Tâm Lý Dân Tộc An Nam
Giới thiệu sách Tâm Lý Dân Tộc An Nam – Tác giả Paul Giran
Tâm Lý Dân Tộc An Nam
Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran – một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam.
Tác phẩm ra mắt người đọc Pháp quốc năm 1904, vào thời điểm những cuộc chinh phục bằng sức mạnh quân sự của người Pháp trên Vương quốc An Nam và bán đảo Đông Dương đã bước vào hồi kết, và công cuộc thuộc địa hóa xứ sở này dần chuyển sang một giai đoạn mới. Những kinh nghiệm ở Bắc Phi (Algérie, Tunisie, Maroc…) cho người Pháp hiểu rằng để duy trì sự hiện diện của họ ở An Nam nói riêng và xứ Đông Dương nói chung, họ cần đến một quá trình lâu dài.
Đó là phải tìm cách làm sao cho sự phân ly mẫu quốc – thuộc địa không trở thành một sự đứt gãy thảm khốc về nhiều mặt. Và để tìm ra con đường, trước hết những người Pháp cần phải hiểu về tâm lý dân tộc An Nam, mà công trình nghiên cứu này của Paul Giran chính là một trong những tài liệu tham khảo cho các chính khách ở mẫu quốc lúc bấy giờ.
Trong công trình của mình, Paul Giran đề xuất một nghiên cứu về dân tộc An Nam; “để khám phá những sức mạnh sâu kín của đời sống cộng đồng hoặc riêng tư; rút ra các nguyên tắc tối thượng chi phối việc thành lập các thiết chế xã hội hoặc chính trị; phân tích mọi ảnh hưởng mạnh mẽ đã định hình nên lịch sử và sự tiến hóa của nó.” Hai nguyên nhân chính, theo Paul Giran, đã góp phần vào sự hình thành bản sắc dân tộc An Nam: chủng tộc và môi trường, đó cũng là đối tượng mà công trình này tập trung khảo sát.
Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam; tất cả nhằm phục vụ cho công cuộc thực dân của nước Pháp.
Như vậy, 115 năm (1904-2019) đã qua đi kể từ thời điểm tác phẩm được xuất bản. Một thế kỷ, với rất nhiều sự kiện, trở thành một quãng độ thích hợp cho sự nhìn nhận của người Việt Nam hiện đại về quá khứ của chính dân tộc mình, để cố gắng hiểu hơn về ông cha mình và những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Sự thấu hiểu có được không chỉ thông qua tài liệu của người Việt mà còn qua “lăng kính” nhìn nhận của người Pháp đương thời, mà dù muốn hay không, đã gắn kết, trên một số phương diện, vào số phận Việt Nam thế kỷ XX.
Giới thiệu Tâm lý dân tộc An Nam trong “Tủ sách Pháp ngữ – Góc nhìn sử Việt”, chúng tôi mong muốn gửi đến độc giả một tài liệu tham khảo khả tín, góp thêm một tài liệu có ích để tìm hiểu về Tâm lý dân tộc An Nam: đặc điểm quốc gia; sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, xã hội và chính trị”, hòng truy nguyên căn tính của một số hiện tượng tâm lý xã hội có thể còn gây nhức nhối cho chúng ta ngày hôm nay.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tâm Lý Dân Tộc An Nam
- Mã hàng: 8935270701390
- Tên Nhà Cung Cấp: Alpha Books
- Tác giả: Paul Giran
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Trọng lượng: (gr) 220
- Kích thước: 16 x 24
- Số trang: 200
- Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Tâm Lý Dân Tộc An Nam
1 Ấn tượng đầu tiên của mình về sách là đó bìa thật sự rất đẹp,mang phong cách cổ xưa, những hình ảnh của người an nam về trước,về việc giao hàng thì rất nhanh và giao sách rất an toàn,không bị rách hay có vết bẩn nào,nội dùng sách rất hay,làm cho người đọc như lạc vào một thế giới kiến thức bao la,nơi có những con người nước nam ta thời đó,cảm ơn tiki đã mang đến cho mình một cuốn sách hay và tuyệt vời như vậy
2 Mình thực sự rất hài lòng với dịch vụ của fahasa, mình vừa đặt hàng mà ngay hôm sau đã nhận được rồi. Còn cuốn sách, về hình thức, bìa sách mang đậm màu sắc hoài cổ, hình ảnh ở bìa sách đều là ảnh được sưu tầm từ nhiếp ảnh gia thời đó nên nhìn bìa sách ta đã thấy ngay nét văn hoá phong tục xưa của người Việt. Về nội dung, cuốn sách là tác phẩm được nghiên cứu khá kĩ và sâu sắc về tâm lí người An Nam. Lời văn khá dễ hiểu, khắc hoạ rất sinh động thời kì pháp thuộc ở nước ta.
3 Đúng như tiêu đề, cuốn sách viết về tâm lý dân tộc An Nam vào những năm thế kỷ 18-19 khi người Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam ta. Sách được viết dựa trên góc nhìn của 1 người Pháp, quan sát, phân tích và so sánh tính cách, thói quen, tập tục người An Nam so với các dân tộc xung quanh khác (Indo, Champa, Hoa,…); và dựa trên cả vị trí địa lý, khí hậu của nước ta để đưa ra kết luận sau cùng về tâm lý dân tộc An Nam dưới lăng kính của 1 người đến từ Phương Tây. Cá nhân mình thấy sách vẫn còn sơ sài, chưa có nhiều số liệu và dẫn chứng để làm đề tài thêm phần thuyết phục.
4 Nội dung cuốn sách rất hay, giúp người đọc có cái nhìn gần gũi và chi tiết hơn về cách người Pháp thời Pháp thuộc nhìn nhận về con người Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều đoạn dịch hơi khó hiểu và chưa thoát ý. Dù sao cũng rất cảm ơn ban biên tập đã dịch và xuất bản cuốn sách này..!!
5 Khái quát phần lớn tính cách người Việt, đặc biệt là những điểm yếu trong tính cách và tâm lý. Rất đáng để đọc để hiểu biết về dân tộc và biết cách phát triển bản thân.
Review sách Tâm Lý Dân Tộc An Nam
Đầu thế kỷ XX, sau hơn ba năm nghiên cứu và tích lũy quan sát tại Đông Dương, Paul Giran, một quan chức cai trị thuộc địa Pháp cho xuất bản công trình Tâm lý Dân tộc An Nam năm 1904. Ông cho rằng, “để cai trị tốt một dân tộc, trước tiên phải học hỏi tìm hiểu, phải biết rõ, phải thấu đáo tâm hồn, thần minh của họ.” Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí tuệ, xã hội và chính trị An Nam. Tâm lý Dân tộc An Nam ra đời hơn 100 năm trước, thời điểm mà người Pháp đã đặt ách cai trị trên đất An Nam, những bài học rút ra từ nghiên cứu tâm lý này vẫn ít nhiều có giá trị tham khảo. Quả thật Paul Giran đã làm nên công trình nghiên cứu cực kỳ tỉ mỉ và công phu. Ông tập trung nghiên cứu tất cả các yếu tố: chủng tộc, sắc dân, môi trường, các tiến hóa lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc An Nam.
1904, 100 năm trước, tức là trước quãng thời gian nhân dân ta vùng lên với CMT8 oai hùng, xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa phong kiến. Thế nên hồi ấy dân ta nghèo lắm, cái gì cũng lạc hậu và cái gì cũng mọi, phải thừa nhận đúng như thế. Đọc Paul Giran mình mới hiểu dân An Nam vốn là một đại diện của chủng tộc da vàng, thuộc Đại Chủng Á (Mongoloides), mang diện mạo gần giống người Mông Cổ, và có làn da vàng là sự chuyển tiếp giữa người Mã Lai và người Hán Hoa. Tác giả tuy khen dân An N am chịu khổ được, bền bỉ trong lao động, nhưng dưới con mắt của kẻ cai trị đi khai sáng văn minh, dân An Nam hiện lên trong sách với những hình ảnh cực kỳ xấu xí. Họ có gương mặt xấu xí, thể hình thấp nhỏ, không dai sức, lười nhác, chây ỳ, bẩn thỉu, lạc hậu, có tính bạo lực, dễ nổi nóng, làm ăn xổi không chịu khó tìm tòi kiến thức về ngành nghề… Có nhiều thói hư tật xấu mà Paul Giran chỉ ra đúng như lười nhác, không chịu tìm tòi kiến thức ngành nghề mình đảm nhận, chỉ làm đủ ăn, không chịu đổi mới, không chịu áp dụng, tìm hiểu những kiến thức mới trong nghề. Sống an phận, không dám thay đổi. Ông khen ngợi vì chúng ta thừa hưởng tố chất của dân Mã Lai nên có khả năng chịu đựng nắng nôi, chịu đựng cái nóng khắc nghiệt giỏi hơn người Pháp. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra dân An Nam rất dễ nổi nóng, có tính tình hung bạo, ưa thích sử dụng bạo lực trong những hình phạt man rợ, trong những chuyến chinh phạt liên tiếp các dân tộc khác. Cũng nhờ đọc cuốn này mà mình mới biết ngày xưa cha ông ta ngoài đánh đuổi giặc Tàu cũng đi chinh phạt tứ lung tung luôn. Năm 1439, viễn chinh đánh Phục Lễ Châu; năm 1440, đánh Hà Tông Lai, năm 1441, đánh Thuận Mỗi Châu; sau đó đánh Ai Lao (ba lần liền) và đánh Lão Qua, một tiểu vương quốc phía bắc Bắc Kỳ. Những kiến thức khá hấp dẫn và thú vị. Ngoài ra, Paul Giran còn có cái nhìn thấu suốt, tỉ mỉ vào tục lệ thờ cúng, tục lệ thờ phụng, cưới hỏi, ma chay và tôn giáo, tín ngưỡng của dân An Nam. Tác giả bày tỏ sự không đồng tình trước niềm tin của dân An Nam vào linh hồn con người sau khi chết, hay còn gọi là Ma, và cho rằng niềm tin này có phần hơi trẻ con. Ông cũng chê bai quan niệm trọng nam khinh nữ, muốn có con trai nối dõi tông đường của các gia đình An Nam.
Tuy nhiên, suốt cuốn sách tác giả không hề phỏng vấn một người dân An Nam nào, mà hầu hết chỉ thông qua nghiên cứu của bản thân cũng như các tài liệu nghiên cứu của đồng nghiệp, mà phần lớn cũng là người Pháp. Cái nhìn của Paul Giran có phần thiên lệch rõ nét, khi xem dân tộc An Nam là tộc bị trị, là lũ mọi bẩn thỉu, lạc hậu, lười nhác, thiếu sáng tạo… Chúng ta phải nhận thức được dân tộc An Nam thời đó, về mọi mặt hoàn cảnh, môi trường sống và tình cảnh đất nước bị cai trị thời đó sẽ khác xa với dân tộc Việt Nam bây giờ. Nên cái nhìn của Paul Giran có thể gần như chỉ chính xác ở thời điểm đó. Phần chúng ta là độc giả trước khi đọc nên gạt hết sĩ diện dân tộc đi, để có cái nhìn đánh giá tích cực. Cái gì chê đúng thì phải học cách sửa chữa để ngày càng tiến bộ hơn. Nhiều cái sai Paul Giran chỉ ra vẫn còn đúng đến tận bây giờ. Chẳng hạn như:
“Loại đầu ngắn và đặc biệt là đầuu ngắn da sạm, về mặt tinh thần, ứng với người “hòa bình, cần cù, tiết kiệm, thông minh, cẩn thận, không bỏ qua cơ hội, giỏi bắt chước, bảo thủ, nhưng không có sáng kiến. Gắn bó với quê cha đất tổ, tầm nhìn ngắn, nhu cầu đơn điệu, đầu óc thường ngày dễ nổi loạn. Dễ bị dẫn dắt, dễ yêu thương cả người cai trị mình,” thiếu ý chí nghị lực, được phú cho đầu óc dễ chăn dắt, tinh thần “bầy đàn.””
“Trên thực tế, gần như đó là các nét tâm lý nổi trội của người da vàng. Tuy nhiên, vẫn nên chỉ ra thêm sự thiếu vắng khả năng mẫn cảm của họ khiến họ vô cảm, không cảm thông với nỗi đau, cứng rắn đến khắc nghiệt nhưng đôi khi cũng nhẫn tâm đến độc ác. Điềm tĩnh, ít bị kích động, họ có thể lạnh lùng làm những điều tàn bạo tồi tệ nhất. Nhưng chúng ta phải nhấn mạnh chính yếu vào sự tầm thường của lối tư duy đặc biệt thực tế nơi họ: nói trắng ra, nhạy bén chỉ với một sự phát triển gò bó. Ở họ, trí tưởng tượng hãy còn nghèo nàn, hẳn nhiên là hậu quả của tính dửng dưng, cả về thể xác và đạo đức.”
“Không thể nói thẳng thừng rằng người An Nam lười biếng; trái lại, họ siêng năng; rất ít người An Nam ăn không ngồi rồi; có điều, họ lao động một cách uể oải, đặc biệt là khi họ làm không phải do bị nhu cầu thúc bách hoặc không vì lợi riêng. Các kiều dân, thương nhân, kỹ nghệ gia, nói chung tất cả những ai phải thuê họ làm việc, dưới bất kỳ hình thức nào, đều quen thuộc với những điểm bất tiện của lực lượng lao động này.”
“Không còn nghi ngờ gì nữa, ở An Nam, một số ngành kỹ nghệ địa phương như dệt lụa và bông là những ngành chính. Nhưng bên cạnh đó họ chưa bao giờ có sự phát triển cao, sản phẩm của họ thô và kém chất lượng. Điều này không chỉ do sự không hoàn hỏa của các công cụ mà còn do tính cách của người lao động. Người An Nam, dường như vẫn còn sơ khai dưới nhiều quan hệ, có tính cách hời hợt; họ thiếu kiên trì; vì vậy thường vội vàng hoàn tất công việc với kết quả tồi tệ, dù rằng chính họ đã khởi sự với sự cần mẫn.”
Những điểm xấu này các bạn có thấy quen không? Có vẻ như nó vẫn đang diễn ra ngay trong xã hội thế kỷ XXI của chúng ta mỗi ngày nhỉ, hoặc phần nào đó. Kể ra nếu đổi lại, một du khách hay một người nước ngoài, nhà nghiên cứu chẳng hạn, viết về dân tộc Việt Nam thế kỷ này chê chúng ta xấu xí, chắc cũng thành một cuốn thế này. Đừng bảo là không đúng đi! Đọc xong cuốn sách này, mặc dù là bị chửi sấp mặt đấy, nhưng phải thầm cảm phục nghiên cứu quá sức công phu, tỉ mỉ của Paul Giran về mọi mặt cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của dân tộc An Nam, nhiều chi tiết mà đến mình cũng còn mù mờ, như các nghi lễ quỳ lạy cúng tổ tiên khi mời tổ tiên về vui cùng con cháu lễ Thanh minh, trong các lễ cưới, rồi chuyện thừa kế đất đai.v.v… Tâm Lý Dân tộc An Nam đúng là một cuốn sách đọc để khai mở trí thức, nếu chúng ta biết gạt sĩ diện ra để đọc nó và hiểu nó. Rất cảm ơn Omega+ đã xuất bản cuốn sách này, để chúng ta có cơ hội tìm hiểu cuộc sống của cha ông ta xưa kia thời Pháp thuộc.
Mua sách Tâm Lý Dân Tộc An Nam ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tâm Lý Dân Tộc An Nam” khoảng 75.000đ đến 76.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tâm Lý Dân Tộc An Nam Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tâm Lý Dân Tộc An Nam Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tâm Lý Dân Tộc An Nam Fahasa” tại đây
Đọc sách Tâm Lý Dân Tộc An Nam ebook pdf
Để download “sách Tâm Lý Dân Tộc An Nam pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Tâm Lý Người An Nam
- Hội Kín Xứ An Nam
- Văn Hóa Việt Nam Những Hướng Tiếp Cận Liên Ngành
- Đất Lề Quê Thói Phong Tục Việt Nam
- Việt Nam Sử Lược
- Hồ Sơ Mật Lầu 5 Góc Và Hồi Ức Về Chiến Tranh Việt Nam
- Chuyện Lính Tây Nam
- Văn Hóa Vùng Và Phân Vùng Văn Hóa Việt Nam
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free