức ảnh hưởng của “Luận ngữ” vô cùng sâu rộng, hơn nữa còn được nhân dân ta chắt lọc và tiếp thu để làm phong phú vốn ngôn ngữ của mình.

“Luận ngữ” ra đời vào thời Chiến Quốc (khoảng năm 476 – 221 trước Công Nguyên), ghi chép lại ngôn hành của Khổng Tử, đồng thời cũng ghi chép cả ngôn hành của một số đệ tử Khổng môn.

Về tựa sách “Luận ngữ”, bộ Thích danh của Lưu Hy thời Đông Hán giải thích như sau: “Luận là luân, có nghĩa là luân lý. Ngữ là tường thuật, tường thuật những điều bản thân muốn nói ra.”

Phó Huyền thời Tây Tấn giải thích đơn giản hơn: “Khi xưa Trọng Ni (tên tự của Khổng Tử) mất, bọn học trò như Trọng Cung truy luận lời phu tử, gọi là Luận ngữ.”

Trải qua nạn đốt sách của Tần Thủy Hoàng và quá trình tam sao thất bản thời Tây Hán, bản “Luận ngữ” truyền đến tay chúng ta hiện tại gồm có hai mươi thiên. Dưới thời Nam Tống, Chu Hy xếp “Luận ngữ”, Mạnh Tử cùng với hai thiên Đại học, Trung dung rút ra từ Lễ ký thành một bộ Tứ thư. Kể từ đó, Tứ thư và Ngũ kinh đã trở thành “sách giáo khoa” của những người theo đuổi nghiệp khoa cử, đồng thời cũng được các triều đại xem như “khuôn vàng thước ngọc” của luân lý xã hội.

Tuy nhiên trên thực tế, “Luận ngữ” không đơn thuần chỉ là sách luân lý của Nho gia, đây là một tác phẩm có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, có thể ứng dụng vào chính trị, thậm chí cả lĩnh vực kinh doanh.
Vị khai quốc công thần Triệu Phổ của nhà Tống cho biết ông đã “dùng nửa pho Luận ngữ giúp Tống Thái Tổ định thiên hạ”.

Chủ tịch Tập đoàn Vương Phẩm (Wowprime Corp) là Đới Thăng Ích ở Đài Loan cũng từng tuyên bố mình dùng “nửa pho Luận ngữ sáng lập nên Vương Phẩm”.

Rõ ràng tính ứng dụng thực tiễn của “Luận ngữ” rất cao, chỉ cần hiểu cặn kẽ một số đạo lý trong đó rồi vận dụng linh hoạt là có thể đạt được thành tựu. Từ tu thân, tề gia đến trị quốc, bình thiên hạ, bất cứ lúc nào ta cũng có thể dùng Luận ngữ làm kim chỉ nam.

Bước vào thời đại 4.0, “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn thì đừng làm với người khác) vẫn là nguyên tắc ứng xử cao đẹp mà mọi người nên lựa chọn. Trong quá trình học tập và làm việc giữa guồng máy công nghệ, “bất sỉ hạ vấn” (không xấu hổ khi học hỏi người dưới) vẫn là thái độ đúng đắn giúp bản thân tiến bộ hơn.

Thời đại sẽ đổi khác, xã hội sẽ đổi thay, song những tư tưởng vĩ đại thì sẽ mãi trường tồn, không bao giờ bị mai một dưới lớp bụi năm tháng. “Luận ngữ” chính là một minh chứng!

Từ thời Đường, Tiết Phóng đã xem Luận ngữ là “tinh hoa của lục kinh”. Trần Lễ thời Thanh cho rằng “cốt lõi của kinh học đều nằm hết trong Luận ngữ”. Cuối thời nhà Thanh, Đường Yến vẫn đánh giá “Luận ngữ” là “chìa khóa của mọi kinh điển, cán cân của muôn đời”.

Văn chương trong “Luận ngữ” thì đúng như lời Lỗ Tấn nhận xét, “giản dị và không hề hoa mỹ, cốt sao đủ chuyển ý mà thôi”. Song do khoảng cách của thời gian, hậu nhân khi tiếp xúc với bộ kinh điển này sẽ không tránh khỏi chút khó khăn. Chính vì vậy, những tác phẩm chú giải Luận ngữ đã lần lượt ra đời, nhằm xóa bỏ khoảng cách ấy. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như “Luận ngữ tập giải” của Hà Yến thời Tam Quốc, “Luận ngữ nghĩa sớ” của Hoàng Khản thời Lục triều, “Luận ngữ chính nghĩa” của Lưu Bảo Nam thời Thanh,… Nổi tiếng nhất hiển nhiên là “Luận ngữ tập chú” của Chu Hy thời Nam Tống.

Ngay cả khi nền khoa cử Trung Hoa chính thức cáo chung và chế độ phong kiến rời vũ đài lịch sử thì “Luận ngữ” vẫn còn nguyên sức hấp dẫn đối với các học giả hiện đại. Các công trình nghiên cứu xuất sắc bao gồm “Luận ngữ tập thích” của Trình Đức Thụ, “Luận ngữ sớ chứng” của Dương Thụ Đạt, “Luận ngữ tân giải” của Tiền Mục,…Và đương nhiên không thể không nhắc đến “Luận ngữ chú giải” của Dương Bá Tuấn.

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1958, đến năm 1982, lượng tiêu thụ đã lên đến con số 160.000 bản, trở thành best-seller lúc bấy giờ. Đây thật sự là hiện tượng hiếm có đối với một tác phẩm nghiên cứu.

Dương Bá Tuấn (1909 – 1992) tên thật là Dương Đức Sùng, người Hồ Nam, Trung Quốc. Ông là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng, có nhiều cống hiến trong lĩnh vực văn tự và ngôn ngữ, chủ yếu là nghiên cứu ngữ pháp và hư từ văn ngôn cũng như chỉnh lý và chú giải thư tịch cổ.
Tuy không phải người đầu tiên chú thích sách “Luận ngữ”, nhưng “Luận ngữ chú giải” của Dương Bá Tuấn lại được đông đảo độc giả đón nhận, nguyên nhân chủ yếu là do cách giải thích chính xác và dễ hiểu, ngay cả độc giả phổ thông cũng dễ dàng tiếp thu. Những khúc mắc về phương diện ngôn ngữ đều được ông tháo gỡ, người đọc có thể thấu hiểu và lĩnh hội những giá trị nhân đạo của Nho gia. Qua đó, hình ảnh vị “vạn thế sư biểu” đáng kính dần hiện lên một cách chân thật nhất. Bởi thế nên công trình nghiên cứu này được vinh danh là “sách kinh điển cho mọi nhà”.

Bài thơ Độc Luận ngữ của Lục Du thời Nam Tống có hai câu:
Vãn khuy Khuyết Lý thân truyền diệu
Sổ giản phương tri dĩ hữu dư
(Tuổi già nghiền ngẫm lời phu tử
Ghi chép đôi câu đã đủ dùng)

Chỉ nửa pho Luận ngữ mà có thể định thiên hạ và sáng lập nên một tập đoàn, vậy ra những gì Lục Du nói quả không ngoa.

Một tác phẩm tuyệt vời và giàu tính ứng dụng như thế không thể nào để mãi trong “tháp ngà”!

Với mong muốn đưa kinh điển đến gần với đại chúng, bằng “Luận ngữ chú giải”, Dương Bá Tuấn đã làm được điều đó.

– Ngô Trần Trung Nghĩa- 

Mua sách Luận Ngữ Chú Giải ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Luận Ngữ Chú Giải” khoảng 104.000đ đến 111.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Luận Ngữ Chú Giải Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Luận Ngữ Chú Giải Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Luận Ngữ Chú Giải Fahasa” tại đây

Đọc sách Luận Ngữ Chú Giải ebook pdf

Để download “sách Luận Ngữ Chú Giải pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Luận Ngữ Chú Giải”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *