Rừng Na Uy

Giới thiệu sách Rừng Na Uy – Tác giả Haruki Murakami

Tiểu Thuyết Rừng Na Uy (Tái Bản)

Bất chợt lắng nghe bài hát mà nàng vẫn ưa thích nhất của Beatles, Toru Watanbe hồi tưởng lại mối tình đầu của mình với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất là Kizuki. Ký ức ngay lập tức mang anh trở về những ngày sinh viên của 20 năm trước , ở Tokyo, những ngày chơi vơi trong một thế giới của tình bạn khó khăn, của tình dục buông thả, của đam mê mầt mát, trở về cái thời mà một cô gái mạnh mẽ tên là Modori đã bước vào cuộc đời anh, khiến anh phải chọn lựa, hoặc tương lai, hoặc quá khứ

Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na Uy, bài hát năm nào của Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Bước vào cõi sống của Rừng Na Uy, qua sự sớm cô đơn như định mệnh của những người trẻ tuổi, qua mối tình tay ba vừa quấn quýt xác thân vừa u mặc sầu bi của Naoko-Toru-Midori, người ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu như là nơi trú ngụ duy nhất của người đàn ông và người đàn bà trên thế gian này, và khám phá ra một nỗi buồn mênh mang, trống vắng rất Nhật Bản của thời hiện đại. Trong nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh đã cài đặt nơi những người mới lớn, trong sự tuyệt vọng của những tâm hồn trong sáng sẵn sàng hy sinh thân mình để khỏi thoả hiệp với cuộc sống thế gian. Và tình yêu đã là nơi trú ngụ duy nhất. tình yêu và sự giải phóng của xác thân bao bọc lấy nó, làm cho người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau với tất cả những gì có thể trước cuộc đời ngắn ngủi và quý giá. Với ý nghĩa đó, mối tình tay ba Naoko-Toru-Midori đã lay động hàng chục triệu độc giả trên toàn thề giới trong một tác phẩm được coi là tuyệt bút của Murakami.

Xuất bản lần đầu ở Nhật Bản năm 1987, Truyện Tiểu Thuyết Rừng Na Uy thực sự là một hiện tượng kỳ lạ với 4 triệu bản sách được bán ra, và theo thống kê hiện tại, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đã đọc Rừng Na Uy. Tại Trung Quốc, Rừng Na Uy đã trở thành một hiện tượng văn hoá với hơn 1 triệu bản sách được tiêu thụ và được đánh giá là 1 trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở đại lục trong thế kỷ 20.

Theo tờ Publisher Weekly, “đã hai mươi năm nay, Rừng Na Uy luôn nằm trong danh sách 10 tiểu thuyết được giới trẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tìm đọc nhiều nhất”. – Publisher Weekly

Nắm bắt sự đam mê và gấp gấp của ái tình tuổi trẻ Lặng lẽ lôi cuốn người đọc và cuối cùng lay động tam can. – Time Literary Supplement

Dịu dàng, quyến rũ như thơ, căng thẳng như bi kịch và gợi dục một cách mê đắm. Một cuốn tiểu thuyết kỳ diệu có âm hưởng hướng đạo và tự nguyện. Nhân vật chính yêu người yêu của người bạn thân nhất thời niên thiếu đã tự sát của mình. Nhưng một thời gian sau,a nh chàng cũng phải lòng một nữ sinh ở khoa mì Tuyệt đối nên đọc. – SDM

Rừng Na Uy
Rừng Na Uy

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Rừng Na Uy
  • Công ty phát hành Nhã Nam
  • Tác giả: Haruki Murakami
  • Kích thước: 13×20.5 cm
  • Dịch Giả: Trịnh Lữ
  • Loại bìa: Bìa mềm
  • Số trang 556
  • SKU 2518285367735
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

2. Đánh giá Sách Rừng Na Uy

Đánh giá Sách Rừng Na Uy
Đánh giá Sách Rừng Na Uy

1. Nội dung trầm lắng, từ đầu tới cuối là một không khí âm u và ảm đạm, buồn không tả được. Đâu đó loé lên một chút ánh sáng của tình yêu chân thành, sự liên kết về thể xác, tia hy vọng mỏng manh cho cuộc đời.
Mỗi nhân vật mang một tính cách riêng biệt và rồi có một số nhân vật lại biến mất một cách khó hiểu, tạo cho người đọc sự hoang mang, tò mò và rồi vụt tắt. Cái kết khá buồn, hầu như từ đầu đến cuối câu chuyện đều mang một không khí u buồn, đến nỗi làm cho người đọc cũng buồn theo không dứt… Tóm lại chỉ hai từ “sâu sắc, ám ảnh “

2. Nhuốm toàn truyện là không khí buồn, những chênh vênh của tuổi mới lớn. Tình dục quá phóng túng. Mình 29 tuổi, nên mình hiểu đó là tất cả những cảm giác mình đã trải qua. Nhưng thiết nghĩ nếu các bạn trẻ mới lớn đọc quyển sách này, tâm lý các bạn không vững, có thể sẽ có những tư duy không tốt.

3. Ngay từ đầu tác phẩm, khi tác giả nói về cái chết của Kizuki, mình đã chiêm nghiệm và suy nghĩ rất nhiều. Mình cũng từng mất một người bạn thân như thế, cũng từng cảm thấy lằn ranh giữa sự sống và cái chết sao mà nó lại mơ hồ đến vậy, nên thấy rất thấm thía và đã thấy thích tác phẩm ngay từ những trang đầu. Sau đó, càng đọc càng thấy cuốn hút, có thể mình chưa hiểu hết hàm ý của tác phẩm, nhưng cũng phần nào cảm nhận được sự bất lực của nhân vật, khát vọng về tình yêu thuần khiết, về hạnh phúc, về sự day dứt của những người trẻ trong giai đoạn Nhật Bản chuyển mình…

4. Thật sự, mình đọc cuốn sách này đã 1 năm trước rồi. Rừng Na Uy thật sự rất kén, à không, phải gọi là văn học của Murakami là kén ngưòi đọc. Khi đã thích, đã hiểu được văn học của Murakami, bạn sẽ rất thích nó, nhưng nếu không hiểu được thì đành tùe bỏ . Rừng Na Uy cũng vậy, là 1 bức tranh về những con người trẻ, lạc lối trong cuộc sống, trong tình yêu, mà ở đây là Watanabe, chàng trai si tình với cô gái, là bạn thân của mình. Đồng thời nó vẽ lên hiện tượng ở Nhật vào những năm 80 90, hiện tượng tự tử vì lạc lối của Thanh niên ở Nhật. Đan xen dòng hồi tưởng về quá khứ và những con người xưa, cuốn sách kết thúc bằng 1 không khí đau buồn, và 1 cái kết mở ra cho nam chính

Review sách Rừng Na Uy

Review sách Rừng Na Uy
Review sách Rừng Na Uy

Nếu cậu chưa đọc Rừng Na Uy có lẽ những dòng dưới đây sẽ không giúp cậu dễ dàng hình dung ra được Rừng Na Uy mang trong mình những câu chuyện như thế nào. Vì mình sẽ viết về thứ làm mình có nhiều suy nghĩ nhất – tuyến nhân vật mà Haruki Murakami xây dựng lên.

“À, thì ra trong đời luôn có những người như thế” – mình đã ngẫm vậy đấy khi nghĩ tới Kizuki, Nagasawa, Reiko, Naoko, Midori và Watanabe.

♦ Có những người như Kizuki, tốt tính, chân thành, mang những cái nhìn tinh tế và rồi tự tử ở tuổi 17.
Không một ai biết lý do tại sao. Không một lời từ giã cụ thể. Luôn tồn tại những dấu hỏi chấm sẽ không bao giờ có được lời giải đáp. Kizuki là người khiến Watanabe định hình được rõ ràng, rằng: “Cái chết là có thực, nó không phải đối nghịch của cuộc sống, mà nó là một phần của cuộc sống”.

Khi biết tới Kizuki mình lại nhớ tới Hoàng Hiếu, một cậu bạn cùng học với mình cấp 2 và những năm đầu cấp 3. Cậu ấy tự tử, nhưng sớm hơn Kizuki một năm, là ở tuổi 16. Cho tới bây giờ, mình vẫn nhớ khoảnh khắc Hà gọi điện cho mình, vừa nói vừa khóc bảo: “Mày ơi thằng Hoàng Hiếu tự tử rồi.” Thời điểm đó mình hiểu cảm giác thế nào là không tin vào những gì tai nghe thấy, hiểu thế nào là bàng hoàng chết đứng. Vì mọi sự quá mức đột ngột và quá khó để chấp nhận. Chẳng ai mất đi mãi mãi một người bạn mà có thể dễ dàng chấp nhận cả. Giống như thời gian không khiến người ta bớt đau hơn khi mất đi ai đó, mà chỉ giúp họ quen với điều đó hơn thôi.

♦ Hoặc như Nagasawa, giỏi trong mọi thứ từ học hành, giao tiếp khiến người khác nể sợ, có những sự ảnh hưởng đáng ngưỡng mộ, hay trong cả việc tình một đêm. Ở nhân vật này khiến mình tự hỏi, những người chỉ cần đề ra mục tiêu là sẽ đạt được, như vậy có thực sự tốt không nhỉ? Cuộc sống với Nagasawa không phải những thử thách, không phải điều gì cần chinh phục, không có những triết lý sống, với Nagasawa là những cuộc chơi cậu ta sẽ về nhất, chỉ cần cậu ta đưa ra quyết định và hành động.
Mình không thích cũng chẳng ghét Nagasawa, chỉ là sự cố gắng của cậu ta quá kinh khủng, quá nhiều những điều lý trí. Hình dung nó là một dạng như thế này: Khi tất cả mọi người chơi thì cậu ta học và thử nhiều điều. Cậu ta thành thạo tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và đang tự học tiếng Ý. Cậu ta nói: “Nếu đọc những sách mọi người đều đang đọc, cậu sẽ chỉ nghĩ những gì mọi người đang nghĩ mà thôi”.
Đúng như Watanabe nhắc tới về cậu ta, cậu ta càng gặp khó khăn thì cậu ta càng mạnh mẽ, càng thông minh. Và những người như thế có phần làm mình e dè nhưng cũng không phủ nhận mình có tò mò. Bởi vì trí thông minh luôn là điều gì đó bí ấn và cuốn hút với bản thân mình.

♦ Đến với Reiko, một người tài năng ở lĩnh vực âm nhạc – thứ hẹp hơn, nghệ thuật hơn những gì Nagasawa giỏi. Reiko có một thứ đặc biệt, chính trong cách truyền đạt kiến thức cho người khác, những gì Reiko nói ra thường rất dễ hiểu dù là những thứ phức tạp tới đâu. Reiko từng nói, có 2 loại người thông minh, những người truyền đạt được người khác hiểu, và ngược lại, có những người rất giỏi nhưng họ không khiến người khác hiểu được những kiến thức mình có. Nhưng cũng bởi những điều đó đã dồn Reiko tới bước đường cùng, nói một cách đơn giản thì luôn có điều gì đó đứt “phựt” trong tâm trí của Reiko. Dù rằng bằng cách này hay cách khác.
Ở Reiko khiến mình ngộ ra, thời điểm bạn gặp ai đó, bạn thấy có vẻ cuộc sống của họ bình lặng, yên ả, dễ dàng quá, nhưng chính là đã có vô vàn những điều mà chúng ta không thể ngờ tới họ đã trải qua. Mỗi người đều đem theo mình những câu chuyện, mà sau biết bao thời gian, kể lại thì có vẻ sẽ nhẹ nhàng biết bao, nhưng thực sự chỉ khi trải qua mới biết nó khủng khiếp cỡ nào.
Bản thân mình thích Reiko lắm, vì chị ấy luôn vui tính theo một cách nào đó.

♦ Dù Naoko là cô gái được nhắc tới khá nhiều trong Rừng Na-uy nhưng mình lại không có ấn tượng nhiều nhặn gì cho lắm. Qua lời nói và suy nghĩ của Watanabe, Naoko từng chút hiện lên là một cô gái dịu dàng và nhẹ nhàng điển hình. Không đủ mạnh mẽ cũng chẳng đủ sâu sắc để khiến mình thích thú, đó là những thứ hiện tại mình nghĩ về nhân vật Naoko dù thực tế cô gái này là một trong những nhân vật chính. Có lẽ với ai đó khác, khi đọc Rừng Na-uy sẽ có cách nhìn rất mới, có nhiều hơn những ấn tượng với Naoko chứ không chỉ vỏn vẹn mấy điều mình nghĩ ở trên. Nhưng, cũng biết đâu đấy, ở những lần đọc sau, mình lại nhìn ra những khía cạnh mới mẻ và có nhiều sự tò mò hơn về Naoko thì sao

♦ Tiếp đến, là Midori. Mình đặc biệt thích và ấn tượng với cô bạn này. Nhiều lúc mình cảm thấy, tính cách Midori khác hẳn Naoko (nhưng không phải trái ngược). Thẳn thắn, mạnh mẽ, bạo dạn, hài hước và “điên” vừa đủ. Midori là nhân vật kéo mình về thực tại nhiều nhất, khi ở những nhân vật khác luôn có chút ít gì đó “không thật”. Những điều cô bạn này đem tới cuộc đời của Watanabe là những điều cần có và mọi thứ hài hòa với cậu ấy.
Viết thế không phải chỉ vì có Watanabe thì Midori mới nổi bật (dù thực tế là vì Watanabe nhắc tới thì Midori mới tồn tại, mà đúng hơn nữa thì vì ý tác giả nó vậy =))) ), mà Midori nổi bật theo một cách riêng. Còn riêng như thế nào, cậu hãy đọc và cảm nhận nhé vì nếu không mình sẽ viết hết những đoạn trích dẫn về Midori mình đã đánh dấu ra đây mất =))

♦ Cuối cùng cũng tới người đóng vai trò là người viết “Rừng Na-uy” – Watanabe. Trong quá trình đọc mình không đưa ra kết luận gì về Watanabe cả, chỉ ghi lại những cảm nhận về cậu bạn này thôi, vì mình không muốn đánh giá quá nhanh. Sau tổng thể câu chuyện, sau cả 553 trang, các cậu biết mình đã thấy Watanabe như thế nào không?
Ở những gì mình cảm nhận được, Watanabe là một người thực sự trầm tính. Và chính vì sự trầm tính đó, cậu ấy khác biệt theo cách đặc biệt. Nhưng để diễn tả cậu ấy thực sự là một người như thế nào, thì mình cũng chẳng biết nói sao.
Một cậu bạn thích đọc Gatsby vĩ đại, không cố gắng để kết bạn, có cách nói chuyện khiến người khác hiểu được một vấn đề rất nhanh. Mình luôn cảm thấy rằng những người trầm tính, những người dành thời gian cho quan sát nhiều hơn nói, sẽ luôn là những người nhìn nhận vấn đề được bao quát nhất. Và Watanabe đã làm điều đó rất tốt.
À, có một điểm mình thích ở Watanabe lắm, là cậu ấy rất thích viết thư tay. (vì mình cũng thích viết thư tay lắm nên mới thích chi tiết này tới vậy).

Lại là một cuốn nữa của Haruki Murakami khiến mình đọc liền không xen giữa bởi bất kì cuốn sách nào khác. Mình không biết có phải do mình hợp giọng văn của Haruki hay do ông viết lôi cuốn nữa, nhưng mình đã tự hứa với bản thân sẽ còn tìm đọc những tác phẩm còn lại của Haruki trong thời gian tới.

Khi đọc mình đã tìm đúng bài hát “Rừng Na-uy” của The Beatles, và từ đấy nghe một loạt những bài khác của The Beatles, tới giờ chẳng biết sao cứ thấy nhạc của The Beatles tình tình sao đó. Nhưng túm lại, bây giờ mình vẫn thích Let it be và And I love her nhất :”>

P.s: Link nhạc cho bạn nào chưa nghe.
– Let it be: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Let-It-Be-…
– And I love her: http://mp3.zing.vn/bai-hat/And-I-Love…

Mua sách Rừng Na Uy ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Rừng Na Uy” khoảng 75.000đ đến 95.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Rừng Na Uy Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Rừng Na Uy Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Rừng Na Uy Fahasa” tại đây

Đọc sách Rừng Na Uy ebook pdf

Để download “sách Rừng Na Uy pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *