Ngàn Cánh Hạc
Giới thiệu sách Ngàn Cánh Hạc – Tác giả KAWABATA YASUNARI
Ngàn Cánh Hạc
Bản Ngàn cánh hạc tiếng Việt lần này bổ sung hai chương tác giả chỉ mới in trên tạp chí, chưa bao giờ xuất bản thành sách.
Là hậu duệ một gia tộc trà đạo, thay vì duy trì truyền thống, Kikuji lại tìm cách trốn tránh nó, coi nhẹ nó, thậm chí bán luôn cả trà thất của gia đình để đoạn tuyệt nó.
Sau một lần vô tình ghé thăm buổi thưởng trà ở nhà tình nhân của cha, anh đã sa chân vào những mối quan hệ trầm luân, dằn vặt và bất hạnh.
Trà đạo, bằng cách đó, dai dẳng níu chặt lấy anh. Từ những cái chén có lịch sử vài trăm năm đã in dấu nhiều khuôn miệng cố nhân, cho đến những con người sống trong hiện tại vẫn ấp ủ hoài duyên nợ cũ… Tất cả tìm đến quanh Kikuji, len vào cào cấu tâm can, thậm chí khuấy động cả quãng đời hạnh phúc sau này của anh.
Thưởng trà là thưởng thức nghệ thuật tâm tưởng, nhưng Ngàn cánh hạc lại thưởng trà bằng cách nhấn mạnh sự mong manh của đời người đặt bên chiều dài những đạo cụ pha, rồi lại nếm náp chính cái suy vi tan vỡ của những đạo cụ ấy.
Nói khác đi là, dùng sự vô thường của trà để mà thưởng trà.
Sau Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc lại là một tác phẩm nữa giúp người đọc đi vào thế giới ngôn ngữ hình ảnh đa cảm của Kawabata Yasunari.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Ngàn Cánh Hạc
- Mã hàng 8935250703888-qt
- Tên Nhà Cung Cấp: IPM
- Tác giả: KAWABATA YASUNARI
- NXB: NXB Hồng Đức
- Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
- Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
- Hình thức: Bìa Cứng
2. Đánh giá Sách Ngàn Cánh Hạc
1 Tác phẩm này dã lôi cuốn người đọc đầu tiên là ở tên tuổi của Kawabata, sau là cái mác Nobel văn chương, và đặc biệt là ý nghĩa biểu tượng có ngày từ nhan đề. “Ngàn cánh hạc” nhắc tới một loài chim cao quý gợi nên sự thanh cao mà xa vời thế giới thực. Đi sâu vào thế giới của tác phẩm, tôi cũng bắt gặp những biểu tượng giàu sức gợi như vết bớt xấu xí trên ngực Chikako được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sự ám ảnh cứ hiển hiện trong tâm trí của Kijuji; biểu tượng chén trà shino của phu nhân Ota… Thật khó để có thể hiểu hết, nắm bắt được hết nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm. Tôi chỉ biết nó mềm mại như dải lụa vắt ngay sông, nhẹ nhàng như làn gió thoảng và khó với như mây chiều lãng đãng.
2 Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết ” Ngàn cánh hạc” và thấy hay. Truyện nói về cái đẹp của trà đạo nhưng người dạy trà đạo lại không mang cái đẹp trong tâm hồn như người ta lầm tưởng,truyện nói về cái cổ xưa lâu dài của những tách trà mà người chủ của tách trà chỉ là một kiếp người ngắn ngủi, truyện nói về tội lỗi, mặc cảm, tình yêu mà không nói tiếng yêu, các nhân vật không nói yêu nhau, đề cập đến chuyện giàu có của chủ nhân mà không nói về tiền bạc ngọc ngà. Tôi thấy thương và cảm động với tình yêu thầm lặng và dịu dàng của bà Ota với bố của Kikuji làm cho ông hạnh phúc đến cuối đời.Đọc chuyện này tôi hiểu rất nhiều về văn hóa trà đạo của Nhật Bản, hiểu về kiến trúc và cảnh đẹp cùng con người Nhật Bản. Đây là cuốn tiểu thuyết tôi thấy hay thật sự
3 Tôi đã đọc truyện này, nhìn chung tên truyện hay và cũng nói lên phần nào nội dung câu chuyện, trang bìa quá đẹp, màu sắc nhẹ nhàng, thu hút người xem. Truyện kể về trà đạo là một nét đẹp truyền thống của Nhật Bản, được nhà sư Eisan phát kiến từ cuối thế kỷ XII, sau chuyến tham vấn học đạo từ Trung Hoa trở về. Với nguyên lý kết hợp giữa thưởng trà và thiền, trà đạo như một liệu pháp giúp con người tĩnh tâm, an dưỡng, tách bạch khỏi đời sống phàm tục mà hướng đến sự thanh tao, an bình trong tâm hồn, “ngàn cánh hạc” được Yasunari Kawabata ngâm mình trong trà đạo, tưởng như thấm nhuần nước trà thanh khiết, ấy vậy mà khi bước vào câu chuyện, người đọc không khỏi rùng mình bởi sự dục tính và vô luân, sự tầm thường và thanh tao. Đọc truyện này tôi hiểu được nhiều điều về văn hóa và con người Nhật Bản. Tôi thấy hay, đáng để nghiền ngẫm suốt cả tuần.
Review sách Ngàn Cánh Hạc
Trà đạo (chado), một nét đẹp truyền thống của Nhật Bản, được nhà sư Eisan phát kiến từ cuối thế kỷ XII, sau chuyến tham vấn học đạo từ Trung Hoa trở về. Với nguyên lý kết hợp giữa thưởng trà và thiền, trà đạo như một liệu pháp giúp con người tĩnh tâm, an dưỡng, tách bạch khỏi đời sống phàm tục mà hướng đến sự thanh tao, an bình trong tâm hồn.
Tác phẩm “ngàn cánh hạc” được Yasunari Kawabata ngâm mình trong trà đạo, tưởng như thấm nhuần nước trà thanh khiết, ấy vậy mà khi bước vào câu chuyện, người đọc không khỏi rùng mình bởi sự dục tính và vô luân.
Dục tính, vô luân không phải bởi tác phẩm mang dục tính, vô luân; mà bởi câu chuyện của tác phẩm cứ xoay tròn quanh cái sự dục tính, vô luân ấy, nhuần nhuyễn đến độ chẳng phân biệt được đâu là dục tính, vô luân với tình yêu tuyệt đẹp của đời người.
Câu chuyện kể ra thì không có gì quá phức tạp. Chàng Kikuji, sau khi cha mất, được nhân tình cũ của cha là cô Chikako mời đến tham dự buổi trà đạo. Ngày nhỏ, Kikuji từng có dịp nhìn thấy vết bớt trên ngực Chikako và nghe cha cùng những người đàn ông bàn luận về vết bớt đó. Có lẽ bởi vết bớt kỳ dị, Chikako – một người phụ nữ xinh đẹp, tinh thông trà đạo, vẫn luôn chịu sự ghẻ lạnh từ cha Kikuji và giữ mình, không lấy chồng cũng chẳng có tình cảm với người đàn ông nào khác. Trong buổi trà đạo, Chikako mai mối Kikuji với một cô gái xinh đẹp nhà Inamura, người mà trong tác phẩm xuất hiện thoáng qua như một hư ảnh, nhưng lại có ấn tượng sâu sắc bởi cô gái đó mang theo chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc, khiến Kikuji chú ý. Dẫu vậy, Kikuji chỉ gặp cô gái nhà Inamura có hai lần. Trong khi Chikako đang mai mối chàng với cô gái nhà Inamura, Kikuji lại phải lòng người tình cũ của cha – bà Ota. Hai người đã có những phút giây ân ái và Kikuji hoàn toàn đắm chìm trong cuộc giao hoan với người đàn bà hơn tuổi, nhưng với Ota, bà coi đó là tội lỗi. Bà lựa chọn tự sát vào ngày hôm sau, khiến cho Kikuji cùng con gái của bà Ota – nàng Fumiko, choáng váng và đau khổ. Kikuji chia sẻ với Fumiko những nỗi đau mất mát, mà chính bản thân Fumiko cũng biết mối quan hệ giữa mẹ với Kikuji, luôn cảm thấy có lỗi thay cho mẹ, và đem đến cho Kikuji những kỷ vật cùng ký ức của người mẹ quá cố. Trải qua thời gian, Kikuji có cảm tình với Fumiko nhưng cả hai như có vật cản vô hình để đến bên nhau. Với Kikuji, đó là những tình cảm tàn dư với người đã khuất, còn với Fumiko, chính là tôn ti, phép tắc và sự ngập ngừng trong trắng thánh thiện. Một ngày nọ, khi Fumiko biết tin Chikako nói dối với Kikuji rằng nàng đã lấy chồng, nàng lập tức đến nhà Kikuji để cải chính. Tại đây, Fumiko thuyết phục Kikuji để cho nàng đập vỡ cái chén shino, vốn là cái chén uống trà của mẹ nàng, còn lưu giữ dấu son môi, mà nàng đã đưa cho Kikuji trước đó. Sau khi chứng minh được “còn nhiều chén khác đẹp hơn”, Fumiko đã thuyết phục được Kikuji, nàng tự tay đập vỡ chén shino, đó cũng là lúc Fumiko được giải thoát để đến với Kikuji. Vậy nhưng sáng hôm sau khi thức dậy, Kikuji thấy những mảnh vỡ của cái chén thiếu mất một mảnh, trên trời có sao hôm kép đang rơi, còn Fumiko đã biến mất. Kikuji đi tìm Fumiko, đến cuối truyện, chàng vẫn không tìm thấy nàng, nhưng trở nên sững sờ, khó thở khi nghĩ đến những cử chỉ lạ của nàng, cùng với một mảnh vỡ của cái chén bị thiếu.
1. Tình yêu và ngăn cấm
Có thể thấy xuyên suốt tác phẩm “Ngàn cánh hạc”, tình yêu là chủ đề chính, dù các nhân vật không hề nói rằng họ yêu nhau. Tình yêu giữa cô Chikako với cha Kikuji, tình yêu giữa bà Ota với cha Kikuji, tình yêu giữa Kikuji với bà Ota, tình yêu giữa Fumiko với Kikuji, tình yêu giữa Kikuji với Fumiko. Quá nhiều tình yêu cho từng đấy con người, và có lẽ bởi vậy, họ trở thành những con rối trong mạng nhện, luôn cảm thấy không đủ và kiếm tìm hạnh phúc. Sự ngăn cấm vô hình đến từ lề thói xã hội cùng các định kiến cố hữu trong xã hội Nhật Bản cận đại, đã nảy nở ngay từ hồi đầu tác phẩm, khi những người đàn ông bàn tán về vết bớt trên ngực Chikako. Chikako khi đó còn là một thiếu nữ đài các, một trà sư được nhiều người kính trọng, nhưng bỏ qua vẻ đẹp thanh tao cùng tâm hồn thuần khiết, đám đàn ông quyền quý chỉ quan tâm đến một thứ: Chuyện gì xảy ra nếu như chồng cô ta phát hiện ra vết bớt đầy lông trên ngực cô ta? Chuyện gì xảy ra nếu như con cái bú sữa trên cái ngực đầy lông đó? Họ kinh tởm mà tiếc nuối, thương cảm mà chế giễu, trong khi chính họ cũng nói rằng nếu như đổi ngược lại, một người đàn ông có vết bớt đầy lông bị người vợ nhìn thấy trong đêm tân hôn, thì cũng chẳng hề gì.
Với tôi, đây là một đỉnh cao của Yasunari Kawabata khi đả kích sự bất bình đẳng và định kiến tư tưởng trong xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Thông qua một chi tiết kỳ quái, để làm nổi bật một câu chuyện thường ngày, chỉ riêng chi tiết này thôi, Nobel văn học cũng đã xứng đáng với Yasunari Kawabata.
Nhưng rào cản và ngăn cấm nào có hết ở đó. Tiếp tục dõi theo bước chân của Kikuji trong hành trình vô định của đời mình, ta còn thấy những rào cản và ngăn cấm khác.
Đó là khi Kikuji thực sự có tình cảm với bà Ota, tình nhân của cha, khi mà trước nay chàng chưa bao giờ tìm được tình yêu và dục cảm đích thực. Với Kikuji, chàng không có gì hổ thẹn về chuyện đó, nhưng bà Ota, một người phụ nữ, lại rất lấy làm hổ thẹn. Bà bị cô Chikako – tình địch trước đây, coi là “mụ hồ ly tinh” hết quyến rũ cha Kikuji lại quyến rũ chàng, cản trở hôn nhân của chàng với cô gái nhà Inamura. Bà tự ngăn cản mình gặp gỡ Kikuji, chôn giấu trong lòng những tình cảm và tâm tư, để rồi cuối cùng đi đến con đường tự sát.
Đó là khi Fumiko – con gái bà Ota, có tình cảm với Kikuji nhưng lại luôn lưỡng lự và không thể tiến tới. Đọc “Ngàn cánh hạc”, chúng ta đều thấy rõ Kikuji và Fumiko có những sợi dây liên kết vô hình, và hai người thực sự có thể đến bên nhau, như những mảnh vỡ của chiếc bình cổ, để hàn gắn cho nhau, và đem đến cho nhau tình yêu thuần khiết. Vậy nhưng bởi Kikuji là con trai của đại nhân có địa vị, bởi Kikuji là tình nhân trẻ của mẹ, bởi mẹ nàng vừa mới qua đời, Fumiko vẫn luôn dừng lại, né tránh Kikuji. Hình ảnh nàng Fumiko né tránh Kikuji đặc biệt ấn tượng trong phân đoạn mà nàng mất đà, ngã vào lòng Kikuji nhưng vẫn cố gắng chống tay lên đầu gối chàng, vặn mình lại để lấy thăng bằng, khỏi ngã vào lòng chàng. Ngay khi đó, Kikuji thấy vô cùng lạ lùng tại sao người ta có thể vặn mình và lấy lại thăng bằng giỏi đến thế, thực ra, tất cả là do rào cản ngăn cấm vô hình thời phong kiến tạo ra.
2. Dục tính và vô luân
Như đã đề cập ở bên trên, các nhân vật trong tác phẩm cứ bị xoay trong vòng quay của dục tính và sự vô luân. Đây luôn là một đề tài nhạy cảm, thậm chí đến tận ngày nay, khi xã hội đang ở thế kỷ XXI, thì ở phương Đông, vẫn là chủ đề nhạy cảm. Bạn đọc còn nhớ thì vừa qua, bộ phim “Vợ Ba” đã bị cấm chiếu bởi chủ đề nhạy cảm như vậy. Ra đời từ năm 1952, cách đây nửa thế kỷ, “Ngàn cánh hạc” đã đưa những chủ đề nhạy cảm này vào trong câu chuyện theo cách “nhẹ tựa lông hồng”. Thông qua giọng văn mộc mạc, góc nhìn đầy tương tư của chàng Kikuji, dục tính và vô luân lại trở nên tuyệt đẹp, như một phần của tình yêu giữa con người với con người. Tại đây, người ta thấu hiểu cho Kikuji và bà Ota bởi họ đều là những mảnh gốm bị khuyết, với những vết nứt trong tâm hồn. Dục tính, nếu như quá nhục dục thì xấu xa, nhưng nếu như sử dụng nó theo cách tự nhiên, thuần khiết, thì lại trở nên tuyệt đẹp. Có lẽ bởi Yasunari Kawabata là một trong những cầu nối giữa văn học Phương Đông và văn học Phương Tây, một người viết về truyền thống nhưng với tư tưởng hiện đại, nên dục tính và vô luân trong văn chương của ông được mỹ học hóa, thoát ra khỏi sự dung tục đời thường, và cũng bởi vậy, khiến cho cả những nhà phê bình văn học gia trưởng nhất cũng phải gật gù đồng cảm. Ở xã hội hiện đại, chúng ta cần quan tâm và thấu hiểu hơn tới nội tâm của từng con người, thay vì chỉ chăm chăm đánh giá họ trên khía cạnh đạo đức. Phải chăng, đó chính là thông điệp mà Yasunari Kawabata muốn nhắn nhủ qua “Ngàn cánh hạc”?
Ở đây, dịch giả Vương Trùng Dương, người dịch “Ngàn cánh hạc” đầu tiên ở Việt Nam cũng có đưa ra lời nhận xét trong thư, nói về tính dục trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc” có thể hiểu theo tâm lý Freud. Đó là khi đưa tính dục vào các trường hợp cụ thể, tâm lý con người sẽ có những phản ứng về tội lỗi, tiếc nuối, ghen tị, nhưng nhìn chung, đều không thể cưỡng lại khi rơi vào sóng tình. Theo một khía cạnh nào đó, “Ngàn cánh hạc” của Yasunari Kawabata còn là một trong những tác phẩm đi đầu về tâm lý giữa tính dục và tình yêu, điều mà trong xã hội Nhật Bản trước đây còn kiêng kỵ nhắc đến.
3. Thanh cao và tầm thường
Vậy tại sao tác phẩm lại được tác giả đặt tên là “Ngàn cánh hạc”, khi chi tiết ngàn chánh hạc bay chỉ xuất hiện thoáng qua cùng với một nhân vật hư ảo là cô gái nhà Inamura?
Trong văn hóa Nhật Bản, cũng như văn hóa Phương Đông, hạc là biểu tượng cho đạo và cho sự thanh cao. Hạc trắng bay lên trên bầu trời thường gắn liền với các bậc thần tiên, cao nhân, giáo sĩ. Ở xứ sở phù tang, hạc được coi là linh điểu. Với người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản xưa, hình tượng chim hạc còn biểu tượng cho sự thủy chung, còn với nghệ thuật xếp giấy origiami, ngàn con chim hạc là biểu trưng cho sự hạnh phúc, hưởng lạc, cầu được ước thấy.
Thanh cao là vậy, thế nhưng trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc”, ta bắt gặp vô số sự tầm thường. Sự tầm thường của những gã đàn ông khi nghĩ về vết bớt trên ngực người phụ nữ. Sự tầm thường của những con người chẳng nghĩ được gì khác ngoại trừ các toan tính về hôn nhân. Sự tầm thường của chàng trai trẻ có địa vị, có tiền bạc, nhưng mắc kẹt trong nỗi bi thương nội tâm và tình yêu bi đát không hồi kết. Thêm vào đó, hai hình ảnh chủ đạo trong tác phẩm, đó là “ngàn cánh hạc” và “vết bớt trên ngực Chikako” lại quá tương phản với nhau, như đẩy lên đến cùng cực của cái đẹp và cái xấu, của sự thanh cao và thứ tầm thường.
Chỉ xuất hiện thoảng qua trong tâm trí Kikuji điểm xuyết giữa cuộc sống u uất, ngàn cánh hạc trên chiếc khăn tay của cô gái nhà Inamura, cũng như cô gái ấy, có lẽ là biểu trưng cho sự thanh cao mà một con người tự xem mình là tầm thường như Kikuji không hề nghĩa tới. Kikuji chưa từng nghĩ rằng chàng sẽ lấy cô gái nhà Inamura, dù chàng thấy cô gái đó xinh đẹp, dịu dàng và ấn tượng với chiếc khăn ngàn cánh hạc thanh khiết. Sau cùng, ngàn cánh hạc cũng chỉ là một mộng tưởng xa xôi trong xã hội Nhật Bản, mà Kikuji là sự tượng trưng, đã tỉnh táo để biết được rằng sự thanh cao ấy chẳng dành cho mình.
Rút cục thì, là con người liệu có thể mãi thanh cao? Những đời người trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc” thật tầm thường, nhưng nếu nói chính xác hơn, thì phải là “đời thường” mới phải. Họ là những hình ảnh phản chiếu của con người chân thực trong đời sống xã hội, với những mưu toan, ích kỷ, tương tư, bế tắc, chứ chẳng phải những cánh hạc thanh khiết, tao nhã, cao sang bay trên bầu trời cao kia. Có lẽ đó mới thực sự là đời sống con người, mà sự thanh cao không hơn gì khác ngoài những hư ảnh.
4. Trà đạo và sa sút
Có thể nói, trà đạo như một tấm áo xuyên suốt trong tác phẩm “Ngàn cánh hạc”. Mở đầu tác phẩm là khi nhân vật chính Kikuji được mời tới một buổi trà đạo. Cô Chikako – người phụ nữ đầy ấn tượng với vết bớt trên ngực, là một trà sư (người dạy trà đạo). Kikuji nhớ về người cha quá cố trong trà thất (phòng dùng trà). Fumiko đưa cho Kikuji kỷ vật của người mẹ, là cái chén shino còn hằn lại vết son môi, thường được bà dùng để uống trà. Hình ảnh chiếc bình gốm được bà Ota dùng để cắm hoa sau khi cha Kikuji qua đời. Những bộ chén uống trà quý giá mà cha Kikuji sưu tập khi ông còn sống, mà sau khi ông chết, Kikuji đã không màng đụng đến…
Vốn là một nét văn hóa lâu đời, trà đạo đã tồn tại hàng trăm năm, truyền từ đời này sang đời khác. Đặt một bối cảnh nhỏ bé xoay quanh chàng Kikuji bên cạnh trà đạo, ta mới thấy kiếp sống con người thật ngắn ngủi, so với dòng thời gian vô tận. “Cuộc đời của cha tôi chỉ là một phần rất nhỏ so với cuộc đời của một cái chén uống trà”, Kikuji đã nói như vậy với Fumiko. Ngắn ngủi là vậy, nhưng trong lát cắt của thời gian, mỗi con người vẫn phải sống cuộc đời của mình, chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình, và bế tắc trong nỗi sầu tư, phiền muộn của mình mà cảm thấy như vô tận. Câu chuyện bắt đầu từ giữa dòng thời gian, và lại kết thúc ở giữa dòng thời gian, như biểu trưng cho sự ngắn ngủi và nhỏ bé đầy bi kịch của đời người.
Trong trà đạo, có bốn nguyên tắc căn bản, đó là Hòa, Kính, Thanh, Tịnh. Hòa là hòa hợp, con người hòa hợp với thiên nhiên, trà sư hòa hợp với trà cụ. Kính là tôn kính, kính trên nhường dưới, ngưỡng vọng bề trên và những người đang uống trà với mình. Thanh là thanh tịnh, thanh thản, khi bản thân không còn vương vấn âu lo. Và Tịnh là yên tĩnh, yên lặng, cảm nhận khí trời và không gian yên bình. Đó là cốt cách của trà đạo, bí quyết giúp người thưởng trà có thể cảm nhận vị ngon của trà và cuộc sống.
Trong “Ngàn cánh hạc”, từng nguyên tắc căn bản của trà đạo bị phá vỡ. Những con người trong tác phẩm không hòa hợp với nhau, họ khích bác nhau, nói xấu nhau, nghi kỵ nhau, dè chừng nhau. Những con người trong tác phẩm cũng chẳng kính trọng nhau. Một trà sư như Chikako nhưng trong lòng chẳng thanh, cũng chẳng tịnh, vẫn đây đó những toan tính và định kiến như một hệ quả từ sự định kiến và toan tính mà cô phải chịu khi còn trẻ. Và dĩ nhiên, những nhân vật còn lại trong tác phẩm, dù có thưởng trà hay không, cũng đều mang theo những tâm trạng, sắc thái hoàn toàn ngược lại với “thanh” và “tịnh”. Lại một lần nữa, Yasunari Kawabata vận dụng tài tình nghệ thuật tương phản để phản ánh thực trạng sa sút về tâm hồn của con người trong xã hội hiện đại (tính theo thời điểm lúc bấy giờ). Đâu rồi cốt cách của trà đạo tinh túy, nay chỉ còn là những cái chén bám bụi, bị Kikuji bỏ mặc trong trà thất đóng im ỉm quanh năm.
Trà đạo là tinh hoa, là đời sống tinh thần của người Nhật, ảnh hưởng sâu sắc đến phong tục tập quán của người Nhật. Chúng ta nhận thấy trà đạo len lỏi ở khắp nơi trong “Ngàn cánh hạc”, vậy nhưng tiếc thay, cũng vì trà đạo len lỏi khắp nơi, mà chúng ta cũng lại thấy sự sa sút rõ ràng của nó. Sự ra đi của cha Kikuji, bà Ota như ám chỉ sự qua đi của trà đạo truyền thống. Cô Chikako là một trà sư, nhưng trong lòng chẳng yên, lại đã có tuổi, sớm muộn cũng sẽ ra đi. Người trẻ như Kikuji, Fumiko lại chẳng quan tâm đến trà đạo. Trà thất bị đóng kín. Những cái chén uống trà của cha Kikuji bị bỏ rơi. Và đến cuối truyện, cái chén shino cũng bị đập vỡ. Ở “Ngàn cánh hạc”, chúng ta nhìn thấy trà đạo ở khắp nơi, mà cũng không nhìn thấy ở đâu cả. Tác giả có lẽ tỏ ra muộn phiền bởi sự sa sút của trà đạo trước làn sóng Âu hóa, cũng như những muộn phiền đời sống hiện đại. May mắn sao, rất nhiều năm sau đó, người Nhật, không rõ có phải chịu ảnh hưởng từ tác phẩm này của Yasunari Kawabata không, đã thay đổi, bảo tồn và phát triển trà đạo trở thành một quốc lễ đặc trưng của xứ phù tang. Âu cũng là niềm an ủi nho nhỏ cho đại văn hào đã qua đời bởi tự vẫn.
Ở một góc nhìn khác, trên Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 396, tác giả Hoàng Thị Mỹ Nhị phân tích theo một khái niệm rất hay của Jung, đó là sự vô thức tập thể. Theo đó, vô thức tập thể là trạng thái mà ký ức, văn hóa, hành động loài người truyền từ đời này sang đời kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia. Trong “Ngàn cánh hạc”, vô thức tập thể hiển diện một cách rõ ràng, truyền từ cha Kikuji sang Kikuji, từ bà Ota sang Fumiko. Sự truyền và tiếp nhận vô thức tập thể kết tinh trong trà đạo, nhưng cũng có thể thấy qua nỗi buồn của Kikuji, tội lỗi và sự tự sát (nếu như Fumiko thực sự có tự sát, do cuối truyện kết mở không thấy rõ) của Fumiko. Như vậy, trà đạo là một sự vô thức tập thể của người Nhật, nỗi buồn cũng là sự vô thức tập thể của người Nhật, và phải chăng tự sát, cũng là sự vô thức tập thể của người Nhật, khi mà chính tác giả Yasunari Kawabata sau này cũng đã tự sát?
5. Và những biểu tượng
Đọc “Ngàn cánh hạc”, chúng ta nhận thấy rất nhiều biểu tượng đáng giá trong tác phẩm. Cũng như trà đạo Nhật Bản phải lọc qua nhiều nước và thưởng trà với tâm thái an nhiên, hay thơ Haiku, ẩn chứa ý nghĩa đằng sau ngôn từ đơn giản, mộc mạc, có lẽ để thưởng “Ngàn cánh hạc” cũng cần phải có thời gian, thời điểm và sự nghiền ngẫm. Cá nhân tôi chưa tiếp xúc nhiều với văn học Nhật Bản, mới chỉ thông qua nhà văn mà mình yêu mến Ryu Murakami; đôi ba tác phẩm của Banana Yoshimoto, Haruki Murakami và một vài truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa, không nghĩ rằng mình có thể thực sự hiểu được “Ngàn cánh hạc” cũng như những ý nghĩa, biểu tượng của tác phẩm. Chỉ xin trích dẫn dưới đây một vài biểu tượng mình cực kỳ ấn tượng:
Vết bớt trên ngực: Như đã phân tích ở trên, vết bớt trên ngực cô Chikako chính là biểu tượng của sự định kiến mà xã hội xưa dành cho người phụ nữ
Chiếc khăn ngàn cánh hạc: Biểu tượng cho sự thanh cao xa vời mà những con người trong thế giới thực không với tới
Cái chén shino của bà Ota: Biểu tượng của trà đạo, cũng là biểu tượng của mối tình giữa Kikuji và bà Shino. Khi Kikuji còn giữ cái chén, Fumiko luôn lảng tránh chàng. Fumiko nói với Kikuji rằng “còn nhiều chén shino khác đẹp hơn” ám chỉ Kikuji có thể lựa chọn một tình yêu khác phù hợp hơn với mình. Fumiko đòi đập cái chén shino để xóa đi sự nhung nhớ của Kikuji với bà Ota. Kikuji để cho Fumiko đập vỡ cái chén là chấp nhận từ bỏ và xóa đi bức tường ngăn cách chàng với nàng.
Ngôi sao kép: Phải chăng ngôi sao kép ám chỉ cái chết của Fumiko? Một ngôi sao là bà Ota, ngôi sao còn lại là Fumiko. Đến cuối tác phẩm, Yasunari Kawabata đã không nói rõ liệu Fumiko có tự sát hay không, nhưng ta có thể mơ hồ nhận ra thông qua mảnh vỡ ở cái chén shino còn thiếu, hình ảnh ngôi sao kép và sự lo lắng, bàng hoàng của Kikuji ở cuối truyện.
Bình gốm cắm hoa, trà thất, những cái chén uống trà của cha Shino: Sự sa sút của trà đạo
Với bút pháp đơn giản, khéo léo miêu tả nội tâm nhân vật lồng vào cảnh sắc và đồ vật, Yasunari Kawabata đã thổi hồn vào từng chi tiết trong tác phẩm, kể một câu truyện đời thường, dung dị mà sâu sắc. Có lẽ “Ngàn cánh hạc” xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học hay nhất của Nhật Bản, và vẫn luôn trường tồn với thời gian.
“Ngàn cánh hạc” không rõ ràng, dễ hiểu như các truyện ngắn của Ryunosuke Akutagawa, hay “cảm cái được ngay” như truyện của Haruki Murakami. Văn học, suy cho cùng cũng như trà đạo, liệu rằng ta có chắc ta hiểu được tác phẩm văn học và đã cảm nhận đúng với tinh thần của tác phẩm văn học ấy? Tôi không chắc về điều đó. Tôi chỉ có thể hy vọng một ngày nào đó, có thể ngồi ở một ngôi nhà cổ, thưởng thức trà nơi trà viên, và đọc đi đọc lại cuốn sách “Ngàn cánh hạc” này mà thôi.
Mua sách Ngàn Cánh Hạc ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Ngàn Cánh Hạc” khoảng 62.000đ đến 68.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Ngàn Cánh Hạc Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Ngàn Cánh Hạc Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Ngàn Cánh Hạc Fahasa” tại đây
Đọc sách Ngàn Cánh Hạc ebook pdf
Để download “sách Ngàn Cánh Hạc pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Bên Kia Mây Trời Là Nơi Hẹn Ước
- Hẹn Ước Với Thời Gian
- Cứ Mơ Đi Vì Cuộc Đời Cho Phép
- Được Học
- Hẹn Bạn Trên Đỉnh Thành Công
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free